Đề tài Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa. Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, thiên nhiên mà mỗi quốc gia không thể chỉ dùng nguồn lực trong nước của mình để phát triển. Đặc biệt đối với nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước thì vai trò của hoạt động nhập khẩu ngày càng quan trọng. Nhập khẩu đã cung cấp cho quốc gia những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được, đặc biệt nhập khẩu còn giúp cho nước ta nhập khẩu được những công nghệ tiên tiến trên thế giới phục vụ cho công việc CNH-HĐH đất nước nhằm giải quyết được một trong bèn nguy cơ của nước ta trong giai đoạn hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ đó là nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu vậy nên Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã thành lập công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel nhằm thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị máy móc, công nghệ mới phục vụ cho Bộ Quốc phòng, Tổng công ty và hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đã đạt được những thành tựu khả quan trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, tôi thấy rằng kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty còn chưa tương xứng với khả năng và vai trò của nó trong nền kinh tế. Sở dĩ vậy là có những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó yêu cầu cấp bách của công ty là phải nghiên cứu, khắc phục những khó khăn nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel”. Đề tài này tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, những khó khăn và thuận lợi mà công ty gặp phải từ môi trường kinh doanh, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung được chia làm ba chương sau: Chương 1: Lý luận chung về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Chương 3: Một số giải pháp khai thác các tác động của môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel.

doc82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa. Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, thiên nhiên mà mỗi quốc gia không thể chỉ dùng nguồn lực trong nước của mình để phát triển. Đặc biệt đối với nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước thì vai trò của hoạt động nhập khẩu ngày càng quan trọng. Nhập khẩu đã cung cấp cho quốc gia những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được, đặc biệt nhập khẩu còn giúp cho nước ta nhập khẩu được những công nghệ tiên tiến trên thế giới phục vụ cho công việc CNH-HĐH đất nước nhằm giải quyết được một trong bèn nguy cơ của nước ta trong giai đoạn hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ đó là nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu vậy nên Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã thành lập công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel nhằm thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị máy móc, công nghệ mới phục vụ cho Bộ Quốc phòng, Tổng công ty và hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đã đạt được những thành tựu khả quan trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, tôi thấy rằng kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty còn chưa tương xứng với khả năng và vai trò của nó trong nền kinh tế. Sở dĩ vậy là có những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó yêu cầu cấp bách của công ty là phải nghiên cứu, khắc phục những khó khăn nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel”. Đề tài này tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, những khó khăn và thuận lợi mà công ty gặp phải từ môi trường kinh doanh, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung được chia làm ba chương sau: Chương 1: Lý luận chung về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Chương 3: Một số giải pháp khai thác các tác động của môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Chương 1 Lý luận chung về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hiệu quả nhập khẩu I.Môi trường kinh doanh 1.Khái niệm về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là một phạm trù rất phức tạp và có nhiều cách tiếp cận rất khác nhau. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp, các công ty đều chịu sự tác động của môi trường kinh doanh. Vậy môi trường kinh doanh là gì? Chưa có một khái niệm chính xác và toàn diện về môi trường kinh doanh. Theo nghĩa đen thuật ngữ môi trường kinh doanh nó dùng để thể hiện một không gian hữu hạn các sự vật hiện tượng nhất định, môi trường là một thực thể phức tạp và nó luôn luôn biến đổi. Môi trường kinh doanh có thể hiểu một cách đơn giản là một khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh doanh. Nã bao gồm tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài, mang tính khách quan và chủ quan, nó vận động và tương tác lẫn nhau, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh còng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tác động này có thể thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh vừa tự vận động lại vừa tác động qua lại với nhau trở thành ngoại lực chính cho sự vận động biến đổi của môi trường kinh doanh. Các nhân tố rất đa dạng, phong phó. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ thụ động chịu sự tác động từ môi trường kinh doanh mà chính nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi môi trường kinh doanh. 2.Ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh Nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh là điều kiện cần thiết, song bởi tính đồ sộ của nó nên người ta đã nghiên cứu các nhóm nhân tố trong một chõng mực coi chóng là một môi trường bộ phận của một môi trường tổng thể. Việc phân tích môi trường kinh doanh là một việc hết sức khó khăn và phức tạp nên đòi hỏi người phân tích phải có sự nhìn nhận trên các góc độ khác nhau. Nhìn nhận một cách tổng thể về môi trường kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phân ước tính đồng bộ các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh để từ đó khai thác triệt để các lợi thế đồng thời ngăn ngõa những hạn chế có thể xảy ra. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp suy cho cùng chỉ hoạt động trong một miền kinh doanh nhất định, cho nên việc nghiên cứu, phân tích môi trường là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định cho mình miền kinh doanh phù hợp. Do giới hạn về miền kinh doanh nên từ môi trường tổng thể, nó trợ giúp cho doanh nghiệp biết sẽ phải chịu các tác động chủ yếu nào, các mức độ hoạt động của chúng. Kết quả nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh là một căn cứ cực kỳ quan trọng cho việc xác định các chiến lược và chính sách dài hạn của công ty. Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận và chúng có thể thay đổi, chuyển hóa ng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Những yếu tố của môi trường có thể có những điểm trùng nhau ng những sự phát triển của nó có sự đan xen với nhau và hỗ trợ qua lại. Môi trường kinh doanh được xem xét trong những giai đoạn nhất định và thường gắn chặt với chiến lược kinh doanh của công ty. Môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel nã bao gồm môi trường bên ngoài, môi trường bên trong và môi trường cạnh tranh. Trong hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel thì môi trường bên ngoài và môi trường cạnh tranh mang tính chất khách quan nên công ty không thể hoặc khó có thể kiểm soát được chúng cho nên công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel luôn luôn cần phải phân tích các yếu tố trong môi trường kinh doanh của mình. Việc nghiên cứu phân tích các nhân tố trong môi trường kinh doanh giúp công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel nhận thức một cách rõ ràng về bản thân doanh nghiệp mình. Việc phân tích đó còn giúp công ty xác định được những thời cơ những thách thức, nắm được những xu hướng vận động của chúng nắm được tình hình của đối thủ cạnh tranh. Qua phân tích về môi trường kinh doanh công ty có thể rót ra những bài học, cách thức, hướng đi phù hợp với thực trạng của công ty mình. Đây có thể coi là khâu then chốt để công ty có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Là nền tảng cho việc ra những mục tiêu và đảm bảo sự thành công của những chiến lược kinh doanh để đạt được những mục tiêu đó. 3.Các loại môi trường kinh doanh 3.1.Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1.Môi trường quốc tế Trước đây cơ chế kinh tế nước ta là cơ chế đóng, hoạt động kinh doanh của các đối thủ khi đó Ýt chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu thế mang tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập và mở cửa, nền kinh tế nước ta trở thành một phân hệ mở của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi về nền chính trị thế giới; những quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp và các thông luật quốc tế; những thay đổi về các yếu tố kỹ thuật công nghệ và yếu tố văn hóa xã hội của các nước trên thế giới … đều tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các nước trên thế giới và đặc biệt là các công ty thương mại và xuất nhập khẩu. 3.1.2.Môi trường kinh doanh quốc gia * Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế. Cá nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định, tạo nên môi trường kinh doanh và thông qua môi trường kinh doanh các yếu tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Các nhân tố kinh tế tác động hiệu quả kinh doanh nhập khẩu gồm có: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của các tầng líp dân cư tăng lên, đồng nghĩa với khả năng thanh toán của họ cũng tănglên và sức mua một số hàng hóa tăng lên và đây là cơ hội kinh doanh tốt cho công ty. Mặt khác nó còn chứng tỏ một điều rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, có khả năng mở rộng cơ sở sảm xuất với nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và làm tăng khả năng cạnh tranh của daonh nghiệp với các doanh nghiệp khác ở nước ngoài qua đó tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước: trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thf sự biến độnh của tỷ giá hối đoái nó tác động trực tiếp tới giá trị của hàng hóa nhập khẩu và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán quôc tế của các công ty thương mại và xuất nhập khẩu điều này cũng gây tác động hai chiều tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. * Các nhân tố chính trị , luật pháp: Chính trị và luật pháp chính là những yếu tố chính tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định, chính sách luật pháp rõ ràng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi với sự công bàng và bình đẳng cho các doanh nghiệp, các nỗ lực của doanh nghiệp được nghi nhậnvà bảo hộ tốt khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và qua đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Các nhân tố về văn hóa xã hộ: văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc tới hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp . chính phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc tới cơ cấu nhu cầu và cầu của thị trường về hàng hóa. Văn hóa xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành môi trường văn hóa của công ty, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư sử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như khách hàng . nếu công ty xây dựng được văn hóa tốt xẽ tạo ra không khí làm việc thuận lợi các nhân viên có thể vui lòng giúp đỡ nhaui trong công việc để cùng nhau hoàn thành tốt từng công việc của mình qua đó hoàn thành tốt công việc mà cấp trên giao phó nâng cao năng xuất nao động từng cá nhân để tạo hiệu quả kinh doanh của công ty ngay một tốt hơn. 3.2.Môi trường bên trong doanh nghiệp 3.2.1.Về trình độ tổ chức, quản lý của công ty: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì yếu tố quản lý trong doanh nghiệpkhông thể không được chú trọng, bởi vì trong điều kiện cành tranh khốc liệt nếu người quản lý không sáng suốt thì tất yêu sẽ gặp thất bại trong kinh doanh. đặc biệt trong giai đoạn hiện naykhi mà đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, với những tiềm lực vô cùng mạnh.