Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của nền văn minh, văn hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển con người . vấn đề con người trước hết là vấn đề thực tiễn, giữ vị trí trung tâm của mọi toạ độ, của sự tồn tại khách quan trên hành tinh của chúng ta. Vấn đề con người cũng là vấn đề lý luận cốt lõi của các vấn đề lý luận xã hội nhân văn, kinh tế, quản lý. Và trong một chừng mực nhất định cả với kỹ thuật và công nghệ
Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị. Con người là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Những biến đổi trong bậc thang giá trị đang làm cho con người nói chung tích cực hơn , trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của mình và từ đó sẽ sáng tạo hơn. đó là những tiền đề quan trọng để bồi dưỡng và phát huy tốt nguồn lực con người. Yêu cầu của thời đại công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong đó có kinh tế tri thức đang đòi hỏi phải có thước đo giá trị thích hợp với thời cuộc mới, phát huy hơn nữa các mặt tích cực của con người và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường không để sự phát triển đi vào xu hướng không lành mạnh .
Thời kỳ đổi mới đất nước một lần nữa đặt ra bao nhiêu vấn đề mới trong việc nghiên cứu con người để động viên mạnh mẽ hơn hiệu quả hơn các tiềm năng con người vào tiến trình đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển cũng như mở ra những khả năng mới để con người được hưởng tự do , hạnh phúc trong một xã hội văn minh.
Để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp chúng ta không ngừng nâng cao hiểu biết , tìm tòi và sáng tạo. chính vì vậy em đã chọn đề tài "sự tác động của con người Việt Nam vào nền kinh tế tri thức" làm đề tài nghiên cứu của minh. Nội dung gồm có bốn phần:
Phần I: Con người Việt Nam và nguồn lực trí tuệ.
Phần II: Tri thức và nền kinh tế tri thức.
Phần III: Mối quan hệ giữa con người Việt Nam và nền kinh tế tri thức.
Phần IV: Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa con người Việt Nam và nền kinh tế tri thức.
33 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của con người Việt Nam vào nền kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của nền văn minh, văn hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển con người . vấn đề con người trước hết là vấn đề thực tiễn, giữ vị trí trung tâm của mọi toạ độ, của sự tồn tại khách quan trên hành tinh của chúng ta. Vấn đề con người cũng là vấn đề lý luận cốt lõi của các vấn đề lý luận xã hội nhân văn, kinh tế, quản lý. Và trong một chừng mực nhất định cả với kỹ thuật và công nghệ
Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị. Con người là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Những biến đổi trong bậc thang giá trị đang làm cho con người nói chung tích cực hơn , trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của mình và từ đó sẽ sáng tạo hơn. đó là những tiền đề quan trọng để bồi dưỡng và phát huy tốt nguồn lực con người. Yêu cầu của thời đại công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong đó có kinh tế tri thức đang đòi hỏi phải có thước đo giá trị thích hợp với thời cuộc mới, phát huy hơn nữa các mặt tích cực của con người và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường không để sự phát triển đi vào xu hướng không lành mạnh .
Thời kỳ đổi mới đất nước một lần nữa đặt ra bao nhiêu vấn đề mới trong việc nghiên cứu con người để động viên mạnh mẽ hơn hiệu quả hơn các tiềm năng con người vào tiến trình đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển cũng như mở ra những khả năng mới để con người được hưởng tự do , hạnh phúc trong một xã hội văn minh.
Để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp chúng ta không ngừng nâng cao hiểu biết , tìm tòi và sáng tạo. chính vì vậy em đã chọn đề tài "sự tác động của con người Việt Nam vào nền kinh tế tri thức" làm đề tài nghiên cứu của minh. Nội dung gồm có bốn phần:
Phần i: Con người Việt Nam và nguồn lực trí tuệ.
Phần II: Tri thức và nền kinh tế tri thức.
Phần III: Mối quan hệ giữa con người Việt Nam và nền kinh tế tri thức.
Phần IV: Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa con người Việt Nam và nền kinh tế tri thức.
Phần I: Con người Việt Nam và nguồn lực trí tuệ
I)Con người Việt Nam và nguồn lực trí tuệ.
Con người Việt Nam.
a. Sự khác biệt của con người Việt Nam và con người nói chung.
Xuất phát từ luận điểm của Mác: "Bản chất con người không phải là một cái gì cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội".
