Sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cơ bản là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này đã thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế ngày một phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân tăng khá cao trong một thời gian dài, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động phần nào được cải thiện nâng cao thì việc đảm bảo môi trường lao động, điều kiện lao động tốt cho người lao động đang là mục tiêu lớn của Nhà nước trên con đường hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mặt kinh tế thì hiện nay con người đang phải đối mặt với những thách thức lớn của cuộc sống như sự gia tăng dân số, đô thị hoá, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, đẫn đến sức khoẻ của con người ngày càng bị đe doạ với nhiều căn bệnh nguy hiểm làm cho cuộc sống của con người ngày càng thêm căng thẳng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ - CP (19/3/2001) phê duyệt chiến lược y tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã khẳng định quan điểm của Đảng: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là một trong những yếu tố cơ bản và là động lực chính của sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội của đất nước, cho nên mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ”. Như vậy, sức khoẻ của người dân nói chung và của người lao động nói riêng đã và đang được Chính phủ hết sức quan tâm chú ý. Vì vậy, sự quan tâm và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong đó có người lao động hay các công nhân đang làm việc trong các cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước là nhiệm vụ của các cơ quan đoàn thể khác và toàn xã hội.
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho nhiều nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận, lãng quên hay bỏ qua việc đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động cho người công nhân. Trong khi đó, người công nhân lại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất và điều kiện, môi trường lao động được xem như là yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của họ. Bởi vì môi trường lao động là nơi người lao động thực hiện các hoạt động lao động sản xuất. Ở đó họ phải chịu đựng những tác động trực tiếp và gián tiếp của môi trường như: Khí độc hại, bụi, tiếng ồn, sự ẩm ướt bên cạnh đó cường độ lao động , thời gian lao động hay bầu không khí nơi làm việc căng thẳng, kỷ luật lao động hà khắc. đến sức khoẻ và lâu dần trở thành bệnh nghề nghiệp. Do vậy, điều kiện, môi trường lao động ở một số nơi đang có xu hướng trầm trọng hơn, nhất là đối với các ngành khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, dệt may,
48 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than (Qua khảo sát tại địa bàn công ty tuyển than Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than (Qua khảo sát tại địa bàn công ty tuyển than Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
Phần một:
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cơ bản là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này đã thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế ngày một phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân tăng khá cao trong một thời gian dài, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động phần nào được cải thiện nâng cao thì việc đảm bảo môi trường lao động, điều kiện lao động tốt cho người lao động đang là mục tiêu lớn của Nhà nước trên con đường hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mặt kinh tế thì hiện nay con người đang phải đối mặt với những thách thức lớn của cuộc sống như sự gia tăng dân số, đô thị hoá, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,…đẫn đến sức khoẻ của con người ngày càng bị đe doạ với nhiều căn bệnh nguy hiểm làm cho cuộc sống của con người ngày càng thêm căng thẳng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ - CP (19/3/2001) phê duyệt chiến lược y tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã khẳng định quan điểm của Đảng: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là một trong những yếu tố cơ bản và là động lực chính của sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội của đất nước, cho nên mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ”. Như vậy, sức khoẻ của người dân nói chung và của người lao động nói riêng đã và đang được Chính phủ hết sức quan tâm chú ý. Vì vậy, sự quan tâm và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong đó có người lao động hay các công nhân đang làm việc trong các cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước là nhiệm vụ của các cơ quan đoàn thể khác và toàn xã hội.
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho nhiều nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận, lãng quên hay bỏ qua việc đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động cho người công nhân. Trong khi đó, người công nhân lại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất và điều kiện, môi trường lao động được xem như là yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của họ. Bởi vì môi trường lao động là nơi người lao động thực hiện các hoạt động lao động sản xuất. Ở đó họ phải chịu đựng những tác động trực tiếp và gián tiếp của môi trường như: Khí độc hại, bụi, tiếng ồn, sự ẩm ướt bên cạnh đó cường độ lao động , thời gian lao động hay bầu không khí nơi làm việc căng thẳng, kỷ luật lao động hà khắc... đến sức khoẻ và lâu dần trở thành bệnh nghề nghiệp. Do vậy, điều kiện, môi trường lao động ở một số nơi đang có xu hướng trầm trọng hơn, nhất là đối với các ngành khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, dệt may,…
Công nghiệp khai thác và chế biến than ở Quảng Ninh, mà công ty Tuyển Than Cửa Ông là một ví dụ điển hình do đặc trưng công việc ở đây là loại lao động nặng nhọc với cường độ lao động cao trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng vì bụi than và tiếng ồn quá lớn. Lao động trong điều kiện có nhiều yếu tố bất lợi như vậy, bệnh tật dễ phát sinh, thần kinh suy nhược dẫn đến sức khoẻ bị giảm sút, và gây ảnh hưởng tới khả năng lao động cũng như năng suất lao động. Những ảnh hưởng xấu của điều kiện, môi trường lao động không chỉ tác động đến người công nhân trong quá trình hoạt động lao động sản xuất mà còn gây tác hại trong suốt quá trình sống của họ. Khi rời nơi làm việc về nhà, người công nhân vẫn còn mệt mỏi dẫn đến hạn chế trong các hoạt động kinh tế xã hội, nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình ngoài giờ làm việc chính.
Vì tất cả những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than (Qua khảo sát tại địa bàn công ty tuyển than Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh)”.
II. Ý nghĩa của đề tài
1.Ý nghĩa khoa học:
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người bởi vậy mà sức khoẻ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học mà trong đó có môn xã hội học y tế, xã hội học về sức khoẻ. Nhiều nhà xã hội học đã bỏ nhiều công sức vào vấn đề nghiên cứu sức khoẻ như Talcott Parsons hay nhiều nhà xã hội học Macxit mà điển hình là F.Engel đã có nhiều quan điểm liên quan đến vấn đề sức khoẻ của người lao động, sức khoẻ của giai cấp công nhân …
Môi trường lao động sản xuất và sức khoẻ của người công nhân đang là những vấn đề xã hội đặt ra cho các nhà quản lý sản xuất, các cơ quan chức năng quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Vì thế, đề tài của chúng tôi chỉ là một bộ phận nhỏ của vấn đề trên với hi vọng:
Một là giúp cho việc nhận thức và vận dụng lý thuyết xã hội học đại cương và các lý thuyết xã hội học chuyên ngành như: Xã hội học sức khoẻ, xã hội học lao động một cách tốt hơn vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tồn tại trong thực tế xã hội.
Hai là đóng góp một phần nào đó nhằm làm sáng tỏ và minh chứng cho những lý luận mà các nhà khoa học đi trước đã đưa ra đồng thời khẳng định tính ưu việt của việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Để từ đó xem xét, đánh giá, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường lao động có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của công nhân.
2.Ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc nghiên cứu những ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ người công nhân trong xí nghiệp nhằm phản ánh thực trạng điều kiện lao động và những tác động của nó tới sức khoẻ người lao động. Từ đó giúp cho các nhà quản lý sản xuất của công ty, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan chức năng có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa sức khoẻ của người công nhân ngành than. Mặt khác đưa ra những giải pháp có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của môi trường lao động đến sức khoẻ của họ.
III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này hướng đến xem xét sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than.
2.Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành với những người công nhân đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại công ty tuyển than Cửa Ông, Quảng Ninh.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện về kinh phí và thời gian, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành chủ yếu tại hai phân xưởng thuộc công ty Tuyển Than Cửa Ông - Quảng Ninh trực thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Đó là phân xưởng Tuyển Than I, phân xưởng Tuyển Than II.
Lý do chúng tôi chọn hai phân xưởng này đây là hai phân xưởng lớn nhất và cũng đặc trưng nhất cho điều kiện làm việc, môi trường lao động của cả ngành than nói chung và công ty Tuyển Than Cửa Ông nói riêng. Cả hai phân xưởng này đều có thời gian hoạt động trên hai mươi năm, trong đó có Tuyển Than I là trên tám mươi năm, cả hai phân xưởng đều tập trung một lượng lớn người lao động với nhiều loại hình lao động khác nhau.
4.Mẫu nghiên cứu:
Việc thu thập thông tin định lượng qua bảng hỏi từ những người công nhân đang làm việc tại hai phân xưởng trên với số lượng mẫu là 100 người.
Đây chỉ là một nghiên cứu trường hợp nên tất nhiên với số lượng mẫu này chưa thể nói là đại diện cho toàn thể công ty Tuyển than Cửa Ông và càng không thể khẳng định mẫu đó đại diện cho ngành than nói chung. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng với cách chọn mẫu này cũng ít nhiều phản ánh được đặc tính của tổng thể.
