Xã hội triển càng cao bao nhiêu thì nhu cầu thông tin càng lớn bấy nhiêu. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn đời sống xã hội. Báo chí là cầu nối giao lưu giữa các ngành nghề, các tầng lớp trong xã hội, các vùng miền trong quốc gia, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Báo chí rút ngắn khoảng cách cả về không gian và thời gian cho các hoạt động của con người.
Báo chí ngày nay tồn tại với nhiều dạng khác nhau: Báo viết( in), báo hình ( truyền hình), báo nói ( phát thanh), báo trực tuyến, thông tấn xã, .Mỗi loại hình baó chí với những ưu thế riêng vốn có mình đều có bước phát triển và cạnh tranh đáng kể, và là cạnh tranh lành mạnh nhưng cũng không kém phần quyết liệt.
Báo viết là loại hình báo chí có bề dày lịch sử phát triển hơn các loại hình báo chí khác. Là loại hình báo chí già cỗi nhất nhưng sức sống của nó vẫn rất mãnh liệt. Báo in chiếm đến 60- 75% so với các loại hình báo chí khác. Mạng lưới báo in phát hành rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, mật độ phát hành ở các khu vực không đều nhau, thành phố thì nhiều thậm chí là dư thừa nhưng ở nông thôn và miền núi thì lại thiếu, ít. Báo viết có nhiều đặc tính thuận lợi giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin ngay khi rảnh rỗi mà không phụ thuộc vào giờ phát sóng như phát thanh hay truyền hình.
Báo viết vẫn trường tồn vì sức mạnh của nó. Trong đó có một phần không nhỏ từ việc xây dựng các chuyên trang. Chuyên trang lại được xây dựng từ các chuyên mục và chuyên mục tạo nên bản sắc riêng của từng tờ báo. Nó có tính định kì, ổn định về nội dung và dung lượng nên bạn đọc dễ dàng tìm dọc theo dõi vấn đề mình đang quan tâm và có thể có sự phản hồi trở lại. Đây là mục đích mà bất cứ toà soạn hay cơ quan báo chí nào cũng mong muốn đạt được. Tờ báo đó thu hút bạn đọc ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng của tờ báo đó có phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của họ và có dễ dàng cho họ khi họ tiếp nhận hay không. Tạo tính định kì cho các chuyên mục trong các chuyên trang là việc làm vô cùng cần thiết thúc đẩy tích cực cho quá trình tiếp nhận thông tin cho bạn đọc ở tất cả các tờ báo. Điều này cần có ở cả báo in, phát thanh, truyền hình, trực tuyến.
31 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo tính định kì cho các chuyên mục trong chuyên trang “dân số- Gia đình - trẻ em” của báo Gia đình và Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NIÊN LUẬN
Tạo tính định kỳ cho các chuyên mục trong chuyên trang dân số gia đình và trẻ em báo gia đình và xã hội.
(Kháo sát tại báo gia đình và xã hội từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội triển càng cao bao nhiêu thì nhu cầu thông tin càng lớn bấy nhiêu. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn đời sống xã hội. Báo chí là cầu nối giao lưu giữa các ngành nghề, các tầng lớp trong xã hội, các vùng miền trong quốc gia, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Báo chí rút ngắn khoảng cách cả về không gian và thời gian cho các hoạt động của con người.
Báo chí ngày nay tồn tại với nhiều dạng khác nhau: Báo viết( in), báo hình ( truyền hình), báo nói ( phát thanh), báo trực tuyến, thông tấn xã, ...Mỗi loại hình baó chí với những ưu thế riêng vốn có mình đều có bước phát triển và cạnh tranh đáng kể, và là cạnh tranh lành mạnh nhưng cũng không kém phần quyết liệt.
