Khi ra đời, GATT 1947 vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm nông nghiệp, nhưng Hiệp định này cũng có những kẽ hở. Chẳng hạn, nó cho phép các nước được áp dụng một số biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp. Hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp do đó đã bị bóp méo, đặc biệt là do trợ cấp xuất khẩu. Vòng đàm phán Urugoay đã cho ra đời một hiệp định đa biên đầu tiên về lĩnh vực này - Hiệp định về nông nghiệp. Hiệp định này đánh dấu một bước phát triển đáng kể, hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong một lĩnh vực. Hiệp định đã được thực hiện trong vòng sáu năm (và được các nước đang phát triển triển khai với thời hạn 10 năm) kể từ năm 1995. Hiệp định còn bao gồm các cam kết tiếp tục cải tổ trên cơ sở tiến hành các cuộc đàm phán mới. Các cuộc đàm phán này đã được khởi động từ năm 2000 như Hiệp định về nông nghiệp quy định nhưng đến nay, các cuộc đàm phán về nông nghiệp vẫn luôn là đề tài gây nhiều căng thẳng giữa các nước thành viên WTO.
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Các luật chơi cơ bản của WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản
Khi ra đời, GATT 1947 vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm nông nghiệp, nhưng Hiệp định này cũng có những kẽ hở. Chẳng hạn, nó cho phép các nước được áp dụng một số biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp. Hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp do đó đã bị bóp méo, đặc biệt là do trợ cấp xuất khẩu. Vòng đàm phán Urugoay đã cho ra đời một hiệp định đa biên đầu tiên về lĩnh vực này - Hiệp định về nông nghiệp. Hiệp định này đánh dấu một bước phát triển đáng kể, hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong một lĩnh vực. Hiệp định đã được thực hiện trong vòng sáu năm (và được các nước đang phát triển triển khai với thời hạn 10 năm) kể từ năm 1995. Hiệp định còn bao gồm các cam kết tiếp tục cải tổ trên cơ sở tiến hành các cuộc đàm phán mới. Các cuộc đàm phán này đã được khởi động từ năm 2000 như Hiệp định về nông nghiệp quy định nhưng đến nay, các cuộc đàm phán về nông nghiệp vẫn luôn là đề tài gây nhiều căng thẳng giữa các nước thành viên WTO.
1.1. Các quy định cơ bản cuả Hiệp định về nông nghiệp
- Hiệp định về nông nghiệp có mục tiêu cải cách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và củng cố vai trò của thị trường nông sản quốc tế trong điều tiết định hướng chính sách nông nghiệp quốc gia. Hiệp định còn giúp nâng cao khả năng dự báo các rủi ro và mức độ an toàn cho các nước nhập khẩu cũng như các nước xuất khẩu nông sản.
- Các quy định của Hiệp định và các cam kết của các nước tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tiếp cận thị trường ( Market Access) và các hạn chế nhập khẩu;
+ Hỗ trợ trong nước (Domestic Support), trợ cấp (Subsidies) và các chương trình khác, kể cả những chương trình nhằm tăng hoặc bảo đảm giá cả sản xuất và thu nhập cho người làm nông nghiệp;
+ Trợ cấp xuất khẩu ( Export Subsidies) và các phương pháp khác nhằm có được một cách giả tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Hiệp định về nông nghiệp cho phép các chính phủ hỗ trợ khu vực nông thôn bằng những biện pháp tác động tối thiểu đến thương mại. Hiệp định còn có một điều khoản “hoà hoãn” nhằm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp hoặc bất đồng về trợ cấp nông sản trong vòng chín năm, cho đến cuối năm 2003.Hiệp định cũng tỏ ra mềm dẽo đối với việc triển khai các cam kết quốc gia. Các nước đang phát triển không bị buộc phải giảm trợ cấp hoặc thuế quan xuống ngang bằng với mức các nước phát triển áp dụng. Hiệp định hơn thế nữa còn cho các nước đang phát triển có thêm thời gian để thực hiện các cam kết của mình. Các nước kém phát triển hoàn toàn không bị ràng buộc gì. Có một số điều khoản đặc biệt quy định về lợi ích của các nước phải nhập khẩu lương thực thiết yếu và đề cập đến những mối quan tâm của các nước kém phát triển.
- Về một số quy định cụ thể, tại Vòng đàm phán Urugoay về việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các nước thoả thuận được nội dung cụ thể như sau:
+ Mức độ giảm trợ cấp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp là:
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
6 năm (1995 - 2000) 10 năm (1995 - 2005).
