Đề tài Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2008

Từ khi xuất hiện cuối năm 2007 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, một loạt các tổ chức kinh tế lớn của các nước trên thế giới như Northern Rock của Anh, Lehman Brothers của Mỹ. IndyMac Federal Bank, sụp đổ. Tuy nhiên không vì thế mà nền kinh tế thế giới đã sụp đổ hoàn toàn, dần dần các nước đã vượt qua khủng hoảng, và cho đến nay tình tình kinh tế thực tế tại các nước đã khả quan hơn rất nhiều. Vậy thì, nguồn gốc của kủng hoảng là do đâu? Có giống như các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong thời gian trước không? Do đâu mà các nước có được kết quả như vậy? Để trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm em đã chọn đề tài: “ Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2008”.

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG Chương I: Đặc điểm của các cuộc khủng hoảng 1997, 2007. So sánh và rút ra nhận xét 4 1.1 Khủng hoảng 1997 4 1.2 Khủng hoảng 2007-2008 5 1.3 So sánh nét tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng 7 1.4 Rút ra bài học cho Việt Nam 8 Chương II: Hợp tác chống khủng hoảng giữa các nước 11 2.1 Vì sao cuộc khủng hoảng ở Mỹ ảnh hưởng đến các nước trên thế giới 11 2.2 Các nước hợp tác chống khủng hoảng 12 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài. Từ khi xuất hiện cuối năm 2007 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, một loạt các tổ chức kinh tế lớn của các nước trên thế giới như Northern Rock của Anh, Lehman Brothers của Mỹ. IndyMac Federal Bank,… sụp đổ. Tuy nhiên không vì thế mà nền kinh tế thế giới đã sụp đổ hoàn toàn, dần dần các nước đã vượt qua khủng hoảng, và cho đến nay tình tình kinh tế thực tế tại các nước đã khả quan hơn rất nhiều. Vậy thì, nguồn gốc của kủng hoảng là do đâu? Có giống như các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong thời gian trước không? Do đâu mà các nước có được kết quả như vậy? Để trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm em đã chọn đề tài: “ Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2008”. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài có các mục tiêu chủ yếu sau: tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 2007, vì sao cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ lại có khả năng lây lan sang các nước trên thế giới, so sánh các điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng này với cuộc khủng hoảng năm 1997, và cuối cùng là các nước đã hành động phối hợp như thế nào để cùng vượt qua khủng hoảng và ổn định kinh tế. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu chủ yếu về cuộc khủng hoảng năm 2007, điểm sơ về cuộc khủng hoảng năm 1997 để so sánh với nhau và một vài biện pháp đã được các nước trên thế giới thưjc hiện để đối phó khủng hoảng giai đoạn 2007 – 2008. Nội dung đề tài. Đề tài gồm hai phần chính : CHƯƠNG 1 : Đặc điểm của các cuộc khủng hoảng 1997, 2007. So sánh và rút ra nhận xét. CHƯƠNG 2 : Hợp tác chống khủng hoảng giữa các nước. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 . ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG 1997, 2007. SO SÁNH VÀ RÚT RA NHẬN XÉT. Khủng hoảng 1997 Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á(còn gọi là khủng hoảng tiền tệ Châu Á) bắt đầu từ tháng 07 năm 2007 tại Thái Lan, sau đó lan ra một số quốc gia ở Châu Á. Các quốc gia bị ảnh hưởng năng nhất của cuộc khủng hoảng này gồm: Inđônêsia, Hàn Quốc và Thái Lan. Đại Lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Các quốc gia còn lai bị ảnh hưởng một phần như: Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines…… Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998 Nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này: Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém. Các dòng vốn nước ngoài kéo vào. Những thay đổi bất lợi của nền kinh tế thế giới. Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt. Nguyên nhân đầu tiên gây ra cuộc khủng hoảng này là do Thái Lan và một số nước Đông Nam Á là việc vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ vừa cho phép tự do hóa tài khoản vốn và sự nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương để bảo vệ tỉ giá cố định. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát, và chính sách vô hiệu quá đã được sử dụng để chống lạm phát và làm dòng tiền chảy vào nền kinh tế ngày càng nhiều. Trong thời gian này, tại Mỹ, châu Âu và nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ cùng với việc tự do hóa tài chính đã làm cho tính thanh khoản toàn cấu ở mức cao, các nhà đầu tư ở các nước này tìm cách thay đổi danh mục tài sản bằng cách chuyển vốn ra nước ngoài. Khi đó, dòng tiền đã chảy vào các nước Châu Á do lãi suất cơ bản của các nước này cao và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn Sau đó vào năm 1994, đồng Nhân dân Tệ của Tung Quốc được định giá thấp so với đồng Dollar Mỹ và Mỹ nâng lãi suất cơ bản lên do nền kinh tế Mỹ đã được khôi phục sau suy thoái đầu những năm 1990 làm cho xuất khẩu của các nước Đông Á kho khăn hơn và thị trường tại những nước này không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Và sau khi thị trường bất động sản của Thái Lan bị vỡ,một số thể chế tài chính bị phá sản, các nhà đầu tư không còn tin vào thị trường ở các nước Đông Á nữa, và kết quả là tình trạng rút vốn hàng loạt tạo thành cuộc khủng hoảng tại các nước Đông Á cuối năm 1997. 1.2 Khủng hoảng 2007 Vì sao cuộc khủng hoảng đã xảy ra? Nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc khủng hoảng là sự nổ tung của bong bóng nhà đất Mỹ. Tỷ lệ quá hạn cao đối với các khoản vay dưới chuẩn và các khoản vay thế chấp lãi suất linh hoạt, bắt đầu tăng lên sau đó. Sự gia tăng những ưu đãi vay vốn như điều kiện vay vốn ban đầu dễ dàng và khuynh hướng gia tăng giá nhà trong dài hạn đã khuyến khính người vay giả định những khoản vay thế chấp khó khăn có thể nhanh chóng được cơ cấu sang những kỳ hạn phù hợp. Tuy nhiên, ngay khi lãi suất bắt đầu tăng lên và giá nhà bắt đầu giảm dần trong năm 2006-2007 ở nhiều vùng của Mỹ, việc cơ cấu trở nên khó khăn hơn. Khoản vay quá hạn và hoạt động xiết nợ tăng lên nhanh chóng khi xảy ra quá hạn ở những kỳ hạn đầu, giá nhà không tăng như dự đoán, và lãi suất các khoản vay lãi suất linh hoạt xác lập mức cao hơn. Vào những năm liền trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra năm 2007, lượng ngoại tệ lớn chảy vào Mỹ từ những nước phát triển nhanh ở Châu Á và các nước sản xuất dầu mỏ. Dòng tiền này khiến cho Fed dễ dàng giữ lãi suất quá thấp từ năm 2002 đến 2006 đã góp phần cho các điều kiện tín dụng dễ dàng, dẫn đến bong bóng nhà đất ở Mỹ. Nhiều khoản vay (nhà đất, thẻ tín dụng, mua xe) rất dễ dãi và người tiêu dùng thì vay vô tội vạ. Khi nhà đất và tín dụng tăng lên, số lượng các hơp đồng tài chính gọi là chứng khoán bảo đảm bằng nhà đất (mortgage-backed securities-MBS) và nghĩa vụ nợ được bảo đảm (collateralized debt obligations-CDO) tăng lên nhanh chóng. Những sáng tạo tài chính như vậy đã làm cho các định chế và nhà đầu tư trên thế giới đầu tư vào thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Khi giá nhà đất giảm, các định chế tài chính lớn mà đã vay mượn và đầu tư mạnh vào MBS thứ cấp báo cáo những khoản lỗ khổng lồ. Giá nhà giảm cũng dẫn đến giá trị căn nhà trở nên thấp hơn giá trị khoản vay, là điều kiện dẫn đến việc xiết nợ. Việc xiết nợ cứ tiếp tục tăng bắt đầu từ cuối năm 2006 ở Mỹ và làm giảm tài sản của người dân và bào mòn sức mạnh tài chính của các định chế ngân hàng. Nợ quá hạn và khoản lỗ đối với loại cho vay khác tăng mạnh khi cuộc khủng hoảng lan rộng từ thị trường nhà đất đến các bộ phận khác của nền kinh tế. Tổng lỗ được ước đoán lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu. Trong khi bong bóng nhà đất và tín dụng hình thành, hàng loạt yếu tố làm cho hệ thống tài chính vừa mở rộng vừa trở nên dễ bị tổn thương. Các nhà hoạch định chính sách đã không nhận ra vai trò quan trọng ngày càng tăng của các định chế tài chính như các ngân hàng đầu tư và quỹ tương hỗ, được biết đến như là hệ thống ngân hàng ảo. Vài chuyên gia đã tin rằng những định chế này trở nên quan trọng không kém các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng cho kinh tế