Những nước đang nỗ lực hết sức mình trong việc khẳng vị thế trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội được cải thiện nhằm bồi dưỡng và tạo nhiều co hội cho thế hệ trẻ thể hiện khả năng và sức lực của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhờ thế, giới trẻ Việt Nam đã và đang dần hoà nhập vào xu thế kinh doanh, làm giàu cho đất nước bằng chính sự hiểu biết và năng lực vốn có. Một điều đáng mừng là con số các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang còn ngồi trên ghế giảng đường, muốn thử sức mình trên thương trường quyết liệt ngày càng tăng.
Khuyến khích, động viên, khích lệ các “doanh nhân thế hệ 8X, 9X” phát huy khả năng và sở trường vốn có của mình để làm giàu cho bản thân, làm giàu cho xã hội là một việc làm thiết thực của báo chí hiện đại. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên, những người có tri thức, thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai.
Trần Phương Huyền hiện đang sinh viên năm thứ 3 Khoa Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Ngay từ khi bước chân vào cánh cổng đại học, Huyền đã mở một cửa hàng nhỏ với tên gọi TakeOne, chuyên sản xuất và bán một loại sản phẩm handmade, do chính tay mình làm ra. Đó là những chiếc gối xinh xắn được làm từ vải nỉ Hàn Quốc. ý tưởng kinh doanh sản phẩm này xuất phát từ chính niềm đam mê với đường kim mũi chỉ của cô gái thành phố này. Sau hơn 2 năm thành lập, TakeOne giờ đây đã phát triển thành một xưởng sản xuất nhỏ với 13 nhân công. TakeOne cũng là thương hiệu đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Chỉ có duy nhất tại địa chỉ 38 Phó Đức Chính Hà Nội, nhưng TakeOne đã lập được 5 đại lý tại các tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh. Đó là một thành quả rất lớn đối với một cô sinh viên 21 tuổi, khi mà liền một lúc đảm nhiệm hai vai trò.
Trần Phương Huyền là một trong số rất ít những cô gái Việt thuộc thế hệ 8X “dám nghĩ, dám làm”, dám khẳng định mình với thương trường. Họ luôn mang trong mình những ý tưởng kinh doanh vô cùng độc đáo và không ngại ngùng thử sức với nó. TakeOne giờ đây đã trở thành một “thương hiệu độc” của giới trẻ Việt Nam. Và Phương Huyền cũng có thể nói là một “doanh nhân 8X” khá thành công trên con đường phát triển kinh doanh loại sản phẩm quà tặng handmade của mình.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Takeone – Một thương hiệu 8X Việt (phóng sự truyền hình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TAKEONE – MỘT THƯƠNG HIỆU 8X VIỆT
(Phóng sự truyền hình)
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong guồng quay của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những nước đang nỗ lực hết sức mình trong việc khẳng vị thế trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội được cải thiện nhằm bồi dưỡng và tạo nhiều co hội cho thế hệ trẻ thể hiện khả năng và sức lực của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhờ thế, giới trẻ Việt Nam đã và đang dần hoà nhập vào xu thế kinh doanh, làm giàu cho đất nước bằng chính sự hiểu biết và năng lực vốn có. Một điều đáng mừng là con số các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang còn ngồi trên ghế giảng đường, muốn thử sức mình trên thương trường quyết liệt ngày càng tăng.
Khuyến khích, động viên, khích lệ các “doanh nhân thế hệ 8X, 9X” phát huy khả năng và sở trường vốn có của mình để làm giàu cho bản thân, làm giàu cho xã hội là một việc làm thiết thực của báo chí hiện đại. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên, những người có tri thức, thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai.
Trần Phương Huyền hiện đang sinh viên năm thứ 3 Khoa Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Ngay từ khi bước chân vào cánh cổng đại học, Huyền đã mở một cửa hàng nhỏ với tên gọi TakeOne, chuyên sản xuất và bán một loại sản phẩm handmade, do chính tay mình làm ra. Đó là những chiếc gối xinh xắn được làm từ vải nỉ Hàn Quốc. ý tưởng kinh doanh sản phẩm này xuất phát từ chính niềm đam mê với đường kim mũi chỉ của cô gái thành phố này. Sau hơn 2 năm thành lập, TakeOne giờ đây đã phát triển thành một xưởng sản xuất nhỏ với 13 nhân công. TakeOne cũng là thương hiệu đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Chỉ có duy nhất tại địa chỉ 38 Phó Đức Chính Hà Nội, nhưng TakeOne đã lập được 5 đại lý tại các tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh. Đó là một thành quả rất lớn đối với một cô sinh viên 21 tuổi, khi mà liền một lúc đảm nhiệm hai vai trò.