Cơ cấu mẫu cụ thể như sau:
*Giới tính: nữ (49%)
nam (51%)
*Độ tuổi: 20 – 35 tuổi (37%)
35 – 45 tuổi (41%)
trên 45 tuổi (22%)
*Trình độ học vấn: THCS (9%)
THPT (43%)
THCN (13%)
CĐ,ĐH (35%)
IV. Mục tiêu nghiên cứu
1.Đánh giá thực trạng môi trường lao động sản xuất của người công nhân.
2.Đánh giá sự tác động của các yếu tố về hoạt động lao động sản xuất, phương tiện bảo hộ lao động, chế độ chính sách và quan hệ xã hội của môi trường lao động đến tình hình sức khoẻ của người công nhân.
3.Từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người công nhân đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của họ.
V. Giả thuyết nghiên cứu
Môi trường lao động tại vùng than đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người lao động:
• Xu hướng mắc bệnh nghề nghiệp cao ở những người công nhân có thâm niên cao làm việc tại công ty.
• Phần lớn công nhân đều mắc bệnh đường hô hấp, bệnh điếc do bụi than và tiếng ồn quá lớn gây ra.
• Mặc dù lãnh đạo công ty đã quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động, chế độ chính sách dành cho công nhân nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu và chất lượng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho họ.
VI. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội
Môi trường lao động
sản xuất
Hoạt động lao động sản xuất
Phương tiện bảo hộ lao động
Chế độ chính sách
Quan hệ xã hội
Tình hình sức khoẻ của người công nhân
Phần hai
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề sức khoẻ từ thời xa xưa trong lịch sử nhân loại đã được quan tâm nghiên cứu, tìm cách lý giải và chữa trị bệnh tật, cầu mong được khoẻ mạnh và bình an. Nhìn một cách tổng thể thì trong lịch sử hình thành hai trường phái nghiên cứu về sức khoẻ là y học phương Đông với thuyết " Âm dương - ngũ hành" để giải thích và chữa trị bệnh tật và y học phương Tây sử dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu, giải thích và đưa ra các phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả. Tuy nhiên người ta không thể phủ nhận những kết quả mà y học phương Đông mang lại cho con người.
Trong những năm gần đây, có nhiều căn bệnh lạ xuất hiện và có xu hướng ngày cành gia tăng mà y học thế giới chưa tìm ra thuốc phòng và chữa trị dẫn đến số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng. Một nguyên nhân cơ bản đó là do môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm bên cạnh sự phát triển kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ . Trên thế giới và ở cả Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực nghiệm về vấn đề bệnh tật, sức khoẻ và môi trường sống, làm việc của con người như: Các nghiên cứu sức khoẻ – bệnh tật và hệ thống y tế từ cách tiếp cận nhân y học của các tác giả Selimmonique. Bernardhours.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu về sức khoẻ còn khá mới mẻ song cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể:
Ngày 30.6.1989 luật “ Bảo vệ sức khoẻ nhân dân” đã được thông qua. Ngay trong điều I của luật này đã nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ sức khoẻ “ Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm của toàn dân”.
Trong Tạp chí xã hội học số 2/1993 với chuyên đề “ nghiên cứu xã hội sức khoẻ” có bài viết rất quan trọng của James Allman: “Hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam”.
Tác giả Vũ Phạm Nguyên Thanh trong nghiên cứu việc hoạch định hướng nghiên cứu xã hội học, chăm sóc sức khoẻ trong 5 – 10 năm tới tập trung vào những vấn đề như:
• Đánh giá thực trạng sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ của cá nhân, xã hội và các tầng lớp dân cư bằng cuộc điều tra, khoả sát xã hội học trên phạm vi cả nước.
• Đánh giá hiệu quả của hệ thống y tế, bảo hiểm y tế đối với việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế – xã hội. Nghiên cứu công tác giáo dục, tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khoẻ, xây dựng ý thức và năng ;ực cải taok và bảo vệ môi trường.
Hay trong cuốn sách có tựa đề : “Xã hội học từ nhiều hướng tiấp cận và những thành tựu bước đầu”, tác giả này cũng nêu rõ nhiệm vụ mà các nhà xã hội học cần phải nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình dịch vụ y tế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh xã hội.
Trong chuyên đề “Những nghiên cứu xã hội học về công nhân”, tạp chí xã hội học số 3/1998 với bài viết “ Vấn đề lao động và sức khoẻ của nữ công nhân qua nghiên cứu xã hội học ở một số cơ sở hiện nay” của tác giả Ngo Minh Phương đề cập đến vấn đề môi trường lao động ở nước ta hiện nay ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Chính trong môt trường này người lao động phải gánh chịu tất cả những yếu tố cấu thành mới trong lao động có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và lâu dài tạo nên bệnh nghề nghiệp của họ. Đồng thời tác giả phân tích ảnh hưởng của các yưêú tố môi trường lao động như tiếng ồn, bụi, nhiệt độ, các chất khí và chất thải độc hại đến sức khoẻ của người lao động đặc biệt là lao động nữ.
Công trình nghiên cứu “ ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khoẻ của công nhân công ty môi trường đô thị Hà Nội” của tác giả Phạm Xuân Đạt đề cập đến hai vấn đề:
• Môi trường lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người công nhân.
• Môi trường xã hội và ảnh hưởng của nó tới tinh thần của người công nhân.
Một trong những cơ quan đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đó là Trung tâm môi trường lao động – Việ khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ lao động và thương binh xã hội với nhiều dự án, công trình nghiên cứu đã được triển khai có hiệu quả về sức khoẻ của người lao động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ như môi trường lao động, môi trường xã hội, đời sống ... Đặc biệt trung tâm đã thực hiện thành công dự án cấp Nhà nước “ Đời sống – việc làm của người lao động làm các nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm”. Dự án này cũng đã đề cập đến vấn đề môi trường lao động và ảnh hưởng của nó đến công nhân các nhà máy, xí nghiệp được xếp là ngành độc hại, nguy hiểm trong đó có cả ngành điện.
Điều đó chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản khởi xưởng cũng đã có những thay đổi về mặt nhận thức, về vai trò của sức khoẻ và môi trường. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng thể hiện sự quan tâm, chú ý đến vấn đề sức khoẻ của nhân dân trong đó có ngườ công nhân và nôi trường sống, làm việc của họ. Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sức khoẻ và ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người lao động góp phần vào giải quyết những vấn đề xã hội thực hiện mục tiêu phát triển vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Xã hội học nghiên cứu về sức khoẻ là một khoa học chuyên biệt liân ngành còn mới mẻ ở Việt Nam, do vậy nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải biết tiếp cận và tìm hiểu sức khoẻ và các yéu tố ảnh hưởng để nhận biết, khám phá ra bản chất của bệnh tật cũng như các quy kuật, các cơ chế vận động của môi trường có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động nhằm mục đích cải tạo, chũa trị và nâng cao sức khoẻ cho người lao động.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở phương pháp luận
*Quan điểm Macxi:t
Để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện, đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phương pháp luận chung nhất, có ý nghĩa to lớn trong nhận thức và trong thực tiễn xã hội. Triết học Macxit cho rằng cần xem xét mọi sự vật hiện tượng một cách khách quan toàn diện nằm trong mối liên hệ phổ biến và phát triển. Nguyên lý này khẳng định sự vật không tồn tại một cách biệt lập mà chúng luôn nằm trong mối quan hệ tác động qua lại, qui định chuyển hoá lẫn nhau để tạo ra sự phát triển. Marx luôn cho rằng phải xem xét sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng theo một quá trình trong những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau để tìm ra tính tất yếu, những quy luật chi phối đến sự vận động phát triển của chúng. Mặt khác, luôn nhìn sự vật trong một thể thống nhất của các mặt đối lập, mâu thuẫn với nhau, đấu tranh hình thành một chỉnh thể mới. Đó chính là nguồn gốc bên trong của sự phát triển, vận động. Mối liên hệ của sự vật luôn được đặt trong mối quan hệ nhân - quả.Vì bản thân mỗi vấn đề luôn chứa đựng trong nó những nguyên nhân và kết quả của một quá trình tác động dẫn đến tình trạng đó. Khi nhìn nhận vấn đề sức khoẻ của người lao động thì có thể coi đó là kết quả của một quá trình tác động bởi một tập hợp các nguyên nhân phức tạp trong đó có nguyên nhân từ phía môi trường lao động bao gồm cả yếu tố khách quan và tác động ngược trở lại môi trường đó. Từ đó sẽ lại nảy sinh ra một cặp nhân quả mới có nguồn gốc từ cái cũ.