Qua quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển, những mặt , những yếu tố cấu thành nên bản chất xã hội của con người trong xã hội mới dần được hình thành và dần được hoàn thiện. Con người Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản sau:
Con người Việt Nam có ý thức và trình độ, năng lực làm chủ, đồng thời có đầy đủ điều kiện để thực hiện năng lực làm chủ của mình. Điều này có được vì: Con người Việt Nam mang bản chất của con người xã hội chủ nghĩa- con người đã được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, các quan hệ công bằng xã hội ngày càng được bảo đảm. Đồng thời chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ được thiết lập trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất hài hoà lợi ích cá nhân - tập thể - xã hội.
Con người Việt Nam là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc của mình, có sức khoẻ và lao động giỏi, biết cống hiến cho xã hội bằng khả năng cao nhất của mình và biết tự đánh giá chất lượng lao động của mình. Do đó, biết hưởng thụ thành quả lao động của mình tuỳ theo năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động do mình tiến hành.
Con người Việt Nam là con người sống có văn hoá và tình nghĩa. Đời sống cá nhân của họ phong phú, có điều kiện và khả năng phất triển tự do, toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Có tri thức ngày càng đầy đủ về địa vị, cá nhân của mình trong xã hội, về tự do, kỷ luật và trách nhiệm công dân.
Con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu sự nghiệp cách mạng do chính mình tham gia, có tình thương yêu giai cấp và đồng loại , có tình thần quốc tế chân chính.
Khái quát những tư tưởng cơ bản nói trên, Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là con người biết: gắn bó lý tưởng, độc lập dân tôc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; CNH-HDH đất nươc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có năng lực tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại; cách phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp , có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ,là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ".
b. Vai trò của con người Việt Nam trong phát triển kinh tế .
Từ xưa đến nay, khi đề cập tới vị trí của con người trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội không một ai có thể phủ nhận đó là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Thực tế đã chứng minh trong quá khứ cũng như trong hiện tại nhiều quốc gia trên thế đã cất cánh từ một nước nghèo nàn, chỉ sau một thời gian dài đã trở thành một cường quốc văn minh mặc dù họ bị hạn chế rất nhiều về nguồn tiềm năng thiên nhiên, vốn, công nghệ hơn nữa lại nằm trong vị trí địa kinh tế lý bất lợi và khí hậu khắc nghiệt của trái đất, có phải chăng do không còn cách nào khác! Và vì sự tồn tại của chính mình mà họ đã phải chiến đâú với ngoại xâm, với thiên nhiên mà vươn tới đỉnh cao để rồi có đủ sức mạnh chế ngự thiên nhiên bắt thiên nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của chính con người. Bài học đã thấy rõ, ai cũng có thể nhận thấy là quốc gia nào quan tâm và đặt đúng vị trí con người, có một chiến lực quản lý nguồn nhân lực đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì nước đó sẽ thành công. Một trong những nước đi tiên phong trong công việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là Nhật Bản. Người Nhật đã thấy được tầm quan trọng của con người và không ngừng phát huy nhân tố con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Với nước ta, vai trò của con người còn quan trọng hơn rất nhiều. Từ một nước thuộc địa, nghèo nàn và lạc hậu bằng bàn tay trí óc của con người, con người Việt Nam đã đưa đất nước mình ra khỏi nghèo đói, đưa đất nước vươn lên trở thành một cường quốc độc lập về kinh tế, chính trị xã hội.
Ngày nay trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có nền kinh tế vững mạnh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Đại hội VIII của Đảng đã xác định:"Phải đẩy mạnh CNH-HDH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020". Có thực hiện được mục tiêu đó hay không là do con người. Việc xây dựng thành công CNH-HDH làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, là thước đo cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội mà nền kinh tế tri thức đòi hỏi chất xám, trí tuệ con người.
Như vậy, con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo của mọi bậc thang giá trị . Nếu không có con người xã hội sẽ không tồn tại. Nếu con người không nâng cao học vấn, không ngừng phát huy tính sáng tạo thì đất nước đó sẽ trì trệ, thụt lùi, nhanh chóng xa rời với sự phát triển của toàn nhân loại. Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn lực con người Đảng ta đã nhận định: Trong số các nguồn lực ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay lấy việc "phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững".
c. Nhận thức, thái độ của con người Việt Nam trong đổi mới và mở cửa.
*Những mặt tích cực trong nhận thức, thái độ.
- Người Việt Nam có phản ứng tích cực, nhận thức nhanh nhạy đối với thời kỳ mở cửa.
Những năm 1986-1990 khi công cuộc đổi mới, mở cửa bắt đầu gây xáo động tâm lý xã hội mạnh mẽ, sâu sắc. Nhưng tình hình đã nhanh chóng ổn định và ngày càng tiến triển theo chiều hướng tích cực. Họ thấy rằng mở cửa là xu thế tất yếu của thời đại; vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với dân tộc cũng như đối với mỗi cá nhân, có mở cửa , cọ xát với nền văn hoá thế giới tinh thần văn hoá Việt Nam mới được thử thách, tự khẳng định và phát triển. Điều này cho thấy sự nhất trí cao đối với chủ trương, chính sách đổi mới mở cửa của Đảng và nhà nước.
