Hòa mình với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, nền khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam có những bước tiến khá nổi bật và vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó công nghệ Nhiệt- Điện lạnh đang từng bước hoà nhập vào xu hướng phát triển trên. Để hoà mình với xu thế phát triển đó, là sinh viên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, chúng em cần phải có những kiến thức cơ bản và tay nghề vững chắc để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Đồng thời, chúng em đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của chuyên ngành ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước như thế nào? Đây là một ngành công nghiệp tuy còn rất mới mẻ, song đã khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của đất nước. Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh có một mối quan hệ chặt chẽ đối với các ngành kinh tế khác như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất rượu bia, nước giải khát, hóa chất, may mặc, công nghệ thông tin, quang học, hóa chất, cơ khí chính xác, y tế, thể thao, du lịch, dịch vụ Chính những đóng góp quan trọng đó, ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có khả năng tính toán, thiết kế và lắp đặt hệ thống các công trình điện lạnh một cách chính xác.
Là một kỹ sư, đồng thời cũng là một giáo viên tương lai trong lĩnh vực Nhiệt-Điện lạnh, chúng em được đào tạo bài bản qua trường lớp, có được những hệ thống kiến thức tương đối vững chắc và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về nhân lực cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng em cũng cần phải luôn luôn nổ lực rèn luyện và trao dồi tri thức để trở thành những kỹ sư và những người thầy có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, giữa kiến thức được học tại trường và sự áp dụng kiến thức đó vào thực tế công việc sau này của chúng em còn có khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp chúng em đã tổng hợp được một số tài liệu và kiến thức mà mình còn thiếu sót, kịp thời sửa chữa những nhận thức sai lầm trước kia, đồng thời hình thành cho mình những kinh nghiệm quý báu và bổ ích khi đi ra ngoài thực tiễn công việc sau này. Chính điều này, giúp cho chúng em có sự tự tin để đạt được những thành công nhất định trong công việc và trong cuộc sống sau khi ra trường.
107 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài liệu hướng dẫn thực tập điện lạnh 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp. Hồ Chí Minh
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT - ĐIỆN LẠNH
-----------------
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KỲ LUẬT MSSV: 04113033 NGUYỄN HOÀNG NO MSSV: 04113038
Lớp : 04113
Ngành: Công Nghệ Nhiệt – Điện Lạnh.
1. Đề tài:
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỆN LẠNH 1
2. Nhiệm vụ:
+ Giới thiệu sơ lược về các máy nén có tại xưởng.
+ Nêu ưu và nhược của từng dòng máy.
+ Trình bày quy trình tháo lắp từng máy.
+ Trình bày chi tiết cách tháo lắp và bảo trì từng bộ phận của từng máy.
+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong máy nén.
+ Đặt ra các câu hỏi và yêu cầu cho người học ở từng bài.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Ngày giao nhiệm vụ: 1/03/2008
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2009
Ngày..... tháng...... năm 2009 Ngày..... tháng...... năm 2009 Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn
GVC -TS. LÊ XUÂN HÒA TH.S NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
LỜI NÓI ĐẦU
Hòa mình với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, nền khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam có những bước tiến khá nổi bật và vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó công nghệ Nhiệt- Điện lạnh đang từng bước hoà nhập vào xu hướng phát triển trên. Để hoà mình với xu thế phát triển đó, là sinh viên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, chúng em cần phải có những kiến thức cơ bản và tay nghề vững chắc để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Đồng thời, chúng em đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của chuyên ngành ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước như thế nào? Đây là một ngành công nghiệp tuy còn rất mới mẻ, song đã khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của đất nước. Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh có một mối quan hệ chặt chẽ đối với các ngành kinh tế khác như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất rượu bia, nước giải khát, hóa chất, may mặc, công nghệ thông tin, quang học, hóa chất, cơ khí chính xác, y tế, thể thao, du lịch, dịch vụ… Chính những đóng góp quan trọng đó, ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có khả năng tính toán, thiết kế và lắp đặt hệ thống các công trình điện lạnh một cách chính xác.
