Điều hành chính sách lãi suất không phải là vấn đề mới. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương ở Anh đã đề cập đến việc điều hành chính sách lãi suất với quan điểm áp dụng biện pháp hạ thấp lãi suất để kích thích đầu tư và tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh quốc tế về giá bán. Nội dung chính sách lãi suất tiếp tục được đề cập đến bởi những nhà kinh tế thuộc các trường phái cổ điển, tân cổ điển như A. Smith, Ricardo, Marshall Chính sách lãi suất còn là đề tài mà K.Mark, J. M. Keynes cũng như M. Friedman rất quan tâm. Nhưng mãi cho đến nay, ở Việt Nam, chính sách lãi suất vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự, gây ra nhiều tranh luận bởi nhiều tác giả với nhiều quan điểm khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới, đất nước đã có những cải cách cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn và hiện đại hóa đất nước.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước, em xin chọn đề tài: “Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam”.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................
3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT.................................
4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của lãi suất...................................................
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................
1.1.2. Đặc điểm........................................................................................
1.2. Phân loại và một số phân biệt về lãi suất......................................
1.2.1. Phân loại lãi suất ..........................................................................
1.2.1.1. Theo tính cạnh tranh của công cụ nợ.........................................
1.2.1.2. Theo nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại............
1.2.1.3. Phân loại theo thời gian..............................................................
1.2.2. Một số phân biệt về lãi suất...........................................................
1.2.2.1. Lãi suất thực - lãi suất danh nghĩa.............................................
1.2.2.2. Lãi suất - Lợi tức.........................................................................
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất..............................................
1.3.1. Tác động của cung – cầu tiền vay................................................
1.3.2. Lạm phát kỳ vọng..........................................................................
1.3.3. Đầu tư............................................................................................
1.3.4. Thuế thu nhập...............................................................................
1.3.5. Ngân sách Chính phủ...................................................................
1.3.6. Các yếu tố khác của đời sống xã hội............................................
1.4. Vai trò của lãi suất..........................................................................
1.4.1. Vai trò vĩ mô..................................................................................
1.4.1.1. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô..............................................
1.4.1.2. Lãi suất có vai trò tích cực trong kiềm chế lạm phát..................
1.4.1.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư và tiết kiệm..........................
1.4.2. Vai trò vi mô..................................................................................
1.4.2.1. Lãi suất là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả....
1.4.2.2. Lãi suất là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.....
1.5. Một số chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............
1.5.1. Chính sách lãi suất cố định..........................................................
1.5.2. Chính sách lãi suất trần................................................................
1.5.3. Chính sách tự do hóa lãi suất ......................................................
1.5.4. Chính sách lãi suất ưu đãi............................................................
4
4
4
4
4
4
5
6
6
6
6
6
7
8
9
9
9
9
10
10
10
11
11
12
12
13
13
13
13
13
14
CHƯƠNG II : TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. .......................................................
14
2.1. Thực trạng chính sách lãi suất và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam..................................................................................................
2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1994...................................................................
2.1.2. Giai đoạn 1994 – 1997...................................................................
2.1.3. Giai đoạn 1998 – 1999...................................................................
2.1.4. Giai đoạn 1999 – 2000 ..................................................................
2.1.5. Giai đoạn từ 2000 đến nay............................................................
2.2. Những hạn chế của chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới................................................................................................
2.3. Một số giải pháp chính sách lãi suất trong thời gian tới..............
2.3.1. Hoàn thiện môi trường tự do hóa lãi suất bằng VND.................
2.3.2.Nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất.................................
2.3.3. Chính sách lãi suất cân bằng........................................................
14
14
17
21
23
25
29
31
31
31
31
KẾT LUẬN..............................................................................................
37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................