- Người Việt Nam có nhận thức tỉnh táo, đúng đắn về mặt trái của mở cửa và có ý thức đề phòng cảnh giác.
Họ nhận thấy rằng: mở cửa sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo gìữa các khu vực, giữa các nhóm xã hội, mở cửa sẽ dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, dễ mắc vào âm mưu "diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch";mở cửa sẽ du nhập văn hoá, lối sống phương Tây làm hại truyền thống dân tộc, dễ bị hoà mất độc lập, tự chủ.Đây là nhận thức nhạy bén, tỉnh táo và đúng mức.
- Con người Việt Nam có ý chí vượt qua xáo động tâm lý, vượt qua những trở ngại tích cực chủ động thích nghi với đổi mới, mở cửa để vươn lên trong cuộc sống.
Đổi mới mở cửa cũng là cơ hội và cũng là đòi hỏi, thử thách mỗi cá nhân phải tự vươn lên, tự khẳng định mình để tồn tại để phát triển. Quá trình đó giúp con người có ý thức về cá nhân, nhân cách của mình rõ hơn. Biểu hiện tự nhận thấy rằng mình phải đào tạolại để thích nghi với đổi mới mở cửa. Nhận thấy phải thay đổi về cách nghĩ, nếp sống của mình; phải tăng cường củng cố ngoại ngữ; phải bảo vệ tinh hoa truyền thống.
- Con người Việt Nam có khả năng tiếp thu những nhân tố thuận lợi của đổi mới mở cửa nói chung, trở thành nhân tố thuận lợi của đổi mới. Mở cửa nói chung trở thành chủ thể hoạt động cải thiện cuộc sống của chính mình và tạo nên những chuyển biến cho đất nước.
Trong nhiều cuộc trao đổi, các ý kiến cho thấy trong khi đổi mới và phát triển thị trường hội nhập với thế giới càng phải khẳng định, giữ gìn phát huy những giá trị tinh hoa truyền thống yêu nước, thương người, cần cù, chịu học gắn liền với lợi ích và trách nhiệm của cá nhân với gia đình, với làng, với nước.
* Những hạn chế:
Bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những hạn chế khá rõ nét:
- Nhanh thích nghi nhưng còn ở trình độ thấp.
Từ trình độ khoa học công nghệ dẫn đến quản trị kinh doanh, trình độ học ngoại ngữ, tin học, tay nghề kỹ thuật... đều mới ở mức độ cố gắng thích nghi đối phó với tình hình thực tế "cái gì cũng biêt" nhưng chưa sâu, chưa thạo.
- Làm ăn còn chưa coi trọng chữ tín, chưa lo làm ăn lâu bền để tiến tới làm ăn lớn.
Có nhiều hiện tượng làm ăn từng vụ việc, "đánh quả", ăn xổi, quảng cáo liều chào hàng tốt bán hàng xấu, ít coi trọng lời hứa, có biểu hiện của tính thực dụng.
Ngay những người có nghề nghiệp, chức vụ đàng hoàng cũng ít yên tâm gắn bó với nghề, công việc chính yếu. Họ thường chạy theo hoặc bị lôi cuốn vào những hoạt động tản mạn trước mắt... và do đó nhìn về lâu dài không có lợi cho sự phát triển của cá nhân và xã hội.
-Thiếu ý thức và thói quen chấp hành nội quy kỷ luật, pháp luật
ý thức và hành vi chấp hành quy định, thể chế pháp luật của từng cá nhân còn thấp. Từng người ít khi có tính tự giác, tự động chấp hành các quy định và thường "đua theo nhóm" làm theo số đông. Do đó vi phạm một số hành vi trái pháp luật: chặt cây, xây nhà trái phép, lấy của công, lấn chiếm đất công, đổ rác bừa bãi, họp chợ trên đường. Thậm chí chỉ do"đói ăn vụng,túng làm liều" mà có những người có chức có quyền, giàu có cũng rất"liều".
- Sùng ngoại, dễ bắt chước nước ngoài, pha trộn lai tạp.
Hạn chế này dễ đi đến xa rời tinh hoa bản sắc dân tộc. Về khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh... ta phải học theo cách làm ăn tiên tiến là đúng nhưng những giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống ta có nhiều cái tốt phải giữ gìn và nâng cao.
- Nhiều người sùng bái lối sống tiêu dùng xa hoa lãng phí.