Mỹ, nhưng chúng lại không là đối tượng điều chỉnh của cùng một luật lệ. Những định chế này cũng như các ngân hàng cũng được cho là chịu trách nhiệm về các khoản nợ lớn trong khi cho vay các khoản vay đã nêu ở trên và không có đủ tấm đệm tài chính để chịu đựng các khoản vay quá hạn hay các khoản lỗ MBS. Sự thua lỗ này tác động đến khả năng của các định chế tài chính để cho vay, làm chậm các hoạt động kinh tế. Những quan ngại liên quan đến sự ổn định của các đinh chế tài chính quan trọng khiến các ngân hàng trung ương phải cung cấp tài chính để khuyến khích việc cho vay và khôi phục lòng tin vào thị trường thương phiếu. Các chính phủ cũng cứu trợ các định chế tài chính lớn và thực hiện các chương trình kích thích kinh tế dựa trên những cam kết tài chính lớn tăng thêm. Các nguyên nhân chính : 1. Tăng trưởng bong bóng nhà đất 2. Điều kiện tín dụng dễ dãi. 3. Cho vay dưới chuẩn 4. Cho vay kiểu lợi dụng 5. Buông lỏng quản lý 6. Nợ vay gia tăng hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức 7. Phát minh tài chính và sự phức tạp 8. Định giá rủi ro không chính xác 9. Sự phát triển và sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảo 10. Bong bóng hàng hoá vật chất. 1.3 So sánh nét tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng Cả hai cuộc khủng hoảng này đều đã xảy ra và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước trên thế giới. Giống: Cả hai cuộc khủng hoảng này đều xuất phát từ một nước trung tâm của một khu vực sau đó lan rộng ra các nước lân cận và các nước trên thế giới. Nó có một phần liên quan đến thị trường nhà đất ở cả hai cuộc khủng hoảng. Khác: - Cuộc khủng hoảng 1997 có quy mô nhỏ và sức công phá của nó đối với nền kinh tế các nước trên thế giới không lớn, chủ yếu ở các nước Đông Á: Thái Lan. Indonesia và Hàn Quốc, và đặc biệt không ảnh hưởng đến Việt Nam. Còn cuộc khủng hoảng năm 2007 ảnh hưởng đến gần như tất cả các nên kinh tế của các quốc gia trên thế giới. - Cuộc khủng hoảng 1997 là cuộc khủng hoảng tiền tệ, chủ yếu do sự điều hành chính sách tiền tệ tại các quốc gia không phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế tại nước mình như : tình trạng tự do hóa tài khoản vốn không hiệu quả, khi mới bị tấn công tiền tệ, các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình mà không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước và càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài….Còn vào năm 2007, cộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính: tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán…bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất làm cho bong bóng nhà đất đổ vỡ, kéo theo việc các nhà đầu tư mất vốn khi đổ vào thị trường này, các khoản vay không có tiền trả, ngân hàng ,quỹ tài chính suy sụp, tại Mỹ rồi lây lan ra các nước. - Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2007 rất nhiều trong khi năm 1997 không hề bị ảnh hưởng so nước ta thời gian đó nền kinh tế chưa phát triển và chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế các nước khác trên thế giới. 1.4 Rút ra bài học cho Việt Nam. 1.4.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2007 đối với nền kinh tế Việt Nam Kể từ năm 2006, sau khi chính thức gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế thế giới, do đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 tại Mỹ đã không bỏ qua sự ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Những ảnh hưởng đó thể hiện qua: Tăng trưởng GDP trong quý I-2009 đạt mức 3,1%, là mức thấp nhất trong nhiều năm qua, xuất khẩu chỉ tăng 2,4%, công nghiệp tăng 2,1%, khách du lịch nước ngoài giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008, đầu tư nước ngoài chậm lại, , FDI của Việt Nam được dự kiến sẽ giảm khoảng 70% trong năm 2009, do hai lý do chính là các nhà đầu tư khó huy động vốn và kinh tế khó khăn nên các nhà đầu tư áp dụng các chính sách đầu tư thận trọng hơn. 