38
LỜI MỞ ĐẦU
Điều hành chính sách lãi suất không phải là vấn đề mới. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng thương ở Anh đã đề cập đến việc điều hành chính sách lãi suất với quan điểm áp dụng biện pháp hạ thấp lãi suất để kích thích đầu tư và tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh quốc tế về giá bán. Nội dung chính sách lãi suất tiếp tục được đề cập đến bởi những nhà kinh tế thuộc các trường phái cổ điển, tân cổ điển… như A. Smith, Ricardo, Marshall… Chính sách lãi suất còn là đề tài mà K.Mark, J. M. Keynes cũng như M. Friedman rất quan tâm. Nhưng mãi cho đến nay, ở Việt Nam, chính sách lãi suất vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự, gây ra nhiều tranh luận bởi nhiều tác giả với nhiều quan điểm khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới, đất nước đã có những cải cách cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn và hiện đại hóa đất nước.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước, em xin chọn đề tài: “Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam”.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm của lãi suất
1.1.1. Khái niệm
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Giá cả theo quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau.
Có nhiều quan điểm khác nhau về lãi suất nhưng theo Samuelson: “Lãi suất là giá cả của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời gian xác định”.
1.1.2. Đặc điểm
Lãi suất có 2 đặc điểm chính:
- Tính cạnh tranh: Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng... Mỗi ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải có lãi suất hấp dẫn khách hàng trên nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả và giữ được vị trí cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
- Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén, thích ứng với mọi hoàn cảnh, đối tượng. Sự thay đổi thường xuyên của lãi suất tín dụng phù hợp với sự biến động của cung và cầu vốn vay, tỷ lệ lạm phát, thu - chi ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lí của người đi vay và người cho vay trên thị trường tiền tệ, tín dụng.
1.2. Phân loại và một số phân biệt về lãi suất
1.2.1. Phân loại lãi suất
1.2.1.1. Theo tính cạnh tranh của công cụ nợ
- Nhóm lãi suất chịu tác động của quan hệ cung - cầu:
+ Lãi suất tín phiếu kho bạc.
+ Lãi suất công cụ huy động vốn của các trung gian tài chính.
+ Lãi suất vay vốn giữa các Ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng.
+ Lãi suất của các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay.
- Nhóm lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố để điều hành chính sách tiền tệ:
+ Lãi suất chiết khấu
+ Lãi suất tái cấp vốn.
+ Lãi suất cho vay qua đêm.
+ Lãi suất định hướng thị trường liên ngân hàng.....
1.2.1.2. Theo nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Lãi suất huy động vốn: là lãi suất thường do các Ngân hàng thương mại đưa ra để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành chứng chỉ tiền gửi,...
- Lãi suất cho vay: là lãi xuất thường do các Ngân hàng thương mại công bố hay thực hiện cho khách hàng vay vốn.
Phân loại theo tiêu thức này nhằm giúp cho các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại có thể quyết định nên ấn lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là bao nhiêu? Quyết định này giúp cho các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào, sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, giúp cho người gửi có thể lựa chọn đến nơi lãi suất cao nhất; người vay có thể đến nơi với lãi suất thấp nhất.
1.2.1.3. Phân loại theo thời gian
- Lãi suất ngắn hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
- Lãi suất trung hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn trên 1 năm cho đến 5 năm.
- Lãi suất dài hạn: là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn trên 5 năm.
Phân loại lãi suất theo thời gian giúp chúng ta ấn định lãi suất phù hợp với nguyên tắc: thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.2.2. Một số phân biệt về lãi suất
1.2.2.1. Lãi suất thực - lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực được định nghĩa là lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát dự tính. Nó là một phép đo tốt hơn đối với những y muốn đi vay hay cho vay so với lãi suất danh nghĩa và nó là công cụ chỉ báo tốt hơn về độ căng thẳng của các điều kiện ở thị trường tín dụng so với lãi suất danh nghĩa. Tỉ lệ lạm phát hay tỉ lệ trượt giá của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở lên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.Vì vậy lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi vì tỉ lệ lạm phát nói trên.
