Ta biết rằng môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Tai biến môi trường là các sự cố hoặc rủi ro trong quá trình vận hành của bộ máy môi trường có thể do hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên. Nó cũng là quá trình phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn định của hệ thống và thường gồm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn nguy cơ: (hay giai đoạn hiểm hoạ).
Tồn tại các yếu tố hiểm hoạ nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống.
2. Giai đoạn phát triển:
Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
3. Giai đoạn sự cố:
Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người (như về yếu tố sức khoẻ, tính mạng, sản nghiệp).
Ví dụ: Chất thải từ công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao (Phú Thọ) đã ra ngoài và hoà tan trong nước ngầm, lâu nay được tích tụ trong đất đá, khó tẩy rửa do công ty xây đập ngắn xỉ tràn nhưng không hiệu quả.
13 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tai biến môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
---------------
BẢN BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Đề tài
TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phương Loan
Sinh viên : Nguyễn Thị Trang
Lê Thị Phương
Lớp : K51-CNMT
Hà Nội -2007
Nội dung chính
I. Khái niệm chung
Giai đoạn nguy cơ
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn sự cố
Nguyên nhân
II. Phân loại tai biến môi trường.
Tai biến môi trường
Thiên tai
Tham hoạ môi trường
Tai biến sinh thái
Tai biến khi hậu thuỷ văn
Tai biến địa động lực
III. Ứng xử tai biến môi trường
Dự báo
Ứng xử tai biến môi trường
I. KHÁI NIỆM CHUNG.
Ta biết rằng môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Tai biến môi trường là các sự cố hoặc rủi ro trong quá trình vận hành của bộ máy môi trường có thể do hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên. Nó cũng là quá trình phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn định của hệ thống và thường gồm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn nguy cơ: (hay giai đoạn hiểm hoạ).
Tồn tại các yếu tố hiểm hoạ nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống.
2. Giai đoạn phát triển:
Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
3. Giai đoạn sự cố:
Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người (như về yếu tố sức khoẻ, tính mạng, sản nghiệp).
Ví dụ: Chất thải từ công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao (Phú Thọ) đã ra ngoài và hoà tan trong nước ngầm, lâu nay được tích tụ trong đất đá, khó tẩy rửa do công ty xây đập ngắn xỉ tràn nhưng không hiệu quả.
+ Ở giai đoạn nguy cơ: Các chất độc được thải ra và bắt đầu ngấm vào đất, đá, nước ngầm nhưng nồng độ thấp, chưa biểu hiện rõ rệt ra môi trường.
+ Giai đoạn phát triển: do quá trình tích tụ lâu ngày nồng độ hoá chất gia tăng, ngấm sâu trong mạch nước ngầm, và có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ người dân quanh vùng.
+ Giai đoạn sự cố: nồng độ chất độc vượt qua giới hạn cho phép thể hiện những người dân ở vùng Thạch Sơn - sử dụng nguồn nước nhiễm độc đã bị ung thư như ung thư tóc, ung thư móng tay, ung thư máu…
*Tai biến môi trường : có thể là thiên tai hoặc là sự cố:
-Là thiên tai nếu nó được gây ra do quá trình tự nhiên.
-Là sự cố nếu nó được gây ra do quá trình nhân tạo.
Tuy nhiên trên thực tế các tai biến đều xảy ra do cả quá trình tự nhiên và nhân tạo.
Ví dụ: Một trận bão lớn đi qua gây vỡ đê, vỡ tàu thuyền thiệt hại về người,…
+ Về nguyên nhân tự nhiên do bão lớn là một hiện tượng tự nhiên.
+ Về nguyên nhân nhân tạo do các công trình xây dựng chất lượng kém, do tư tưởng chủ quan của con người không có biện pháp phòng chống kịp thời.
4. Nguyên nhân :
Tai biến môi trường có thể được gây ra do 3 nguyên nhân:
Quá trình tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt, động đất.