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng 2007 tại Mỹ, ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế nước ta và những gì đã, đang diễn ra cho nền kinh tế Việt Nam, theo ý kiến của nhóm có thể rút ra một số bài học đối phó khủng hoảng cho nước ta như sau: Cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, bắt nguồn tình trạng bong bóng nhà đất, từ những khoản cho vay thế chấp bất động sản (BĐS) dưới chuẩn, Phát minh tài chính và sự phức tạp,…. … điều này cho thấy Việt Nam cần phải thận trọng và phải có những chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lí để không xảng ra tình trạng bong bóng nhà đất như tại Mỹ. v Để đối phó khủng hoảng, Bộ Tài chính Mỹ đã ráo riết xúc tiến kế hoạch giải cứu ngành tài chính của nước này với khoản kinh phí khổng lồ 700 tỷ USD, từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008, FED liên tiếp thực hiện 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất, từ 4,75% xuống còn 2,25%, tài trợ 30 tỷ USD cho các khoản cho vay có tính thanh khoản thấp của Ngân hàng Bear Stearns,… cho thấy rằng, cho dù là nền kinh tế tự do và phát triển như Mỹ vẫn cần phải có sự can thiệp của chính phủ tùy theo liêu lượng, phương pháp và từng thời điểm cụ thể. Kinh tế thị trường là sự lựa chọn hợp lý và đã được công nhận. Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo mô hình laissez-faire (để thị trường điều tiết hoàn toàn, không có sự can thiệp của Nhà nước) không phù hợp. cần nhận thức đầy đủ kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế phản ứng và điều hành với liều lượng can thiệp kiểm soát thích hợp. Đây là quá trình đòi hỏi phải có thời gian cần sự trợ giúp và tham mưu của các cơ quan nghiên cứu có năng lực đầy đủ và tham mưu của các cơ quan điều hành có năng lực triển khai chính sách, thu nhận phản hồi để tiếp tục hoàn thiện. v Một bài học nữa cho Việt Nam là bảo đảm độc lập, tự chủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Các định chế tài chính thế giới và khu vực (IMF, WB, ADB,...) thường đưa ra những lời khuyên rất khác nhau khi xảy ra biến cố, và mỗi thời điểm một khác, để có thể xử lí tốt được vấn đề, quan trọng là ta phải biết lắng ghe và áp dụng cụ thể vào điều kiện của nước mình để vượt khủng hoảng. v Cơ cấu kinh tế là vấn đề cần được xem xét. Cơ cấu kinh tế của ta cần được ổn định sớm. Nên tiến hành công nghiệp hóa ra sao để vừa bảo đảm được hiệu quả, vừa hài hòa với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, cuộc khủng hoảng kinh tế này cho thấy chiến lược hướng ngoại quá mạnh sẽ không bền vững. Nền kinh tế phải vừa dựa vào tiềm năng nội địa vừa sử dụng ưu thế cạnh tranh của nước mình trên thị trường thế giới để khi kinh tế thế giới có biến động thì vấn có thể vuoẹt qua khó khăn nhờ vàothị trường nội địa vững chắc. Trong bối cảnh tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, các giải pháp mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, bù đắp sự sụt giảm của xuất khẩu, có ý nghĩa hết sức quan trọng. CHƯƠNG 2 : HỢP TÁC CHỐNG KHỦNG HOẢNG GIỮA CÁC NƯỚC Vì sao cuộc khủng hoảng 2007 xuất phát tại Mỹ và ảnh hưởng các nước trên thế giới. Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính.; sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS); sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO đã làm tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý và mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ không đủ năng lực giám át những rủi ro đó. Khi bong bóng thị trường tài sản sụp đổ cũng là lúc lòng tin của các bên liên quan bị phá vỡ, một ngân hàng đã phá sản thì cả một hệ thống ngân hàng ở các nước cũng lung lay theo do tình trạng các ngân hàng ở các nước ngoài Mỹ đầu tư vào loại hình chứng khoán này và tạo ra dây chuyền khủng hoảng tại hàng loạt các nước. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ. Các nước hợp tác chống khủng hoảng. 