Báo viết là loại hình báo chí có bề dày lịch sử phát triển hơn các loại hình báo chí khác. Là loại hình báo chí già cỗi nhất nhưng sức sống của nó vẫn rất mãnh liệt. Báo in chiếm đến 60- 75% so với các loại hình báo chí khác. Mạng lưới báo in phát hành rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, mật độ phát hành ở các khu vực không đều nhau, thành phố thì nhiều thậm chí là dư thừa nhưng ở nông thôn và miền núi thì lại thiếu, ít. Báo viết có nhiều đặc tính thuận lợi giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin ngay khi rảnh rỗi mà không phụ thuộc vào giờ phát sóng như phát thanh hay truyền hình.
Báo viết vẫn trường tồn vì sức mạnh của nó. Trong đó có một phần không nhỏ từ việc xây dựng các chuyên trang. Chuyên trang lại được xây dựng từ các chuyên mục và chuyên mục tạo nên bản sắc riêng của từng tờ báo. Nó có tính định kì, ổn định về nội dung và dung lượng nên bạn đọc dễ dàng tìm dọc theo dõi vấn đề mình đang quan tâm và có thể có sự phản hồi trở lại. Đây là mục đích mà bất cứ toà soạn hay cơ quan báo chí nào cũng mong muốn đạt được. Tờ báo đó thu hút bạn đọc ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng của tờ báo đó có phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của họ và có dễ dàng cho họ khi họ tiếp nhận hay không. Tạo tính định kì cho các chuyên mục trong các chuyên trang là việc làm vô cùng cần thiết thúc đẩy tích cực cho quá trình tiếp nhận thông tin cho bạn đọc ở tất cả các tờ báo. Điều này cần có ở cả báo in, phát thanh, truyền hình, trực tuyến.
Thực tế khảo sát tại báo “gia đình và xã hội” với chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em, tôi nhận tấy các chuyên mục này chưa có tính định kì, điều này rất khó khăn cho bạn đọc khi tiếp nhận thông tin. Với những kiến thức đẫ được học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài niên luận là: Tạo tính định kì cho các chuyên mục trong chuyên trang “dân số- gia đình - trẻ em” của báo Gia đình và Xã hội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tính định kì của các chuyên mục trong chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em của báo Gia đình và Xã hội. Phạm vi nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 6- 2007.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Niên luận được thực hiện nhằm mục đích góp phần tạo nên tính định kì của các chuyên mục trong chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em của báo gia đình và xã hội để càng thu hút hơn nữa bạn đọc báo Gia đình và Xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đưa ra những vấn đề lí thuyết chung về chuyên mục, tính định kì
+ Khảo sát tính định kì có hay không và mức độ của nó như thế nào ở chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em báo Gia đình và Xã hội. So sánh với tính định kì ở một số chuyên mục của một số tờ báo khác để đưa ra những phân tích, đánh giá rút ra sự cần thiết phải có tính định kì của các chuyên mục trong chuyên trang.
+ Đề xuất, giải pháp kiến nghị để tạo nên tính định kì của chuyên mục trong chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em của báo Gia đình và Xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận sử dụng phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp luận: chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: gồm giáo trình đã được học tại khoa báo chí, trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sách tham khảo của thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, tài liệu thu thập được tại báo Gia đình và Xã hội.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá rút ra các luận điểm trong quá trình khảo sát
5. Ý nghĩa của đề tài
Khoa học kỹ thuật phát triển càng cao kéo theo sự phát triển không ngừng chất lượng cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi đời sống tinh thần càng cao, thì nhu cầu hưởng thụ các sản phẩm văn hoá, thông tin, giải trí càng lớn, phải càng đa dạng theo nhu cầu của độc giả. Báo chí là người đảm nhiệm cái trọng trách to lớn đó. Báo in sẽ tiếp tục là những người bạn thân thiết của mọi gia đình nếu đáp ứng ốn định nhu cầu thông tin của họ. Tính định kỳ của các chuyên mục trong chuyên trang có và được đảm bảo sẽ giúp bạn đọc tìm dễ dàng chuyên mục cần thiết, giúp họ dễ nắm bắt thông tin theo nhóm, phân loại cho người đọc. Tôi viết niên luận này để khảo sát tính định kỳ của các chuyên mục trong chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em của báo Gia đình và Xã hội nhằm tạo tính định kỳ cho các chuyên mục mà trước tiên là các chuyên mục trong chuyên trang dân số- gia đình - trẻ em, sau đó là nhiều chuyên mục khác mà tôi chưa có điều kiện khảo sát, đồng thời kiến nghị với lãnh đạo toà soạn báo Gia đình và Xã hội tạo tính định kì cho tất cả các chuyên mục trong các chuyên trang.
