Đề tài Tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ theo ngành, vùng và hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam trong những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp quan trọng của khu vực dịch vụ. Sự tăng trưởng khu vực dịch vụ không những có đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng GDP mà còn trong rất nhiều lĩnh vực xã hội khác : đảm bảo công bằng xã hội thông qua nhóm dịch vụ quản lý hành chính công;

doc33 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ theo ngành, vùng và hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Việc làm và tăng truởng ngành dịch vụ theo ngành, vùng, hình thức sở hữu. I.Lời mở đầu: Việt Nam trong những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp quan trọng của khu vực dịch vụ. Sự tăng trưởng khu vực dịch vụ không những có đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng GDP mà còn trong rất nhiều lĩnh vực xã hội khác : đảm bảo công bằng xã hội thông qua nhóm dịch vụ quản lý hành chính công; phát triển khu vực dịch vụ có tác động rõ rệt đến bảo vệ môi trường, được coi như một ngành công nghiệp sạch. Đặc biệt hơn, khu vực dịch vụ cũng có những tác động tích cực đến văn hoá thông qua các dịch vụ văn hoá như : xuất bản, điện ảnh, thư viện, nghệ thuật biểu diễn,… Hơn nữa ngành dịch vụ nước ta là một ngành có nhiều tiềm năng, là khu vực kinh tế lớn nhất trong việc huy động, liên kết & phát huy mọi nguồn lực của nền kinh tế để tạo ra giá trị gia tăng mới . Bên cạnh những lợi ích trên, khu vực dịch vụ còn là ngành giải quyết được đông đảo lực lượng lao động dôi dư trong nền kinh tế, giải quyết một phần đáng kể áp lực thất nghiệp trong nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì vai trò ngành dịch vụ càng trổ nên quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ cũng như vấn đề việc làm đè nặng trong nền kinh tế, tôi xin nghiên cứu đề tài: “Tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ theo ngành,vùng và hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt nam”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Mai Quốc Chánh. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên bài của em còn một số sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý & sửa chữa của thầy. II. Khái niệm chung về việc làm: 1. Khái niệm việc làm: Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam : “ Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc làm.” Theo những quy định trong Bộ luật: “ Người có việc làm là người tham gia vào hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm và người đó có thể tự làm việc , làm công ăn lương hoặc làm việc gia đình nhưng không hưởng tiền công , tiền luơng.” “ Tăng trưởng là sự gia tăng số lượng việc làm trong nền kinh tế xét trong một khoảng thời gian nhất định.” 2. Chỉ tiêu đánh giá việc làm. 2.1. Tỉ lệ (số người) lao động có việc làm từ 15 tuổi trở nên trong nền kinh tế. - Tỉ lệ chung = Số lđ có việc làm 15 tuổi trở nên/ lực lượng lao động. - Tỉ lệ theo ngành, vùng, HTSH = Số việc làm trong từng phân ngành, từng vùng, từng HTSH/ tổng số việc làm cả nước phân theo ngành, vùng HTSH tương ứng. 2.2. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng việc làm: - Xét tỉ lệ: Số việc làm năm sau/ số việc làm năm trước đó Theo thống kê từng vùng, ngành, hình thức sở hữu. III. Khái niệm chung về tăng truởng dịch vụ. 1. Khái niệm tăng trưởng dịch vụ. Dựa vào cách tiếp cận là căn cứ sự khác biệt giữa dịch vụ và hành hoá, nhà nghiên cứu TS . Hồ Văn Vĩnh đưa ra khái niệm: “ Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhưu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể.” “ Tăng trưởng dịch vụ là sự gia tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP trong một khoảng thời gian hay thời kì nhất định.” Tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận để đánh giá tăng trưởng dịch vụ. 2. Các chỉ tiêu đo lường tăng truởng dịch vụ 2.1. Tỉ lệ % ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Tính tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu 3 ngành nông công nghiệp. Từ tỉ trọng năm sau- tỉ trọng năm trước để tính sự gia tăng ngành dịch vụ trong nền kinh tế. 2.2. Tỉ lệ đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP trong cơ cấu 3 ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Tính theo % hoặc tỉ đồng để đánh giá thu nhập của ngành dịch vụ vào GDP của cả nước theo từng năm. 2.