Thuế quan
Mức giảm trung bình đối với -36% - 24%
tất cả các sản phẩm nông nghiệp
Mức giảm tối thiểu với mỗi sản phẩm - 15% - 10%
Hỗ trợ trong nước
Giảm tổng mức hỗ trợ dối với toàn bộ lĩnh vực -20% -13%
(giai đoạn được tính làm cơ sở:1986 - 1990)
Xuất khẩu
Giá trị trợ cấp -36% -24%
Khối lượng được trợ cấp (giai đoạn được tính -21% -14%
làm cơ sở: 1986-1990)
Các nước kém phát triển không phải đưa ra cam kết về giảm thuế quan hoặc giảm trợ cấp.
Cơ sở để tính mức độ giảm thuế là thuế suất trần trước ngày 01/01/1995, hoặc đối với những mức thuế chưa được cam kế, thì thuế suất được áp dụng thực tế vào tháng 9/1986, khi bắt đầu Vòng đàm phán Urugoay.
+ Về mở cửa thị trường, nguyên tắc mới đối với mở cửa thị trường nông sản là “chỉ áp dụng thuế quan mà thôi”. Trước Vòng đàm phán Urugoay, việc nhập khẩu một số nông sản bị hạn chế bởi các hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan khác. Tuy nhiên, các biện pháp này đã được thay thế bằng thuế quan. Thuế quan cho phép bảo đảm một mức bảo hộ tương đương: nếu biện pháp trước đây sẽ làm tăng 75% giá hàng hoá trên thị trường nội địa so với giá trên thị trường thế giới, thì thuế suất mới áp dụng có thể lên đến 75% (cách thức chuyển hạn ngạch và các biện pháp phi quan thuế khác sang thuế quan còn được gọi là quá trình “thuế hoá”).
Hiệp định cũng quy định những nông sản đã được nhập khẩu trước khi Hiệp định có hiệu lực thì có thể vẫn tiếp tục được nhập khẩu nhờ vào một Hệ thống “Hạn ngạch -Thuế quan”. Hiệp định bảo đảm sẽ không áp dụng mức thuế quá cao đối với một lượng nông sản nhập khẩu bổ sung nào đó: đối với một lượng nông sản nhập khẩu trong hạn ngạch thì thuế quan áp dụng sẽ thấp hơn, còn đối với lượng nông sản nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thì thuế quan áp dụng sẽ cao hơn (thậm chí đôi khi còn cao hơn rất nhiều).
Biểu đồ minh hoạ Hạn ngạch -Thuế quan ( Tariff-Quota)
Mức Thuế quan Giới hạn Hạn ngạch
80% Ngoàigiới hạn hạn ngạch
Thuế suất áp dụng :80%
10% Trong giới hạn hạn ngạch Thuế suất áp dụng: 10%
1000 tấn khối lượng nhập khẩu
Theo Biểu đồ minh hoạ này, nông sản nhập khẩu trong giới hạn Hạn ngạch (cho đến 1000 tấn) thì được hưởng thuế suất 10%. Lượng nông sản nhập khẩu ngoài Hạn nghạch thì phải chịu thuế suất 80%. theo Hiệp định về nông nghiệp, giới hạn hạn ngạch ở mức 1000 tấn được tính toán dựa trên lượng nông sản nhập khẩu trong giai đoạn cơ sở hoặc trên mức độ mở cửa tối thiểu đã được thương lượng.
Những cam kết mới về thuế quan và hạn ngạch thuế quan được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1995. Các nước tham gia Vòng đàm phán Urugoay đã đạt được thoả thuận theo đó các nước phát triển sẽ giảm thuế quan trung bình 36% (còn đối với trường hợp sử dụng hạn ngạch thuế quan, thì phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể đến mức cao nhất đối với khối lượng nông sản vượt quá hạn ngạch) chia đều trong sáu năm. Các nước đang phát triển sẽ giảm thuế quan trung bình 24% trong 10 năm. Một số nước đang phát triển cũng đã chọn phương án chào các mức thuế trần đối với những sản phẩm mà thuế quan chưa được “ràng buộc” (tức mức thuế quan chưa được cam kết theo các quy định của Hiệp định GATT hoặc WTO) trước Vòng đàm phán Urugoay. Các nước kém phát triển không phải cam kết giảm thuế quan. Tuy vậy, các mức giảm thuế quan này không thấy xuất hiện trong Hiệp định về nông nghiệp. Các nước tham gia đàm phán đã sử dụng chúng làm cơ sở để xây dựng danh mục cam kết của mình. Đó là những cam kết được nêu lại trong các Danh mục đính kèm các hiệp định của WTO có tính ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế.