1.2.2.2. Lãi suất - Lợi tức
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm số tiền lãi trên số tiền vốn vay. Trong khi đó tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phầm trăm của số thu nhập của người có vốn trên tổng số vốn anh ta đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay)
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô. Các nước chủ yếu theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính, do vậy, cơ chế hình thành lãi suất chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường - đó là sự thay đổi về cung - cầu của vốn vay ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi lãi suất trên thị trường.
1.3.1. Tác động của cung – cầu tiền vay
Trong nền kinh tế thị trường nói chung hay trên thị trường tiền tệ nói riêng, lãi suất cân bằng không phải là mộy phạm trù cố định mà luôn luôn thay đổi. Lãi suất là biểu hiện giá cả của việc sử dụng vốn tiền tệ, phản ánh cung – cầu vốn trong xã hội hay cung – cầu tiền vay. Cung – cầu tiền vay tác động đến lãi suất tương tự như cung – cầu hàng hóa trên thị trường.
- Những dịch chuyển của đường cung tiền vay: đường cung tiền vay dịch chuyển về bên phải hoặc trái do các thay đổi về của cải, vật chất trong xã hội, lợi tức dự tính rủi ro, tính lỏng... khiến cho lãi suất cân bằng thay đổi tại một mức mới, ấn định lãi suất mới cao hoặc thấp hơn lãi suất cũ.
(S2)
(S0)
(S1)
D
E
F
(D)
id
ie
if
lãi suất (i)
lượng tiền vay (q)
qd
qe
qf
Hình 1.1: Đường cung tiền vay dịch chuyển
- Những dịch chuyển của đường cầu tiền vay: đường cầu tiền vay bị dịch chuyển về bên trái hoặc bên phải do sự tác động của các yếu tố như khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư, lạm phát dự tính, tình hình thu – chi ngân sách Nhà nước... khiến cho lãi suất cân bằng thay đổi, tạo nên một mức lãi suất mới.
lượng tiền vay (q)
lãi suất (i)
qb
qa
qc
ic
ia
ib
C
A
B
(D2)
(D0)
(S)
Hình 1.2: Đường cầu tiền vay dịch chuyển
Cung về vốn vay bắt nguồn từ những người có thu nhập dôi ra mà họ muốn tiết kiệm hoặc cho vay kiếm lời. Tiết kiệm là nguồn cung về vốn vay. Còn cầu vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp khi muốn vay để đầu tư, mua nhà đất hay xây dựng nhà máy... Vì vậy, đầu tư là nguồn gốc làm phát sinh nhu cầu về vốn vay. Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến cung - cầu vốn vay qua đó tác động đến lãi suất
1.3.2. Lạm phát kỳ vọng
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại. Lạm phát tăng, công chúng chuyển phần tiết kiệm của mình sang dự trữ hàng hóa hoặc các dạng thức tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh hơn; làm giảm cung vốn vay, lãi suất tăng lên. Và tương tự, ngược lại. Do đó, để duy trì lãi suất thực tế không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng tương ứng.
1.3.3. Đầu tư
Đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp đến lượng cầu vốn vay. Nhà nước khuyến khích đầu tư làm cho các doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn. Từ đó làm biến đổi cầu về vốn vay, tăng lên và đường cầu dịch chuyển sang bên phải làm lãi suất tăng lên và ngược lại.
1.3.4. Thuế thu nhập
Thuế thu nhập luôn có tác động đến lãi suất giống như thuế tác động đến giá cả hàng hóa. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa, nên khi thuế thu nhập tăng lên làm giảm đi một phần thu nhập của những của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia chứng khoán. Khi đó lượng tiền cho vay sẽ giảm đi, làm giảm cung về vốn vay, lãi suất tăng lên và ngược lại.
1.3.5. Ngân sách Chính phủ
Tiết kiệm quốc dân = tiết kiệm tư nhân + tiết kiệm chính phủ
Khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc dân, cung về vốn vay giảm, làm tăng lãi suất cân bằng. Bên cạnh đó, Chính phủ bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lí dân chúng về sự gia tăng lạm phát và nó sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất.