Là một kỹ sư, đồng thời cũng là một giáo viên tương lai trong lĩnh vực Nhiệt-Điện lạnh, chúng em được đào tạo bài bản qua trường lớp, có được những hệ thống kiến thức tương đối vững chắc và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về nhân lực cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng em cũng cần phải luôn luôn nổ lực rèn luyện và trao dồi tri thức để trở thành những kỹ sư và những người thầy có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, giữa kiến thức được học tại trường và sự áp dụng kiến thức đó vào thực tế công việc sau này của chúng em còn có khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp chúng em đã tổng hợp được một số tài liệu và kiến thức mà mình còn thiếu sót, kịp thời sửa chữa những nhận thức sai lầm trước kia, đồng thời hình thành cho mình những kinh nghiệm quý báu và bổ ích khi đi ra ngoài thực tiễn công việc sau này. Chính điều này, giúp cho chúng em có sự tự tin để đạt được những thành công nhất định trong công việc và trong cuộc sống sau khi ra trường.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình học tại trường thì chúng em đã học qua rất nhiều môn học, bao gồm các môn học lý thuyết và các môn học thực hành. Nhằm trang bị cho những người kỹ sư và giáo viên tương lai các kiến thức cơ bản, cũng như những kỹ năng thao tác về ngành nghề mà mình đã lựa chọn bên cạnh đó cũng góp phần vào việc tạo thêm nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ cao cho đất nước.
Môn thực tập điện lạnh 1 là môn học thực hành đầu tiên của chúng em về chuyên ngành. Thực tập điện lạnh 1 là môn học thực hành về tháo lắp và bảo dưỡng máy nén lạnh công nghiệp. Trong hệ thống lạnh thì máy nén được xem như là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén lạnh quyết định. Có thể so sánh máy nén lạnh có chức năng và có tầm quan trọng giống như trái tim của cơ thể sống. Và trong quá trình học chúng em thấy được môn học rất quan trọng đối với các học viên chuyên ngành Nhiệt_Điện Lạnh, môn học này đã trang bị cho chúng em các kiến thức quan trọng cũng như việc thực hiện các thao tác nghề nghiệp một cách thành thạo.
Nhằm cũng cố lại kiến thức mình đã học và hoàn tất chương trình đã học tại trường chúng em được thực hiện đồ án tốt nghiệp. Đề tài tốt nghiệp của nhóm thực hiện là: Tài liệu Hướng Dẫn Thực Tập Điện Lạnh 1. Một lần nữa chúng em được tiếp xúc với môn học mà mình yêu thích, trong cuốn đồ án Tài liệu Hướng Dẫn Thực Tập Điện Lạnh 1 này nhóm chúng em chia là 20 bài học (mỗi bài học 9 tiết) bao gồm 7 máy nén lạnh mà chúng em đã được học tại trường.
Do điều kiện thời gian hạn hẹp, tài liệu thu thập cũng như những kiến thức của chúng em hiểu biết còn ít, nên đồ án này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Nhóm thực hiện đề tài rất mong được sự hướng dẫn, góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Kỳ Luật
Nguyễn Hoàng No
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt và đúng tiến độ Đồ án, nhóm thực hiện đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè cùng chuyên môn. Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc và TS. Lê Xuân Hoà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài để chúng em hoàn thành đồ án được giao.
Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh đã tận tình dạy dỗ truyền đạt cho chúng em những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất trong bốn năm học qua để chúng em có thể ứng dụng trước hết là trong Đồ án tốt nghiệp này và cho công việc thực tế trong tương lai.