Trong thời đại công nghiệp, thời gian là vàng. Để bạn đọc không phải mất nhiều thời gian tìm thấy chuyên mục mình cần thiết hoặc do chuyên mục không theo tính định kỳ, người đọc dù mỏi mắt cũng không thể tìm thấy.Tôi cho rằng đây là một việc làm có ý nghĩa tích cực đối với việc tiếp nhận thông tin với công chúng.
6. Cấu trúc của đề tài này bao gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận còn có 3 chương.
Chương 1: Lý thuyết chung về chuyên mục trong chuyên trang.
Chương 2: Khảo sát tính định kỳ của các chuyên mục trong chuyên trang dân số - gia đình và trẻ em, báo Gia đình và Xã hội.
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần tạo nen tính định kỳ của chuyên mục.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHUYÊN MỤC TRONG CHUYÊN TRANG
1.Thế nào là chuyên mục:
Chuyên mục có lịch sử hình thành khá lâu đời, không có loại hình báo chí nào lại không có chuyên mục riêng cho mình. Chuyên mục làm cho người đọc dễ nắm bắt thông tin theo nhóm, phân loại nhóm cho người đọc.
Theo từ điển tiếng Việt: Chuyên tức là chỉ làm một việc. Mục là phần của sách trình bày một phần, một điểm, một vấn đề. Theo tư điển bách khoa Việt Nam: chuyên mục dành riêng cho một đề tài nhất định, xuất hiện định kỳ và chiếm một chỗ cố định trên báo, do một hoặc một nhóm người viết. Sự thu hút người đọc của các bài báo phụ thuộc vào trình độ của người viết. Theo Phân viện báo chí và tuyên truyền : chuyên mục đóng vai trò quan trọng nhất của tờ báo và tạp chí.
Theo ông chasthor, chuyên gia báo chí của tổ chức SIDA Thuỵ Điển: chuyên mục có tính định kỳ, ổn định về nội dung và do một hoặc nhiều người viết. Mỗi tờ báo nên duy trì một vài chuyên mục để người đọc dễ tìm để tiếp nhận.
2. Tính định kỳ của chuyên mục báo chí là gì?
Tính định kỳ của chuyên mục là thời điểm xuất hiện nhất định của chuyên mục báo chí nào đó. Tính định kỳ ngắn hay dài của chuyên mục phụ thuộc vào mục tiêu, tôn chỉ, kế hoạch xây dựng bản sắc của tờ báo đó.
Tính định kỳ của báo thường ngắn, có thời điểm nhất định. Thông thường nó được phát hành vào giờ nhất định vào buổi sáng. Chương trình phát thanh hay truyền hình thậm chí phải chính xác đến từng phút.
Tính chuyên mục không áp dụng đồng đều ở các chuyên mục mà được áp dụng khác nhau. Có chuyên mục xuất hịen liên tục ở tất cả các ngày, có chuyên mục lại xuất hiện hai ngày một lần, ba ngày một lần… ở tạp chí tính định kỳ dài hơn ở báo, thời điểm xuất hiện lại không bị giàng buộc.Tạp chí xuất bản hàng tháng, quý thường không ghi ngày xuất bản trên bìa.
