Đề tài Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế phát triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao về thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển con người, sắp bước sang ngưỡng của nước có thu nhập trung bình. Có được những thành tựu đó là do: Ngay từ những ngày đầu của công cuộc Đổi mới, Đảng ta đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ Đổi mới.

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 6 I. Lý luận chung về đầu tư: 6 1. Các khái niệm: 6 1.1. Khái niệm đầu tư dưới 1 số góc độ khác nhau: 6 1.2. Khái niệm chung về đầu tư: 6 2. Phân loại đầu tư phát triển ……………………………………………………….. 7 2.1. Đầu tư gián tiếp 7 2.2. Đầu tư trực tiếp 7 II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8 1. Cơ cấu kinh tế: 8 1.1. Khái niệm 8 1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế: 9 1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế: 9 1.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: 10 1.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế: 11 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12 2.1. Khái niệm: 12 2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13 2.3. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 13 2.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14 2.4.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 14 2.4.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ 14 2.4.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 15 III. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta: 15 1. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 15 1.1. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành: 16 1.2 Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: 17 1.3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: 18 2.Vai trò đặc biệt của đầu tư trong điều kiện toàn cầu hoá: 18 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 20 I – Thực trạng đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 20 II – Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế 23 1. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế đã thay đổi đáng kể 23 2. Khu vực kinh tế nhà nước từng bước nâng cao hiệu quả. 28 3. Kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác ngày càng có sự đóng góp đáng kể vào GDP 29 4. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng 31 4.1 Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt. 31 4.2 Khả năng cạnh tranh thấp. 32 5. Khu vực kinh tế hợp tác chậm được củng cố và phát triển 33 III. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 33 1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 33 1.1. Đầu tư làm thay đổi cơ cấu GDP tính theo ngành: 33 1.1.1. Tác động của đầu tư đến thay đổi tỷ trọng trong GDP: 33 1.1.2. Tác động của đầu tư đến thay đổi tỷ trọng trong tăng trưởng GDP: 37 1.1.3: Đầu tư làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành: 38 1.1.3.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: 38 1.1.3.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: 40 1.1.3.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ: 42 1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 46 1.3. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 47 IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG LÃNH THỔ 49 1.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế hiện nay: 49 2.Tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 49 2.1 Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nói chung 49 2.1.1 Đầu tư làm thay đổi cơ cấu GDP tính theo vùng lãnh thổ: 49 2.1.2. Đầu tư góp phần hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm 51 2.1.3. Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế một số vùng lãnh thổ: 52 2.1.3.1. Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng: 52 2.1.3.2 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng, đặc biệt là vùng khó khăn: 54 2.2 Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng 54 2.3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc và Tây Bắc) 56 2.4 Khu vực Duyên Hải Miền Trung: 57 2.5. Vùng Tây Nguyên: 59 2.6.Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long 59 3. Đánh giá 60 3.1. Kết quả 60 3.2. Hạn chế và nguyên nhân 61 3.2.1 Hạn chế 61 3.2.2. Nguyên nhân 62 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HỢP LÍ 63 1. Xây dựng được cơ cấu kinh tế hợp lý 64 2. Kết hợp tối ưu cơ cấu ngành với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế ……68 3. Cải thiện môi trường đầu tư. 69 4. Đầu tư thích đáng và có các chính sách ưu đãi đối với các vùng, lĩnh vực, thành phần kinh tế có nhiều khó khăn. 72 5. Đổi mới cơ cấu gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 73 6. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và dự báo 74 7. Kết hợp hài hòa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. 76 8. Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, có mối liên kết giữa các vù ng. 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 LỜI NÓI ĐẦU Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế phát triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao về thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển con người, sắp bước sang ngưỡng của nước có thu nhập trung bình. Có được những thành tựu đó là do: Ngay từ những ngày đầu của công cuộc Đổi mới, Đảng ta đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ Đổi mới. Mặt khác, để chủ trương đúng đắn đó đi vào thực tiễn phải kể đến vai trò trực tiếp của đầu tư phát triển. Những tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam luôn được nhắc đến khi đánh giá các thành tựu của thời kỳ Đổi mới. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tác động của Đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, định tính cũng như định lượng về tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển đất nước. Nhóm đã hết sức cố gắng nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm thực hiện mong nhận được góp ý của thầy cùng toàn thể các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. Lý luận chung về đầu tư: 1. Các khái niệm: 1.1. Khái niệm đầu tư dưới 1 số góc độ khác nhau: Khái niệm thường dùng: đầu tư là sự hi sinh nhất thời một lợi ích nào đó với mong đợi thu được lợi ích mong muốn lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độ tài sản: Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo ra tiền lực sản xuất kinh doanh dưới hình thức các tài sản kinh doanh, đó cũng là quá trình quản trị tài sản để sinh lợi. Dưới góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi hoạt động chi của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi hoạt động thu để hoàn vốn và sinh lời. Dưới góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Dưới góc độ khoa học kĩ thuật: Đầu tư là quá trình thay đổi phương thức sản xuất thông qua việc đổi mới và hiện đại hóa phương tiện sản xuất để thay thế lao động thủ công. Dưới góc độ xây dựng: Đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng. 1.2. Khái niệm chung về đầu tư: Từ những khái niệm ở các góc độ khác nhau trên, có thể rút ra: Đầu tư nói chung là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại với kì vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả (lợi ích) trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã được sử dụng để đạt được các kết quả (lợi ích) đó. Các nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội. 2. Phân loại hoạt động đầu tư Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta cũng có thể có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đó là việc chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội, là việc các cá nhân, tổ chức mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, tín phiếu...để hưởng lợi. đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển. Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng của giá trị tài sản. Chẳng hạn như nhà đầu tư mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia vào hội đồng quản trị của một công ty, các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Khái niệm đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là mộ phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới cho sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ, Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không hề tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Cơ cấu kinh tế: 1.1. Khái niệm: Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chính là kết quả của sự phân công lao động xã hội. + Cơ cấu kinh tế phải được nhìn nhận là một thực thể gồm rất nhiều phần tử hay phân hệ, có cấu trúc và cấu trúc theo kiểu cách nhất định, khi thay đổi kiểu cách kết cấu hay thay đổi cấu trúc thì hệ thống cũng sẽ thay đổi theo cả về hình dạng, tính chất và trình độ của các phần tử trong hệ thống cùng tồn tại và phát triển. Nếu chúng phát triển cùng chiều thì tạo nên sức mạnh cho hệ thống nhưng nếu phát triển trái chiều thì sẽ cản trở lẫn nhau, làm cản trở cho sự phát triển chung của hệ thống. + Khi nói về cơ cấu kinh tế phải nói cả về số lượng (đo bằng tỷ lệ % của các phần tử trong toàn bộ hệ thống) và mặt chất lượng ( mức độ chặt lỏng của mối liên kết giữa các phần tử trong hệ thống), bản chất của cơ cấu gắn chặt với hình thức của nó, quy định hình thức của cơ cấu. Cơ cấu kinh tế có 2 đặc tính: - Biểu hiện hình thức thông qua quan hệ tỷ lệ: tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu ngành. - Biểu hiện nội dung thông qua mối quan hệ giữa các thành phần: chúng tác động qua lại, tương hỗ với nhau như thế nào, quan hệ chặt hay lỏng. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, biến đổi không ngừng. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu các quy luật khách quan, thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. 1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. 1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế: - Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về mặt số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. - Vai trò: Là bộ phận quan trọng nhất trong phân tích CCKT vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Các nhóm ngành kinh tế lớn: + Nông nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là một ngành cơ bản của nền kinh tế, và cũng là một ngành đặc biệt vì đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. + Công nghiệp – xây dựng: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công nghiệp nhẹ (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giầy, hàng tiêu dùng…), công nghiệp nặng (dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng,…) + Dịch vụ: Là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, vận tải, bưu chính – viễn thông, tài chính tiền tệ, dịch vụ tư vấn,... Đối với Việt Nam, đây đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn. - Góc độ xem xét: + Cơ cấu theo nhóm ngành lớn: nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. + Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất: nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. + Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên tính chất sản phẩm cuối cùng: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành dịch vụ. 1.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: - Nền kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức chặt chẽ, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử… đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia. - Các vùng kinh tế xã hội: + Trung du, miền núi Bắc bộ: Là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, giáp Trung Quốc, Lào, liền kề đồng bằng Sông Hồng. Tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế. Cơ sở vật chất kĩ thuật có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. + Đồng bằng Bắc bộ: Sông Hồng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư trong vùng. Là nơi tập trung đông dân cư, đất đai màu mỡ, nơi có những đô thị lớn của nước ta, đặc biệt là có thủ đô Hà Nội, là nơi giao thương lớn, quy tụ nhiều đầu mối giao thông, và cũng là nơi tập trung nguồn lao động dồi dào. + Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, địa hình cũng khá khó khăn. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn khá hạn chế, nhưng thay vào đó là lợi thế có bờ biển trải dài nên thuận tiện cho việc khai thác thủy hải sản và cảng biển, phát triển thành nơi trung chuyển hàng hóa lớn. + Tây Nguyên: Là vùng đất bazan màu mỡ có khí hậu cao nguyên mát mẻ, tuy nhiên mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng. Rừng nơi đây có trữ lượng lớn nhất nước (29.2 %), có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỷ tấn và trữ năng thủy điện tương đối lớn. Đây cũng là vùng được nhà nước rất quan tâm đến đẩy mạnh xói đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.. + Đồng bằng sông Cửu Long: Là vùng trọng điểm lúa của cả nước, giữ vai trò hàng đầu trong đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nơi có vùng biển rộng, ấm quanh năm, hệ thống kênh ngòi chằng chịt cung cấp nhiều loại thủy hải sản. Ngoài biển, vùng còn có nguồn thủy sản nước ngọt lớn. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp khác như luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng… cũng đã và đang phát triển rất mạnh. + Đông Nam Bộ: là vùng giáp Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông, thuận lợi giao thương trong và ngoài nước. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, có thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, đánh bắt hải sản. Phát triển trồng nhiều cây công nghiệp và nông nghiệp có giá trị kinh tế lớn: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía... - Góc độ xem xét: + Cơ cấu theo vùng kinh tế. + Cơ cấu theo khu vực: thành thị và nông thôn. 1.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế: - Là kết quả tổ chức kinh tế theo các hình thức sở hữu kinh tế, gồm nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại lẫn nhau. - Các thành phần kinh tế: + Kinh tế nhà nước: Là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. + Kinh tế cá thể: Là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn sức lao động. + Kinh tế tư bản tư nhân: Là thành phần rất năng động nhạy bén với thị trường, nó có đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng của đất nước. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, luôn được khuyến khích phát triển, hướng mạch vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng. - Góc độ xem xét: + Cơ cấu theo 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể hộ gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. + Cơ cấu theo 2 nhóm: kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1. Khái niệm: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế. - Sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế cũng có thể do sự thay đổi các chính sách và các biến động về mặt xã hội gây nên, nó có thể được thực hiện một cách chủ động, có ý thức hoặc xảy ra trong điều kiện khách quan, có thể không theo dự kiến ban đầu. + CCKT không thể tự thay đổi nếu không có sự tác động từ bên ngoài. + Nếu CCKT chuyển dịch đúng, hợp lý thì đó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; ngược lại nó trở thành yếu tố kìm hãm. Vì vậy CDCCKT là một vấn đề mang tầm quốc gia, đòi hỏi một chương trình hành động thống nhất trên cả nước. 2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Từ khi đất nước đổi mới đến nay, cơ cấu kinh tế nước ta đã có những biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chưa được phát triển đúng mức. Nhìn chung CCKT nước ta còn nhiều bất hợp lý, dẫn tới sản xuất đạt hiệu quả thấp, chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu cần thiết để phát triển đất nước. CDCCKT có vai trò quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất lẫn văn hóa tinh thần cho nhân dân. Từ đó thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 2.3. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Chuyển dịch
Tài liệu liên quan