Thành quả chúng em có được ngày hôm nay ngoài sự giúp đỡ của quý Thầy cô và bạn bè còn có sự vất vả hy sinh của cha mẹ là vô cùng to lớn, những người đã tảo tần không ngại khó khăn gian khổ để lo chúng con ăn học chỉ với một niềm tin và hy vọng cho chúng con nên người mà chưa bao giờ Người nghĩ tới mình sẽ được đền đáp. Dù chưa nói ra lời cảm ơn đó nhưng trong thâm tâm chúng con luôn ẩn chứa điều đó. Chúng con sẽ cố gắng hết sức mình.
Một lần nữa chúng em vô cùng cảm ơn, cảm ơn tất cả!
Sinh viên: Nguyễn Kỳ Luật
Nguyễn Hoàng No
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày ….. tháng ….. năm 2009
Giáo viên hướng dẫn.
Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
Ngày ….. tháng ….. năm 2009
Giáo viên phản biện 1.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
Ngày ….. tháng ….. năm 2009
Giáo viên phản biện 2.
MỤC LỤC
Trang
MÁY NÉN LẠNH LONG BIÊN
Bài 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN LONG BIÊN
I. Mục Đích_Yêu Cầu:
a. Mục đích:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Long Biên.
+ Trình bày được đặc điểm của máy nén Long Biên.
+ Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này.
+ Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén.
+ Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy.
b. Yêu Cầu:
- Yêu cầu đối với giáo viên:
+ Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học.
+ Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời.
- Yêu cầu đối với học sinh:
+ Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày.
+ Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh.
+ Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học.
II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén:
1. Nguồn gốc:
Máy nén Long Biên là sản phẩm của nhà máy cơ khí Long Biên Hà Nội, nhưng hiện nay nhà máy này đã ngưng sản xuất.
Hình 1: Cấu tạo chung của máy nén hở.
2. Đặc điểm của máy nén:
+ Là máy nén hở một cấp, dòng thẳng, có lò xo chống thủy kích.
+ Sử dụng môi chất NH3.
+ Máy nén có 2 pittong.
+ Làm mát máy nén bằng nước.
Hình 2: Máy nén Long Biên.
+ Sử dụng bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
3. Ưu và nhược điểm của máy nén:
Do máy nén Long Biên là máy nén hở thuận dòng nên ta có các ưu điểm và nhược điểm của dòng máy này.
Trước hết ta cần hiểu được máy nén thuận dòng là loại máy nén mà dòng môi chất không đổi hướng khi đi qua xilanh. Máy nén thuân dòng là máy nén cỡ trung và cỡ lớn hơi môi chất đi vào phần giữa của xilanh. Khi piston đi xuống, hơi môi chất tràn vào khoang giữa piston rồi đi theo van hút vào xilanh. Van hút đặt ngay trên đầu piston khi piston đi xuống van hút tự động mở do áp suất bên trong xilanh bé hơn áp suất bên ngoài nên môi chất tự chảy tràn vào xylanh. Khi piston xuống điểm chết dưới kết thúc quá trình hút. Khi piston bắt đầu đi lên khi áp suất bên trong xilanh tăng dần làm cho van hút đóng đến khi thắng được áp suất của van đẩy thì van đẩy tự động mở làm cho dòng hơi đi vào buồng đẩy vào nắp dẫn hướng đi vào ống đẩy.
Máy nén hở là lọai máy nén khuỷu nhô ra ngoài thân máy nén để nhận truyền động của động cơ, nên phải có cụm bịt kín cổ trục. Cụm bịt kín có nhiệm vụ phải bịt kín khoang môi chất (cácte) trên chi tiết chuyển động quay (cổ trục khuỷu).
a.Ưu điểm:
+ Không có tổn thất thể tích do trao đổi chất giữa khoang hút và khoang đẩy.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ cao.
+ Có thể sử dụng động cơ điện, xăng, diesel để truyền động máy nén thuận tiện cho những nơi không có điện.
b. Nhược điểm.
+ Khối lượng piston lớn nên lực ma sát lớn, lực quan tính lớn khó tăng tốc độ vòng quay trục khuỷu. Do tốc độ hạn chế nên máy nén loại này rất cồng kềnh.