3. Đặc điểm của chuyên mục
Chuyên mục tạo nên bản sắc của tờ báo: tương đối ổn định về dung lượng và thời gian, phạm vi đề cập. Hướng tới một lượng độc giả nhất định theo nghành nghề địa dư, sở thích.
Chuyên mục tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có thể trùng với một thể loại báo chí nào đó. Nếu cùng thể loại thì khác nhau ở hành văn và cấu tứ cũng như năng lực người viết.
Chuyên mục có tính lịch sử, tức là có tuổi thọ tồn tại. Bỏ chuyên mục khi nó không còn sức hấp dẫn bạn đọc và thay vào đó là chuyên mục khác hấp dẫn hơn.
Chuyên mục xuất hiện ở nhiều dạng: là một tác phẩm, có một nhóm tác giả có thể chung viết một tác phẩm. Dạng chuyên mục chiếm cả trang hay phần lớn trang báo. Khi đó chuyên mục giống với trang chuyên đề hay chuyên trang.
Tính định kì có được ở các cơ quan báo chí là một thế mạnh cạnh tranh của báo in với các loại hình báo chí khác. Đây còn là một phương pháp tạo ra phong cách làm việc theo quy củ và định hướng cho đội ngũ những người thực hiện tạo ra sản phẩm báo chí.
4. Vị trí và vai trò của chuyên mục
Về mặt nội dung:
Chuyên mục đảm nhiệm một đề tài, nội dung nhất định, thể hiện góc nhìn sự kiện và trình độ người viết. Nó tạo nên phong cách của tờ báo.
Về mặt hình thức:
Chuyên mục đóng khung với bài đơn lẻ, sử dụng nền mờ cho thông tin quan trọng, chữ được in nghiêng.
5. Chuyên mục trong báo chí giúp bạn đọc phân nhóm thông tin theo vấn đề mình quan tâm.
Khi muốn theo dõi, nếu là báo in, bạn đọc chỉ cần lật đúng trang mà mình vẫn theo dõi, nếu là phát thanh hay truyền hình khán thính giả chỉ cần căn đúng giờ phát sóng thì có thể tiếp nhận được trọn gói thông tin mà không mất đến nhiều thời gian. Điều này đó tạo cho người đọc sự hứng thú và thói quen tiếp nhận, họ sẽ có cảm tình với tờ báo hơn, tạo nên sự gắn bó cần thiết cho cả phía toà soạn và bạn đọc.
6. Mục tiêu của các chuyên mục trong chuyên trang Dân số - gia đình - trẻ em của báo Gia đình và Xã hội:
Xuất bản số đầu tiên từ năm 1991, Báo Gia đình và Xã hội là cơ quan ngôn luận của uỷ ban dân số gia đình và trẻ em. Báo có trách nhiệm tổ chức công tác tuyên truyền trên tờ báo, phản ánh kịp thời các chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng thời, qua các trang báo, tâm tư nguyện vọng của nhân dân được phản ánh kịp thời tới bạn đọc, tới các ngành có liên quan. Báo gia đình và xã hội luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để duy trì và phát triển, phát huy vai trò cầu nối tư tưởng văn hoá giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đồng thời là diễn đàn đáng tin cậy của nhân dân. Đặc biệt chuyên trang Dân số - gia đình - trẻ em với nhiệm vụ phản ánh các hoạt động thuộc lĩnh vực nghành dân số gia đình và trẻ em. Đây là mảng cuộc sống gần gũi với tất cả các gia đình với từng con người ngay cả những em nhỏ. Các chuyên mục được phân chia đảm nhiệm những mảng phản ánh về dân số - gia đình và trẻ em.