Đối với những nông sản trước kia bị hạn chế bằng hạn ngạch nay bị áp thuế quan, thì các nước được phép áp dụng những biện pháp khẩn cấp đặc biệt (gọi là “Tự vệ đặc biệt”- Special Safeguards) nhằm bảo vệ nông dân trước việc giá cả sụt giảm đột ngột hay việc nông sản nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, Hiệp định cũng nêu rõ khi nào thì các biện pháp khẩn cấp này có thể được áp dụng và được áp dụng các biện pháp khẩn cấp này như thế nào (chẳng hạn, các biện pháp này không được áp dụng đối với nông sản nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch-thuế quan).
Đến nay đã có bốn nước sử dụng các điều khoản về “đối xử đặc biệt” (Special Treatment) để hạn chế nhập khẩu các nông sản đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là gạo) trong giai đoạn triển khai Hiệp định (tới năm 2000 đối với các nước phát triển và 2004 đối với các nước đang phát triển), nhưng phải thoả mãn một số điều kiện rất nghiêm ngặt, đặc biệt là việc phải bảo đảm mức độ mở cửa tối thiếu đối với các nhà cung ứng nước ngoài. Các nước đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippin (đối với nhập khẩu gạo), và Ixraen (đối với nhập khẩu thịt cừu, sữa bột nguyên chất và một số loại phomát). Đến nay, Nhật Bản và Ixraen đã bỏ đặc quyền này. Nhưng một thành viên mới của WTO là Đài Loan thì vẫn đang được hưởng quyền ưu đãi đặc biệt này trong nhập khẩu gạo, giống như Hàn Quốc và Philippin.
+ Về hỗ trợ trong nước (Domestic Support), các biện pháp hỗ trợ giá trong nước hoặc hỗ trợ sản xuất thường bị chỉ trích là khuyến khích sản xuất dư thừa, dẫn tới đẩy lùi các nông sản nhập khẩu ra khỏi thị trường nội địa, kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới. Hiệp định về nông nghiệp phân biệt rõ các chương trình hỗ trợ có tác dụng kích thích trực tiếp sản xuất với các chương trình bị coi là không có tác động trực tiếp.
Các nước buộc phải giảm bớt những biện pháp có tác động trực tiếp tới sản xuất và trao đổi hàng hoá. Các nước thành viên WTO ước tính mức hỗ trợ mỗi năm cho nông nghiệp dưới dạng này (bằng việc sử dụng cái gọi là tính toán theo “biện pháp hỗ trợ cộng dồn tổng thể”- Total AMS) trong giai đoạn cơ sở 1986-1988. Các nước phát triển đã chấp nhận giảm 20% trong vòng sáu năm kể từ năm 1995. Các nước đang phát triển thì cam kết giảm 13% trong vòng mười năm kể từ năm 1995. Các nước kém phát triển không bị bắt buộc phải giảm. (Hình thức hỗ trợ trong nước này đôi khi còn được gọi là hỗ trợ “hộp vàng”, liên tưởng đến hình ảnh đèn giao thông màu vàng báo hiệu cần phải đi “chậm lại”).
Các biện pháp hỗ trợ ít gây ảnh hưởng tới trao đổi nông sản có thể được tự do thông qua và được xếp vào loại hỗ trợ “hộp xanh” (giống như tín hiệu đèn xanh cho phép tiếp tục lưu thông). Các biện pháp này bao gồm những dịch vụ của chính phủ về nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh, giám định, phân cấp những sản phẩm riêng biệt trong nông nghiệp, dịch vụ tiếp thị và xúc tiến; xây dựng cơ sở hạ tầng và an ninh lương thực; đóng góp của chính phủ trong chương trình bảo hiểm thu nhập và chế độ bảo đảm thu nhập; các khoản trợ cấp về thiên tai; những khoản trợ giúp nông dân điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; những khoản chi trả trực tiếp theo chương trình bảo vệ môi trường và chương trình hỗ trợ phát triển các vùng, khu vực kém phát triển;
Các biện pháp hỗ trợ sau cũng được phép áp dụng: một số khoản chi trả trực tiếp cho nông dân khi họ bị buộc phải hạn chế sản xuất nông sản (có lúc được gọi là các biện pháp hỗ trợ “hộp xanh lam/ hổ phách”), một số chương trình trợ giúp của chính phủ nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn tại các nước đang phát triển và các biện pháp hỗ trợ khác có quy mô nhỏ (nguyên tắc “minimis”) không đáng kể so với tổng giá trị một loại sản phẩm hoặc tất cả các sản phẩm được trợ cấp (dưới 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển).
