Trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH hiện hay, việc lực chọn phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, để đảm bảo tránh được nguy cơ chệch hướng XHCN thì Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Một trong những công cụ hiệu quả của Nhà nước đó là công cụ tài chính.
Trong báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn Nga các Ban Tài chính các Xô-Viết ngày 18/5/1918, V. I. Lênin đã phát biểu: “Chúng ta phải thực hiện bằng được những cải cách vững chắc về mặt tài chính. Chúng ta nên nhớ rằng nếu chính sách tài chính của chúng ta không thu được thắng lợi thì mọi cách giải quyết của chúng ta sẽ thất bại”.
Đồng chí Lê Duẩn, nguyên Bí thư Đảng uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH, tiến lên dành những thắng lợi mới, cũng đã khẳng định: “Tài chính, ngân hàng là trung tâm phân phối thu nhập quốc dân, trung tâm thanh toán và trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân”.
Việc lựa chọn đề tài Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của đề án trong sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt thời lượng và trình độ, đề án mới chỉ dừng lại phân tích các khía cạnh bản chất, chức năng của tài chính, vai trò của các công cụ tài chính trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn để đề án mang tính khả thi.
Trong quá trình thực hiện đề án, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS – TS Phạm Quang Phan .Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành tốt đề án này!
35 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH hiện hay, việc lực chọn phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, để đảm bảo tránh được nguy cơ chệch hướng XHCN thì Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Một trong những công cụ hiệu quả của Nhà nước đó là công cụ tài chính.
Trong báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn Nga các Ban Tài chính các Xô-Viết ngày 18/5/1918, V. I. Lênin đã phát biểu: “Chúng ta phải thực hiện bằng được những cải cách vững chắc về mặt tài chính. Chúng ta nên nhớ rằng nếu chính sách tài chính của chúng ta không thu được thắng lợi thì mọi cách giải quyết của chúng ta sẽ thất bại”.
Đồng chí Lê Duẩn, nguyên Bí thư Đảng uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH, tiến lên dành những thắng lợi mới, cũng đã khẳng định: “Tài chính, ngân hàng là trung tâm phân phối thu nhập quốc dân, trung tâm thanh toán và trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân”.
Việc lựa chọn đề tài Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của đề án trong sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt thời lượng và trình độ, đề án mới chỉ dừng lại phân tích các khía cạnh bản chất, chức năng của tài chính, vai trò của các công cụ tài chính trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn để đề án mang tính khả thi.
Trong quá trình thực hiện đề án, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS – TS Phạm Quang Phan .Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành tốt đề án này!
I. Tiền đề ra đời và tồn tại của tài chính
Ngày nay, tài chính đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc không chỉ với các nhà hoạch định chính sách mà với từng cá nhân. Chính sách thuế hay các dự án hỗ trợ đầu tư từ ngân sách , nâng cấp đường xá, xây dựng trường học... đều nằm trong phạm vi của lĩnh vực tài chính nhà nước. Mẹ của bạn là người quản lý tài chính tốt trong gia đình bởi vì bà luôn ra những quyết định chi tiêu đem lại hiệu quả cao nhất... Vậy phải chăng, khái niệm tài chính gắn liền với sự xuất hiện của xã hội loài người ?
Lịch sử xã hội của loài người đã cho thấy, vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu, kết quả là sản xuất hàng hoá ra đời và kéo theo tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội. Chính trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá với việc sử dụng tiền tệ đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.
Bên cạnh đó, khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội loài người cũng được phân chia thành giai cấp và có sự đấu tranh giai cấp. Trong điều kiện đó, nhà nước đã xuất hiện và tác động chủ quan của nhà nước đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá - tền tệ. Nhà nước quản lý việc phát hàng và lưu thông tiền tệ, sử dụng mạnh mẽ các hình thức tiền tệ trong việc phân phối các sảm phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, lập ra ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhiệm vụ của mình, hình thành nên lĩnh vực tài chính nhà nước. Một nhà nước nhất định trong từng giai đoạn có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất hàng hoá - tiền tệ và do đó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tài chính thông qua cơ chế quản lý kinh tế. Tuy nhiên nhìn chung nó luôn đi theo xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá - tiền tệ và sử dụng mạnh mẽ hệ quả tất yếu của nó là tài chính. Vì thế có trể coi tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của tài chính là sản xuất hàng hoá và tiền tệ.