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm và bình quân giai đoạn của ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm = (tỉ trọng trong GDP năm sau- tỉ trọng trong GDP năm trước)/ tỉ trọng trong GDP năm trước. - Tốc độ tăng trưởng giai đoạn = Tốc độ tăng trưởng hàng năm cả giai đoạn/ số năm. IV. Mối quan hệ tăng truởng việc làm và tăng trưởng ngành dịch vụ. 1. Tác động tăng truởng dịch vụ tới tăng trưởng việc làm. - Tăng trưởng dịch vụ tác động làm tăng số lượng việc làm: tăng trưởng ngành dịch vụ, đa dạng hoá các ngành dịch vụ hấp thu phần lớn lao động dôi dư của khu vực nông nghiệp & công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và tái cơ cấu doanh nghiệp các quốc gia, giảm bớt áp lực tình trạng thất nghiệp gia tăng trong nền kinh tế. + Nông nghiệp nông thôn: xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp đòi hỏi phải có các dịch vụ đầu vào như vận tải, kho bãi, viễn thông , thương mại,…Sự đa dạng đó dẫn đến sự đa dạng hoá nghề nghiệp cuả người dân nông thôn, số người nông thôn không làm nông nghiệp gia tăng cả về số lượng & tỉ trọng. Quá trình chuyển dịch lao động có việc làm này là tất yếu & chắc chắn được diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. + Ngành công nghiệp: khu vực dịch vụ giải quyết rất nhiều việc làm cho lao động dôi dư phát sinh từ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế, nhất là với khu vực DNNN có nền kinh tế đang chuyển đổi. Một số ngành dịch vụ có chi phí gia nhập thị trường thấp, độ linh hoạt cao như bán lẻ, sửa chữa động cơ, đồ dùng cá nhân, vận tải…và sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ trong đó có 3/4 số doanh nghiệp dưới 5 lao động & 1/2 doanh nghiệp dịch vụ có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng tạo ra rất nhiều việc làm & thu nhập cho người lao động. - Tăng trưởng dịch vụ tác động làm tăng chất lượng việc làm: tăng trưởng chất lượng việc làm thể hiện qua thu nhập của người lao động từ việc làm đó cũng như trình độ năng lực của đội ngũ lao động, Dịch vụ phát triển đi kem với phát triển các phân ngành y tế, giáo dục,…nâng cao trình độ lao động cả về thể lực và trí lực. Đồng thời sự chuyển dịch lao động sang ngánh phi nông nghiệp sẽ nâng cao thu nhập từ việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó trong ngành dịch vụ với sự ra đời của các ngành dịch vụ chất lượng cao không những đem lại thu nhập cao cho người lao động mà còn cho GDP cả nước. 2. Tác động tăng truởng việc làm tới tăng trưởng ngành dịch vụ. - Tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ, khi nhưu cầu tìm kiếm việc làm trong lực lượng lao động tăng thì thúc đẩy sáng tạo nhiều ngành nghề mới ra đời, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì chủ yếu là ngành dịch vụ: trung tâm tư vấn việc làm, hội chợ việc làm,.. các ngành nghề khác phuch vụ nhưu cầu người dân. Bên cạnh đó, sự gia tăng việc làm , nhiều người lao động co thu nhập cao hơn nên nhưu cầu chăm sóc cũng tăng lên kéo theo sự phát triển mạnh mẽ cả vế số lựơng & chất lượng ngành dịch vụ để đáp ứng nhưu cầu xã hội như : y tế, giáo dục, giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng,... 3. Các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ. 3.1.Chiến lược tăng trưởng. Chiến lược phát triển do Đảng & Nhà nước đề ra có vai trò quan trọng trong việc định hướng đi kèm với các chính sách, giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra. - Theo Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đề ra mục tiêu phát triển ngành dịch vụ trong giai đoạn 1996-2000 tập trung vào các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý,.. Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân hàng năm 12-13%, chiếm tỉ trọng 45-46%. - Theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển ngành dịch vụ & giải quyết việc làm giai đoạn 2001- 2005: + Giá trị dịch vụ tăng 7.5%/ năm. + Tỉ trọng ngành dịch vụ 41-42% Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Phát triển thương mại cả nội thương & ngoại thương, tạo liên kết giữa các vùng trong nước, tăng tổng mức bán lể hàng hoá 11-14%/năm. Đồng thời chú trọng phát triển một số phân ngành chính: nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng, tăng khối lượng an toàn cho vận tải hành khách & hàng hoá, nhất là ở các thành phố lớn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng bưu chính viễn thông. Năm 2005 đạt 7- 8 máy/100 dân. - Theo chỉ thị số 49/2004/CT_TTg năm 2004 của thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 ghi rõ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế mà căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để đưa ra mục tiêu thích hợp, tăng dần tỉ trọng dịch vụ trong GDP, tiến tới năm 2010 đạt 45%. Tốc độ tăng trung bình của khu vực dịch vụ tăng hơn khu vực sản xuất 1.46 lần, nhanh hơn tốc độ tăng trung bình GDP là 1.22 lần. Tỉ trọng khu vực dịch vụ đạt 42-43%. Số lao động giải quyết việc làm hàng năm khoảng 1.7- 2.0 tr người. Trong đó 0.9 tr lao động phải do khu vực dịch vụ tạo việc làm nhưng tốc độ tăng trưởng hiện nay thì mỗi năm cũng thu hút thêm khoảng 0.5 tr lao động. Muốn thu hút thêm 0,9 tr lao động thì phải đạt tốc độ tăng trưởng 11-12%/năm. 3.2. Vốn đầu tư. Muốn tạo công ăn việc làm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nhân lực đòi hỏi phải lựa chọn mô hình tăng trưởng & phát triển kinh tế cho phù hợp. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mô hình “đầu tư – tăng trưởng kinh tế” là rất đúng đắn. Vì nước ta thu nhập quốc dân còn ít , tốc độ tăng trưởng chậm trong khi tốc độ tăng trưởng dân số còn cao, tỉ lệ tích lũy từ thu nhập quôc dân chưa đáng kể nên phải tạo vốn , thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nữa. Nhất là trong khu vực dịch vụ cần nguồn vốn tương đối lớn cho các ngành dịch vụ nâng cao quy mô & chât lượng. Bên cạnh đó mô hình “đầu tư – tăng trưởng kinh tế ’’ tạo được nhiều vệc làm do mối liên hệ chặt chẽ giữa vốn & nhân lực. Tốc độ tăng quy mô của vốn đầu tư sẽ thúc đẩy trực tiếp tốc độ & quy mô của việc thu hút các nguồn nhân lực vào hoạt động kinh tế. + Công thức đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư : Tỷ trọng vốn đầu tư/ tỷ trọng đóng góp GDP Hệ số đầu tư/ Giá trị gia tăng. Trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư cho một số nhân ngành dịch vụ chiếm 43% theo dự tính tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. 3.3. Đầu tư nguồn lực con người Trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại Y= F( K,L,R,T) thì con người là nhân tố không thể thiếu cho đầu vào của quá trình tăng trưởng và ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay, ngành dịch vụ muốn nâng cao cả về số lượng & chất lượng không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao mà còn phải có kĩ năng giao tiếp tốt nên việc đầu tư cho đào tạo là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc nâng cao đầu tư cho nguồn nhân lực có thể lực, trí lực tốt hơn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn, giải quyết áp lực việc làm trong nền kinh tế. Chương 2: Phân tích việc làm & tăng trưởng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam. I. Thực trạng việc làm & tăng truởng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo vùng . 1.1. Bảng phân tích số liệu: 1.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. * Tăng trưởng ngành dịch vụ: Phân tích số liệu trên tăng trưởng ngành tính theo doanh thu trong GDP của ngành dịch vụ theo tùng vùng khác nhau, Nhận thấy trong 10 năm vừa qua, ngành dịch vụ đạt được tăng trưởng đáng kể, Tốc độ tăng trưởng các vùng trong giai đoạn gần đây tù 2000-2006 có tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc so vói giai đoạn trước đó: bình quân đạt tốc độ tăng trưởng19.65 so với gia đoạn 1996-2000 chỉ đạt 10.59%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng các vùng tương đối đồng dều nhau, vùng cao nhất Đông bắc đạt tốc độ tăng trưởng 27.67, vùng thấp nhất Bắc trung bộ là17.63. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển đồng đều các vùng, bước tiến hơn hẳn so với giai đoạn trươc đó có sự tăng trưởng chênh lệch đáng kể giữa vùng tốc độ tăng trưởng cao nhất & thấp nhầt gần 20%. Trong số các vùng thì vùng , Đbs. Hồng, Đông nam bộ , ĐBs, Cửu long là những vùng chính chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của ngành, hơn thế nữa tốc độ tăng trưởng các vùng này rất cao, có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây cho thấy sự đóng góp quan trọng của những vùng này cho sự phát triển của những vùng này cho sự phát triển của cả ngành mà cần tạo điều kiện để phát huy. Ngoài ra, có những vùng tuy chiểm tỉ trọng thấp nhưng trong vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng rất cao như: Đông bắc, Tây Bắc, Tăy Nguyên , cao hơn cả 3 vùng có tỉ trọng lớn như đã kể trên cho thấy xu hướng ngành dịch vụ đang hướng đần lên cả vùng cao, mọi vùng của cả nước. Tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của những ngành náy quá thấp nên với tốc độ tăng trưởng cao không thúc đẩy được nhiều cho tăng trưởng ngành dịch vụ mà đang rất cấn có các chình sách để tăng cường.Ngược lại như Duyên hải Nam trung bộ. tỉ trọng đóng gói cho doanh thu là không nhỏ nhưng tốc đọ tăng trưởng khá thấp cần tìm hiểu nguyên nhân để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. *Tăng trưởng việc làm: Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành không được mạnh mẽ, trong giai đoạn gần đây, không đồng đều, có những vùn tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2000-20006 nhưng cũng cò nhiếu vùng tốc độ tăng việc làm giảm. Trong đó phảI kể đến vùng có tỉ trọng việc làm lớn cũng như tốc độ tăng trưởng việc làm đều đặn và tương đối cao là ĐBs Hồng cho thấy tiềm năng giảI quyết việc làm rất lớn của khu vực náy. Trong khi ĐBs. Cửu Long & Đông nam bộ, Tốc độ tăng trưởng việc làm tuy thấp nhưng do dân cư đông, diện tích rộng lớn nên vẫn có tỉ trọng cao trong việc làm cả nước trong ngành dịch vụ. Ngược lại Tây nguyên & một số vùng khác, Tốc đọ tăng trưởng cao nhất 11.41% trong 10 năm qua nhưng do dân cư còn ít vì là vùng núi nên chưa giảI quyết nhiều việc làm cho ngành minh chứng tỉ trọng nhỏ trong việc làm cả nước trong ngành. * Mối quan hệ tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. Thống kê, tích toán cho thấy rằng sự tăng trưởng việc làm còn quá thấp hay thực sự chưa tương xứng với sự tăng trưởng của ngành. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành 23.32% theo doanh thu thì tốc độ tăng trưởng việc làm 6.08% tức là 1% tăng trưởng ngành tạo ra 0.26 % tăng trưởng việc làm. Đặc biệt trong những nưm gần đâ thì thực té này càng nghiêm trọng. Hệ số co giãn việc làm- tăng trưởng ngành càng nhỏ, sự tăng trưỏng càng chênh lệch. Xét riêng từng vùng, Đbs hồng & Tây nguyên là 2 vùng có tốc độ tăng trưởng ngành & tăng trưởng việc làm có sự tương xứng lớn nhất trong số tất cả các vùng, Cho thấy các vùng này phát triển các ngành dịch vụ thu hút được nhiều lao động cũng như việc đáp ứng nhưu cầu công việc tốt hơn.Các vùng có sự chênh lệch lớn nhất như Đông nam bộ , ĐBs.Cửu Long. Thực trạng trên cho thấy trong các vùng này, ngành dịch vụ chưa giảI quyết được nhiều công ăn, việc làm do đặc thù phân ngành cần ít lao động hoặc trình độ lao động còn chưa đáp ứng được nhưu cầu. 2. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo hình thức sở hữu: . 2.1. Bảng phân tích số liệu: 2.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. Tăng trưởng ngành dịch vụ: Tăng trưởng ngành của các hình thức sở hưu trong giai đoạn vừa qua đều co sự tăng trưởng mạnh & đồng đều, giai đoạn 2000-2005 tăng trưởng mạnh mẽ hơn giai đoạn trước đó. Trong đó khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn. Từ, đặc biệt trong thời gian gần đây2000-2005, doanh thu tăng với tốc độ tăng trưởng 61.02%/ năm cho thấy ngành dịch vụ nước ta ngày càng thu hút sự quan tâm của nước ngoài. Tuy nhiên dù tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng do thành phần này chưa có thời kì phát triển lâu dài nên sự tăng trưởng này đóng góp không đáng kể cho tăng trưởng chung của ngành, tỉ tọng doanh thu tương đối nhỏ nhưng trong thời kì hội nhập hiện nay, khu vực này sẽ được lạo điều kiện & trở thành thành phần kinh