Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt.
Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập.
Theo Giáo sư Lục Học Nghệ nói: ở Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt bằng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền thế chấp để vay ngân hàng. Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông” mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên quan điểm này, chính phủ Trung quốc đã đầu tư lớn vào nông thôn về xã hội, y tế, đối tượng người già, người không có sức lao động trong thời gian gần đây. Quan điểm chỉ đạo phát triển xã hội hài hòa, trên cơ sở giữa nông thôn và đô thị. Hiện nay, có thể nói ở Trung Quốc chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng.
33 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tam nông - Giải pháp và thực trạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt.
Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập.
Theo Giáo sư Lục Học Nghệ nói: ở Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt bằng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền thế chấp để vay ngân hàng. Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông” mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên quan điểm này, chính phủ Trung quốc đã đầu tư lớn vào nông thôn về xã hội, y tế, đối tượng người già, người không có sức lao động trong thời gian gần đây. Quan điểm chỉ đạo phát triển xã hội hài hòa, trên cơ sở giữa nông thôn và đô thị. Hiện nay, có thể nói ở Trung Quốc chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng.
1.chính sách tam nông của Trung Quốc có từ khi nào?
Thực ra một số địa phương đã thực hiện thí điểm chính sách tam nông mới (nông thôn, nông nghiệp, nông dân – NV) từ năm 1995 nhưng đến năm 1997 thì trung ương chính thức có văn kiện quy định cụ thể hơn về hệ thống chính sách với vấn đề tam nông. Tuy chính sách tam nông được cụ thể hóa từ năm 1997 nhưng trên thực tế vấn đề tam nông đã tồn tại và phát triển từ năm 1949, khi nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
Cải cách ở nông thôn diễn ra sôi nổi từ khi thực hiện chính sách khoán hộ. Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ nhiều bất cập, “cơ chế khoán” dẫn đến người dân phải đóng góp quá nhiều. Đến năm 1997, nhiều địa phương có hiện tượng phổ biến lao động nông nghiệp bỏ đồng ruộng đi ra thành thị. Trung ương đã có những chính sách mới để góp phần giảm nhẹ đóng góp cho nông dân và ổn định tình hình.
Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là một khái niệm được Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc nêu rõ trong “bản tài liệu số 1” được công bố tháng 3.2006. Đây cũng là nhiệm vụ chính của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 của Trung Quốc với phương châm “cho nhiều, lấy ít, nuôi sống
Nhà nước Trung Quốc có những giải pháp cụ thể nào?
Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư, hỗ trợ cho tam nông với tổng số tiền hơn 700 triệu NDT. Mặc dù có thay đổi diện mạo, cũng như mức sống nhưng so với đời sống nông dân Anh, Mỹ thì vẫn còn thấp. Chính phủ đã đề ra chiến lược đến năm 2020, thu nhập của nông dân Trung Quốc sẽ tăng gấp hai lần so với năm 2008 (năm 2008, thu nhập bình quân là 5.000 NDT/người/năm). Ngoài ra, đến năm 2020 sẽ bình đẳng về y tế, giáo dục, dưỡng lão trên phạm vi toàn quốc.
Hiện nay, đối với vấn đề tam nông, nhà nước ít khi dùng chỉ thị mà chuyển sang thương lượng dân chủ để nông thôn phát triển tuỳ theo khả năng và đặc điểm riêng, nhà nước chỉ hỗ trợ bằng các dự án. Trong kế hoạch năm năm, có đề ra bảy nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân và 32 biện pháp có lợi cho nông dân để phát triển nông nghiệp hiện đại. hơn vào nông nghiệp, ngân sách cho phát triển nô
Có thể điểm qua một số nội dung chính của các giải pháp đó là: nhà nước đầu tư nhiều ng thôn tăng lên. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế, đầu tư ngân sách, tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Phần lớn trái phiếu, vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt, đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ tài nguyên nước. Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng cấp thiết cho đời sống nông dân. Nếu giải quyết những vấn đề này triệt để thì chất lượng sống giữa nông thôn và thành thị không khác nhau là mấy…
Nội dung
Về cơ sở hạ tầng. Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn. Sẽ có các quy định để bảo đảm và điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ nước.
Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạ tầng cơ sở cần cấp thiết cho đời sống nông dân. Chương trình nước sạch sẽ được thực hiện nhanh hơn, trước hết ở các vùng nước bị ô nhiễm. Năng lượng sạch sẽ được áp dụng rộng rãi. Mạng lưới điện nông thôn sẽ được nâng cấp. Xây dựng đường nông thôn sẽ được xúc tiến.