Ở Việt Nam, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đang hội tụ và phát triển mạnh mẽ yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tài chính. Trong điều kiện hiện nay, để có thể sử dụng đúng đắn phạm trù tài chính thì nhất thiết phải xác định được nội dung của nó.
II. Bản chất của tài chính
Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như nguồn tài chính đại diện cho những sức mua nhất định của các chủ thể trong xã hội như dân cư, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhà nước. Khi nhà nước trợ cấp cho các gia đình chính sách, khi dân cư đầu tư vào thị trường chứng khoán…, tiền tệ xuất hiện không phải trước hết với chức năng thước đo giá trị , mà trước hết với chức năng phương tiện thanh toán chi trả và phương tiện cất trữ. Khi ấy, tiền tệ xuất hiện đại diện cho một lượng giá trị, đặc trưng cho một thế năng sức mua nhất định – nguồn tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong xã hội khi đã nắm trong tay những nguồn lực tài chính nhất định là đã nắm trong tay một sức mua để có thể nắm được những nguồn vật lực hay sử dụng được những nguồn nhân lực nhất định, để phục vụ cho mục đích tích luỹ hay tiêu dùng.
Như vậy, một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính là nguồn tài chính. Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập với chức năng chủ yếu là phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình phân phối để tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ. Sự vận động của nguồn tài chính phản ánh sự vận động của những lượng giá trị nhất định. Những lượng giá trị này phản ánh những bộ phận của cải của xã hội dưới hình thức tiền tệ đã hình thành một lĩnh vực đặc biệt – lĩnh vực tài chính.
Đằng sau mặt trực quan, tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối của cải của xã hội được thực hiện dưới hình thức giá trị bằng con đường tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của ngồn tài chính, nói cách khác, nó là một lượng nhất định nguồn lực tài chính được dành cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được tạo lập (hoặc bổ sung) và được sử dụng.
Có thể nói, sự tạo lập các quỹ tiền tệ đặc trưng cho sự tích góp của các nguồn lực tài chính ở các chủ thể trong xã hội. Sự tích góp đó phản ánh kết quả của các quá trình phân phối, mà các quá trình đó chịu sự chi phối của quyền sở hữu – một yếu tố cơ bản của quan hệ sản xuất rất đa dạng trong xã hội. Việc sử dụng các quỹ tiền tệ không những phụ thuộc vào quyền sở hữu mà còn phụ thuộc vào tính mục đích của quỹ tiền tệ, quy ước, nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sở hữu trong việc phân phối.
Như vậy, những hiện tượng bên ngoài, sự vận động của các nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là thể hiện rõ các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị – một bộ phận của quan hệ kinh tế trong xã hội. Cũng như các quan hệ xã hội trong phân phối dưới một thể chế chính trị nhất định, sự vận động của các nguồn lực tài chính luôn thể hiện rõ việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế thông qua phân phối bị chi phối bởi các quan hệ sở hữu trong kinh tế hoặc các quan hệ chính trị, xã hội.
Từ việc phân tích các khía cạnh bản chất của tài chính, có thể định nghĩa tài chính như sau: tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động tương đối của tiền tệ nhưng không thể đồng nhất hai khái niệm này. Tiền tệ, về bản chất, là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá với những chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ. Còn tài chính là phương thức vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ với đặc trưng riêng có của nó là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau cho các mục đích tích luỹ và tiêu dùng khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tài chính cũng chịu sự chi phối của các quy luật của thị trường và có liên hệ chặt chẽ với thị trường tài chính.
Giá cả cũng là một phạm trù liên quan đến phân phối dưới hình thức giá trị. Nhưng sự phân phối dưới hình thức giá trị thông qua giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa giá trị và gái cả trong trao đổi hàng hoá. Khi trao đổi không ngang giá thì xảy ra sự chuyển dịch giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác nhưng gắn liền với hoạt động trao đổi. Còn tài chính là phạm trù phân phối phản ánh sự chuyển dịch giá trị – sự vận động độc lập tương đối của giá trị – qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ (kể cả thực hiện việc đó thông qua thị trường tài chính).