Do hoạt động của con người như: khai thác rừng bữa bãi; thải nhiều chất độc ra môi trường, tiêu diệt nhiều loài động vật quý hiếm.
Do cả quá trình tự nhiên và hoạt động nhân sinh.
II. PHÂN LOẠI TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG.
1. Theo cách thức xuất hiện:
-Thường gồm có hai loại: cấp diễn và trường diễn.
+ Loại cấp diễn: Là loại tai biến xảy ra nhanh, mạnh đột ngột như: động đất, cháy rừng, lũ lụt, bão. Loại cấp diễn thường gây những thiệt hại lớn và gọi là thảm hoạ.
+ Tai biến trường diễn: diễn ra một cách từ từ, trong một thời gian dài nên ở giai đoạn đầu nó không có biểu hiện gì.
Ví dụ: Hạn hán, sa mạc hoá.
Loại tai biến này thường người ta ít chú ý đến mà chỉ đến khi nó xảy ra người ta mới nhận thấy sự khốc liệt.
Hệ quả của các loại tai biến này thường là rất lớn nhưng hiện nay chưa thể xử lý được mà chỉ có thể phòng tránh. Tuy nhiên để phòng tránh được phải hiểu rõ qui luật hoạt động của nó, theo dõi và dự báo.
Ví dụ: chúng ta không thể ngăn được một trận sóng thần xảy ra mà chỉ có thể dự báo được thời điểm sóng thần xảy ra (thường là sau một trận động đất lớn hoặc dùng máy đo sóng thần đặt dưới lòng đại dương) để có thể giảm thiểu thiệt hại.
2. Thiên tai:
-Đó là những tai biến môi trường gây ra bởi quá trình tự nhiên thường được coi là bất khả kháng, con người chỉ còn cách sống phù hợp với chúng. Tuy nhiên, mức độ của thiên tai có thể được tăng cường hoặc giảm bớt tuỳ thuộc vào hành động của con người.
3. Thảm hoạ môi trường.
-Thảm hoạ môi trường là các thiên tai hay sự cố môi trường gây thiệt hại nghiêm trọng là:
Ví dụ: Ngày 19/11/2002 tàu chở dầu Prestige đã gẫy làm đôi sau 6 ngày gặp sự cố trên Đại Tây Dương nó đã chìm xuống mang theo hơn 65.000 tấn dầu lửa, vết loang mở rộng ra hơn 800km2, khoảng 5000 tấn trong số 77.000 tấn dầu hàng đã tràn ra biển từ một vết nứt của thân tàu. Sau khi nó gẫy làm đôi thêm 500 tấn nữa thoát ra, phần còn lại kẹt trong phần tàu bị gãy tạm thời chìm xuống đáy biển ở độ sâu 3,6km, dự báo trong 10 năm mới có thể khôi phục bờ biển như ban đầu.
4. Tai biến sinh thái.
-Là tai biến xảy ra trong hệ sinh thái tự nhiên của hệ thống môi trường.
-Một bộ phận của tai biến sinh thái vận hành trong tổ phần động thực vật của phân hệ gọi là tai biến sinh học.
-Tai biến sinh học gồm dịch bệnh được bùng phát ở người, dịch hại ở vật nuôi, cây trồng hoặc động thực vật hoang dã, và sự suy thoái tài nguyên sinh học do khai thác quá mức. Xét theo nguồn gốc có thể chia tai biến sinh học thành các loại sau.
+ Các ổ dịch địa phương, (sốt rét, sán máng, dịch hạch, sốt xuất huyết, sán lá gan, bệnh than…)
+ Nuôi trồng thiếu tính toán, các loài đã bị biến nạp di truyền.
+ Mất cân bằng do đưa vào hệ một loài lạ có tính canh tranh cao, lấy ra khỏi hệ một vài loài khiến cho một vài loài trong hệ bùng phát thành dịch hại.