+ Dễ rò rỉ môi chất lạnh qua cụm bịt kín cổ trục.
III. Quy Trình Tháo Lắp Máy Nén:
Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ.
Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây:
+ Bước 1: Tiến hành tháo nắp máy nén.
+ Bước 2: Tháo cụm van đẩy.
+ Bước 3: Tháo bơm dầu.
+ Bước 4: Tháo nắp cácte.
+ Bước 5: Tháo bộ đệm kín trục.
+ Bước 6: Tháo thanh truyền ra khỏi trục khuỷu và lấy pittong ra khỏi xylanh.
+ Bước 7: Sau khi lấy pittong ra khỏi xylanh ta tiến hành tháo cụm van hút, tháo ắc pittong để lấy tay biên ra khỏi pittong.
+ Bước 8: Tháo trục khuỷu.
Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Long Biên. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên (chú ý các bước 2, 3, 4, 5 có thay đổi không theo thứ tự như trên).
Sơ đồ về quy trình tháo lắp máy nén:
Máy Nén
LONG BIÊN
Tháo nắp máy nén
Tháo cụm van đẩy
Tháo bơm dầu
Tháo nắp cacte
Tháo thanh truyền
Tháo cụm van hút, ắc pittong
Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc
Tháo trục khuỷu
Lắp trục khuỷu
Lắp cụm van hút, ắc pittong
Lắp thanh truyền
Lắp nắp cacte
Lắp bơm dầu
Lắp cụm van đẩy
Lắp nắp máy nén
Tháo bộ đệm kín
Lắp bộ đệm kín
IV. Quan Sát:
+ Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ.
+ Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy.
+ Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát.
Câu Hỏi Ôn Tập:
1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén Long Biên?
2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén hở? Từ đó hãy trình bày ưu và nhược điểm của máy nén Long Biên?
3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén Long Biên?
4. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén?
Bài 2:
THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH LONG BIÊN.
NẮP MÁY, CỤM VAN ĐẨY, BƠM DẦU VÀ NẮP CÁCTE
I. Mục Đích-Yêu Cầu:
1. Mục đích:
Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng:
+ Nêu được hoạt động của từng bộ phận mà ta tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng.
+ Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén.
+ Xác định được đường đi của môi chất, đường đi của dầu bôi trơn và đường đi của nước giải nhiệt trong máy nén.
+ Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành.
2. Yêu cầu:
a. Kỹ thuật:
+ Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật.
+ Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra.
+ Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu.
+ Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra.
+ Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn.
+ Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại.
b. Mỹ thuật:
+ Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ.
+ Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn.
+ Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ.
c. An toàn:
+ Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc.
+ Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng.
II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng:
1. Nắp máy nén:
a. Cách tháo lắp:
Nắp máy được cố định vào thân máy bằng 12 bulông có đường kính lỗ răng là 19mm. Phía dưới nắp máy có 2 lò xo chống thủy kích. Do đó lực nén của lò xo nén lên nắp máy là rất lớn khi tháo và lắp cần phải chú ý là phải vặn các bulông cho đối xứng với nhau.
Hoặc ta có thể thay 2 bulong đối xứng bằng 2 bulong dài ở trong hộp đồ nghề rồi tháo lỏng tất cả các bulong khác ra. Nắp sẽ bung lên do sức đẩy của lò xo. Cuối cùng tháo lỏng 2 bulong dài cho đến khi lò xo hết dãn rối tháo nắp máy ra.
Khi tháo các bulông này ta cần chú ý là phải dùng các khóa (clê) đúng cỡ để vặn nên dùng các đầu vòng để vặn.
Khi lắp nắp máy vào thì ta đưa nắp máy lên đúng vị trí và xiết các bulong đai ốc lại một cách đối xứng cho tới khi xiết chặt nắp máy lại. Khi lắp nắp máy cần chú ý đến lò xo chống thủy kích có bị nghiêng hay lệch khỏi vị trí không nếu có phải tháo ra và điều chỉnh lại.
