Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và thuận lợi.
Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời, trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án.
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8692 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là giai đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và thuận lợi.
Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụng nhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đồng thời, trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bị can. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạng thái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án.
Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều điều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương pháp này. Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách cụ thể và kĩ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, qui trình thực hiện tác động tâm lý đến bị can. Từ thực tế áp dụng, chúng tôi đề cập đến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Đặc điểm tâm lý của các chủ thể trong quá trình thực hiện tác động cũng như những phương pháp tác động tâm lý thường xuyên được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung. Bản khoá luận không nghiên cứu hỏi cung bị can như là một chiến thuật và phương pháp trong hoạt động hỏi cung bị can của khoa học điều tra hình sự, đồng thời cũng không nghiên cứu hỏi cung bị can theo góc độ của khoa học luật tố tụng hình sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu hồ sơ là chủ yếu.
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tác động tâm lý.
Nghiên cứu hồ sơ: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 20 biên bản hỏi cung bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nam Định đã tiến hành năm 2006 và năm 2007.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương:
- Chương I: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Chương II: Cơ sở của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
- Chương III: Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm tác động
Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại được nếu như không có những tác động đến cá nhân khác hay đến cộng đồng của mình. Sự tác động này diễn ra cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng những cách thức khác nhau. Tác động tâm lý là một hình thức trong vô số các hình thức tác động qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ. Hoạt động này được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức, phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động.
Trong từ điển Tiếng Việt, tác động đựơc hiểu là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định [11, tr.851]. Vậy tác động là một khái niệm rộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự biến đổi (nội dung, hình thức,…) đều có thể được coi là tác động, trong đó tác động đến con người là hình thức phức tạp nhất.
Còn trong Từ điển Tâm lý học do A.V.Petơrovxki và M.G. Iarosevxki chủ biên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc thông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác” [9, tr.58].
Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên ngoài đều phải thông qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định. Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp một cách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động.
1.2. Khái niệm tác động tâm lý
Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động phức tạp. Xung quanh khái niệm này còn có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một tác giả đưa ra khái niệm tác động tâm lý đã nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khác nhau. Chẳng hạn:
Tác giả L.V.Petrenco cho rằng: “Tác động tâm lý được hiểu là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau…” [10, tr.89].
Còn theo tác giả Trương Công Am, tác động tâm lý là hoạt động tích cực và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay của một bộ phận khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thành hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [2, tr.12].
Theo tác giả Đặng Thanh Nga thì tác động tâm lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hay xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định [8, tr.26].
Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làm chuyển biến đời sống tâm lý của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lý của con người.
Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặt tâm lý đối với người bị tác động. Tác động tâm lý cũng không giống như các hình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: Tra tấn, đánh đập, nhục hình,…Tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp tự giác. Bởi tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn biến một con người từ thái cực này đến thái cực khác của cuộc sống. Bởi vậy, tác động tâm lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong hoạt động bảo vệ pháp luật, tác động tâm lý được sử dụng trong nhiều giai đoạn điều tra mà điển hình là hoạt động hỏi cung bị can.
1.3. Khái niệm hỏi cung bị can
Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, giai đoạn điều tra đóng vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạt động hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Hoạt động hỏi cung bị can có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ quan điều tra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất và mức độ như thế nào.
Theo Điều 1 bản “Chế độ công tác xét hỏi bị can” thì hoạt động hỏi cung được hiểu là một biện pháp công khai, trực diện đối với bị can nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và đồng bọn; hoặc những vấn đề khác mà họ biết [20, tr.3].
Trong Từ điển Luật học, hỏi cung bị can được hiểu là hoạt động tố tụng do điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội [17, tr.371].
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên có viết: “Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can” [11, tr.295].
Theo quan điểm của tác giả Trương Công Am, thì hỏi cung bị can là hoạt động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành bằng cách tác động trực tiếp vào tâm lý bị can nhằm mục đích thu được lời khai trung thực, đúng đắn và đầy đủ về hành vi của bị can và đồng bọn cũng như những tin tức cần thiết khác góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án [1, tr.11].
Theo tác giả Nguyễn Huy Thuật thì hoạt động hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập, mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm về những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [13, tr.152].
Còn theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện thì hỏi cung bị can là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó [4, tr.103].
Trong giáo trình Tâm lý học tư pháp do tác giả Đặng Thanh Nga chủ biên có viết: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự” [8, tr.162].
Trên thực tế, hoạt động hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật. Theo Điều 19 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội”.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin mà bị can cung cấp [16, tr.105]. Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối. Quá trình khai thác thông tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của đỉều tra viên [32, tr.46].
Như vậy, hỏi cung bị can là quá trình giao tiếp đặc biệt, ở đó diễn ra sự tương tác giữa điều tra viên và bị can, mà hai chủ thể tâm lý này có vị trí và quyền lợi trái ngược nhau. Tuy nhiên, với trọng trách chứng minh tội phạm của mình, điều tra viên có ưu thế chủ động sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để bị can có sự nhận thức đúng đắn, từ đó có những lời khai trung thực, chính xác.
1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết để tác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trung thực hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được gọi là hoạt động tác động tâm lý bị can.
Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương pháp, chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ, có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có một khuôn mẫu chung nào cho từng bị can.
Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can khai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội. [1, tr.129].
2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ ở trong giai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ án hình sự. Cùng với các vật chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lời khai của bị can là một nguồn chứng cứ quan trọng.
Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử dụng các phương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt nhằm lừa dối điều tra viên. Mặt khác, việc dựng lại nội dung sự việc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp của tư duy bị can. Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về những sự kiện quá khứ, về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ khác mà sự liên hệ này có thể giúp cho các quá trình tâm lý trở nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn. Nên khi xem xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách quan. Và nếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can thích hợp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự kiện cần thiết từ bị can. Ví dụ: Trong vụ án Năm Cam và đồng bọn thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều bị can rất ngoan cố và liều lĩnh. Bị can Hải “bánh” là một trong số những bị can đó. Trong suốt 5 tháng 24 ngày ở trại tạm giam, Hải không hề khai báo gì. Hải biết với việc bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì thời hạn tạm giam không quá 6 tháng và không được gia hạn thêm. Bởi vậy, các điều tra quyết định tận dụng 6 ngày còn lại để buộc hắn phải khai. Mặc dù kế hoạch xét hỏi được xây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải "bánh", các điều tra viên vẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giết Dung Hà…" của Hải “bánh”. Đến khi vận dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh thì hắn kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được. Đây là trò “câu giờ” giết thời gian tạm giam mà Hải "bánh" cố tình gây ra. Do nắm bắt được diễn biến tâm lý của Hải “bánh” nên thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã quyết định đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫn của Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà. Nhớ lại lần tiếp nhận Hải "bánh", anh phát hiện ở dưới bụng của hắn có xăm hình phụ nữ lõa thể nằm sõng soài với một mũi tên xuyên qua ngực. Vì hình xăm là hình màu, đường nét khá công phu, tinh xảo nên chắc chắn bức hình ẩn chứa những điều uẩn khúc. Hơn nữa, từ khi về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cá nhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc. Qua nghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rất thương con. Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải "bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2 bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm. Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận, hai tay run run và mắt ngấn lệ. Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xử nhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra. Theo đúng luật, chỉ còn 72 tiếng đồng hồ nữa là phải trả tự do cho Hải "bánh". Điều đó càng hối thúc các điều tra viên phải ra sức đấu trí với Hải…Và cuối cùng, bị can đã quyết định khai báo về hành vi giết Dung Hà và hành vi phạm tội của đồng bọn. Đây là một chứng cứ quan trọng để từ đó các điều tra viên mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ về những hành vi phạm tội của Năm Cam và đồng bọn [29].
2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan
Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự đối lập về vị trí và quyền lợi. Điều tra viên là người đại diện cho pháp luật, có trách nhiệm chứng minh tội phạm nên muốn biết rõ về sự thật khách quan của vụ án. Còn bị can lại thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo nhưng không thể nhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ nhầm. Chính vì vậy, việc tác động tâm lý tới bị can trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết để điều tra viên có thể thu thập được những thông tin khách quan, toàn diện về vụ án.
2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật
Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt động quan trọng và cơ bản. Hoạt động này là cần thiết và có thể tiến hành được với phần lớn các loại bị can. Do đó, trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạn chế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi cung. Từ đó, bị can có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy nghĩ, nhớ lại những tình tiết có liên quan đến vụ án, đến hành vi phạm tội của mình hay của đồng bọn. Đồng thời, việc sử dụng những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được.
3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật
Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân theo, gồm cả hoạt động tác động tâm lý trong hỏi cung bị can. Trước hết, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Theo qui định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Và khoản 4 Điều 131 Bộ luật này đã qui định: “Điều tra viên và kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự”. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được qui định tại Điều 3 của Chế độ công tác xét hỏi bị can là: “Nghiêm cấm bức cung, mớm cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả biến tướng”.
Như vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự đã có những điều khoản qui định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can cũng như trong hoạt động tác động tâm lý bị can. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của điều tra viên, đồng thời cũng là để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của bị can.
3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà điều tra viên phải nắm vững khi tác động tâm lý tới bị can. Bởi vì, mỗi bị can có một đặc điểm tâm lý riêng biệt và đặc điểm tâm lý này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tính cách, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội,…Do đó, khi thực hiện tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải sử dụng các phương pháp tác động tâm lý hết sứ