Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Người ta cần đến vốn ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển thì vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác tài chính doanh nghiệp trong bất cứ doanh nghiệp nào.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó đã xảy ra một nghịch lý là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lý. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã trở nên cấp thiết !
68 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Người ta cần đến vốn ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển thì vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác tài chính doanh nghiệp trong bất cứ doanh nghiệp nào.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó đã xảy ra một nghịch lý là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lý. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã trở nên cấp thiết !
Trong điều kiện nước ta, với một thị trường tài chính chưa hoàn thiện,
cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác quản lý vốn trong các doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ… làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian..
Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian là doanh nghiệp đang trên đà vươn lên và phát triển theo nhịp độ của cơ chế thị trường. Công ty đã tạo cho mình một nguồn vốn ổn định, công tác huy động vốn thuận lợi, an toàn, tài trợ kịp thời cho các nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh sự thành công đó cũng tồn tại những khó khăn đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục hướng tới những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt khi Nhà nước đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình.
Xuất phát từ cơ sở đó, em đã chọn đề tài " Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Việc tìm ra giải pháp về vốn cho doanh nghiệp xây lắp là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và phải tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do khả năng và thời gian có hạn, em không có tham vọng nghiên cứu sâu vào tất cả các vấn đề của công tác huy động vốn, mà chỉ tập trung vào những khó khăn đang đặt ra cho công ty và một số giải pháp để khắc phục những khó khăn đó, nhằm tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, và do trình độ hạn chế nên em không thể tránh khỏi những vướng mắc, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 8
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 8
1.1.1. Khái niệm vốn trong doanh nghiệp 8
1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 8
1.1.2.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp 9
1.1.2.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.1.2.3. Cơ sở cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh 9
1.1.3. Các nguồn vốn của doanh nghiệp 10
1.1.3.1. Vốn chủ sở hữu 10
1.1.3.2. Nợ Ngân hàng (Tín dụng Ngân hàng) 14
1.1.3.3. Tín dụng thương mại 15
1.1.3.4. Nợ nội bộ, nợ cán bộ công nhân viên 15
1.1.3.5. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công ty 15
1.2. Các hình thức huy động vốn trong doanh nghiệp 16
1.2.1. Tăng cường tích luỹ nội bộ 17
1.2.2. Phát hành cổ phiếu 17
1.2.3. Phát hành trái phiếu công ty 18
1.2.4. Vay các tổ chức tín dụng 20
1.2.5. Vay cán bộ công nhân viên 23
1.2.6. Liên doanh, liên kết 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của doanh nghiệp 25
1.3.1.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế 25
1.3.1.2. Trạng thái của nền kinh tế 26
1.3.1.3. Chính sách thuế 27
1.3.2. Nhân tố chủ quan 27
1.3.2.1. Ngành nghề kinh doanh 27
1.3.2.2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 28
1.3.2.3. Chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp 28
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG KHÔNG GIAN 29
1. Giới thiệu chung về công ty 29
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 30
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 32
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 31
2.2.1. Hội đồng quản trị 31
2.2.2. Ban giám đốc 31
2.2.3. Phòng hành chính tổng hợp 31
2.2.4. Phòng kinh doanh 32
2.2.5. Phòng kế toán 32
2.2.6. Ban dự án 32
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 32
3.1. Hình thức kinh doanh 32
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33
II. Thực trạng huy động vốn của công ty 37
1. Tình hình huy động vốn của công ty từ năm 2004-2006 37
2. Các phương thức huy động vốn tại công ty 39
2.1. Giá trị nguồn vốn 39
2.2. Vốn chủ sở hữu 40
2.3. Vốn tín dụng ngân Hàng 41
2.4. Phải trả nội bộ, phải trả cán bộ công nhân viên 42
3. Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty 42
4. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của công ty 43
4.1. Các nhân tố chủ quan 43
4.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 43
4.1.2. Uy tín và quan hệ giữa công ty với các tổ chức tài chính 43
4.2. Các nhân tố chủ quan 46
4.2.1. Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính 46
4.2.2. Các chính sách của Nhà nước 46
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 49
I. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới và khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty 49
1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới 49
2. Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty 53
2.1. Những khó khăn 53
2.1.1. Nguồn vốn còn đơn điệu và chứa nhiều rủi ro lớn 53
2.1.2. Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao 55
2.1.3. Khả năng thu hút vốn đầu tư của công ty so với nhu cầu còn thấp 56
2.1.4. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính của doanh nghiệp còn rất yếu về trình độ chuyên môn nhất là các nghiệp vụ huy động vốn mới như là tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu. 56
2.2. Những thuận lợi 56
III. Các biện pháp huy động vốn 57
1. Về phía công ty 57
1.1. Thực hiện hình thức tín dụng thu mua 57
1.2. Giảm nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng 59
1.3. Tăng cường huy động nguồn vốn nội bộ 59
1.4. Huy động vốn bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí 60
2. Về phía Nhà nước 62
2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách 62
2.2. Các giải pháp về tín dụng 64
KẾT LUẬN 66
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn trong doanh nghiệp
Vốn là khái niệm được xuất phát từ tên tiếng Anh là “capital” có nghĩa là “tư bản”. Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa về vốn và hiện nay vẫn tiếp tục có sự tranh luận về định nghĩa chính xác của nó.
Một cách thông dụng nhất, vốn được hiểu là các nguồn tiền tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tiền (quỹ) này được hình thành dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Giá trị nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
1.1.2.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp. Quy định của Pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp khi thành lập phải có vốn điều lệ, vốn ban đầu nhất định. Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp. Ví dụ như trong lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm để thành lập được doanh nghiệp, nguồn vốn ban đầu tối thiểu phải bằng 500 triệu; để thành lập công ty cá cược bóng đá cần vốn tối thiểu 70 tỷ. Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước không quy định giá trị vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể dao động từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập doanh nghiệp.
1.1.2.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh. Hoạt động thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vật liệu, máy móc; trả lương;...Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốn của doanh nghiệp.
Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về ngân quỹ. Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đình trệ, suy giảm. Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên; hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn; tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang; mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và Ngân hàng. Những khó khăn này có thể nhanh chóng đưa công ty đến kết cục cuối cũng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập với công ty khác.
1.1.2.3. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh
Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững và vươn lên trong thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư. Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ càng tạo sức ép cho doanh nghiệp; buộc phải liên tục làm mới mình, đổi mới không ngừng nếu không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu. Để làm được tất cả những công việc đó doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp do không có nguồn vốn bổ sung kịp thời, đủ lớn nên đã bị mất đi vị trí của mình trên thị trường.
1.1.3. Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp
Để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thường đa dạng hoá các loại nguồn vốn. Bởi mỗi loại vốn có ưu điểm, tính chất và đặc thù khác nhau. Trong thực tế có nhiều cách thức phân chia nguồn vốn khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và đánh giá công tác mở rộng nguồn vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công cổ phần kiến trúc và xây dựng không gian, trong luận văn này, các loại hình nguồn vốn được chia theo phương thức chủ sở hữu vốn. Như vậy, có bốn loại nguồn vốn cơ bản doanh nghiệp sử dụng: vốn chủ sở hữu, nợ Ngân hàng, tín dụng thương mại và nợ khác. Sau đây là chi tiết khái niệm, đặc điểm của từng loại nguồn vốn.
1.1.3.1. Vốn chủ sở hữu (nguồn vốn tự có của doanh nghiệp)
Đây là nguồn vốn đầu tiên và cơ bản của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm khi hình thành doanh nghiệp là vốn góp của các thành viên sáng lập hoặc nguồn vốn được cấp từ ngân sách nhà nước, cơ quan chủ quản doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn này có thể tăng lên qua việc bổ sung bằng lợi nhuận chưa phân phối của Công ty; vốn cấp thêm từ cơ quan chủ quản hoặc do phát hành cổ phiếu mới (đối với Công ty cổ phần).
° Vốn góp ban đầu
Là nguồn vốn được hình thành ban đầu do các chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp.
+ Với doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp chính là Nhà nước, do đó, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.
+ Với doanh nghiệp tư nhân, vốn góp là vốn chủ doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp.
+ Với Công ty TNHH, vốn góp có thể do một thành viên góp (Công ty TNHH một thành viên) hoặc nhiều thành viên sáng lập cùng góp (Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên).
+ Với Công ty cổ phần, vốn góp ban đầu do các cổ đông sáng lập đầu tư vào. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm khác với các loại hình doanh nghiệp khác là: sau khi công ty được thành lập, phát hành cổ phiếu ra thị trường thì mỗi cá nhân hay tập thể mua cổ phiếu của công ty (tức là mỗi cổ đông của công ty) đều trở thành một chủ sở hữu của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông có thể rất nhiều hay tức là số lượng chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể rất nhiều.
+ Với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, vốn góp ban đầu do chủ đầu tư nước ngoài bỏ ra.
+ Ngoài ra, vốn góp ban đầu cũng có thể được kết hợp bởi nhiều chủ sở hữu khác nhau. Ví dụ như vừa có vốn cấp của Nhà nước, vừa có vốn góp của tư nhân; hay vừa có chủ đầu tư nước ngoài vừa có chủ đầu tư trong nước cùng góp vốn thành lập công ty (công ty liên doanh).
Tỷ lệ và quy mô vốn góp của từng bên theo quy định của Pháp luật, quy định của ngành và cơ quan chủ quản. Với các ngành nghề có quy định mức vốn góp tối thiểu thì nếu muốn thành lập các công ty thuộc ngành nghề này vốn góp ban đầu của chủ sở hữu phải bằng hoặc lớn hơn vốn tối thiểu đó.
° Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Đây là nguồn vốn bổ sung cho vốn góp ban đầu của công ty. Nếu trong quá trình hoạt động, công ty kinh doanh tốt, lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi phân bổ vào các quỹ hoặc trả cổ tức cho cổ đông có thể được giữ lại một phần để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đối với Công ty nhà nước, nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận không chia phải theo định hướng, quy định của Nhà nước tại thời điểm đó.
Đối với Công ty cổ phần thì việc giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư, bao nhiêu dùng để trả cổ tức là một vấn đề khá phức tạp, cần có sự xem xét kết hợp của nhiều yếu tố. Bởi tỷ lệ này ảnh hưởng tới tâm lý cổ đông và thị giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Với các công ty ngoài quốc doanh còn lại việc giữ lại lợi nhuận không chia để tái đầu tư có yếu tố thuận lợi hơn: quyết định này chỉ cần được sự đồng ý của các chủ sở hữu doanh nghiệp.
° Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu
Đây là một loại hình nguồn vốn tồn tại và phát triển lâu đời trên thế giới nhưng mới phát triển ở Việt Nam khoảng chục năm gần đây sau khi hình thành thị trường chứng khoán năm 1998. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu là nguồn vốn công ty thu được từ việc phát hành cổ phiếu ra thị trường. Hình thức này chỉ áp dụng được đối với các công ty cổ phần. Các cổ phiếu sau khi phát hành sẽ được lưu thông trên thị trường chứng khoán. Giá trị nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu được tính bằng thị giá một cổ phiếu được bán ra lần đầu tiên trên thị trường cấp 1 nhân với số lượng cổ phiếu phát hành.
Có hai loại cổ phiếu thường dùng là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
+ Cổ phiếu thường: là cổ phiếu thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp và là loại cổ phiếu lưu thông chính trên thị trường chứng khoán.
Người nắm giữ cổ phiếu của công ty gọi là cổ đông, giá trị của các cổ phiếu người đó nắm giữ gọi là cổ phần, và phần thu nhập công ty trả cho cổ đông vào cuối mỗi năm theo cổ phần của người đó gọi là cổ tức.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có các quyền hạn cơ bản:
-> Quyền bỏ phiếu để bầu ra người quản lý, điều hành công ty. Trong các doanh nghiệp hiện nay, tồn tại hai cơ chế bỏ phiếu là bỏ phiếu gộp và bỏ phiếu theo đa số. Bỏ phiếu gộp cho phép cổ đông dùng tất cả các lá phiếu mình có để bầu cho một ứng cử viên quản lý nào đó. Bỏ phiếu theo đa số tức là mỗi lá phiếu của cổ đông dùng để bầu cho một ứng cử viên.
-> Chính sách cổ tức của công ty có thể thay đổi hằng năm, tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, giá trị cổ tức mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu là không cố định.
-> Trong trường hợp công ty bị phá sản hay giải thể, tài sản của công ty sẽ được ưu tiên sử dụng để trả các khoản Nợ, sau đó đến trả cho cổ phiếu ưu đãi và cuối cùng mới là cổ phiếu thường.
+ Cổ phiếu ưu tiên: cổ phiếu ưu tiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành. Cổ phiếu ưu tiên thường được dùng trong một số trường hợp cụ thể riêng biệt.
Khác với cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường, cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu tiên có các quyền:
-> Thường không có quyền bầu cử
-> Cổ tức cố định hàng năm: được tính bằng % của mệnh giá
-> Trong trường hợp công ty bị phá sản hay giải thể, như đã nói ở trên, cổ phiếu ưu tiên được xếp ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc trả cổ tức và cổ phần.
-> Ngoài ưu tiên về cổ tức, một số loại cổ phiếu ưu đãi còn có thể được công ty chuộc lại trong trường hợp cần thiết. Thời điểm có thể chuộc lại, giá cả, tình huống được chuộc lại được quy định cụ thể trong điều lệ, quy định của công ty.
1.1.3.2. Nợ Ngân hàng (Tín dụng ngân hàng)
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa cổ phần hoá; bởi các doanh nghiệp chưa cổ phần hoá không thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu mới được. Trên thương trường hiện nay đã hình thành quan điểm vững chắc: “Ngân hàng với Doanh nghiệp là bạn” và “Sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là sự phát triển của Ngân hàng”. Nguồn vốn vay từ Ngân hàng có thể ở mức trung và dài hạn hoặc ngắn hạn tuỳ theo mục đích vay và sự phân phối nguồn vốn của Ngân hàng. Tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại có thể thay đổi theo từng nước hoặc từng Ngân hàng thương mại. Ở Mỹ, vay nợ với kỳ hạn trên 10 năm được gọi là vay dài hạn, từ 1-10 năm là vay trung hạn và thời hạn dưới 1 năm là vay ngắn hạn. Ở Việt Nam, thường thường các khoản vay ngắn, trung và dài hạn được định nghĩa như sau:
° Nợ ngắn hạn Ngân hàng: là khoản vay Ngân hàng có thời hạn dưói 1 năm. Khoản vay này thường được sử dụng đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty như mua sắm tài sản lưu động, thanh toán tiền mua hàng, trả lương cán bộ công nhân viên,…
° Nợ trung và dài hạn Ngân hàng: là các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm hay dài hơn. Các khoản vay dài hạn được dùng để hình thành tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính dài hạn hay đầu tư vào bất động sản.
Sử dụng tín dụng Ngân hàng, doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí vốn vay. Chi phí vốn này chính là tiền lãi và các khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng. Nợ trung và dài hạn do có rủi ro, biến động lớn nên có chi phí lãi vay và lệ phí vay cao hơn nợ ngắn hạn.
1.1.3.3. Tín dụng thương mại
Thông thường, tín dụng thương mại là khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được từ các doanh nghiệp khác thông qua việc mua hàng trả chậm, nợ tiền hàng. Việc sử dụng tín dụng thương mại có tính linh hoạt và thuận tiện hơn so với sử dụng tín dụng Ngân hàng nhưng quy mô vốn thường không lớn và không có tính ổn định lâu dài. Trong điều kiện bình thường, các đối tác có thể cho nhau nợ tiền hàng từ 1 tháng đến 1 năm không tính lãi suất. Muốn thiết lập được tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải tạo lập được uy tín và sự tin tưởng cho đối tác qua thời gian giao dịch quan hệ lâu dài. Các điều khoản của tín dụng thương mại có thể được cụ thể hoá trong hợp đồng kinh tế hoặc cũng có thể thông qua thoả thuận miệng giữa các chủ doanh nghiệp khi họ đã có quan hệ lâu dài bền vững. Có thể nói, nguồn vốn này như một chất xúc tác giúp hoạt động trao đổi, buôn bán, sản xuất tích cực, sôi động, thuận lợi