Về chính sách. Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân sẽ được bảo đảm và củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực ở các vùng trồng lương thực sẽ được tăng lên 50 % của quỹ rủi ro lương thực vì đây là công cụ quan trọng nhất để giữ giá lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp. Cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cung cấp vật tư và bảo vệ thị trường để bảo đảm quyền lợi cho nông dân sản xuất lương thực. Cần có biện pháp để liên tục có thể làm tăng thu nhập của nông dân vì đây là cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Việc chuyển lao động nông thôn cũng được chú ý. Phải dỡ bỏ các rào cản của việc di cư của lao động nông nghiệp đến thị trường lao đông đô thị. Dần dần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư. Bảo hiểm lao động phải bao gồm cả lao động di cư. Phải nghiên cứu bảo hiểm xã hôi cho lao động di cư.
Về giáo dục nông thôn. Chính phủ sẽ cố gắng để áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh nặng giáo dục. Học sinh ở miền tây được miễn học phí. Từ năm 2006. Con em các gia đình nghèo sẽ được phát sách giao khoa miễn phí và được phụ cấp ăn ở. Từ 2008 sẽ mở rộng ra cho tất cả các vùng nông thôn. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp các trường nông thôn. Nông dân phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. Phải tiếp tục đào tạo nông dân ở nông thôn và cả nông dân di cư ra đô thị. Một cơ chế đào tạo hướng thị trường sẽ được xây dựng.
Về bảo hiểm xã hội . Chính phủ sẽ xây dung hợp tác xã chăm sóc y tế với sự hỗ trợ của ngân sách và sẽ mở rộng năm 2008. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp cơ sử hạ tầng y tế ở nông thôn. Bảo hiểm xã hội ở nông thôn sẽ được phát triển dần. Chương trình kế hoạch hoá gia đình sẽ được phát triển. Sẽ tăng trợ cấp khó khăn cho nông thôn.
Về cải cách tài chính. Khoảng 10 biện pháp cải cách tài chính được nêu ra. Phải xây dựng các thể chế tài chính cộng đồng, có kiểm soát bhặt chẽ. Các tổ chức tài chính phải dành một tỷ lệ vốn mới cho kinh tế nông thôn. Sẽ thí nghiệm bảo hiểm nông thôn. Phải mở rộng tín dụng có thế chấp cho hộ nông dân và doanh nghiệp.
Về chức năng chính phủ. Chính quyền cấp xã sẽ được phát triển để tạo điều kiện cho việc đầu tư, sản xuất. Cải tiến chế độ thuế ở nông thôn. Đặt tài chính của các huyện dưới sự kiểm soát của chính quyền huyện.
Về môi trường. Cần chú ý hơn vào quy hoạch làng và khu dân cư. Hiện nay có nhu cầu phải quy hoạch lại nông thôn để xây dựng một xã hội khá giả. Phải bảo vệ đất xây dựng ở nông thôn. Nhà nước sẽ giúp nông dân miễn phí trong việc bố trí lại nhà cửa.
Bảo đảm quyền lợi cho nông dân ra đô thị làm thuê. Hiện nay ở nông thôn TQ có 320 triệu lao động nông nghiệp, trồng trọt cần 150 tiệu, các ngành nông nghiệp khác cần 20 triệu, còn thừa 150 triệu. Tiền do lao động làm thuê ở đô thị rất quan trọng đối với thu nhập ở nông thôn. Chính phủ đã giao cho các bộ giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, mức lương, môi trường lao động, giáo dục của con em họ, bảo hiẻm y tế cho lao động ra đô thị.
Để thực hiện nhiệm vụ này, phải chú ý đến cả tình hình hiện tại lẫn lợi ích lâu dài, đặt kế hoạch toàn bộ một cách khoa học, củng cố lãnh đạo và thực hiện. Nhấn mạnh hiện nay và trong tương lai gần sự giải phóng và phát triển năng suất, nắm vững các nhân tố chìa khoá hạn chế phát triển nông nghiệp và nông thôn và dùng các biện pháp để củng cố hạ tầng cơ sở nông thôn, tăng nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật, thay đổi phương thức tăng trưởng nông nghiệp và cải tiến khả năng sản xuất hạt lương thực và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại. Phải nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là tăng thu nhập nông dân, phát triển tăng trưởng nông nghiệp đến tiềm năng cao nhất, mở nhiều các luồng để chuyển lao động dư thừa ở nông thôn và tạo thành một cơ chế lâu dài. Phải đẩy mạnh dân chủ cơ sở và việc tự quản trong làng. Chúng ta phải hoàn thành hệ thống kế toán mở, phổ biến luật giáo dục và bảo đảm cho quần chúng nâng cao quyền làm chủ đất nước. Chúng ta phải phát triển văn hoá và đạo đức XHCN, thúc đẩy việc phát triển giáo dục, khoa học, văn hoá và y tế ở nông thôn, ủng hộ cách sống lành mạnh và văn minh và gây dựng kiểu nông dân mới. Phải tăng cường quản lý xã hội và dịch vụ công cọng ở nông thôn, đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của nông dân, cải tiến sản xuất và điều kiện sống và giải quyết các khó khăn để xây dung. Phải nhấn mạnh nền kinh tế thị trường XHCN, ổn định và hoàn thành hệ thống các hoạt động cơ bản và thúc đẩy các cải cách ở nông thôn bằng cách tôn trọng các sự sáng tạo của nông dân để cải tiến sức sống của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phải thử sử dụng nhiệt tình và tính cần cù của nông dân, sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các lực lượng xã hội để cải tiến bộ mặt của nông thôn. Phải sử dụng chức năng lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở để cung cấp sự bảo đảm về chính trị cho việc xây dung nông thôn XHCN mới.
Đảng và chính phủ TQ đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là muốn giải quyết một cách cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý (governance) và chiến lược quốc gia để phối hợp sự phát triển kinh tế và xã hội. Việc cải cách thuế và một số chính sách chỉ là những biện pháp tình thế không có tác dụng lâu dài. Động cơ đàng sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Nông nghiệp và phát triển nông thôn TQ đang ở trong một thời kỳ khó khăn và sản xuất lương thực và thu nhập của nông dân chưa có một cơ sở vững chắc. Mặc dù cải cách đã đạt được những thành tích to lớn nhưng những rào cản về thể chế cản trở việc phát triển nông nghiệp và nông thôn chưa được dỡ bỏ. Để củng cố và giữ vững tình hình tốt ở nông thôn phải đẩy sâu cải cách và phát huy nhiều sáng kiến trong thực tế và cơ chế.
Việc cải cách thuế nông thôn
TQ bắt đầu thực hiện cải cách thuế nông thôn từ năm 2000. Từ nhiều loại thuế và phí đã quy định ở nông thôn chỉ còn ba loại thuế và phí: thuế nông nghiệp, phí hành chính và phí thực hiện các công việc chung. Tiếp theo năm 2004 đã có một quyết định thực hiện việc giảm thuế nông nghiệp và thí điểm bỏ thuế nông nghiệp ở các vùng sản xuất lương thực chủ yếu. (vùng Đông bắc và 10 tỉnh khác). Việc thiếu hụt ngân sách địa phương do việc giảm bỏ thuế được trung ương bù. Kết quả là cuối năm 1994, 22 tỉnh gỡ loại bỏ thuế nông nghiệp cho 150 triệu nông dân và ở các vùng khác đã giảm thuế ở các mức khác nhau; 26,8 ngàn tỷ nguyên được giảm cho nông dân và 3,3 ngàn tỷ được giảm từ các nông sản đặc biệt trừ thuốc lá, tổng cộng đã vượt 30 ngàn tỷ. Cải cách thuế đã giảm bình quân 30 % gánh nặng cho nông dân.
Các cải cách phụ kèm theo cải cách thuế.
Cải cách từng bước chính quyền cấp thị và xã .Các thị và xã cần phải được xác định lại tuỳ theo quy mô và phát triển kinh tế. Tổ chức của chính quyền cần được quy định lại để giảm biên chế và chi tiêu. Mục đích của cải cách cấp cơ sở còn là tăng cường việc cung cấp dịch vụ công cho nhân dân.
Trong quá trình cải cách đã có nhiều lần thay đổi tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở, xu hướng chung là biên chế ngày càng tăng. Năm 2002 số công chức ở cấp huyện và thị là 19,07 triệu, chiếm 64,5 % của cả nước ( 57,9 % ở cấp huyện và 6,6 % ở cấp thị).
Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chính sách tam nông , nông thôn Trung Quốc đã và đang có sự đổi mới sâu sắc và biến đổi mới mẻ. Tính đến 14-3-2006, chính sách cải cách nông thôn đã được Quốc hội thông qua, theo đó tăng 14,2% chi tiêu để tăng cường phát triển khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa chính phủ đã chi 42 tỉ USD để xây dựng các vùng "nông thôn xã hội chủ nghĩa" và cải thiện tình cảnh nghèo khổ của 745 triệu nông dân ở các miền quê. Kể từ tháng 1/2007, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiến hành một loạt biện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn XHCN mới. Trong đó nông dân là chủ đề then chốt của "Tam nông". Chỉ riêng đối với chính sách này ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 nghìn tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng.
Theo thống kê, từ tháng 1/2007, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một loạt biện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, cũng như thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu truyền thống bằng phương thức sản xuất hiện đại và hiệu quả cao. Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, cải tiến hiệu quả vốn nước ngoài trong nông nghiệp, tăng cường tái sử dụng tài nguyên, quy định việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa tái chế, giảm thiểu thất thoát trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chương trình giảm nghèo. Ngoài ra, còn tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tư các khoản cho vay tín dụng vào sản xuất nông nghiệp . Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cho rằng: “để triển khai chính sách phát triển nông thôn phải nắm chắc sản xuất nông nghiệp bởi vấn đề lương thực liên quan tới quốc kế dân sinh, liên quan tới phát triển kinh tế, cũng như ổn định xã hội”. Do đó, các cấp, các ngành cần phải thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Trung ương nhằm khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất lương thực. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến những giống lúa mới, cây trồng tốt, canh tác tiên tiến tới từng người dân. Tiếp đến là ban hành các biện pháp kiểm soát giá cả đầu vào, đặc biệt là phân bón, buộc chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thỏa mãn yêu cầu đầu vào của nông nghiệp và duy trì giá đầu vào ổn định. Sau đó là đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, xây dựng và phát triển mạnh các học viện nghiên cứu về nông nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định, không thể buông lỏng việc đẩy mạnh phát triển nông thôn, phải kiên định con đường hiện đại hoá nông nghiệp mang đặc sắc Trung Quốc.
Những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực "Tam nông" vừa được Liên hợp quốc đánh giá cao - công tác xoá đói, giảm nghèo của Trung Quốc đã góp phần cho việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đề ra. Liên hợp quốc cho rằng, nếu không có sự đóng góp tích cực của Trung Quốc thì thế giới sẽ không thể thực hiện được mục tiêu xoá đói, giảm nghèo bởi đây là vấn đề quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Cũng trong chuyến công tác tại Hà Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã tới thăm một trường chuyên dạy các em câm điếc ở thành phố Trịnh Châu. Ông còn dự một tiết lên lớp của những học sinh đặc biệt này để tìm hiểu thực tế công việc của các thầy cô, cũng như các cháu học sinh. Tình hình học tập cũng như đời sống của các cháu học sinh vùng nông thôn ở Hà Nam được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt quan tâm trong chuyến công tác lần này. Giới chuyên môn cho rằng, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nông thôn, việc áp dụng chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên phạm vi cả nước từ năm học 2008 cũng được coi là một trong những biện pháp giúp người nông dân thoát nghèo, đổi mới cuộc sống. Với chính sách này, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được miễn tất cả các khoản đóng góp, chi phí như học phí, nội trú, điện, nước, đồng phục... Số học sinh là con em gia đình lao động nhập cư có thu nhập thấp được cấp sách giáo khoa miễn phí, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi ở nội trú được hưởng chính sách trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng. Ngoài ra chính sách được sinh viên Trung Quốc xuất thân từ nông thôn quan tâm nhất hiện nay là giúp những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chi trả khoản vay khi còn theo học đại học nếu họ nhận công tác tại những vùng sâu, vùng xa và kém phát triển. Đây được coi là chính sách vừa khuyến khích, động viên, giúp đỡ những sinh viên nghèo, vừa tạo công ăn việc làm cho số sinh viên ra trường. Những chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho tang cường công tác đào tạo mà còn có tác dụng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.
Theo chủ trương của chính sách, không chỉ tập trung vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn mà còn cần chú ý vào nhiều vấn đề khác trong kinh tế nông thôn và nông dân nông thôn như : cơ chế việc làm, điều tiết lao động nông nhàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đô thị nông thôn, cải cách chế độ hộ tịch, phát triển văn hóa giáo dục ở nông thôn, không ngừng nâng cao trình độ cho nông dân. Ngoài ra, còn đẩy nhanh đổi mới nông thôn, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, y tế và an sinh xã hội giữa nông thôn và thành thị. Có chính sách phù hợp nhằm thu hút trí thức trẻ về nông thôn, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hài hòa.
Sức khỏe của người nông dân cũng được chú trọng thông qua chương trình “hợp tác khám chữa bệnh”. Mô hình này chủ yếu áp dụng cho những người nông dân ở nông thôn, điều kiện cuộc sống khó khăn và cũng đã đem lại hiệu quả rõ rệt ngay trong những ngày đầu thực hiện chính sách. Tính đến cuối tháng 6 /2007, toàn quốc có 720 triệu nông dân tham gia mô hình nông thôn hợp tác khám chữa bệnh, tình trạng nông dân “khám bệnh khó khăn, thuốc chữa bệnh đắt” dần được giải quyết.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào từng nhấn mạnh, việc điều tiết vĩ mô