* Tiếp cận từ phía xã hội học sức khoẻ:
Đây là một chuyên ngành của xã hội học, coi sự ốm yếu hay khoẻ mạnh của con người không chỉ bắt nguồn từ các quá trình sinh học mà còn bắt nguồn từ phía xã hội và được xác định hành vi về mặt xã hội, chịu sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và cả văn hoá nữa. Điều này được giải thích bởi lẽ, các vấn đề sức khoẻ hay bệnh tật không tồn tại một cách trừu tượng mà luôn gắn bó với các điều kiện khác nhau của những nhóm ngươì cụ thể khác nhau. Người ta xem xét sức khoẻ, bệnh tật của con người không chỉ trong mối quan hệ vớí điều kiện tự nhiên của môi trường sống mà còn trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội.
Theo trường phái xung đột cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ là sự bất bình đẳng trong xã hội. Quan điểm này lý giải sự tập trung một số căn bệnh đặc thù nào đó vào các nhóm giai cấp, nhóm người khác nhau trong xã hội do sự bất bình đẳng về mặt địa vị, quyền lực, của cải...gây ra. Điều này có thể giải thích cho việc những người lao động trong môi trường làm việc nặng nhọc độc hại có khả năng nhiễm một số bệnh đặc trưng do môi trường đó gây ra cao hơn so với những người khác nhưng sức khoẻ, bệnh tật của họ lại phụ thuộc những người có địa vị, quyền lực cao hơn.
Còn Talcott Parson một nhà xã hội học đứng đầu trường phái cơ cấu chức năng lại cho rằng: Con người ta có thể “lựa chọn “ để ốm và bệnh tật như một vai trò xã hội1. Ông quan niệm bệnh tật và sức khoẻ không phải là một phạm trù sinh học mà là sản phẩm của sự tương tác xã hội, con người có thể viện đến bệnh tật như là một cơ hội để nghỉ ngơi. Như vậy theo Parson thì sức khoẻ được nhìn nhận như một vấn đề xã hội nó mang tính quyết định xã hội2 .
Một cách nhìn khác về bệnh tật, sức khoẻ từ quan điểm Macxit. Đó là việc gắn sức khoẻ, bệnh tật với cấu trúc kinh tế và sự phát triển chính trị. Đối với F.Engel bệnh tật là một biểu hiện và là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp sự an toàn. Ông đưa ra hai luận điểm cơ bản: thứ nhất bệnh tật không phải là sản phẩm của bản chất cá nhân và tai nạn là sản phẩm của tổ chức công nghiệp. Thứ hai ốm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của các điều kiện xã hội chứ không phải là sự cố sinh vật không thể tránh khỏi 3.
Chú thích:
1&2&3: theo tạp chí xã hội học số 2/1996 [4-7].
Như vậy xã hội học sức khoẻ có nguồn gốc xã hội và là vấn đề xã hội, nó chịu ảnh hưởng của cả môi trường tự nhiên và cả môi trường xã hội đồng thời tuỳ thuộc vào mức độ chinh phục của con người với hai môi trường này.Trong thực tế điều kiện vật lý tự nhiên đều phụ thuộc vào điều kiện xã hội, tổ chức xã hội. Chúng được cải thiện hay không đều nằm trong tay các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý và sức khoẻ, bệnh tật của người lao động cũng phụ thuộc vào họ. Do đó môi trường xã hội , các tổ chức xã hội mang tính quyết định tới sức khoẻ, bệnh tật. Như vậy trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau lại tạo ra điều kiện cho những bệnh đặc thù.
*Tiếp cận từ phía xã hội học lao động:
Xã hội học lao động nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với tư liệu sản xuất, đối tượng của nó chính là những vấn đề xã hội của lao động cũng như sự tương tác của nội dung lao động và tổ chức lao động đến sức khoẻ, bệnh tật của con người. Từ đó chúng ta có cách nhìn vấn đề toàn diện hơn và xem xét nó tốt hơn.
2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
2.1.Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề báo cáo được hoàn thành cả về mặt lý luận cũng như sự phong phú thêm về mặt thông tin, tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để thể hiện qua việc thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách báo, tạp chí, các báo cáo của trạm y tế và công đoàn công t