Nước ta còn rất nghèo, dân ta còn nhiều người túng thiếu, gần 50% trẻ em suy dinh dưỡng nhưng bộ phận đua đòi , tiêu xài quá lãng phí coi đó là sự biểu hiện giá trị nhân cách. Điều đặc biệt là có những người nghèo túng nhưng có dịp là cố chạy đua nhau tổ chức cưới xin, ma chay, giỗ tết... linh đình tốn kém. Mức sống thấp, lối sống không phù hợp làm sao phát triển nhanh được!
-Dễ mắc vào các tệ nạn xã hội do sống thiếu bản lĩnh cá nhân.
Hạn chế này dễ đua đòi theo nhóm, lại sống trong môi trường khêu gợi dục vọng, kích thích nhu cầu đồng tiền có sức mạnh ghê gớm... Mấy năm đổi mới, mở cửa, nạn buôn lậu, hối lộ mại dâm, ma tuý AIDS, mê tín... có chiều hướng gia tăng.
2) Nguồn lực trí tuệ
a) Vai trò của nguồn lực trí tuệ
Nguồn lực trí tuệ được hiểu là nguồn tài nguyên quý giá của con người, được phát triển dựa trên trí tuệ, chất xám của con người trong quá trình hoạt động tạo ra công nghệ mới và cao.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn: tài nguyên thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong tài nguyên con người là trí tuệ. Theo quan niệm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác đến cạn kiệt. Song sự hiểu biết của con người đã và đang, sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trí tuệ không có giới hạn. Tính vô tận của nguồn tiềm năng trí tuệ là nền tảng để con người nhận thức tính vô tận của thế giới vật chất, tiếp tục nghiên cứu những nguồn tài nguyên thiên còn vô tận nhưng chưa được khai thác và sử dụng, phát hiện ra những tính năng mới của những dạng tài nguyên mới đang sử dụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên mới vốn có sẵn trong tự nhiên, nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong điều kiện mới.
Ngày nay thuật ngữ"trí tuệ" đã thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là giới nghiên cứu. Con người đã làm nên lịch sử của mình bằng trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó. Cơ sở vật chất của trí tuệ là bộ óc con người - một dạng vât chất phát triển cao nhất, đó là dạng "vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt. Trí tuệ chính là bộ óc biết tư duy và đang tư duy cuả con người" (V.I. Lênin) . ý thức và tư duy là sản phẩm riêng của bộ óc con người. í thức và những giai đoạn phát triển cao của nó là tư duy, đó là sự phản ánh thế giới khách quan không chỉ bằng tri thức - khách quan của quá trình tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc con người, mà còn bằng xúc cảm- sự phản ứng của thế giới nội tâm của con người trước sự tác động ấy. Tuy tri thức là phương thức tồn tại của ý thức nhưng nếu không có xúc cảm thì con người không thể tiếp cận với chân lý và do vậy không thể nhận thức và cấu tạo thế giới. Mặt khác có tri thức, có xúc cảm nghĩa là có con người hoàn thiện nhưng không có môi trường xã hội thích hợp thì con người cũng không thể phát huy được sức mạnh trí tuệ của mình.
Trí tuệ con người có sức mạnh áp đảo so với "trí tuệ nhân tạo". Chính vì trí tuệ đó được đặt trong cơ thể con người - một tổ chức vật chất sinh học cao nhất, hơn nữa lại được tồn tại và phát triển trong môi trường xã hội loài người. Tư duy máy móc, "trí tuệ nhân tạo" dù rộng lớn đến đâu, dù dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội tâm của con người, chỉ là kết quả của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, của hoạt động trí tuệ của con người, khả năng trí tuệ của con người bao giờ cũng là nguồn "trí tuệ " cho máy móc; mọi máy móc dù hoàn thiện dù thông minh đến đâu cũng chỉ làm kẻ trung gian cho hoạt động của con người. Con người đang cố gắng sáng tạo ra những máy móc "bắt chước" hoặc "phỏng" theo những đặc tính trí tuệ của mình để tiếp cận với nền kinh tế .
Sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt, tàng trữ những tri thức lý luận và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã được ghi nhận một cách rất cụ thể, trước hết ở sự biến đổi của công cụ sản xuất. Hay nói cách khác sức mạnh trí tuệ của con người không ngừng được vật thể hoá trong công cụa sản xuất, trong lực lượng sản xuất nói chung. Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ở sự biến đổi không ngừng ở tính đa dạng, phong phú vô cùng tận của công cụ sản xuất trong qúa trình phát triển của xã hội.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ -những sản phẩm đã được vật thể hoá của trí tuệ con người, thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người. Tiềm năng sức lao động - con người với trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó và trở thành nguồn lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nếu như xưa kia nguồn tài nguyên thiên nhiên quyết định các chính sách phát triển của đất nước thì ngược lại ngày nay, các chính sách (thể hiện tập trung trí tuệ của con người ) lại sản sinh ra các nguồn tài nguyên theo các nghĩa: nếu biết khai thác và quan trọng hơn cả là nguồn tiềm năng trí tuệ thì đất nước dù nghèo tài nguyên thiên nhiên cũng hoàn toàn có thể trở nên giàu mạnh.
Nước ta có nguồn tài nguyên sức lao động rất dồi dào trong đó nguồn tài nguyên"chất xám" không thua kém gì nhiều so với nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên nước ta chưa biết tận dụng nguồn tài nguyên quý giá đó.
Vấn đề đặt ra hơn lúc nào hết những người lao động có tri thức là tài sản quý hiếm của mỗi quốc gia. Ngày nay trong cuộc cạnh tranh, thách đố, thi tài đọ sức giữa các dân tộc, quốc gia ngày càng gay gắt thì việc khai thác và sử dụng đúng đắn,kịp thời, có hiệu quả đội ngũ lao động trí tuệ là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự chiến thắng. Bởi vì kinh tế tri thức ngày càng không chỉ là sức mạnh, là quyền lực hay sự thay đổi như những thập kỷ trước đây mà tri thức còn là sự giàu có, thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc.
b) Đặc điểm cơ bản của nguồn lực trí tuệ.
Nguồn lực trí tuệ Việt Nam được hình thành và phát triển trước hết dựa trên cơ sở các điều kiện địa lý môi trường sinh thái, chính trị, xã hội, lịch sử của dân tộc Việt Nam nên nó mang đậm những sắc thái riêng biệt bao gồm cả những yếu tố tích cực lẫn những mặt hạn chế lịch sử. Do sự vận động và phát triển trong bối cảnh hợp tác kinh tế không ngừng mở rộng, cộng với những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới, nguồn lực trí tuệ nước ta đã được bổ sung thêm nhiều giá trị trí tuệ mới và được nâng lên một bước cả về số lượng và chất lượng. Song, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, so với mặt bằng trí tuệ chung của thế giới thì nguồn lực trí tuệ nước ta còn nhiều điểm hạn chế.
- Xét về mặt sinh học, trí tuệ nước ta là một quá trình hoạt động sinh lý -thần kinh diễn ra trong bộ não con người. Bộ não càng phát triển, hoàn thiện thì càng tạo ra những điều kiện sinh học thuận lợi cho sự phát triển của trí tuệ . khi tiến hành sự phát triển của cơ thể con người, các nhà khoa học rút ra kết luận: người Việt Nam có chiều cao và trọng lượng cơ thể thuộc loại trung bình thấp trên thế giới. ở tuổi trưởng thành trọng lượng cơ thể của con người Việt Nam chỉ bằng 70% trọng lượng cơ thể người châu Âu. Nhưng nếu tính trọng lượng tương đối của não thì não người Việt Nam chiếm 2.5 đến 2.6 trọng lượng toàn thân, còn não người châu Âu chỉ chiếm 2.0 đến 2.1%. Như vậy, xét về mặt sinh học sự phát triển của bộ não người Việt Nam không có những khác biệt lớn so với não của người châu Âu. Do vậy, như các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam tuy cơ thể nhỏ bé nhưng cũng có các tố chất thông minh, sáng tạo, có khả năng trí tuệ phong phú đa dạng, đủ sức vươn tới đỉnh cao của khoa học, của trí tuệ nhân loại. Trí tuệ của con người Việt Nam biểu hiện qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, qua những thành tích mà học sinh Việt Nam đạt được trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế... là những minh chứng cho nhận định này, đồng thời là căn cứ khoa học để bác bỏ mọi quan điểm phân biệt chủng tộc, màu da, coi thường dân tộc Việt Nam của những kẻ xâm lược cũng như những biểu hiện tự ti dân tộc.
- Nguồn lực trí tuệ Việt Nam sớm được hình thành và phát triển phong phú, đa dạng .
nằm trong khu vực Đông Nam á, là khu vực phát sinh của loài người, đồng thời là nơi sản sinh và tồn tại một trong những nền văn hoá cổ nhất của nhân loại nên nền vaưn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển rất sớm so với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã phát triển rực rỡ độc đáo và đã có những cống hiến quý báu vào nền văn hoá của nhân loại.
Cùng với sự phát triển của văn hoá, người Việt Nam sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc khai mở dân trí để phát triển đấ