Tiền lương cũng là một phạm trù phân phối. Ở nước ta, tiền lương là một lượng tiền tệ được trả cho người lao động để bù đắp lại hao phí lao động đã bỏ ra, được tính tương đương với giá trị tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động đã hao phí.
Tiền lương là một hình thức phân phối gắn liền với quá trình lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương muốn được thực hiện, tức là trả lương, phải thông qua tài chính – qua sự vận động độc lập của giá trị với sự hình thành quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hay cơ quan nhà nước. Tiền lương đã được trả cho người lao động với biểu hiện là một số tiền nhất định cũng là một bộ phận của nguồn tài chính hình thành nên ngân sách gia đình, tài chính dân cư. Vì thế tiền lương và tài chính là hai phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng có sự khác nhau. Trong lĩnh vực bù đắp sức lao động, tài chính là phương tiện để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Bản chất của tài chính còn được thể hiện rõ hơn qua các chức năng của nó.
III. Chức năng của tài chính
Nói đến chức năng của tài chính là nói đến khả năng khách quan phát huy tác dụng xã hội của nó. Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có hai chức năng – phân phối và giám đốc.
1. Chức năng phân phối của tài chính
Nhờ vào chức năng phân phối mà các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào những mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội.
Đối tượng phân phối ở đây là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Chủ thể phân phối bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia định hay cá nhân dân cư…
Việc phân phối các nguồn tài chính bị chi phối bởi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của các chủ thể đối với các nguồn tài chính trong lĩnh vực kinh tế, hoặc bởi các quan hệ xã hội như quyền lực chính trị của nhà nước, quan hệ xã hội trong các tổ chức xã hội, trong cộng đồng dân tộc và quốc tế.
Kết quả của quá trình phân phối bằng việc sử dụng công cụ tài chính là sự hình thành và sử dụng những thế năng về sức mua nhất định dưới dạng các quỹ tiền tệ dành cho một mục đích nhất định – tích luỹ hoặc tiêu dùng ở các chủ thể trong xã hội.
Phân phối của tài chính mang đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, phân phối tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Hai là, phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. Thông qua chức năng phân phối của tài chính, các quỹ tiền tệ nhất định được hình thành hoặc sử dụng, nhưng chính trong các quá trình đó, bản chất của tài chính – phân phối dưới hình thức giá trị – vẫn không thay đổi. Trong mối quan hệ kế tiếp giữa lĩnh vực phân phối và trao đổi hay phân phối và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội, sự phân phối diễn ra ở chính điểm tiếp giáp của các lĩnh vực đó. Đó là khi việc thanh toán tiền mua, bán hàng hoá hay dịch vụ được thực hiện và việc đó biểu lộ việc sử dụng hay hình thành các quỹ tiền tệ khác nhau.
Ba là, phân phối của tài chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu (giữa những người tạo ra sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân) và quá trình phân phối lại, trong đó bao trùm rộng lớn có tính chất đặc trưng là phân phối lại.
Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong các khâu cơ sở của hệ thông tài chính. Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong khu vực sản xuất sẽ hình thành các bộ phận của các quỹ tiền tệ như sau: Một phần để bù đắp chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phần này hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng ra. Một phần để trả lương cho người lao động. Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm. Một phần là thu nhập cho các chủ sở hữu về vốn vay hay nguồn tài nguyên.
Như vậy, qua phân phối lần đầu sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức giá trị chỉ mới hình thành nên những phần thu nhập cơ bản. Dừng lại ở đó chưa thể đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội. Do đó nảy sinh nhu cầu khách quan của xã hội đối với phân phối lại.
Phân phối lại là tiếp tục phân phối những thu nhập cơ bản, sử dụng những quỹ tiền tệ chứa đựng những nguồn lực tài chính đã được hình hành trong phân phối lần đầu ra phạm vi xã hội rộng lớn hơn hoặc theo những chi tiết cụ thể hơn trong mục đích của các quỹ tiền tệ. Sự chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội trong khu vực sản xuất vật chất và sự tồn tại và phát triển của khu vực không sản xuất vật chất đã ràng buộc quy mô rộng lớn của quá trình phân phối lại của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Bản thân quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ đã đặc trưng hoàn toàn là quá trình phân phối lại,. Vì thế tính chất phân phối lại là tích chất chủ yếu bao chùm của chức năng phân phối của tài chính.
2. Chức năng giám đốc của tài chính
Đó là khả năng khách quan để sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra , giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng chức năng thước đo giá trị và phương tiện thanh toán của tiền tệ. Khả năng này biểu hiện ở chỗ, trong quá trình thực hiện chức năng phân phối, sự kiểm tra có thể diễn ra dưới dạng: xem xét tính cần thiết, quy mô của việc phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của việc phân phối qua các quỹ tiền tệ.
Chủ thể của giám đốc cũng là các chủ thể phân phối. Đối tượng kiểm tra là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quá trình vân động của các nguồn tài chính. Kết quả của kiểm tra là phát hiện và giúp cho việc hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải dưới hình thức giá trị theo tính mục tiêu được đặt ra theo yêu cầu hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ.
Chức năng giám dốc của tài chính luôn gắn liền với chức năng phân phối. Ngay trong quá trình phân phối bằng việc sử dụng tài chính đã luôn có sự cần thiết và khả năng kiểm tra sát sao các quá trình đó.
Chức năng giám đốc của tài chính có những đặc điểm sau:
Một là, giám đốc tài chính như một chức năng của tài chính, không đồng nhất với mọi khả năng giám đốc bằng đồng tiền khác. Giám đốc tài chính là khả năng giám đốc khi sử dụng tài chính như một công cụ phân phối.
Hai là, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự vận động tương đối độc lập của các nguồn tài chính luôn là điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh tế xã hội. Do đó, giám đốc tài chính là một khả năng tính toán toàn diện, thường xuyên, liên tục, rộng rãi, kịp thời trong khi tài chính được con người sử dụng như một công cụ, biện pháp kinh tế.
Hai chức năng kể trên của tài chính gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, để thực hiện đầy đủ chức năng của tài chính thì cần thiết phải thiết lập một mặt bằng giá thống nhất, hệ thống báo biểu khoa học và một hệ thống pháp luật thanh tra hoàn chỉnh.
IV. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước tới nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới CNTB, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của CNTB. CNTB đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, kinh tế thị trường TBCN không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của CNTB càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nó còn ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm – ngoại vi”, Có thể nói, nền kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngay nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Chính vì thế mà, như C. Mác đã phân tích và dự báo, CNTB tất yếu sẽ phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. CNTB mặ dù đã và đang tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển “nền kinh tế thị trường hiện đại”, “nền kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “chủ nghĩa tư bản xã hội” “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “nhà nước phúc lợi chung”…, tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, CNTB không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được phần nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường TBCN hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hoá để chuyển sang giai đoạn hậu công nhiệp, thao xu hướng xã hội hoá. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội. Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường TBCN.
Mô hình CNXH kiểu Xô-Viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của CNTB, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh hơn, hiện đại hơn CNTB. Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt 70 năm tồn tại, CNXH thực hiện ở Liên Xô đã đại được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ là do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xoá bỏ ngay kinh tế hàng hoá, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rốt cuộc đã không thành công.
Thực ra khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng CNXH ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin cúng đã từng chủ trương không áp dụng mô hình kinh tế thị trường mà thực hiện “chính sách cộng sản thời chiến”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn , Người đã phát hiện ra sai lầm, khắc phục nóng vội bằng cách đưa ra thực hiện “chính sách kinh tế mới” (NEP) mà nội dung cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hoá , chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chế thị trường. Theo Lê-nin, để xây dựng CNXH ở một nước còn tương đối lạc hậu về kinh tế như nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng CNTB Nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đã đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn. Tiếc rằng, tư tưởng của Lê-nin về xây dựng CHXH với chính sách NEP đã không được tiếp tực thực hiện sau khi người qua đời. Sự thành công và phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước bằng mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản