Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với khu vực, thế giới và Việt Nam

Bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi như: Khối cộng đồng chung Châu Âu (EEC), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Nhật Bản .Đông Nam Á nổi lên với tư cách là một nền kinh tế mới đầy triển vọng. Trong vài thập kỷ gần đây Đông Nam Áđã có những bước đi dài, đó thực sự là những thành tựu đáng ghi nhận đối với những quốc gia đang phát triển này. Song sự phát triển thần kỳấy không được bao lâu khi chứng kiến một sự thay đổi nguy hiểm của những con rồng Châu Á, màThái Lan là nước đã châm ngòi đầu tiên vàđã nổ ra vào ngày 2/7/1997, làm thiệt hại cho châu lục hàng trăm tỷ USD. Hơn thế, do tính chất toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế các nước ngày càng sâu sắc, nên cuộc khủng hoảng ấy đã vuợt ra khỏi phạm vi của một nước, lan nhanh sang các nước khác vàảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới. Vậy đằng sau cuộc khủng hoảng đó là gì ?, ảnh hưởng của nó như thế nào đến nền kinh tế khu vực và thế giới ?. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã tập hợp một số tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức học ở trường để viết nên một bài tham luận có tính chất tổng hợp về vấn đề này. Tuy nhiên với vốn hiểu biết có hạn được đặt trong khuôn khổ giới hạn của khoa, em chỉ xin trình bày ba phần chính: Phần 1: Quan điểm chung về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Phần 2: Tổng quan về khủng hoảng tài chính tiền tệĐông Nam Á 1997 Phần 3: Tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực, thế giới và Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài viết này!

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với khu vực, thế giới và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤCLỤC Đề mục Trang lời nói đầu ........................................................................................................3 Phần 1: quan điểm chung về khủng hoảng tài chính tiền tệ ....................... 4 I.khái niệm chung về khủng hoảng tài chính tiền tệ .....................................4 II. phân loại khủng hoảng tài chính ..............................................................4 Phần 2: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệĐông Nam Á ..6 I.thực trạng và Nguyên nhân .......................................................................6 1. Thực trạng .............................................................................................. 6 2. nguyên nhân ............................................................................................7 Phần 3: Tác động của cuộc khủng hoảng tới khu vực,thế giới vàviệt nam 9 I.Tác động tiêu cực .......................................................................................9 II.tác động tích cực .....................................................................................10 III.Kinh tế Việt Nam với cuộc khủng hoảng............................................... 11 Mức độảnh hưởng .............................................................................. 11 Những gợi ý cho chính sách Việt Nam ................................................. 13 Lời kết ..............................................................................................15 Tài liệu tham khảo...........................................................................15 LỜINÓIĐẦU bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi như: Khối cộng đồng chung châu Âu (EEC), khu vực mậu dịch tự do bắc mỹ (NAFTA), nhật bản ...