Trần Phương Huyền là một trong số rất ít những cô gái Việt thuộc thế hệ 8X “dám nghĩ, dám làm”, dám khẳng định mình với thương trường. Họ luôn mang trong mình những ý tưởng kinh doanh vô cùng độc đáo và không ngại ngùng thử sức với nó. TakeOne giờ đây đã trở thành một “thương hiệu độc” của giới trẻ Việt Nam. Và Phương Huyền cũng có thể nói là một “doanh nhân 8X” khá thành công trên con đường phát triển kinh doanh loại sản phẩm quà tặng handmade của mình.
Có thể nói, ý tưởng kinh doanh sản phẩm quà tặng gối xinh của Huyền là một ý tưởng độc đáo, nhưng lại hết sức gần gũi với đời sống giới trẻ. Hơn nữa, ý tưởng đó còn xuất phát từ chính sự khéo léo về nữ công gia chánh của một cô gái thành phố hiện đại là rất hiếm. Vì vậy, tác phẩm phóng sự truyền hình “TakeOne – một thương hiệu 8X Việt” sẽ là một phóng sự về mộ thương hiệu gần gũi của giới trẻ Việt hiện nay.
Nhân đây, em xin được trân trọng cám ơn Phó giáo sư - Tiến sĩ Dương Xuân Sơn, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài phóng sự tốt nghiệp này.
II. Mục đích
Em thực hiện bài phóng sự tốt nghiệp này nhằm:
- Làm rõ một sỗ vấn đề lý luận cơ bản về phóng sự truyền hình
- Giới thiệu về một thương hiệu đã được khẳng định của cô sinh viên 8X (quá trình xây dựng và phát triển)
III. Kết cấu
* Mở đầu
* Nội dung
Chương I: Phóng sự truyền hình
Chương II: Quy trình thực hiện phóng sự
“TakeOne – một thương hiệu 8X Việt”
(Quá trình hình thành và phát triển thương hiệu TakeOne)
* Kết luận
* Kịch bản đề cương tác phẩm tốt nghiệp
* Lời bình
* Tài liệu tham khảo
* Mục lục
Chương I: PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
I. Phóng sự
1. Khái niệm
Phóng sự tiếng Anh là “Report”, tiếng Latin là “Reportage”, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Hai thuậtngữ “Report” và “Reportage” còn có nghĩa là “tường thuật, bài tường thuật”. Do vậy, quan điểm của các nhà nghiên cứu về phóng sự còn khác nhau. Người Đức – những người luôn hướng tới sự xác thực ngắn gọn trong trình bày sự kiện cho rằng phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa tin. Người Pháp mong muốn phóng sự là nơi điều tra, khám phá những nguyên nhân mới mẻ về sự việc, sự kiện, con người. Người Mỹ luôn hứng thú chờ đón những bài phóng sự mô tả về các cuộc hop với những cuộc cãi vã của các ông nghị ở cấp tiểu bang hay liên bang, giữa các đảng phái để xem một dự luật nào đó được hợp pháp hóa hay bị bãi bỏ. Họ chờ đón những phóng sự kiểu này bởi lẽ với tính cách thực dụnghọ muốn biết nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào.
Sự khác nhau trong quan niệm về thể loại phóng sự là do sự chi phối của đặc điểm mỗi nền báo chí và do thực tiễn hoạt động báo chí của mỗi quốc gia. Từ Stanley Johnson, Jolian Narit, Mark Twain của Mỹ, Pơ-rô-min của Liên Xô, đến quan niệm của các cơ sở, cá nhân liên quan, đến báo chí và đào tạo báo chí của Việt Nam là cả một quá trình nhận thức, tìm tòi nghiên cứu để đưa đến một khái niệm hoàn thiện (tất nhiên chỉ mang tính tương đối ) về phóng sự.
“Phóng sự là thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, vấn đề, sự việc đang diễn ra trong hiện thực khách quan liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật kết hợp nghị luật ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái Tôi trần thuật, nhân chứng khách quan là rất quan trọng”.
Trong truyền hình, phóng sự là thể loại có giá trị thông tin và hiệu quả tuyên truyền cao đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, giúp công chúng tiếp cận những vấn đề nảy sinh trong dòng chảy cuộc sống đời thường bằng hình ảnh, tiếng động, âm nhạc và lời bình.
2. Đặc điểm của phóng sự
2.1. Là một thể loại báo chí nên trước hết phóng sự mang các đặc trưng, đặc điểm của báo chí như: Thông tin trong phóng sự phải về người thật việc thật, không hư cấu, tôn trọng sự kiện và tính chân thực khách quan của sự kiện. Vấn đề đề cập trong phóng sự phải có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.
2.2. Phóng sự là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí. Do vậy, phóng sự có bút pháp linh hoạt, sinh động, giầu hình ảnh. Phóng sự không được phép hư cấu nhưng những vấn đề trong phóng sự đều được chắt lọc từ những sự kiện, nhân vật điển hình. Điển hình ở đây không giống với phương pháp điển hình hóa trong văn học mà là những hoàn cảnh tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
2.3. Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật rất rõ nét. Đó là cái Tôi thẩm định lý trí giầu lý lẽ mang cảm xúc thẩm mỹ. Cái Tôi trong phóng sự có vai trò là người dẫn truyện, người trình bày, khâu nối những dữ kiện trong tác phẩm. Công chúng luôn có cảm giác là tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất. Nếu tác giả không có khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì không những không tạo ra sự hấp dẫn mà còn khiến độc giả nghi ngờ về giọng điệu của tác phẩm, khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước khi châm biến, khi lại tràn đầy cảm xúc.
II. Phóng sự truyền hình
1. Định nghĩa
Truyền hình xuất hiện vào thế kỷ XIX (1843). Tuy ra đời muộn hơn nhưng truyền hình đã thừa hưởng được kinh nghiệm và phương pháp tạo hình của điện ảnh, âm thanh của phát thanh. Có thể nói truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chân thực cụ thể bằng hình ản và âm thanh của điện ảnh, tính hình tượng của hội họa và cảm xúc suy tư của âm nhạc.
Truyền hình Việt Nam ra đời muộn so với thế giới. Ngày 4/8/1968, Thủ tướng nước ta khi ấy là Lê Thanh Nghị ký quyết định thành lập xưởng phim vô tuyến truyền hình thuộc tổng cục thông tin. Đây là yếu tố tiền đề cho sự ra đời của THVN. Ngày 7/9/1970, buổi phát sóng truyền hình đầu tiên đã thực hiện thành công tại 58 Quán Sứ, Hà Nội. Mãi đến ngày 30/4/1984, cái tên Đài THVN ra đời với tư cách là đài truyền hình quốc gia.
Phóng sự “Hà nội, năm ngày đọ sức” (1972) khởi đầu cho sự ra đời của thể loại phát sóng truyền hình khi nó sử dụng làm một phần tư liệu cho bộ phim “ Điện Biên Phủ trên không”. Một loạt các phóng sự truyền hình tiếp theo như “Tiếng trống trườn” (1973), “Quảng Ngãi giải phóng”, “Nha Trang tháng 4 năm 1975” đã phần nào khẳng định vị trí của thể loại này trên vô tuyến truyền hình.
Theo giáo sư Bôritsxki và Urôpxki (Khoa Báo chí, Đại học Lômônôxốp, Liên Xô:
(Phóng sự truyền hình là thể loại phóng sự phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh do máy quay ghi lại, nhưng yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn khoảng thời gian từ lúc sự kiện xảy ra đến màn ảnh nhỏ càng ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Phóng sự gây cho người xem cảm giác là họ đang cùng với phóng viên theo dõi diễn biến của sự kiện. Trong truyền hình, phóng sự vẫn giữ nguyên đặc tính chủ yếu là phản ánh logíc phát triển của sự kiện bằng hình ảnh, đánh giá, bình luật sự kiện).
Phóng sự truyền hình là thể loại thuộc nhóm chính luật, phản ánh kịp thời và phân tích những sự kiện, sự việc nóng bỏng bức xúc đang xảy ra hoặc đang trong quá trình phát sinh, phát triển, với thái độ của cái Tôi trần thuật, khám phá ra bản chất bên trong của vấn đề. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị để giải quyết vấn đề đó.
Phóng sự truyền hình có thể chia ra làm nhiều loại nhỏ hơn như
- Phóng sự thời sự
- Phóng sự chuyên đề
- Phóng sự điều tra
- Phóng sự tổng hợp
2. So sánh phóng sự truyền hình với một số thể loại khác
2.1. Phóng sự truyền hình với tin truyền hình
- Tin truyền hình, thông báo với sự kiện theo mặt cắt ngang, được phát sóng ngay sau khi sự kiện diễn ra cung cấp thông tin cơ bản nhất (5W + H). Tin truyền hình không đòi hỏi kể lại toàn bộ quá trình diễn biến của sự kiện, không yêu cầu phân tích, ít bình luật, ít xuất hiện cái Tôi cá nhân.
- Phóng sự truyền hình cho biết sự kiện diễn ra như thế nào, thông tin, bối cảnh liên quan đến vấn đề, nguyên nhân của sự kiện và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Nó đòi hỏi người phóng viên phải có lập trường, chính kiến vững vàng khi đưa ra những ý kiến bình giá vấn đề và yêu cầu phải có giải pháp cụ thể. Đối tượng phản ánh của phóng sự là vấn đề chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện riêng lẻ như tin. Phóng sự có thể phản ánh nhiều sự kiện có quan hệ với nhau nằm trong một vấn đề đang được đông đảo dư luận quan tâm. Trong phóng sự truyền hình xuất hiện cái Tôi nhân chứng và cái Tôi thẩm định.
2.2. Phát sóng truyền hình và Phim tài liệu
- Cả hai thể loại này đều lấy chất liệu cuộc sống làm đề tài và không hề hư cấu. Tuy nhiên, phóng sự truyền hình thiên về những vấn đề có tính thời sự cao còn phim tài liệu thiên về những vấn đề lớn, về thông tin thẩm mỹ. Thông qua cái Tôi, tác giả phim tài liệu thể hiện tư tưởng tình cảm lớn có tính khách quan cao hơn do phạm vi phản ánh rộng hơn.
- Hình ảnh trong phát sóng chủ yếu là hình ảnh về cuộc sống hiện tại. Hình ảnh trong phim tài liệu là sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại. Phát sóng truyền hình mang tính thời sự và có giá trị khi sự kiện đáp ứng ngay sự quan tâm của công chúng ngay sau khi sự kiện diễn ra. Sau thời điểm áy, phát sóng chỉ có giá trị tư liệu. Phim tài liệu đi vào chiều sâu vấn đề, không bị câu thức của tính thời sự nên được dùng trong mọi thời gian. Các phóng sự sau khi phát sóng trở thành nguồn tư liệu cho phim tài liệu khai thác. Phát sóng đi sâu vào chi tiết, số liệu cụ thể, còn phim tài liệu khai thác những chi tiết khái quát mang tính lâu dài. Lời bình của phóng sự truyền hình có xu hướng cụ thể, bám sát sự kiện, còn lời bình của phim tài liệu có xu hướng, khái quát và hình tượng hóa. Do vậy, tính khái quát, tổng hợp của phim tài liệu cao hơn phóng sự.
- Phim tài liệu có không gian rộng rãi đi vào những chi tiết khái quát tổng hợp có giá trị lâu dài khiến cho người xem suy ngẫm, còn phóng sự truyền hình thì thời lượng và không gian hẹp hơn.
- Với phóng sự truyền hình, việc ghi được những khuôn hình “đắt” có tính thời sự là yêu cầu hàng đầu. Phim tài liệu tập trung vào những vấn đề mang chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn được xây dựng trên cơ sở một kịch bản văn học cố định nên nó vừa đòi hỏi, vừa có điều kiện để thực hiện và lựa chọn hình ảnh mang tính nghệ thuật cao.
- Phim tài liệu có hình ảnh trau chuốt, lời bình giàu hình tượng, cảm xúc mềm mại, linh hoạt khi đi ra ngoài hình ảnh nhưng nói lên được tần ý nghĩa sâu sa mà hình ảnh hàm chứa. Phóng sự truyền hình yêu cầu lời bình phải sát hình ảnh, không giải thích những gì hình ảnh đã thể hiện mà chỉ thông tin cho hình ảnh. Lời bình hiệu quả nhất là lời bình ngắn gọn, súc tích, chứa đựng thông tin nhiều nhất.
2.3. Phóng sự truyền hình và tường thuật
- Cùng là hai thể loại phản ánh quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng. Tường thuật thuộc nhóm thể loại thông tấn, chỉ phản ánh diễn biến của sự kiện hiện tượng mà thôi. Phóng sự truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật phản ánh một chuỗi sự kiện, hiện tượng xung quan một vấn đề.
- Tường thuật có thời lượng dài hơn phóng sự truyền hình, trình bài diễn biến sự việc theo trình tự thời gian. Phóng sự truyền hình sắp xếp các sự kiện theo logic của vấn đề, tùy thuộc vào ý đồ tác giả để phân tích, lý giải và giải quyết vấn đề một cách khoa học và hợp lý nhất.
- Khâu hậu kỳ của tường thuật thường đơn giản hơn phóng sự và phóng sự truyền hình thường phải ghé nối hình ảnh, âm thanh rời rạc thành một chỉnh thể thống nhất theo nội dung tư tưởng của tác phẩm.
3. Bố cục của phóng sự truyền hình
3.1. Bố cục tam giác ngược
Bố cục này theo tầm quan trọng của sự kiện dùng trong trường hợp sự kiện xảy ra đột xuất những sự kiện đã được báo chí đưa tin nhưng chưa được giải đáp rõ ràng về những mâu thuẫn đang trong quá trình vận động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Ở bố cục này, tác giả thường rút lên đầu kết cục của sự kiện hoặc bằng tài liệu cụ thể đưa ra được nhận định đánh giá toàn cục sự kiện, sau đó lần lượt trình bày những biến cố chọn lọc để minh họa. Ở bố cục này, sự kiện có thể xuất hiện với bạn đọc theo trình tự thời gian hoặc xuất hiện thành từng mảng đề mục. Nếu phóng viên không tổ chức các đoạn, các biến cố như các đợt sóng thì coi như thất bại vì điểm chót đã đưa lên đầu.
3.2. Bố cục theo bậc thang diễn biến của sự kiện
Nội dung phóng sự được thể hiện theo trình tự thời gian. Bố cụ này đòi hỏi người làm phóng sự phải chú ý diễn biến chung của sự kiện kết hợp với những chi tiết đặc sắc sao cho công chúng luôn gặp cái mới, cái bất ngờ. Nó cũng đòi hỏi phóng viên phải trình bày những suy nghĩ liên tưởng, cảm xúc bằng lối văn nghị luận nhằm gợi cho công chúng nhận thức mới.
3.3. Bố cục theo hình thức kết hợp
Tức là kết hợp các biến cố của nhiều sự kiện khác nhau cùng diễn ra trong một thời gian hoặc các thời điểm khác nhau nhưng cùng chung một hệ thống quan điểm, một dòng tư tưởng hay cùng chung một ý nghĩa, một chủ đề thống nhất. Theo bố cục này, người làm phóng sự truyền hình có thể tập hợp những tài liệu tản mạn thành những thiên phóng sự có giá trị.
4. Kết cấu phóng sự truyền hình
4.1. Phần mở đầu (nêu vấn đề)
Vấn đề được nêu ra thông qua một sự kiện, nhân vật, tình huống hay một con người cụ thể ở dạng câu hỏi chưa được trả lời hoặc cũng có thể là sự khẳng định, đặt vấn đề từ chính kiến thức, kinh nghiệm của mình. Dù phần này có viết theo hình thức nào cũng nhằm tập trung làm rõ vấn đề. Phần này thường ngắn gọn. Có thể kể ra một số cách mở đầu như sau:
+ Nêu bối cảnh dẫn tới sự nảy sinh vấn đề
+ Đưa đỉnh cao của sự kiện lên rồi đặt chủ đề hoặc đánh dấu hỏi để thu hút sự chú ý của người xem.
+ Miêu tả cảnh vật hoặc tính cách đặc sắc của nhân vật trung tâm
+ Nêu lên những hình ảnh liên tưởng của tác giả hoặc nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của đối tượng cần mô tả, tạo cho công chúng sự cảm thụ mới. Cách mở đầu này đòi hỏi tác giả phải có tầm nhìn sâu và khả năng khái quát vấn đề.
+ Đưa thơ ca có nội dung hàm súc.
4.2 Phần thân (Giải quyết vấn đề)
Đây là phần diễn giải chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu. Đây cũng là phần chủ chốt của phóng sự, là bộ phận trung tâm thể hiện tương tưởng chủ đề của phóng sự. Thân bài không phải nơi gói ghém những tài liệu khô khan mà là phần trình bày sinh động nội dung của sự kiện, làm rõ phẩm chất tinh thần của con người và bộ mặt xã hội, trình bày những con số, chi tiết sự việc, con người có thật mà tác giả thu nhập được. Những sự kiện ấy được sắp xếp có chủ định, minh họa rõ ràng cho những vấn đề đã nêu. Cái Tôi trần thuật nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu nối những dữ kiện còn chủ đề tác phẩm xuyên sốt nội dung tác phẩm. Luận cứ yêu cầu phải điển hình, có tính thời sự, độc đáo, hấp dẫn.