Hình 3: Nắp máy nén
Lò xo chống thủy kích:
Sau khi tháo nắp máy ta nhìn thấy lò xo chống thủy kích và chỉ cần lấy nó ra rất dễ dàng. Lò xo này để bảo vệ máy nén và các đĩa van khi máy nén bị ngặp lỏng hay có lỏng trong khoang hút của máy nén vì lúc này áp suất tăng lên rất đột ngột. Nếu có xảy ra hiện tượng ngập lỏng thì áp suất trong xylanh sẽ tăng lên rất đột ngột, áp suất này sẽ thắng được lực nén của lò xo và đẩy cụm van đẩy lên.
Hình 4: Lò xo chống thuỷ kích
b. Kiểm tra và đánh giá:
Nhiệm vụ cho học viên:
+ Tiến hành đo chiều dày của nắp máy, khoảng cách giữa các bulong…và lấy kết quả.
+ So sánh nắp máy Long Biên có khác biệt so với nắp máy của các loại máy nén khác?
+ Có nhận gì về lò xo chống thủy kích?
2. Cụm van đẩy:
a. Cách tháo lắp:
Cụm van đẩy thì được cố định vào xylanh bằng chính lực nén của lò xo nên trên cụm van đẩy không có các bulông cố định vào thân máy. Do đó việc lấy cụm van ra khỏi máy là rất dễ sau khi đã lấy lò xo chống thủy kích ra.
Ở máy nén Long Biên thì cụm van đẩy là cụm van đĩa gồm có các bộ phận sau:
+ Đế van.
+ Lò xo.
+ Bulông cố định.
+ Lá van đĩa.
Nguyên lý hoạt động của cụm van đẩy thì khá đơn giản:
Khi đang trong quá trình nén thì pittong đi lên đến khi áp suất trong xylanh lớn hơn áp suất trong khoan đẩy thì lá van đĩa được đẩy lên, môi chất được đưa vào khoang đẩy qua các lỗ trên nắp đế van. Khi pittong đi đến điểm chết trên thì pittong bắt đầu đi xuống lúc này áp suất trong xylanh nhỏ hơn áp suất trong khoang đẩy và với lực nén của lò xo thì lá van đĩa được đẩy xuống và bịt kín các lỗ trên đế van lại làm cho môi chất không vào pittong được. Cụm van hút cứ tuần hoàn như thế trong quá trình nén và hút.
Hình 5: Cụm van đẩy của máy nén
b. Kiểm tra và đánh giá:
Nhiệm vụ của học viên:
+ Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van đẩy và lấy kết quả.
+ Có nhận xét gì về lò xo ở cụm van đẩy của máy nén Long Biên so với các máy nén khác.
+ Kiểm tra độ kín của lá van đĩa trên cụm van đẩy ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?)
+ Kiểm tra xem khi lá van bị đẩy lên thì có lệch khỏi vị trí cân bằng?
+ Nhận xét về cụm van đĩa trên máy nén Long Biên.
3. Bơm dầu:
a. Cách tháo lắp:
Hình 6: Bơm dầu và bánh răng của bơm dầu
Hình 7: Bánh răng của bơm dầu
Bơm dầu của máy nén Long Biên là bơm bánh răng ăn khớp ngoài nên chỉ bơm theo 1 chiều do đó khi tháo ta cần phải chú ý đến vị trí của đường hút và đường đẩy cũng như chiều quay của bánh răng để khi lắp vào cho chính xác. Để tháo bơm dầu ta tháo cả thân bơm đựoc cố định vào thân máy. Ta dùng khóa đúng kích thước để mở bulong lấy toàn bộ bơm ra, sau đó ta mở nắp bơm ra, tháo bánh răng chủ động và bánh răng bi động.
