Đề tài Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
“Tăng trưởng kinh tế nhanh va bền vững, ổn định và cải thiện nền đời sống nhân dân”. Đó là những mục tiêu trong những mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng cộng sản thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa thành định hướng phát triển và thành các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là “Tiếp tục đổi mới và lạnh mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia thực hành triệt để tiết kiệm , tăng tỷ lệ chi Ngân sách dành cho đầu tư phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô, phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ”. Trong năm 2003 qua ghi dấu ấn vàng, nền kinh tế tiếp tuc tăng trưởng với tốc độ cao đứng đầu khu vực, tạo đà phát triển nhanh chóng và bền vững. trong sự phát triển vượt bậc ấy luôn có một phần dóng góp lớn của tài chính quốc gia. Bởi thực tế trong tất cả các nền kinh tế trên thế giới cũng như nền kinh tế ở Việt Nam là bất kì chiến lược phát triển hệ thống tài chính. Do tính quan trọng của tài chính trong nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Trong nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, người làm kinh tế nếu có một cái nhìntổng quan về xu hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế nhất thiết đòi hỏi phải có nhiững hiểu biết chung về tài chính. Là một sinh viên chuyên nghành Ngân hàng_tài chính, em muốn có những hiểu biết thêm về nghành học, vì vậy em đã chọn đề tài : “Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” không với tham vọng có thể nói được tất cả các vấn đề trong hệ thông tài chính ở Việt Nam mà chỉ muốn sơ qua nhưng lý luận chungvề tài chính, công cụ tài chính và thực trạng về tình hình tài chính ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trinh làm đè tài em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiệt tình của GS.TS Phạm Quang Phan, nhưng do trình đọ lý luận cũng như hiểu biết về chuyên môn còn rất hạn chế, vì vậy mà bài làm không tránh khỏi sự thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thày và mong thày góp ý cho những thiếu sót trong bài. Xin chân thành cảm ơn.