Điều này lại đòi hỏi đội ngò lãnh đạo, quản lý phải linh hoạt, nhậy bén, có thể chớp lấy được thời cơ , vượt qua được những thách thức trong kinh doanh để đem lại thành công cho doanh nghiệp. Trong tổ chức quản lý cần phải coi trọng khâu nhập khẩu hàng đầu vào và tiêu thụ hàng nhập khẩu. đối với khâu mua hàng(nhập khẩu), nếu cán bộ có trình độ quản lý tốt thì sẽ mua được đúng hàng , đúng thời điểm, đúng nhu cầu, còn ở khaua tiêu thụ thì sẽ giúp công ty nhanh chóng tiêu thụ đưpực những hàng há nhập về , thu hồi vốn nhanh đẻ phục phụ cho quá trình tái đầu tư. Nh­ vậy tổ chức tốt khâu trên xẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động nhạp khẩu, từ thực tế đó, trình độ tổ chức trong hoạt động nhập khẩu được nâng cao thông qua sự phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 3.2.2.Về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là do bộ phận chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty , con người là yếu tố được đặt nên hàng đầu. Nguồn nhân lực được đấnh giá thông qua các chỉ tiêu về chất lượngvà số lượng. Số lượng nguồn nhân lự trong công ty dùa vào quy mô lớn hay nhỏ của công ty, phụ thuộc vào tính chất công việc, loại hình công ty. Còn chất lượng nguồn nhan lực thông quakhả nằg thực hiện công việc, năng xuất , hiệu quả công việc. Tất cả các chủ thể đó lại được đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ của công nhân viên…nguồn nhân lực của công ty là yếu tố mang tính chất quyết định chật lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty, cho nên việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngò lao động cần được coi trong, cần có các biện pháp đẻ khuến khích để động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ nâng cao năng xuất lao động qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.2.3.Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật củ công ty là các công cụ để các nhân viên các giao dịch kinh doanh của mình như địa điểm, máy móc, trang thiết bị…nếu công ty có cơ sở vật chất tốt thì sẽ giúp cho công ty có được một môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên tạo tâm lý làm việc cho nhân viên được thoải mái qua đó nâng cao năng xuất làm việc cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. II.Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 1.1. Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại vững mạnh, ổn định và phát triển lâu dài, trang trải vốn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống người lao động, vừa bảo đảm cho sự phát triển độc lập của doanh nghiệp vừa thoả mãn những đòi hỏi của xã hội thì không còn cách nào khác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả và không ngừng phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. vậy, hiệu quả kinh doanh là gì ? Theo nghĩa tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ năng lực quản lý, sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiện nay, khó có thể tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh, đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và tuỳ theo góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Quan niệm thứ nhất: Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Theo quan niệm này hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Với quan niệm này, hiệu quả biểu hiện được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường còng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, thể hiện được một cách trực tiếp nhất toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của quan niệm này đồng nghĩa với việc cho rằng doanh thu bằng nhau thì hiệu quả thu được là nhau và doanh thu càng tăng là càng hiệu quả, mà không phản ánh được mức độ sử dụng các chi phí đầu vào để đạt được doanh thu đó và khó giải thích được doanh thu tăng là do tăng chi phí đầu vào. Nếu với cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng cho là có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ tăng của chi phí. Quan niệm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả kinh doanh thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”, chính là lợi nhuận (lãi, lỗ) từ hoạt động kinh doanh. Ưu điểm của quan niệm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả của hiệu quả kinh tế. Nó đã gắn được kết quả với với toàn bộ chi phí, có hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quan niệm này chưa phản ánh được tương quan giữa lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, ng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luồn vận động. Có những trường hợp doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn ng chi phí cũng lớn và doanh nghiệp có doanh thu nhá ng chi phí thấp cho nên chỉ tiêu lợi nhuận đạt được chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quan niệm thứ ba: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí ”. Quan niệm này đã biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí đã tiêu hao. Nghĩa là đánh giá được trình độ sử dụng các yếu tố tăng thêm đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở các yếu tố sẵn có. Xem xét xem kết quả tăng thêm đó là do tăng thêm nhiều hay Ýt chi phí đầu vào. Cho phép ta thấy được sự tác động trực tiếp của sự tăng lên của yếu tố đầu vào với kết quả thể hiện doanh nghiệp có nên mở rộng kinh doanh tăng chi phí kinh doanh hay không. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả kinh doanh và phần tăng thêm của chi phí, nó không xem xét đến phần chi phí và kết quả ban đầu. Do đó theo quan niệm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả tăng thêm mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Quan điểm thứ tư: Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Quan điểm này phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ với kết quả tạo ra, để xem xét mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Quan niệm thứ năm cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà trước tiên là đảm bảo yêu cầu về mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp”. Quan niệm này có ưu điểm là đã bám sát được mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn ở đây là khó có thể đo lường chính xác được hiệu quả trên phương diện này. Vậy, từ việc phân tích các quan điểm trên có thể hiểu khái quát hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu với chi phí thấp nhất. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Hai phạm trù này khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả kinh doanh là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giơ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật có thể là tấn, kg, m2… hoặc đơn vị giá trị đồng, triệu đồng, ngoại tệ… Thể hiện quy mô của doanh nghiệp, uy tín, danh tiếng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Trong khi đó hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực. Mà trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể phản ánh được bằng số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Tránh nh
Tài liệu liên quan