1.3.6. Các yếu tố khác của đời sống xã hội
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất trên thị trường còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về đời sống xã hội khác như: Sự đa dạng của các công cụ tài chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự phát triển của các thể chế tài chính trung gian, hiệu suất sử dụng vốn và cả các biến động về kinh tế, chính trị... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất.
1.4. Vai trò của lãi suất
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế thị trường, bởi vì diễn biến của lãi suất phản ánh những động thái của thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, lãi suất tác động đến các quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của các tác nhân trong nền kinh tế. Tư duy kinh tế hiện đại nói chung đều thừa nhận vai trò quan trọng của chính sách lãi suất như là công cụ quản lý vĩ mô nhằm đạt được cân đối kinh tế, đảm bảo việc phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Vậy, có thể khái quát via trò lãi suất qua 2 nội dung là vai trò vĩ mô và vai trò vi mô.
1.4.1. Vai trò vĩ mô
1.4.1.1. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô
Đối với NHNN thì lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Sự biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của NHNN tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm, tỷ giá... qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể tiến hành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật, miễn là họ có phương tiện thanh toán. Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua quyền sử dụng tiền nghĩa là lãi suất, NHNN ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tác động được sự tăng trưởng nền kinh tế thông qua lãi suất. NHNN có thể làm yếu đi khả năng cho vay của các NHTM, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng. Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Hay, khi muốn đẩy mạnh hoặc kìm hãm phát triển một ngành nào đó, NHNN có thể giảm hoặc tăng lãi suất cho vay để mở rộng hay thu hẹp đầu tư ở ngành này. Lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kinh tế ở những giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung ứng tín dụng và thanh toán là công cụ của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vào các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. Điều này có y nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi ngay vào công nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay. Như vậy có thể coi lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Một sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành lãi suất sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông đặc biệt là lượng cung ứng của các ngân hàng vào lưu thông vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng. Việc mở rộng khung lãi suất hoặc tăng lãi suất trần đối với các cơ chế điều hành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất mới đều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông và ngược lại.
1.4.1.2. Lãi suất có vai trò tích cực trong kiềm chế lạm phát
Có thể nói chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư, kiềm chế lạm phát.
1.4.1.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư và tiết kiệm
Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của tới đầu tư, tiết kiệm. Có nhiều y kiến khác nhau về tác động của lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm. Nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suất có tác động đến quy mô tiết kiệm của nhân dân. Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi tiền gửi vào ngân hàng càng lớn. Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất dương sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng vì có khả năng sinh lời cao và an toàn hơn việc tích trữ tài sản. Nhờ đó, nguồn vốn nói chung của ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền tệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên. Ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm tài chính.
Tóm lại, lãi suất tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế, đến sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Một chính sách lãi suất hợp lí sẽ vừa là điều kiện thu hút các khoản vốn nhàn rỗi vừa để thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
1.4.2. Vai trò vi mô
1.4.2.1. Lãi suất là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
Lãi suất là yếu tố thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng: doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải hoàn trả lại đúng kỳ hạn cả vốn lẫn lãi. Vì vậy, muốn đảm bảo cho nguồn vốn trả nợ, doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Nếu hoàn trả không đúng kỳ hạn, lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất đúng hạn (bằng 1,5 lần lãi suất đúng hạn). Điều này thức đẩy các doanh nghiệp phải cố gắng kinh doanh tốt đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Hoạt động tài chính của ngân hàng kinh doanh và tổ chức tín dụng là huy động vốn để cho vay. Khi đó ngân hàng phải trả lãi cho người gửi và thu lãi của người vay. Ngân hàng phải tính toán mức lãi suất cho vay và đi vay hợp lí để bù đắp các khoản chi phí nghiệp vụ và lợi nhuận cho mình.
1.4.2.2. Lãi suất là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
Thời gian gần đây, NHNN Việt Nam chỉ khống chế. Trong kinh tế thị trường, do yêu cầu quy luật cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều cạnh tr