Khi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì phải đổi mới sản phẩm liên tục. Có rất nhiều lý do để đổi mới sản phẩm. Khi thị trường thay đổi liên tục, sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng thì doanh nghiệp cần phải thay đổi sản phẩm cũ để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng mọi nhu cầu mà thị trường hiện tại cần phải có. Đổi mới sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt đối với những đối thủ cạnh tranh và tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Và việc đổi mới sản phẩm sẽ phải song hành với việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thạch nha đam nước ép dâu tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM
¬
BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
ĐỀ TÀI:
TPHCM, Ngày 25 Tháng 12 Năm 201
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU .....................................................................4
1.1. Nha Đam ............................................................................................................................4
1.2. Dâu Tây ............................................................................................................................11
1.3. Đường ...............................................................................................................................16
1.4. Nước ..................................................................................................................................18
1.5. Chất phụ gia .....................................................................................................................19
CHƯƠNG 2:PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRONG QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM..20
2.1. Dự tính công thức phối trộn ...........................................................................................20
2.2. Quy trình công nghệ dự kiến ..........................................................................................20
2.3. Kế hoạch thử nghiệm ......................................................................................................25
2.4. Nghiên cứu thực nghiệm .................................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tiến hành phương pháp cảm quan ................................................................................29
3.2. Kết quả thí nghiệm ..........................................................................................................29
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐƯA VÀO SẢN XUẤT …………………….40
4.1. Quy trình công nghệ hoàn thiện .....................................................................................40
4.2. Tính giá thành sảm phẩm ...............................................................................................41
4.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm .......................................................................................41
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN ........................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Khi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì phải đổi mới sản phẩm liên tục. Có rất nhiều lý do để đổi mới sản phẩm. Khi thị trường thay đổi liên tục, sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng thì doanh nghiệp cần phải thay đổi sản phẩm cũ để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng mọi nhu cầu mà thị trường hiện tại cần phải có. Đổi mới sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt đối với những đối thủ cạnh tranh và tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Và việc đổi mới sản phẩm sẽ phải song hành với việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với ngành chế biến thực phẩm thì việc đổi mới sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì phải đáp ứng nhu cầu về khẩu vị và dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm thực phẩm mới liên tục xuất hiện trên thị trường cả về mẫu mã và chất lượng bao gồm thức ăn, đồ uống (nước giải khát, nước ép trái cây các loại, các loại nước thảo dược,….),…Và việc đổi mới sản phẩm làm sao thật lạ, mang nhiều dinh dưỡng, giá cả phù hợp sẽ quyết định sự tồn tại lâu dài của một danh nghiệp, đổi mới chính là điều quan trọng nhất.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU
1.1Nha Đam
1.1.1Lịch sử và nguồn gốc cây nha đam
Nha đam (hay còn gọi là lô hội), tên khoa học Aloe vera có nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 một du khách người Italia tên là Macro Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha đam hay lô hội.Từ Trung Hoa cây nha đam được di thực sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill., 1768). Theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở Việt Nam chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. chinensis (Haw.) Berg tức là cây nha đam (có nơi gọi là lô hội, lưu hội, long thủ v.v.). Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh. Nha đam là loại cây dạng thân cỏ, mập, màu xanh lục nhạt, thân ngắn. Lá mập dày, có răng cưa thưa cứng. Phần ngoài của lá có vỏ xanh, phần trong là nước có dạng gel trong suốt. Thành phần của chất gel này, ngoài những vitamin B1, B2, B6; acid folic; các nguyên tố vi lượng; chất hữu cơ thì còn có một lượng lớn chất Anthraquinon – thành phần chính tạo nên những tác dụng thần kỳ của nha đam đối với sức khỏe.
1.1.2 Thành phần hóa học của nha đam
Nước là thành phần chiếm một tỷ lệ rất cao trong nha đam khoảng 98,5% - 99,5%, chỉ có khoảng 0,5% - 1,5% là chất khô.
Ngoài ra, trong thành phần hoá học của nha đam còn chứa nhiều hợp chất như: các vitamin, các amino acid, thành phần acid, mono - polysaccharide, hợp chất phenol, hệ thống các enzyme, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.Phân tích nhựa lấy từ lá nha đam,các nhà khoa học tìm thấy những chất:
Hợp chất Anthraquinon: Đây là thành phần có tác dụng của nha đam bao gồm: Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam). Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong ete, cloroform, benzen.Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của nha đam. Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, axeton, rất ít trong benzen và cloroform.Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol...
Glycozit, Aloezin, Aloenin...
Chất nhựa: Este của axít cinnamic.
Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, xenluloza, mannoza, L-rhamnoza v.v
Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và axít folic.
Các Enzym: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza v.v
Các nguyên tố khoáng vi lượng: Kẽm, kali, magiê, crom, mangan, canxi v.v.
1.1.3 Cách trồng và chăm sóc nha đam
Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát. Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.
Làm đất:
Chọn đất: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.
Làm đất: đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh Rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.
Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.
Chọn giống:
Chọn giống: Hiện nay, có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau, nhưng Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống Nha đam ALOE VERAL đang được nông dân trồng đại trà
Nhân giống: Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Chúng ta sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Ðể tăng hệ số nhân giống, bà con có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, chúng ta tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 - 20 cm chúng ta lấy đem trồng.
Thời vụ trồng: Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm ( lưu ý: khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con ). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.
Khi trồng, ta chú ý:
Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát 2 - 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.
Việc chăm sóc cây Nha đam chủ yếu gốm 3 khâu kỹ thuật như sau:
Tưới- tiêu nước:
Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 - 5 ngày bà con phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.
Làm cỏ xới xáo đất:
Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Bón phân:
Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng (khoảng 2,5tấn/ha), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.
Phòng trừ bệnh hại:
Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam. Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.
1.1.4 Công dụng của nha đam trong việc chữa trị một số bệnh
Chống viêm, giảm đau, giảm dị ứng
Ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng.
Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da
Tính nhuận trường, nhuận gan
Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột.
Liều thấp: 20-50 mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
Liều vừa: 100 mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
Liều cao: 200-500 mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Thời xa xưa từ Hải Thưởng Lãn Ông ghi nhận các đặc tính này
Kháng khuẩn và kháng nấm
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê.
Dùng để chống viêm đại tràng, viêm ruột
Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém.
Trị bỏng nhẹ, côn trùng cắn
Nhựa nha đam làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụt tróc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
Chống sâu răng, viêm nướu
Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Chữa chứng mất ngủ, trầm cảm
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm,
Làm lành vết thương, chữa mụn nám, làm đẹp da
Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Nha đam dùng để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ axít của da.
Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Trị viêm loét dạ dày
Uống nhựa tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400 mg gel tươi/ngày).
Phòng ngừa sỏi niệu
Các anthraquinon sẽ kết hợp các ion canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
1.2.Dâu Tây
1.2.1 Nguồn gốc cây dâu tây
Dâu tây có tên khoa học là Fragaria hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Fragaria có nghĩa là "thơm", nghĩa là có mùi thơm, để chỉ phần cùi thịt có hương thơm của quả.
Quả dâu tây là một loại quả giả; nghĩa là phần cùi thịt không phải bắt nguồn từ các bầu nhụy (là các "hạt" mà người thông thường nhìn thấy, trên thực tế chúng là một dạng quả bế) mà từ cái móc ở đáy của hypanthium để giữ các bầu nhụy. Từ quan điểm của thực vật học, các hạt là quả thật sự của thực vật, và phần cùi thịt mọng nước của dâu tây là các mô đế hoa bị biến đổi. Nó có màu xanh lục ánh trắng khi còn non và trở thành màu đỏ khi chín.
Hiện nay,có hơn 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới
1.2.2 Thành phần hóa học của quả dâu tây
Thành phần dinh dưỡng
Đơn vị
100g ăn được
Năng lượng
Nước
Protein tổng số
Lipid
Glucid tổng số
Tro
Natrium (Na)
Kalium (K)
Calcium (Ca)
Vitamin A
Beta caroten
Vitamin E
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin PP
Vitamin B6
Vitamin C
Kcal
g
g
g
g
g
mg
mg
mg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
46,0
84,0
1,8
0,4
7,7
0,8
0,7
190
22,0
5,0
30,0
0,58
0,03
0,06
0,3
0,06
60,0
1.2.3 Cách trồng và chăm sóc cây dâu tây
Đất trồng
Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.
Khí hậu
Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.
Thời kỳ sinh trưởng phát dục
Nhiệt độ thích hợp (0C)
- Phân hóa chồi non và trổ hoa
- Kết trái
- Quả chín
- 15-24
- Ngày 20-24, đêm 6-10
- 15-20
Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.
Giống
Các yếu tố về tiêu chuẩn giống tốt:
Kháng bệnh tốt.
Màu sắc đẹp.
Mùi thơm.
Chất lượng ngọt.
Độ cứng của quả.
Độ ngọt của quả.
Hiện nay ở Đà Lạt nông dân trồng nhiều giống nhưng thông dụng là giống Mỹ đá. Có mang nhiều đặc điểm tốt của giống và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.
Phương pháp nhân giống:Về nhân giống vô tính có 2 phương pháp thông dụng hiện nay là:
Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.
Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống
Kỹ thuật làm đất và lên luống
Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.
Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.
Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.
Bón lót các loại phân.
Luống trồng:
Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.
Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.
Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.
Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.
Chăm sóc
Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó:
Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.
Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa,, trái dị dạng và sâu bệnh.
Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.
Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. H