tế rất có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Sau đó là sự tăng trưởng không kém & cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu ngành của khu vực KT tư nhân càng khẳng định : trong thời kí quá độ nước ta hiện nay, ngành dịch vụ đang hướng rất nhiều vào khu vực này- trở thành khu vực kinh tế chủ đạo & có vị trí rất quan trọng cho sự phát triển của ngành. Thành phần kinh tế nhà nước có quá trình phát triển lâu dài, tuy nhiên phân tích số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dịch vụ khu vực náy thấp hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của 2 khu vực còn lại nên tỉ trọng doanh thu giảm nhanh chóng nên xu hướng phát triển ngành dịch vụ không hướng, không phù hợp với việc làm ăn theo thành phần kinh tế này mà cần sự linh hoạt của 2 thành phần kinh tế cón lại. * Tăng trưởng việc làm: Việc làm tạo ra trong ngành cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, có xu hướng tăng trong vòng 10 năm. Tốc độ tăng việc làm 2006/2000 rất lớn đạt 10.67 % /năm nhưng vẫn còn chậm hơn giai đoạn trước đó tăng 23.51%/ năm tức là tăng gấp 2 lần & trong vòng 10 năm tăng trưởng đạt 25.46%/năm tương đương tăng gần 4 lần. Đố cũng là xu hướng vận động chung của cả 3 khu vực thành phần kinh tế, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng việc làm đang giảm nhanh chóng, Thành phần KT có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và vượt bậc, đến năm 2006/1996, đạt tốc độ tăng trưởng 247.9%/ năm .Tuy nhiên thực tế là chiếm tỉ trọng quá nhỏ tương ứng 3 năm 1996, 2000, 2006 là 0.49, 1.48% và 3.55%. Như vậy là khu vực này chưa đóng góp được nhiều cho giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng việc làm tuy không cao so với khu vực còn lại nhưng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong việc làm cả ngành trong cả nước . Tuy nhiên nó vẫn là khu vực có những đóng góp vô cùng quan trọng cho giải quyết việc làm cho ngành dịch vụ. Khu vực kinh tế Nhà nước tuy tỉ trọng có giảm trong năm 2000 nhưng lại có sự tăng lên trong năm 2006 & tốc độ tăng trưởng trong 10 vẫn rất mạnh mẽ 27.89/năm % đứng thứ 2 sau KV có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy vị trí & tầm quan trọng của khu vực này trong nền kinh tế nước ta rất lớn. Mối quan hệ tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. Nhận thấy tốc độ tăng trưởng ngành & tăng trưởng việc làm nước ta khá tương ứng trong cả giai đoạn 10 năm qua: cứ 1% tăng trưởng ngành tương ứng1.20% tăng trưởng việc làm. Tuy nhiên trong giai đoạn 1996-2000: 1% tăng trưởng ngành kéo theo 2.32% tăng trưởng việc làm nhưng trong những năm gần đây có xu hường giảm xuống đáng kể còn 0.64%/năm cho thấy xu hướng ngành này càng đào thải nhiều lao động , đòi hỏi lao động trình độ thực sự đáp ứng yêu cầu mới tốt hơn. Trong giai đoạn gần đây, Khu vực kinh tế nhà nước với tốc độ tăng trưởng ngành không cao nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm khá cao có thể thấy trong ngành dịch vụ còn rất nhiều phân ngành thuộc quản lý nhà nước nhưng chưa đựoc phát triển thực sự mạnh mà thực tế là chỉ sử dụng nhiều lao động nên với tỉ trọng lớn, khu thì 1% tăng trưởng khu vực này tương ứng với 3.13% tăng trưởng việc làm nên vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng việc làm ngành dịch vụ, Hai k hu vực còn lại , chỉ đặc biệt khu vực đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng ngành & việc làm rất mạnh mẽ theo xu hướng ngày càng giảI quyết ít việc làm cho thấy thực trạng khu vực này đang được đầu tư rất nhiều vói tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng không cần nhiều lao động mà nó ngày cáng đòi hỏi n hững lao động trình độ cao. 3. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo phân ngành chính 1.1. Bảng phân tích số liệu: 1.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. * Tăng trưởng ngành dịch vụ. Theo diễn biến tăng trưởng ngành dịch vụ trong các năm qua tương tự như tăng trưởng kinh tế nói chung. Các phân ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1990-1995, sau đó giảm tương đối mạnh trong giai đoạn 1995-2000 và có dấu hiệu phục hồi trong giai đoạn g
Tài liệu liên quan