7. Tác dụng từ tính định kỳ của chuyên mục với toà soạn
Khi các chuyên mục có tính định kỳ nó sẽ có tác dụng rất lớn đối với toà soạn, đặc biệt là về vấn đề tia - ra. Số lượng người mua báo phản ánh thực chất sự hấp dẫn của tờ báo, về những thông tin mà tờ báo cung cấp có phục vụ được nhu cầu thông tin của họ không, và rồi quá trình tiếp nhận đó có dễ dàng hay không, chuyên mục đã góp phần lớn vào quá trình hình thành phát triển và tồn tại của tờ báo bởi nó giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn. Bạn đọc đang quan tân về vấn đề gì đó sẽ tiếp tục mua các số báo sau đồng thời có thể lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia vào chuyên mục mà bạn đọc đang theo dõi. Điều này vừa thể hiện hiệu quả của báo chí vừa phát sinh sự phản hồi của thông tin và tia - ra cho toà soạn, giúp toà soạn ổn định và có xu hướng gia tăng chỉ số xuất bản.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ TÍNH ĐỊNH KỲ CỦA CÁC CHUYÊN MỤC TRONG CHUYÊN TRANG DÂN SỐ-
GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM, BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Khảo sát thực tế tại báo gia đình và xã hội
Qua quá trình khảo sát thực tế tại báo Gia đình và Xã hội với chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em đã thu được kết qủa sau: Chuyên mục ở chuyên trang dân số - gia đình - và trẻ em không có tính định kỳ hoặc nếu có thì tính định kỳ có tính lịch sử rõ rệt. Chu kỳ sống của các chuyên mục rất ngắn.
Từ tháng 1- 2007, báo Gia đình và Xã hội ra vào các ngày thứ 3, 5, 7, và số cuối tuần; được in trên khổ giấy A3, còn số cuối tuần được in trên khổ giấy A4. Nội dung phản ánh và nhiệm vụ phản ánh tương đương nhau.
Tháng 1- 2007, chuyên trang dân số - gia đình và trẻ em có các chuyên mục: tin, nỗi niềm ai tỏ, các bài luận về lĩnh vực dân số - gia đình- trẻ em, câu chuyên gia đình.
Để chứng minh cho nhận định trên là đúng, chúng ta cần theo dõi quá trình phát triển đến tháng 6 của chuyên trang này.
Chuyên mục “nỗi niềm ai tỏ”:
Số xuất hiện
Số không có
Số cuối tuần
1, 2, 3,…,5 , 6…10, 11,…
7, …, 9,… 13,…14,…15,…17
4,…8,…12,…16
Từ số 11 “nỗi niềm ai tỏ” không còn nữa. Thống kê trên cho ta thấy cấp số không đều nhau:
Số xuất hiện với cấp số: 1, 2, 3…, 5, 6…,10, 11,…và không còn nữa.
Chúng ta có thể kết luận cho chuyên mục này rằng không có tính định kỳ. Sự cắt ngang này có phải là sự thay đổi trong cách làm báo chuyển sang mảng đề tài khác hay là sức sống của chuyên mục đã không còn nữa. Cũng có thể có nhiều bạn đọc còn yêu thích nhưng chuyên mục bị cắt ngang đã tạo cho độc giả sự hụt hững. Theo tôi, đây là một chuyên mục có sưc hấp dẫn bởi nó vừa mang tính thông tin vừa giải quyết được nhu cầu cần được tư vấn của độc giả.
Chuyên mục: “câu chuyện gia đình”
Số xuất hiện
Số không có
Số cuối tuần
9, 10, 11, …, 14, 15, …, 19,…
13,…, 17, 18, …, 21, …23,…25,…62, …,71,…, 77, …, 85,…,87, …92,
12, …,16, …, 20, …,24,…24,…
“Câu chuyện gia đình” chỉ xuất hiện ở một vài số rồi không trở lại, Điều này chứng tỏ rằng chuyên mục câu chuyện gia đình tồn tại rất ngắn và không có tính định kỳ, nó đã bộc lộ tính lịch sử rõ rệt. Người làm báo ở cơ quan khác nhìn vào cho rằng chuyên trang này chỉ làm báo theo những gì mà phóng viên có chứ không phải làm báo theo bạn đọc cần. Phóng viên phát hiện ra đề tài nào rồi khai thác mảng đề tài đó một thời gian, nguồn cạn thì lại chuyển đề tài. Hiện tượng này chứng tỏ chuyên mục chưa được xây dựng theo một khung nhất định mà chỉ dừng lại ở việc xây dựng khung cho chuyên trang.
Từ số 33 (ra ngày 27/2/2007) lạin xuất hiện chuyên mục mới “chuyện trong nhà”. Đến số 34 ra ngày 29/2/2007 lại thay bằng chuyên mục “ đời sống gia đình”. Chuyên mục “chuyện trong nhà” chỉ tồn tại được 2 số sau rồi lại không thấy xuất hiện trở lại nữa. Xét cho cùng chuyện trong nhà hay câu chuyện gia đình đều có ý nghĩa tương đương nhau. Tại sao báo gia đình và xã hội không đồng nhất trong việc sử dụng ngôn từ cho chính xác, tránh tạo ra sự vụn vặt và tính lịch sử rõ rệt của chuyên mục.Sự thật này khiến bạn đọc nghĩ rằng họ đang theo dõi một tờ báo đang tiêu tốn của họ nhiều thời gian mà không tìm được nguồn thông tin mà họ cần thiết khi toà soạn cắt ngang chuyên mục trong thời gian rất ngắn. Làm cho họ khó tiếp cận, khiến họ không thiết tha với tờ báo. Đây là điều mà không một toà soạn nào mong muốn.
Chuyên mục cũ không còn nữa, sẽ được thay thế bằng chuyên mục mới, Chuyên mục mới xuất hiện nhưng chỉ tồn tại nhất thời rồi lại không còn. Nhưng chuyên mục cũ lại xuất hiện trong vài số tới và số tiếp theo lại không thấy đâu nữa.
Số 53 ra ngày 3/4/2007 xuất hiện chuyên mục “tư vấn dinh dưỡng” Dưới đây là bảng theo dõi tính định kỳ của chuyên mục này:
Số xuất hiện
Số không có
Số cuối tuần
53, 54, 55, …, 57, 58,…, 61,..65
59,…62, 63, …,66,
thỉnh thoảng lại có số không có chuyên mục này, nhưng không theo một tính định kỳ nhất định
56,…, 60,…64, …
Chuyên mục này có xu hướng ổn định hơn so với các chuyên mục khác từ trước đến nay.
Từ số 71, xuất hiện “ người khác giới nhìn nhau” :
Chuyên mục này có tính định kỳ rõ rệt. Nó có mặt ở tất cả các số (trừ số cuối tuần). Điều này chứng tỏ sự phát triển rất tốt của chuyên mục, làm cho bạn đọc dễ dàng quan sát và theo dõi, dễ dàng tiếp nhận theo thời gian cụ thể và nhất định. Xong hạn chế của chuyên mục này là bài không ổn định. Kỳ trước đang dừng lại ở vấn đề này nhưng kì sau lại chuyển sang đề khác, sau vài số lại mới rở lại chuyên đề tài cũ. Điều này làm cho bạn đọc có cảm giác ít được tôn trọng.
Việc làm tin theo kiểu này rất thuận cho bạn đọc ở phương diện tiếp nhận thông tin chi tiết, xong diện tích trang báo bị hạn chế nên làm tin chi tiết sẽ hết diện tích của mảng tin khác. Cần cân đối các chuyên mục khác để phù hợp với nhiệm vụ của tờ báo.