Hình 8: Bơm dầu của máy nén
Đường đi của dầu trong máy nén Long Biên: Đường dầu trong máy nén Long Biên thì rất đơn giản, đầu tiên dầu từ caste được bơm hút lên qua lọc thô dầu vào đầu hút bơm. Được nén lên và đưa vào đầu đẩy của bơm dầu, theo ống đẩy đến bộ đệm kín trục và từ đây 1 phần vào bôi trơn bộ đệm kín trục một phần đi vào trục khuỷu lên bôi trơn cho piston và ụ trục chính. đổ về lại caste.
Trên bơm dầu còn có bộ phận van điều chỉnh áp suất dầu. Cấu tạo van bên trong có một viên bi và một lò xo.Bình thường viên bi được lò xo nén xuống nhưng khi áp suất quá cao thì sẽ thắng được lực nén của lò xo và viên bi mở đường thông xả dầu về cacte để giảm áp. Khi áp suất đã giảm xuống mức an toàn thì viên bi lại bị lò xo đè xuống, đường thông bị đóng lại.
Hình 9: Van điều chỉnh áp xuất dầu.
Bộ lọc dầu: Bên trong có một lưới lọc có nhiệm vụ giữ lại những chất cặn bã có trong dầu. Dầu ra khỏi bộ lọc dầu là dầu sạch tức không còn các chất cặn bã.
Hình 10: Bộ lọc dầu
Nguyên lý hoạt động của bơm dầu:
Bánh răng chủ động của bơm dầu được truyền chuyển động từ chuyển động của trục khuỷu, khi máy nén hoạt động bánh răng chủ động của bơm dầu quay làm cho bánh răng bị động ăn khớp quay theo. Khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau làm cho áp suất trong bọng hút của bơm dầu nhỏ hơn áp suất trong cácte. Do đó dầu được qua bộ lọc và theo đường dẫn từ cacte lên bơm dầu và điền đầy dầu vào bọng hút của bơm dầu. Từ bọng hút dầu được đưa theo các rãnh của bánh răng đến bọng đẩy và được đẩy đến các vị trí yêu cầu.
b. Kiểm tra và đánh giá:
Nhiệm vụ của học viên:
+ Tiến hành lấy kích thước đường kính chân răng, đỉnh răng, bước răng…của bơm dầu.
+ So sánh sự khác biệt giữa bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong và bơm dầu loại bánh răng ăn khớp ngoài. Ưu nhược điểm của 2 loại này.
+ Kiểm tra độ rơ của trục bánh răng chủ động và bánh răng bị động.
+ Kiểm tra lực đàn hồi lò xo của van điều chỉnh áp suất đầu.
+ Xem xét viên bi của van điều chỉnh áp suất dầu.
+ Kiểm tra lưới lọc dầu.
4. Nắp Cácte:
a. Cách tháo lắp:
Nắp cácte của máy nén Long Biên thì được cố định vào thân máy bằng 12 bulông. Để tháo được nắp cácte thì ta cần phải sử dụng đúng khóa để vặn các bulông này. Trên nắp cácte có kính xem dầu, kính xem dầu có công dụng dùng để xem lượng dầu trong máy.
Hình 11: Nắp cácte.
Khi tháo nắp ra ta phải để ngay ngắn và tiến hành lao chùi cho sạch sẽ trước khi lắp vào. Khi lắp vào nhớ để ý kính xem dầu phải nằm ở dưới thấp.
b. Kiểm tra và đánh giá:
Nhiệm vụ của học viên:
+ Tiến đo kích thước của nắp cácte và lấy kết quả.
+ Kiểm tra kính xem dầu.
+ Mức dầu trong máy nén thường nằm ở vị trí nào so với kính xem dầu (mắt dầu)?
Câu Hỏi Ôn Tập:
1. Mục đích của việc sử dụng lò xo chống thuỷ kích là gì?
2. Ở máy nén Long Biên thì van đẩy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Do An Tot Ngiep tong ket.doc
- P2.doc