2.2.1 . Hành động của ngân hàng Trung ương các nước tiêu biểu trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Phản ứng khẩn cấp và trong ngắn hạn Fed và các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện các bước nhằm mở rộng lượng cung tiền để tránh rủi ro của vòng xoáy giảm phát mà trong đó lương thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao làm suy giảm nội lực tiêu dùng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các chính phủ đã kích hoạt các gói kích thích tài chính rộng lớn bằng cách vay mượn và chi tiêu nhằm bù lại sự sụt giảm trong sức cầu của khu vực tư nhân gây ra bởi cuộc khủng hoảng. Nước Mỹ đã sử dụng 2 gói kích thích tổng cộng gần 1000 tỷ USD trong 2 năm 2008 và 2009. Đóng băng tín dụng làm cho hệ thống tài chính toàn cầu bên bờ sụp đổ. Phản ứng của Fed và Ngân hàng Trung ương Châu Âu là tức thời và quyết liệt. Trong quý 4 năm 2008 các ngân hàng Trung ương này đã mua 2,5 nghìn tỷ USD nợ chính phủ và các tài sản tư nhân có vấn đề khác từ các ngân hàng. Đây là đợt bơm thanh khoản lớn nhất vào thị trường tín dụng, đợt thực thi chính sách tiền tệ lớn nhất trong lịch sử thế giới. Chính phủ các nước Châu Âu và Mỹ đã tăng vốn cho các ngân hàng với con số 1,5 nghìn tỷ USD bằng cách mua cổ phần ưu đãi phát hành mới ở các ngân hàng hàng đầu. Các đề xuất về mặt pháp lý và biện pháp dài hạn Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà tư vấn đã giới thiệu nhiều đề xuất pháp lý trong tháng 7/2009. Các đề xuất hướng đến bảo vệ người tiêu dùng, trả lương cho quản lý cấp cao, tấm đệm tài chính cho các ngân hàng hoặc các yêu cầu về vốn, tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng ảo và các dạng phái sinh khác, tăng thẩm quyền cho Fed. Một số ý kiến của những chuyên gia có ảnh hưởng lớn: Ben Bernanke: Thiết lập thủ tục giải thể cho việc đóng cửa các định chế tài chính khó khăn trong hệ thống ngân hàng ảo bao gồm các ngân hàng đầu tư và quỹ cân bằng. Paul Krugman: Quản lý các định chế “hoạt động như ngân hàng” như quản lý các ngân hàng. Alan Greenspan: Ngân hàng nên có tấm đệm tài chính mạnh hơn với yêu cầu bắt buộc về vốn, không khuyến khích chúng trở nên quá lớn. Simon Johnson: Chia các định chế “quá lớn không thể sụp” để hạn chế rủi ro hệ thống. 2.2.2Sự kiện phối hợp. Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ nhất. - Ngày 10/08/2007, lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng bố ngày 11/09/2001 các ngân hàng Trung ương đã phối hợp các nỗ lực để gia tăng thanh khoản cho thị trường tài chính quốc tế. Fed đã bơm kết hợp 43 tỷ USD, ECB bơm 156 tỷ Euro (214,6 tỷ USD), và Nhật Bản bơm 1000 tỷ Yen (8,4 tỷ USD). Sau đó một số nước phát triển như Australia, Canada, Hồng Công cũng gia nhập đợt phối hợp này. Thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn này bị suy giảm là do các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn bắt đầu quá hạn hàng loạt.Tháng 4/2007 CNN Money đưa tin các công ty tài chính và quỹ cân bằng có thể đã sở hữu hơn 1000 tỷ USD chứng khoán có bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp. Lúc này khoảng 13% các khoản cho vay thế chấp nhà dưới chuẩn bị quá hạn. Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ hai. Ngày 08/10/2008, Ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh, Trung Quốc, Canada, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và ngân hàng trung ương Châu Âu đã phối hợp cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Vào ngày 8/10/2008, 6 ngân hàng trung ương, bao gồm Fed, Ngân hàng trung ương Anh, ngân hàng trung ương Châu âu đã đi một bước chưa có tiền lệ là phối hợp công bố cắt giảm lãi suất cho vay, với hầu hết mức cắt giảm là nửa điểm phần trăm. Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Khi chính phủ các nước Châu âu đang cố gắng hỗ trợ niềm tin, ECB tiếp tục tăng cung tiền, tuyên bố rằng các ngân hàng muốn vay bao nhiêu tiền sẽ cung ứng bấy nhiêu với lãi suất cơ bản đã công bố kế từ ngày 15/10/2008. Vào ngày 07/10/2008, lần đầu tiền trong lịch sử, Fed đã cho vay không có bảo đảm đối với các công ty, và một ngày sau, Anh đã công bố một nỗ lực tham vọng nhất chưa từng có để cứu hệ thống ngân hàng quốc gia. SWAP LINE Vào ngày 21/12/2007, FOMC thông báo rằng đã cho phép thực hiện các thoả thuận tiền tệ mang tính chất hỗ trợ tạm thời (chuỗi hoán đổi thanh khoản cho các ngân hàng trung ương) với ECB và Ngân hàng quốc gia Thuỵ Sỹ để cung cấp thanh khoản dưới dạng USD cho các thị trường ngoài nước Mỹ. Sau đó, FOMC cho phép chuỗi hoán đổi thanh kh
Tài liệu liên quan