Tóm lại, chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em của báo Gia đình và Xã hội chưa xây dựng được tính định kỳ. Điều này làm rối loạn quá trình tiếp nhận thông tin của người đọc.Có thể chuyên mục đang hấp dẫn, bạn đọc đang theo dõi, họ đang hào hứng chờ đọc ở các số sau, nhưng do không có tính định kỳ nên chuyên mục bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể là do phóng viên được phân công chịu trách nhiệm thực hiện mảng đề tài này, nhưng họ có lý do riêng không thể trì hoãn công việc được, bài đành đăng ở các số sau, toà soạn cũng chưa có ai thay thế mảng đề tài đó và người đọc không biết số nào để theo dõi tiếp. Có thể bạn đọc sẽ tiếp tục mua báo và chờ đợi ở các số sau nhưng bạn đọc khó tính sẽ bỏ ngang mảng tin tức và chuyên mục đang theo dõi để chuyển hướng sang tiếp nhận thông tin ở một cơ quan báo chí khác với mục đích tiếp nhận thông tin như nhau, thậm chí là có phần hơn. Do vậy, việc tạo tính định kỳ cho chuyên mục là việc làm vô cùng cần thiết, giúp bạn đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn, thu hút bạn đọc về phía báo mình. Đây là việc làm mà tất cả các tờ báo đều quan tâm, tôn trọng, thậm chí phát thanh và truyền hình còn phảI chính xác đến từng phút. Vậy thì lý do gì mà chuyên trang dân số - gia đình - trẻ em, báo Gia đình và Xã hội không lựa chọn phương án hiệu quả đích thực này.
2. Các thể loại thường dùng trong trang dân số - gia đình - trẻ em:
2.1: Tin
Được sử dụng trong trang báo này là tin về dân só gia đình và trẻ em. Rất hợp với tôn chỉ và mục đích của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em. Tin đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của tin tức là: Ai? Cái gì? Ở đâu? Sự kiện gì? Xảy ra như thế nào? Có nhưng ai liên quan? Xảy ra vào thời gian nào? Tin phản ánh đầy đủ các hoạt động của ngành dân số - gia đình - trẻ em của các địa phương và trong cả nước. Song tin vẫn còn dài, còn mất nhiều thời gian để theo dõi. Cách viết tin hiện đại là nêu vấn đề quan trọng lên đầu tin, sau đó triển khai các vấn đề liên qaun ở phần sau. Người đọc có thể không tiếp nhận thông tin ở phần sau nhưng cũng không ảnh hưởng đến bản chất của tin tức. Đây là cách làm tin phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Phần tin là một chuyên mục, song tin hơi nhiều. Số báo nào tin cũng chiếm 1/2 trang báo trong tổng số trang về dân số - gia đình - trẻ em chỉ có 2 trang.
Một ví dụ về tin ở báo điện tử của báo Gia đình và Xã hội:
"Hiện tượng chưa từng gặp ở Việt Nam: Một trẻ sơ sinh có hai đầu"
Gia đỡnh mang thi thể chỏu bộ hai đầu về quê
Giadinh.net - Như Giadinh.net đó đưa tin, sau gần một tháng được điều trị tích cực, cháu NTH (cháu ...
Cháu bé hai đầu đó tử vong
14h chiều qua 28/5, sau 19 ngày ra đời, cháu NTH (cháu bé có hai đầu, hay hai cháu bé có một trái tim) ...
Chỏu bộ hai đầu đang bị viêm phổi nặng
11h trưa nay 28/5, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, cháu NTH (cháu bé có hai đầu) đang trong tỡnh ...
Gia đỡnh cháu bé hai đầu đề nghị được rút ống thở
Giadinh.net - Lúc 21h ngày 24/5, trao đổi với GĐ&XH, một lónh đạo bệnh viện Nhi cho biết tỡnh trạng ...
Chỏu bé hai đầu đang bị nhiễm trùng
Giadinh.net - Chiều tối qua 22/5, TS Khu Thị Khánh Dung, PGĐ BV Nhi Trung ương, cho GĐ&XH biết tuy sức khỏe cháu NTH (có hai đầu) đang tạm ổn định nhưng bé bên trái vẫn đang có chiều hướng ngày càng xấ