+ Về trợ cấp xuất khẩu ( Export Subsidies), Hiệp định về nông nghiệp cấm việc trợ cấp cho xuất khẩu nông sản, trừ phi chúng được nêu rõ trong các danh mục cam kết của các nước thành viên. Trong trường hợp đó, các nước sẽ bị buộc phải giảm đồng thời mức trợ cấp và khối lượng nông sản xuất khẩu được trợ cấp. Với cơ sở là mức trợ cấp trung bình của giai đoạn 1986-1990, các nước phát triển chấp nhận giảm 36% giá trị các khoản trợ cấp nông sản xuất khẩu trong vòng sáu năm kể từ năm 1995 (24% trong vòng 10 năm đối với các nước đang phát triển). Các nước phát triển cũng thoả thuận giảm 21% khối lượng nông sản xuất khẩu được trợ cấp trong vòng sáu năm (14% trong vòng 10 năm đối với các nước đang phát triển). Các nước kém phát triển không cần phải có bất cứ cam kết gì về vấn đề này.
Trong quá trình thực hiện, các nước đang phát triển vẫn được phép sử dụng trợ cấp nhất định nhằm mục đích giảm chi phí bán và vận chuyển các nông sản xuất khẩu, nhưng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
1.2. Quy định về các nước kém phát triển và các nước phải lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu
Hiệp định về nông nghiệp quy định các thành viên của WTO phải giảm dần lượng nông sản xuất khẩu được trợ cấp. Tuy vậy, một số nước nhập khẩu vẫn đang bị lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu giá rẻ và được trợ cấp của các nước công nghiệp chủ chốt. Trong số đó có một vài nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Tuy giá cả tăng, nhờ cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, có thể có tác động tốt tới ngành sản xuất nông nghiệp của họ, nhưng các nước này có thể vẫn cần được giúp đỡ tạm thời để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết giúp họ thanh toán hàng hoá nhập khẩu đắt đỏ và nếu được thì tiến tới xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của mình. Một quyết định đặc biệt cấp bộ trưởng đã nêu ra những mục tiêu và một số biện pháp liên quan đến việc trợ giúp lương thực và trợ giúp phát triển nông nghiệp. Quyết định này cũng nêu khả năng Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thanh toán lương thực nhập khẩu.
2. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam và Cam kết của Việt Nam với WTO về nông nghiệp
2.1. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khác nhau, thì trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp Việt Nam luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và GDP dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp Việt Nam bình quân cả giai đoạn 1995-2007 khoảng 4% một năm. Sau khi vào WTO được một năm, tốc độ này có giảm một chút so với trước, đạt 3,25% (năm 2006 đạt 3,4%).
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy nông nghiệp từng bước nhường vị trí làm cơ sở phát triển kinh tế cho các ngành khác. Nông nghiệp chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của toàn nền kinh tế (từ 27% năm 1995 xuống còn 20% năm 2007). Trong bốn phân ngành nông nghiệp thì có hai phân ngành là Thuỷ sản và Trồng trọt tăng trưởng khá ổn định, còn Chăn nuôi thì tăng trưởng không đồng đều giữa các loại gia súc, gia cầm và đôi khi còn bị các dịch bệnh hoành hành gây tổn thất lớn. Phân ngành Lâm nghiệp thì có nhiều cố gắng để tăng diện tích rừng nhưng về cơ bản cũng không bảo đảm đủ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trong nước.
Chính sách thương mại nông sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam vào ASEAN, APEC, ký Hiệp định thương mại với Hoa kỳ và gia nhập WTO. Trong chính sách nhập khẩu, cơ cấu Thuế quan có thay đổi lớn, chẳng hạn, theo CEPT/AFTA trong ASEAN, số dòng thuế nông sản nhập khẩu là 1182 dòng, mức thuế quan bình quân là 3,85%; theo VN-USBTA, số dòng thuế nông sản nhập khẩu là 448 dòng, mức thuế quan bình quân là 27,26 %; theo AC-FTA ( không thực hiện Chương trình thu hoạch sớm), số dòng thuế nông sản nhập khẩu là 1162 dòng, mức thuế quan bình quân là 15 %. Việt Nam bãi bỏ cơ chế cấm nhập khẩu nông sản mà thay vào đó cơ chế thuế quan nhập khẩu nhưng mức thuế quan nhập khẩu nói chung là thấp. Việt Nam đã loại bỏ việc áp dụng quy định về trị giá tối thiểu dùng để tính thuế nhập khẩu và phụ thu nhập khẩu... Trong chính sách xuất khẩu, Việt Nam đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản chính như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, chè, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây tre; mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho mọi thành phần kinh tế; loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu nông sản; bỏ giấy phép của Bộ Thương mại về xuất khẩu nông sản...Trong chính sách sản xuất nội địa, áp dụng cơ chế khuyến nông, hỗ trợ nông nghiệp theo cam kết với WTO.
Nhìn chung, sau một năm gia nhập WTO, sản xuất nông nghiệp Việt Nam có tăng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh (đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2007), một số sản phẩm có được vị thế khá cao trong thương trường quốc tế (hạt tiêu giữ vị trí số một; cà phê, hạt điều, gạo- giữ vị trí số 2; cao su- thứ 4; chè- thứ 7...trong năm 2007) thương mại nông sản tiếp tục xuất siêu.
2.2. Cam kết của Việt Nam với WTO về nông nghiệp
Theo quy định của Hiệp định về nông nghiệp và cam kết tại Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế trong lĩnh vực nông nghiệp kể từ khi gia nhập WTO. Việt Nam tuy vậy vẫn có quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng quan trọng là trứng, đường, thuốc lá và muối. Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu được quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này, đặc biệt là quyền đối với các hỗ trợ nông nghiệp trong nước. Đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm, như một số hình thức hỗ trợ lãi xuất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản v.v.. (trợ cấp "hổ phách"), nhìn chung ta duy trì được trợ cấp của Nhà nước cho người sản xuất nông sản ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm được một khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng/năm của Nhà nước cho người sản xuất nông sản. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.
Các loại trợ cấp mang tính khuyến nông, phát triển thủy lợi là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp, được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
Về mức thuế bình quân đối với hàng nông sản, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hàng nông sản theo lộ trình, giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 05 năm.
(Xem thêm: Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới- WTO- của Việt Nam. NXB CTQG Hà nội 2006; Biểu CLX- CHXHCN Vietnam, Phần I, Mục1; Phần IV)
3. Bước đầu đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
3.1. Nhận xét chung
Gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Bước đầu có thể thấy một số tác động tích cực và không tích cực của việc gia nhập WTO đối với ngành nông nghiệp như sau:
a, Về tác động tích cực ,
- Tạo ra khuôn khổ pháp lý ốn định lâu dài, minh bạch công khai, có thể dự báo được các rũi ro trong thương mại nông sản cho các nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam và các nước;
- Tạo cơ hội tốt cho các nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam thâm nhập vào thị trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc tế. Tạo cơ hội cho các hộ nông dân Việt Nam có cách suy nghĩ mới, cách làm ăn mới khi Việt Nam là thành viên của WTO;
- Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn, lành mạnh hơn cho các nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam và các nước tham gia vào thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, ốn định tình hình kinh tế-xã hội trong nước, ổn định chính trị.
b, Về tác động không tích cực ,
- Tạo sức ép đối với các hộ gia đình nông dân, đối với mọi nhà sản xuất, kinh doanh Việt Nam, đặc biệt là những hộ bị tác động của quá trình đô thị hoá, những hộ có vốn nhỏ hoặc nguồn lực hạn chế;
- Tác động lên chính sách và cơ chế điều hành của quốc gia, tác phong làm việc của các cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức trực tiếp xử lý các vấn đề hội nhập quốc tế của ngành nông nghiệp;
- Tác động đến cơ chế phối hợp liên ngành, cơ chế hợp tác sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh nông sản Việt Nam và các nước theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO.
Nông nghiệp Việt Nam sau một năm gia nhập WTO: Xuất khẩu thuận lợi
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản. Đến thời điểm này (10.2007), kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt 10,5 tỷ USD. So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20%. Đến hết tháng 10/2007, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉ năm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷ USD). Trong tuần đầu của tháng 11, cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,55 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuất khẩu của cả năm). Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD. Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu nông sản. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu