Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và
tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Có thể nói, vốn là một trong những yếu
tố quan trọng, giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh
nghiệp. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận,
tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề huy động, quản lý và sử dụng vốn
sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng phải trải qua nhiều sự biến động lớn. Tính đến năm 2013 là năm thứ 6
nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng
là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, các Công ty cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực
và khía cạnh để duy trì sự tồn tại và phát triển. Để tồn tại và phát triển trong môi
trường khắc nghiệt này, doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phải chủ động trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình
kinh doanh của mình không bị gián đoạn. Huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, chính vì vậy bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến vốn và vấn đề tăng cường huy động vốn.
Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, các doanh nghiệp thiếu vốn để hoạt động trong khi
các ngân hàng không tăng được tín dụng, chính vì vậy bài toán về vốn càng trở nên
cấp thiết hơn đối với doanh nghiệp.
Là một Công ty xây dựng và tư vấn thiết kế các công trình dân dụng nên doanh
nghiệp cần một lượng vốn rất lớn để kinh doanh và phát triển, đầu tư. Nhận thức được
tầm quan trọng, sự cần thiết của vốn đối với một doanh nghiệp, trong thời gian thực
tập tại Công ty em mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ
phần xây dựng Đất Việt”.
83 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần xây dựng Đất Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HÀN BẢO NGỌC
MÃ SINH VIÊN : A17785
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT
Sinh viên thực hiện : Hàn Bảo Ngọc
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lưu Thị Hương
Mã sinh viên : A17785
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện dưới sự
hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hàn Bảo Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình của cô giáo, PGS-TS. Lưu Thị Hương đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo tại trường Đại học Thăng Long
đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú phòng Tài chính –
Kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi tới lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè,
những người đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành
khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Quý Thầy Cô, Quý
Công ty, gia đình, bạn bè đã giúp em thực hiện đề tài này!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hàn Bảo Ngọc
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 1
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp ..................................................................... 1
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp ..................................................................................... 1
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp ............................................................ 1
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp ....................................................................................... 3
1.1.1.3 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp .................................................................... 5
1.1.2. Vốn của doanh nghiệp ............................................................................................ 8
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn .................................................................................. 8
1.1.2.2 Vai trò của vốn ................................................................................................... 10
1.2. Huy động vốn của doanh nghiệp ......................................................................... 11
1.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu ..................................................................................... 11
1.2.2. Huy động nợ......................................................................................................... 13
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của doanh nghiệp ............................................... 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của doanh nghiệp ........................... 17
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ....................................................................................... 17
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan .................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT ............................................................................................... 23
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt ............................ 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 23
2.1.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt .... 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt ..................................... 24
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt
trong 3 năm (2011 - 2013).................................................................................... 26
2.1.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất
Việt giai đoạn 2011 – 2013. ............................................................................... 28
2.1.4.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt............. 31
2.1.4.3 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 37
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt .................. 39
2.2.1. Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu .................................................................... 39
2.2.2. Thực trạng huy động vốn nợ ................................................................................. 42
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của doanh nghiệp ............................................... 49
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí nợ .................................................................. 51
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt .. 52
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 52
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................... 53
2.3.2.1 Hạn chế ............................................................................................................. 53
2.3.2.2 Nguyên nhân ...................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT ............................................................................ 57
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt ...................... 57
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với Công ty ................................................................... 57
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty ...................................................................... 59
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt . 61
3.2.1. Giảm lượng hàng tồn kho ..................................................................................... 61
3.2.2. Vay dài hạn của ngân hàng thương mại ............................................................... 61
3.2.3. Huy động vốn từ nội bộ Công ty ........................................................................... 62
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định mức tín nhiệm của
Công ty ................................................................................................................ 62
3.2.5. Thuê tài chính ...................................................................................................... 63
3.2.6. Phát hành trái phiếu Công ty ............................................................................... 63
3.2.7. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả ..................................................................... 64
3.2.8. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các phương thức huy động vốn hiện tại..... 65
3.3. Kiến nghị đối với Nhà Nước................................................................................. 66
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Xây dựng
Đất Việt giai đoạn 2011 – 2013.................................................................................. 27
Bảng 2.2 Tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt năm 2011 – 2013
.................................................................................................................................. 31
Bảng 2.3 Chỉ tiêu xác định khả năng sinh lời ............................................................. 37
Bảng 2.4 Thực trạng vốn tín dụng thương mại năm 2011 – 2013 ............................... 43
Bảng 2.5 So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ........................................... 46
Bảng 2.6 Các khoản thuế phải nộp và các khoản phải trả ngắn hạn khác .................... 47
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán......................................................... 49
Bảng 2.8 So sánh khả năng thanh toán của Công ty với trung bình ngành năm 2013.. 49
Bảng 2.9 Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng nợ.......................................................... 51
Bảng 2.10 Tỷ số doanh thu thuần trên tổng nợ vay .................................................... 51
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt ........................ 24
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận ........................... 28
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2011 – 2013 .......................................... 32
Biểu đồ 2.4 Quy mô vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt năm 2011 – 2013 35
Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013 .... 39
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 - 2013 ............................. 40
Biểu đồ 2.7 Tình hình khoản lợi nhuận giữ lại năm 2011 - 2013 ................................ 42
Biểu đồ 2.8 Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại trong tổng nguồn vốn ........................ 44
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu vốn tín dụng thương mại năm 2011 - 2013 .................................. 45
Biểu đồ 2.10 Quy mô nợ dài hạn năm 2011 - 2013 .................................................... 48
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ
CHS Chủ sở hữu
DH Dài hạn
DN Doanh nghiệp
HĐTC Hoạt động tài chính
LN Lợi nhuận
NH Ngắn hạn
NM Người mua
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố đinh
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TDTM Tín dụng thương mại
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và
tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Có thể nói, vốn là một trong những yếu
tố quan trọng, giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh
nghiệp. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận,
tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề huy động, quản lý và sử dụng vốn
sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng phải trải qua nhiều sự biến động lớn. Tính đến năm 2013 là năm thứ 6
nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng
là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, các Công ty cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực
và khía cạnh để duy trì sự tồn tại và phát triển. Để tồn tại và phát triển trong môi
trường khắc nghiệt này, doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phải chủ động trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình
kinh doanh của mình không bị gián đoạn. Huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, chính vì vậy bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến vốn và vấn đề tăng cường huy động vốn.
Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, các doanh nghiệp thiếu vốn để hoạt động trong khi
các ngân hàng không tăng được tín dụng, chính vì vậy bài toán về vốn càng trở nên
cấp thiết hơn đối với doanh nghiệp.
Là một Công ty xây dựng và tư vấn thiết kế các công trình dân dụng nên doanh
nghiệp cần một lượng vốn rất lớn để kinh doanh và phát triển, đầu tư. Nhận thức được
tầm quan trọng, sự cần thiết của vốn đối với một doanh nghiệp, trong thời gian thực
tập tại Công ty em mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ
phần xây dựng Đất Việt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp
đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Công ty cổ phần
xây dựng Đất Việt. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại
Công ty cổ phần xây dựng Đất Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu huy động vốn của doanh nghiệp, những
nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ
phần xây dựng Đất Việt.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu huy động vốn của Công ty cổ phần xây dựng
Đất Việt từ năm 2011 đến năm 2013.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên giác độ doanh nghiệp trong
thời gian 4 tháng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa và
làm rõ thêm lý luận về tăng cường huy động vốn và giải pháp trong vấn đề huy động
vốn của doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà
quản trị của Công ty cổ phần xây dựng Đất Việt nắm rõ hơn tình hình huy động vốn,
phương thức sử dụng trong việc huy động vốn và hiệu quả trong 3 năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận:
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân tích thống kê kết hợp công thức, bảng
biểu để tính toán và rút ra kết luận.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận được trình bày
trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng Đất Việt
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng
Đất Việt.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Khái niệm: Trên phương diện lý thuyết có rất nhiều các khái niệm doanh nghiệp.
Dựa trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau được đưa
ra, và mỗi khái niệm đều mang những giá trị nhất định nhưng đều nhằm mục đích giải
thích thế nào là doanh nghiệp.
Quan điểm pháp lý: Theo điều 4 của Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 đưa ra
khái niệm về doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó, kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Quan điểm của nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy
móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích.
Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong
khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá
thành và giá bán sản phẩm.
Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực
hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản rằng: “Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư
cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở
hữu.” (Tài chính doanh nghiệp – PGS-TS. Lưu Thị Hương - PGS-TS. Vũ Duy Hào)
Đặc điểm của doanh nghiệp: Dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh
nghiệp có các đặc điểm sau:
Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và kinh doanh. Theo luật Doanh Nghiệp, kinh
doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
2
đích sinh lợi. Trong đó, sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra,
nhằm mục đích tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình
chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng,
thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh
hưởng đối với môi trường. Vì hoạt động chính của doanh nghiệp là kinh doanh dựa trên
mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, vì vậy đây là hai chức năng cơ bản, đặc biệt quan trọng và
không thể tách rời của doanh nghiệp.
Căn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thị trường. Doanh
nghiệp là một tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các
hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận tuy nhiên hoạt động chính của doanh
nghiệp là vẫn là kinh doanh. Để duy trì sự tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải
tự tìm ra được một thị trường riêng.
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhưng đồng thời
cũng hướng đến các mục tiêu khác.
Doanh nghiệp chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thị trường kinh doanh
vô cùng rộng lớn, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày một nhiều, vì
vậy việc cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại là việc tất yếu xảy ra và trở thành một trong những
đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có ba mục đích cơ bản thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp:
Mục đích kinh tế: Đối với các doanh nghiệp thương mại thì mục tiêu quan trọng
nhất là thu lợi nhuận.
Mục đích xã hội: Đối với các doanh nghiệp công ích thì việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Thỏa mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có một mục tiêu nhất định và riêng biệt. Tùy thuộc vào mục
đích hoạt động và tùy thuộc vào từng thời kì phát triển mà từng doanh nghiệp đặt ra các
mục tiêu khác nhau. Mỗi mục tiêu đặt ra như một mốc cụ thể, đánh dấu quá trình phát
triển của doanh nghiệp. Các yêu cầu đặt ra đối với mục tiêu có thể khái quát như sau:
Mỗi mục tiêu đặt ra cần phù hợp với doanh nghiêp.
Thang Long University Library
3
Mục tiêu đạt được cần phải thỏa mãn tiêu chí về số lượng và chất lượng.
Phương tiện thực hiện mục tiêu phải được xác định và sử dụng một cách hợp lý,
hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu.
Mục tiêu phải luôn bám sát từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào từng thời kì phát triển nhưng về cơ bản thì một doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh cần phải có những mục tiêu cụ thể sau:
Luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng năng suất lao động, giảm chi phí.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
N