Trong phần này tác giả cần nêu bật được mâu thuẫn và sự tác động của sự kiện tới xã hội trên cơ sở trình bày những diễn biến cụ thể. Đây cũng là phần phải nêu được nguyên nhân, yếu tố tác động nảy sinh mâu thuẫn và chủ trương những giải pháp giải quyết mâu thuẫn.
4.3. Kết luận
Đây là phần đề xuất những ýe kiến nhằm trả lời những câu hỏi mà hiện thực trong tác phẩm đặt ra. Yêu cầu đối với phần kết là phải ngắn gọn, hàm súc, gây được ấn tượng mạnh mẽ. Cùng với thân bài, đây là phần tạo nên xương thịt và linh hồn cho tác phẩm.
5. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình
5.1. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình
Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của tác phẩm. Nó tạo ra sức sống và hấp dẫn người xem. Hình ảnh là sức mạnh của truyền hình. Phóng sự truyền hình và truyền hình thuyết phục người xem bằng hình ảnh về người thật, việc thật.
Truyền hình phôi thai từ điện ảnh, nó kế thừa có chọn lọc những yếu tố của điện ảnh như: cỡ cảnh, góc quay, động tác quay và nghệ thuật dựng phim. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình chú trọng tới tính thông tin, tính thời sự hơn là tính thẩm mỹ. Trong phóng sự truyền hình, do tính thời điểm của sự kiện không cho phép sự cầu kỳ quá mức. Tầm quan trọng của sự kiện được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Điện ảnh cho phép dàn dựng còn phóng sự chủ yếu xây dựng theo diễn biến sự kiện, không dàn dựng, bởi nếu không nó sẽ làm ảnh hưởng tới tính chân thực khách quan của sự kiện. Hình ảnh trong phóng sự không chỉ có tác dụng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi thái độ, tình cảm nhất định với người xem. Phóng sự mong muốn tăng sự hấp dẫn của sự thực nhưng không sử dụng bất kỳ hình thức hư cấu nghệ thuật nào. Điện ảnh phát huy tốt toàn cảnh và trung cảnh còn phóng sự truyền hình đặc trưng là trung cảnh và cận cảnh.
Trong phóng sự truyền hình, nếu hình ảnh nghèo nàn hoặc thông tin quá ít, hay dùng lại hình sẽ làm giảm hiệu quả báo chí, gây chán nản, bực dọc cho người xem.
5.2. Âm thanh trong phóng sự truyền hình
Con người luôn muốn nghe và nhìn cùng một lúc. Phóng sự truyền hình không có âm thanh, tiếng động không khác nào phim câm. Phóng sự về giao thông phải có tiếng xe nổ máy, phóng sự về một nhà máy tốt hơn hết là đặt trong bối cảnh người công nhân đang làm việc bên cạnh các máy móc, trang thiết bị.
Âm thanh bao gồm âm thanh trong hình và âm thanh ngoài hình. Âm thanh ngoài hình bao gồm tiếng động và âm nhạc. Âm thanh trong hình là âm thanh ghi lại tại hiện trường gồm lời của phóng viên, lời phỏng vấn và tiếng động hiện trường.
* Lời bình trong phóng sự truyền hình.
Lời bình là hệ quả của hình ảnh nên không được đi trước hình ảnh. Nó phải được xây dựng từ khi hình thành kịch bản đề cương, để hỗ trợ cho những gì mà hình ảnh không nói ra được và làm sáng tỏ thêm tư tưởng của tác phẩm đến người xem. Nó phải ăn khớp với hình, bổ sung những gì mà hình ảnh chưa nói hết. Nhận thức của con người về thế giói xung quanh 60% là bằng thính giác, 36% là bằng thị giác và 4% là bằng các giác quan khác. Do vậy, âm thanh (lời bình) là vô cùng quan trọng.
Phóng sự truyền hình do trực quan nên nó hạn chế tối đa lượng thông tin lý luận đòi hỏi tư duy trừu tượng. Lời bình phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Lời dẫn không chỉ đơn thuần là thuyết minh mà phải nâng lên thành nghệ thuật. Tính đơn giản ngắn gọn không cho phép phóng sự truyềnhình sử dụng câu có nhiều mệnh đề phụ.
* Âm nhạc trong phóng sự truyền hình
Âm nhạc với tiết tấu giai điệu phù hợp sẽ có tác dụng tôn vinh thêm