+ Ô nhiễm gây bùng phát các loài thích gnhi có khả năng gây hại do loài này trở nên quen với môi trường ô nhiễm.
Ví dụ: Tảo độc, rầy nâu, cào cào, châu chấu, ruồi, muỗi.
Việc sử dụng tràn làn thuốc bảo vệ thực vật nhóm này.
+ Sử dụng vũ khí sinh hoá: Ví dụ: đạn, pháo có vi trùng dịch hạch, bom có vi khuẩn than.
+ Khai thác quá mức tài nguyên như phá rừng, dùng mìn thuốc nổ và các dụng cụ điện để đánh bắt thuỷ sản.
5. Tai biến khí hậu thuỷ sản:
5.1. Lũ lụt: Là một loại tai biến môi trường xảy ra ở nhiều vùng (từ đầu nguồn tới các vùng dọc theo tuyến sông suối. Nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài trên một diện rộng gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra ở cả 3 miền, đặc biệt ở miền núi thường có những trận lũ quét: xuất hiện đột ngột, bất ngờ, khó dự báo nên thiệt hại rất nghiêm trọng. Như trân lũ lụt năm 1945.
5.2. Hạn hán: Là hiện tượng mưa hay không mưa trong một thời gian dài làm cho nguồn nước ở sông, hồ cạn kiệt, đất đai nứt nẻ, gây thiếu nước cho mọi hoạt động của con người, sinh vật.
Hạn hán là một tai biến trường diễn nên con người thường chủ quan, ở nước ta hiện nay cũng chưa có cơ quan nghiên cứu dự báo về hạn hán. Mặc dù trên thực tế hậu quả mà hạn hán gây ra là rất lớn và lâu dài.
Trong lịch sử đã xảy ra nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng. Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra rằng một đứt khô hạn kéo dài, được đánh dấu bằng 3 thời kì hạn hán cực kì khắc nghiệt đã chấm dứt nền văn minh Maya - một trong những nền văn minh Trung Mỹ cổ đại nhất.
5.3. Lốc: Là xoáy phát triển mạnh, di chuyển theo mây giông có thể gây thiệt hại trên khắp một dải rộng, vài chục mét và dài 10 à 20km. Lốc là loại tai biến cần được xem xét trong qui hoạch phát triển vùng. Cần có các số liệu nghiên cứu, định hướng phân vùng lốc, nhiễu loạn khí quyển, để đề xuất các biện pháp qui hoạch phát triển vùng.
5.4. Vòi rồng: Là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng rằt một đám mây rông xuống tới mặt đất, gió xoáy mạnh ở 40 à 50m/s, có khi lên tới 100m/s. Giữa vòi rồng hình thành một khoảng trống, gió hút lên rất nhanh.
5.5. Bão. Là sự vận động của không khí ở xoáy. quanh tâm bão có đường kính từ vài chục đến vài trăm km, gió mạnh và phụ thuộc vào chênh lệch khí áp giữa biên và tâm bão. Chênh lệch khí áp càng lớn tốc độ gió càng mạnh, ở vùng tâm bão do khí áp thấp nên cột nước biển thường dâng cao cùng với xoáy lốc quanh tâm bão sóng biển có chiều cao lớn, có thể xuất hiện trước tâm bão đến 1500km..
6. Tai biến địa động lực.
6.1. Động đất: là những rung động mạnh do sự đứt gãy đột ngột của lớp vỏ trái đất ở những nơi địa chất bất ổn định. Đây là loại tai biến ít diễn ra những khả năng xuất hiện ở diện rộng và bất ngờ khó dự báo, thường để lại hậu quả nặng. Động đất là do nguyên nhân tự nhiên nhưng cũng có thể là do quá trình hình thành các hồ lớn do xây đập thường làm tăng xác xuất xảy ra trong đất kích thích.
6.2. Trượt lở, nứt đất ngầm, dị thường phóng xạ: Là các tai biến thường xảy ra cục bộ nhưng rất nguy hiểm:
+ Dị thường phóng xạ xảy ra ở những khu vực có mức phát xạ cao hơn bình thường và gây nguy hiểm cho người dân.
+ Sụt đất là hiện tượng đất ở một số khu vực bị sụt xuống tạo thành các hố sâu.
Ví dụ: ở Phú Thọ ngày 20/11/2002 có khoảng đất rộng bằng cả cái ao sụt xuống tạo thành những hố sâu, các giếng nước trở nên cạn khô làm 73 hộ dân thôn Đồng Xá - xã Ninh Dân - huyện Thanh Ba bị thiếu nước sinh hoạt. Những hố sụt này xuất hiện ở cánh đồng hoặc các ao làng gây đe doạ tính mạng người dân.
III. ỨNG XỬ TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG.
1. Dự báo:
Để dự báo tai biến môi trường hay sự cố ,cần phải có các điều kiện sau:
-Có tập hợp các số liệu thực tế và lịch sử về các loại tai biến và sự cố cần dự báo.
-Có một hệ thống quan trắc hoặc kiểm soát.
-Có hiểu biết tường tận về các loại tai biến, sự cố cần dự báo.
-Có qui tắc dự báo.
2. Ứng xử tai biến môi trường.
Tuỳ vào các giai đoạn của quá trình tai biến mà có các loại chiến lược ứng xử tương ứng.
-Chiến lược I: can thiệp khẩn cấp, chấm dứt sự cố, đưa hệ thống đến ngưỡng an toàn tạm thời, được tiến hành khi xảy ra sự cố môi trường nó bao gồm các hành động khẩn cấp như: di tản, cứu hộ, viện trợ thuốc men, lương thực, cấp cứu người bị thương, viện trợ quần áo, lều trại…
Ví dụ: Khi có cháy rừng xảy ra thì việc đầu tiên là dập tắt đám cháy. Hay khi có dự báo sóng thần thì cần di tản dân cư đến nơi an toàn).
Ngưỡng an toàn tạm thời là ngưỡng mà hệ thống môi trường chưa bị phá vỡ nhưng quá trình tai biến đang tồn tại trong hệ thống và có khả năng gây hại. Do đó ngướng an toàn này là không bền.
Ví dụ: khi có dịch cúm ga cầm thì chúng ta tiến hành ngay lập tức các biện pháp tiêu huỷ dập tắt các ổ dịch ở bán kính 30km, so với vùng bị bệnh. Tuy nhiên dịch vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn mà dịch vẫn có khả năng bùng phát.
-Chiến lược II - Phòng ngừa chọn lọc nhằm giảm tai biến đến mức thấp nhất, cách xa ngưỡng an toàn tạm thời, bao gồm các hành động ưu tiên có chọn lục.
Chiến lược III: Phòng ngừa toàn diện: đưa quá trình tai biến đến ngưỡng an toan lâu dài, bao gồm các hành động tổng hợp, hoạt động lên tất cả các yếu tố tai biên.
Các hành động có tính phòng ngừa lâu dai như qui hoạch truyền thống môi trường, hoàn thiện cơ sở pháp luật thích hợp với chiến lược này.
Ví dụ: Để ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết thi phải vệ sinh môi trường để không còn môi trường cho muỗi sinh sản, phát triển. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp như tiêm phòng, bỏ màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi.
Như vậy nếu sức đề kháng của con người tốt, và môi trường trong lành thì có thể khắc phục được dịch.
KẾT LUẬN
Tai biến môi trường là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật… nó thường được gây ra bới hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên. Chính vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu để phòng ngừa giảm thiểu chúng ta cần có những hoạt động bảo vệ môi trường .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khoa học môi trường - Lê Văn Khoa
Khí tượng Nông nghiệp - Đặng Thị Hồng Thuỷ
Trang Web: google.com