Đông nam Á nổi lên với tư cách là một nền kinh tế mới đầy triển vọng. trong vài thập kỷ gần đây Đông nam Áđã có những bước đi dài, đó thực sự là những thành tựu đáng ghi nhận đối với những quốc gia đang phát triển này. song sự phát triển thần kỳấy không được bao lâu khi chứng kiến một sự thay đổi nguy hiểm của những con rồng châu Á, màthái lan là nước đã châm ngòi đầu tiên vàđã nổ ra vào ngày 2/7/1997, làm thiệt hại cho châu lục hàng trăm tỷ USD. hơn thế, do tính chất toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế các nước ngày càng sâu sắc, nên cuộc khủng hoảng ấy đã vuợt ra khỏi phạm vi của một nước, lan nhanh sang các nước khác vàảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới. vậy đằng sau cuộc khủng hoảng đó là gì ?, ảnh hưởng của nó như thế nào đến nền kinh tế khu vực và thế giới ?. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã tập hợp một số tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức học ở trường để viết nên một bài tham luận có tính chất tổng hợp về vấn đề này. Tuy nhiên với vốn hiểu biết có hạn được đặt trong khuôn khổ giới hạn của khoa, em chỉ xin trình bày ba phần chính: phần 1: quan điểm chung về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ phần 2: tổng quan về khủng hoảng tài chính tiền tệĐông Nam á 1997 phần 3: tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực, thế giới và Việt Nam em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài viết này! PHẦNI : QUANĐIỂMCHUNGVỀKHỦNGHOẢNGTÀICHÍNHTIỀNTỆ KHÁINIỆMCHUNGVỀKHỦNGHOẢNGTÀICHÍNHTIỀNTỆ Khủng hoảng tài chính là một mặt của khủng hoảng kinh tế diễn ra trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, nó chỉ ra hiện tượng mất ổn định về mặt tài chính tiền tệ gây nên sự chấn động kinh tế cùng với những hậu quả về xã hội. PHÂNLOẠIKHỦNGHOẢNGTÀICHÍNH Theo nghiên cứu về những cuộc khủng hoảng trước, thì có thể chia khủng hoảng tài chính ra làm hai loại: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng: KHỦNGHOẢNGTIỀNTỆ (hay còn gọi là khủng hoảng cán cân thanh toán) Khủng hoảng tiền tệđược biểu hiện ở nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia bị giả sút, tỷ giá bị biến động mạnh và khả năng chuyển đổi tiền tệ bị ngưng trệ. nó có thể nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm giáđột ngột) đồng tiền đó, hoặc do áp dụng chính sách tài chính và tiền tệ không hợp lí trong khi cốđịnh tỷ giá và thâm hụt cán cân thương mại trong một thời gian dài. KHỦNGHOẢNGNGÂNHÀNG Khủng hoảng ngân hàng có biểu hiện là nguồn vốn của ngân hàng bị giảm, hiệu quả cho vay thấp, khả năng chi trả khó khăn, một số ngân hàng bịđóng cửa, sát nhập hoặc giải thể ..v...v, nó xảy ra do sự biến động của thị trường dẫn đến biến động sản xuất kinh doanh và thị trường bất động sản mất ổn định do mọi người đồng loạt rút tiền gửi từ ngân hàng, hoặc do bị khủng hoảng tiền tệ tác động thông qua việc đồng nội tệ bị giảm giá trong khi dư nợ của ngân hàng lại chủ yếu là nội tệ, hoặc bị khủng hoảng ngân hàng tác động thông qua việc nhà nước phải phát hành thêm tiền để trợ giúp ngân hàng . sau khi tìm hiểu nguyên nhân của hai loại khủng hoảng ta dễ dàng nhận ra điểm chung gây ra khủng hoảng là sự mất cân đối và bất ổn định trong nền kinh tế với những sai lầm trong việc điều hành tỷ giá, thường là sự méo mó trong khu vực tài chính, sự cứng nhắc về cơ cấu hay bắt đầu từ sự mất lòng tin đối với một đồng tiền hay hệ thống ngân hàng, bởi khi hơn thế giá trị danh nghĩa của một đồng tiền bị giảm mạnh (có thể coi đây là một cuộc khủng hoảng tiền tệ) sẽ gây ra phản ứng rút tiền hàng loạt, màđó lại là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Lý do này cho thấy hai loại khủng hoảng này có thể có cùng nguồn gốc, hoặc loại này nguyên nhân của loại kia, vì thế không có gì là ngạc nhiên nếu hai loại diễn ra đồng thời. PHẦN 2: TỔNGQUANVỀCUỘCKHỦNGHOẢNGTÀICHÍNHTIỀNTỆĐÔNG NAMÁ THỰCTRẠNGVÀNGUYÊNNHÂN THỰCTRẠNG Mặc dùđăđược báo trước, song những biến động ởthái lan và các nước khác là không thể tránh khỏi. nhất làđối với những nước có nền kinh tế tương đối phát triển, với mức độ tự do hoá khá cao trong khu vực, bao gồm: Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Mặc dù trước cuộc khủng hoảng một thời gian ngắn, người ta đã phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn đểổn định tình hình nhưng không có hiệu quả bởi tính phức tạp của cuộc khủng hoảng. Theo các chuyên gia thìđây là một cuộc khủng hoảng kép: Khủng hoảng tài chính tiền tệ – ngân hàng. cuộc khủng hoảng này có mức độ lan truyền sâu rộng (với mức thiết hại gấp 4 lần so với cuộc khủng hoảng 94-95 ở Mexico). như vậy có thể coi sự phá giá của đồng Baht của Thái Lan như một ngòi nổ mở màn cho một đợt khủng hoảng kinh tếởĐôngNam Á. Sau khi tung gần 24 tỷ USD để giữ giáđồng baht nhưng không thành, ngân hàng trung ương Thái Lan đã phải thả nổi đồng Baht làm cho nó bị mất giá từ 25.26 Bah/1USD xuống tới mức kỷ lục 54.1 Baht/1USD ngày 6-1-1998. Biến động này dẫn đến hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính ởthái lan phải đóng cửa không những thế các nhàđầu tư và nhân dân rút tiên hàng loạt, nhất là các đồng tiền yếu. Ngân hàng trung ương Thái Lan cạn kiệt nguồn ngoai tệ, Thái Lan đã phải yêu cầu IMF giúp đỡ. Tiếp theo đó làđồng Peso bịảnh hưởng và Philippines đã phải tuyên bố phá giá từ 26.4 Peso/1USD xuống còn 46.5Peso/1USD. như một phản ứng dây truyền, ngày 11-8-1997 Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối, thì ngày 14-8-1997 Indonesia thả nổi đồng Rupah và nóđã tụt xuống mức giá kỷ lục 84 Rupiah/1USD. Và cuối cùng là Singapore vốn được coi là mắt xích quan trọng trong khu vực cũng phải tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối để tránh các thiệt hại nặng nề hơn có thể xảy ra. Vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng không dừng lại ở khu vực Đông nam Á mà còn lan rộng sang một số nước đựơc coi là có nền kinh tế vững vàng hơn. trong đó thị trường tài chính tiền tệ Hàn Quốc đã trở thành nơi bịảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Đồng won đã giảm xuống 976KRW/1USD, mặc dù Hàn Quốc kiên quyết không chịu phá giá. Bên cạnh đó làĐài Loan cũng phải tuyên bố thả nổi tiền tệ, còn thị trường tài chính tiền tệ Hồng Kông thì bị xáo trộn dẫn đến nhiều vụ khủng hoảng thị trường chứng khoán trên toàn cầu. NGUYÊNNHÂN Cuộc khủng hoảng là sự hợp lưc của nhiều nguyên nhân, nhưng trên góc độ tài chính thì có mấy nguyên nhân sau: Một là duy trì tỷ giáổn định quá lâu so với đồng USD. Việc duy trì này của các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn nền kinh tế Mĩ rất nhiều đã khiến cho các nước này thay vìđểđồng tiền của nước mình tăng giảm theo đúng giá trị của nó lại phải tiêu tốn hàng chục tỷ USD để cố gắng duy trì mức cân bằng giả tạo tới mức không thể kìm giữ nổi. Hai là buông lỏng và bao che những yếu kém trong công tác điều phối và kiểm tra giám sát hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong khi các hoạt động kinh tế có tốc độ tự do hoá cao hơn thì công tác giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính ngân hàng vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí chính phủđã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua ngân hàng quốc doanh hoặc chỉ thị cho những ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng với lãi xuất thấp cho các công ty được chính phủưu đãi . Khắp khu vực tràn lan tình trạng bao cấp và cắt giảm thuế cho những nghành công nghiệp có chọn lọc và những nghành độc quyền được chính phủ bảo hộ. Lợi dụng kẽ hở này các doanh nghiệp đã tìm cách vay ngắn hạn của nước ngoài (chủ yếu làđầu tư vào bất động sản với ýđịnh trang trải các khoản nợ và sự thua lỗ trong sản xuất công nghiệp, nhưng thị trường bất động sản trong trời gian này lại có nhiều bất lợi) gây ra một khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thị trường bị biến động. Ba là cán cân thâm vãng lai hụt lớn và cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước không hợp lý.Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây mất ổn định hệ thống tài chính tiền tệ. sự sụt giảm giá trị hàng xuất khẩu và nền kinh tế giảm sức cạnh tranh, nhưng hàng nhập khẩu lại tăng nhất là hàng xa xỉ (đặc biệt là Thái Lan). Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước chịu khủng hoảng nặng có sự mất an toàn cao do khối lượng nợ lớn tăng nhanh chủ yếu là vốn ngắn hạn (vốn vay thời hạn dưới một năm chiếm tới 70% tổng số nợ khu vực tư nhân tại Thái Lan và Indonexia). Mặt khác vốn huy động gián tiếp qua thị trường chứng khoán tăng nhanh trong khi dự trữ quốc gia không cao, vì kim ngạch xuất khẩu giảm dần, nghĩa là có sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài (mà nguồn này lại chủ yếu dùng đầu tư bất động sản) dẫn tới cung tiền vượt quá cầu tiền tình trạng nợđọng ra tăng và việc mua vét ngoại tệđể trảđáo hạn là không thể tránh khỏi. Ngoài ra còn có những lý do khác như: Sự lũng đoạn của các tổ chức tài chính và mối liên quan chặt chẽ của các tổ chức này đối với chính phủ, đã gây nên tình trạng tham nhũng nặng nềở các nước châu Á khiến cho chính phủ không thể mạnh tay trong việc xử lý những bê bối nội bộ của mình. Hay do hệ thống luật pháp không thích hợp với cơ chế mới, hệ thống giáo dục kém phát triển, thiếu trầm trọng các lao động lành nghề, mức lương thực tế tăng nhanh trong lúc Trung Quốc vàấn Độ tham gia vào thị trường xuất khẩu với chi phí thấp giá thành hạ làm các nước Đông Nam Á mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế .... Hầu như những lý do trên đây đều là những vấn đề tồn tại ở các nước bị khủng hoảng và do các mối quan hệ ràng buộc giữa Nhật Bản, Hàn Quốc với các nước ASEAN, nên khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở một nước nó lập tức lan truyền sang các nước khác và gây ảnh hưởng nặng nề cho các nước đó. Vì vậy, nước này không thểđổ lỗi hoàn toàn những hậu quả của cuộc khủng hoảng là do nước kia. PHẦN 3: TÁCĐỘNGCỦACUỘCKHỦNGHOẢNGTỚIKHUVỰC, THẾGIỚIVÀ VIỆT NAM TÁCĐỘNGTIÊUCỰC Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nềđối với mỗi quốc gia bị khủng hoảng, cũng như khu vực và thế giới. Hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực tại các trung tâm khủng hoảng là sự mất ổn định của đồng tiền và thị trường tiền tệ trong mỗi nước, là sự giảm sút các nguồn vốn nước ngoài vào các nước châu Á (và ngược lại nó cũng gây ảnh hưởng cho những nước đầu tư vào nó), là sự giảm sút cảđầu tư trong nước do lãi xuất cao và yếu tố lòng tin... Tất cả những yếu tố này đã làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này và toàn khu vực nói riêng, toàn bộ thế giới nói chung đi đôi với gia tăng tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; Cũng như làm tăng nợ nứơc ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tếđể vượt qua khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng còn đánh dấu sự kết thúc một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo dài hàng thập kỷ của các nước phát triển trong khu vực (mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài) để chuyển sang một thời kỳđặc trưng bởi sự phát triển ôn hoà, phù hợp với hiện trạng kinh tế và dựa vào sức lực bản thân nhiều hơn. nhịp độ tăng trưởng trung bình sẽ giảm đi và những nước vừa trải qua đợt đại hạ giáđồng tiền của mình có tăng rrưởng âm (bao gồm cả Nhật Bản). Do khủng hoảng ở Châu Á nên mức tăng trưởng của một số nền kinh tế như Mỹ, EU, Mỹ la tinh cũng bị giảm sút so với các năm trước đó. cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500 tỷ USD, trong đó Châu Á chiếm 300 tỷ USD và khiến cho 150 tỷUSD đầu tư tài chính rút khỏi Đông Nam Á vì mất niềm tin. Hơn thế, điều này khiến các nhàđầu tư nước ngoài thận trọng hơn khi đầu tư vào bất cứ nơi nào trên thế giới, đặc biệt làởchâu Á. Kéo theo nó là sự gia tăng mức cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút vốn đầu tư giữa các nước, các khu vực với nhau. Hơn 20 đồng bản tệ bị phá giáđã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nặng nợ nần lên vai các con nợ (Chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân) làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản hàng loạt các công ty tài chính, ngân hàng và công ty dịch vụ phục vụ thị trường trong nước vì nợ nần và nhu cầu giảm sút nhanh chóng (ở Inđônêxia, do phá giá tiền tệ, tỷ lệ nợ ngân hàng nước ngoài/ GDP đã tăng từ 35% lên tới 140%). Sau khủng hoảng, sự góp mặt của đông đảo các nước trong khu vực đã tạo nên một bức tranh ảm đạm nhiều mặt về tình hình kinh tế Châu á, đặc biệt là việc giảm giá các đồng tiền ở mức độ nghiêm trọng (từ 30% đến 70%, thậm chí cóđồng tiền như Rupiah của Inđônêxia có lúc mất giá 400% so với USD) và làm cho nhiều cột trụ tài chính của khu vực bị sụp đổ. CÁCTÁCĐỘNGTÍCHCỰC Người Châu Á hay nói “Trong cái rủi có cái may” bởi cuộc khủng hoảng trong khu vực không hoàn toàn chỉ gây tác động xấu cho các nước, khu vực màở một chừng mực nào đó, nó là một điểm dừng để mở ra một thời kì phát triển mới đầy triển vọng bởi những lý do sau đây: Một là, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt giúp các chính phủ giảm hàng chục tỷ USD để giữ giá bản tệ như thời gian trước, giúp tăng dự trữ quốc gia và phát triển bền vững. với đồng bản tệ rẻ, sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từđó cải thiện thâm hụt và giúp cân đối tài chính đất nước. Hai là, những nước bịảnh hưởng lớn như: Thái lan, Inđônêxia, Hàn quốc, Philippine...sẽ nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn để cải cách và phát triển kinh tế (tất nhiên có kèm theo những điều kiện ngặt nghèo và lãi suất khá cao). Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, đặc biệt là làm lành mạnh hoá hơn nữa nền tài chính quốc gia. Các khoản chi kém hiệu quả sẽ bịđiều chỉnh, cắt giảm, nhất là những doanh nghệp nhà nước thường được bao cấp trước đây; các dựán tư nhấn sẽđược khuyến khích, quá trình tư nhân hoáđược thúc đẩy, giảm thiểu khu vực nhà nước và sựđộc quyền, thúc đẩy việc xuất hiện những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn có. Toàn bộ nền kinh tếđịnh hướng thị trường nhiều hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn. Ba là, cuộc khủng hỏang cũng là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi mước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế xem lại mình và sửa chữa những thiếu sót cả về chính sách thể chế lẫn yếu tố con người... Quá trình tư do hoá toán cầu hoá sẽđược đẩy lên một nấc mới hoàn thiện hơn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn làm chuyển dịch nhất định vai trò và vị thế kinh tế chính trị truyền thống của các cường quốc như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Châu âu và các nước ASEAN. Hy vọng với những điểm tích cực này, Châu Á sẽ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và vững bước tiến lên trên con đường mới. KINHTẾ VIỆT NAMVỚICUỘCKHỦNGHOẢNG MỨCĐỘẢNHHƯỞNG Trước hết phải thừa nhận Việt nam là một nước đang phát triển với mức độ tự do hoá chưa cao. Vì thế cuộc khủng hoảng này chưa có gìảnh hưởng lớn tới thị trường tiền tệ cũng như nền kinh tế Việt Nam: Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản năm 97 đạt 42,4% kim ngạch xuất khẩu giảm không đáng kể. Các mặt hàng như: dệt, may mặc, giày dép, hải sản được thị trường EU ưu đãi nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tăng. Về nhập khẩu: chúng ta vẫn nhập khẩu khoảng 40% tổng kim ngạch và thực hiện các biện pháp chống gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới. Việt Nam còn quản lý theo định lượng và giấy phép nhập khẩu nên hàng hoá thế giới có xuống thấp cũng khó tràn vào nước ta. Về vốn ODA: Nhật Bản dẫn đầu trong các nước cung cấp cho Việt Namvà dù khó khăn vẫn hứa giữ nguyên số lượng vốn vay và khoản tài trợđã cam kết. Thị trường Việt Nam lại chưa phát triển đầy đủđể có thể bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng tiền tệ. Hơn thế, chếđộ quản lý ngoại hối của Việt Nam vẫn còn được kiểm soát rất chặt chẽ phù hợp với các biện pháp khuyến khích đầu tưở Việt Nam. Thị trường chứng khoán chưa hình thành .các công cụ tài chính chưa phát triển. Các cổ phiếu trái phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác của Việt Nam chưa được phát hành trên thị trường quốc tế. Đầu tư chính thức vào Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam thường vơí thời hạn dài chưa đến hạn trả. Trong các dựán sản xuất, các nhàđầu tư nước ngoài không thể lập tức chuyển vốn ra nghĩa làít có khả năng tăng đột ngột nhu cầu ngoại tệ. Mặt khác việc quản lý nguồn ngoại tệ ra, vào của Việt Nam tuơng đối chặt chẽ cũng tạo nên một lực cản đáng kể, giảm áp lực của các nguồn ngoại tệ chảy ra nước ngoài hoặc những hoạt động đầu cơ tích trữ này ở trong nước. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập ASEAN, nhưng các quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực chưa hoàn tòan chặt chẽ chưa chịu tác động dây truyền như một số nước khác. loại hàng hoá xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là gạo cũng bịảnh hưởng do giá gạo của Thái Lan giảm từ 15 %- 20%. khả năng cạnh tranh của hàng hoá Thái Lan và các nước mạnh hơn trên thị trường của Việt Nam. Đối với các nước trong khu vực, sự mất giáđồng tiền của họ với USD đã làm cho giá hàng hoá của họ rẻđi, làm tăng tính cạnh tranh hàng hoá của các nước đó.Vì vậy sự tràn lan hàng hoá của các nước ASEAN tràn vào Việt Nam là có thực (kể cả qua con đường nhập lậu ). Ngược lại hàng hoá VIệt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực. Đồng Baht và các đồng tiền khác trong khu vực bị phá giá, gây sức ép giảm gía hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước đó. do vậy nếu xuất khẩu hàng Việt nam sang các nước này sẽ khó khăn hơn. Vì vậy nếu khả năng bảo hộ mậu dịch của nước ta giảm thì khả năng cạnh tranh hàng của ta sẽ bị thử thách lớn. Về vấn đề nợ nước ngoài: khủng hoảng khiến đồng Việt Nam mất giá 10%, và như vậy cứ 1 tỷ USD nợ thì nay phải bỏ ra thêm 1200 tỷđồng Việt Nam để trả do yếu tố tỷ giá. Đây là gánh nặng lớn cho chính phủ, doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ khi đồng nội tệ bị mất giá. Sự kiên trên sẽ làm giảm uy tín và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của toàn khu vực, trong đó có Việt Nam. HỮNGGỢIÝCHOCHÍNHSÁCH VIỆT NAM nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam là tăng cường hơn nữa tính công khai và cung cấp những thông tin đáng tin cậy và chính xác góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng. Cần hết sức hạn chế và phân bổ một cách thận trọng những khoản cho vay mới theo chỉđạo của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó việc cắt giảm hạn chếđến mức tối thiểu và giám sát chặt chẽ việc cho vay vốn dưới sự bỏ lãnh của nhà nước cũng hết sức quan trọng. trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hoà nhập với thị trường tài chính quốc tế, việc mở rộng thị tr
Tài liệu liên quan