Đề tài Thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang

Dự án đầu tưlà một tế bào của hoạt động đầu tư đó là tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học, có cơ sở pháp lý được đề suất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất tài chính kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế đem lại cho quốc gia lớn nhất có thể được.

pdf74 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -4- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG: 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng: Khái niệm về dự án đầu tư: Dự án đầu tư là một tế bào của hoạt động đầu tư đó là tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học, có cơ sở pháp lý được đề suất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất tài chính kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế đem lại cho quốc gia lớn nhất có thể được. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó được trình bày một cách chi tiết việc sử dụng tài nguyên lâu dài để mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Dự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt, phải phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng, địa phương, nội dung của dự án đầu tư xây dựng phải được tính toán, phân tích một cách chi tiết số liệu về các phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi trường, quản trị, tài chính và lợi ích kinh tế - xã hội. Nói chung, Dự án dầu tư xây dựng là việc bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại để tạo dựng ra tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó vận hành khai thác công trình thu được lợi ích với một khoảng thời gian nhất định nào đó trong tương lai. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:  Theo quy mô tính chất: - Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. - Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm :A , B, C theo quy định tại phụ lục I nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ.  Theo nguồn vốn đầu tư : - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước - Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -5- - Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước . - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.1.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư xây dựng khả thi: - Là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư; - Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư; - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn; - Là cơ sở để xác định kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng; - Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê chuẩn và cấp giấy phép đầu tư; - Là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đầu tư xây dựng; - Là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều lệ của dự án đầu tư xây dựng liên doanh; - Dự án đầu tư xây dựng khả thi tốt có tác dụng tích cực để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên tham gia thực hiện. 1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Đầu tư xây dựng là hoạt động có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và đối với nền kinh tế quốc dân chung thể hiện những mặt chính sau: - Trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật (tài sản cố định) cho các ngành kinh tế quốc dân để sau đó các ngành kinh tế quốc dân tiến hành khai thác sinh lợi. - Trực tiếp góp phần thay đổi các mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế quốc dân như: quan hệ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp; quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục với các mối quan hệ xã hội khác. - Trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, chất lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -6- - Trực tiếp góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập vào ngân sách quốc gia. - Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan trực tiếp đến sử dụng một khối lượng nguồn lực vô cùng to lớn của xã hội, do đó nếu hoạt động này kém hiệu quả, gây ra nhiều lãng phí, thất thoát làm tổn thất to lớn, lâu dài, nhiều mặt đến sự phát triển của đất nước. 1.1.4. Chu kỳ của một dự án đầu tư xây dựng: Chu kỳ dự án đầu tư xây dựng là thời gian từ giai đoạn có ý định thực hiện dự án, dự án đi vào hoạt động cho đến giai đoạn đánh giá cuối cùng là thanh lý. Cụ thể chu kỳ dự án bao gồm các giai đoạn thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Chu kỳ dự án đầu tư xây dựng Giai đoạn tiền xác định: Thu thập thông tin rộng rãi liên quan đến tình hình cơ bản (tự nhiên, kinh tế, xã hội) của khu vực. Thông tin này là cơ sở dữ liệu để giúp ta phác thảo các dự án thích ứng. Thông tin bao gồm số liệu về nguồn lực thiên nhiên, thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng và khu vực dự án đầu tư xây dựng. Thanh lý Tiền xác định Xác định Chuẩn bị Thẩm định Thực hiện Hoạt động Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -7- Giai đoạn xác định: Công việc này gồm việc lập ra các dự án chuyên biệt có mức ưu tiên cao đối với các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia và khu vực. Trong giai đoạn này, mục đích của dự án được lập ra phải rõ ràng và được xác định một cách cụ thể, chi phí và lợi ích ước lượng được định lượng và thiết kế ban đầu của dự án được lập ra. Dự án thường được xác định dựa trên kế hoạch quốc gia, báo cáo kinh tế hay nghiên cứu khu vực. Qua việc nghiên cứu này có thể cho thấy điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với dự án trong hướng phát triển của quốc gia hay khu vực. Giai đoạn chuẩn bị: Mục đích của dự án ở đây được xác định rõ ràng hơn và các yếu tố cũng được phân tích một cách chi tiết hơn. Trong giai đoạn soạn thảo (thiết lập) Báo cáo đầu tư xây dựng hoặc Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện những nội dung về: thể chế- pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổ chức, môi trường, tài chính và kinh tế-xã hội được phân tích một cách chi tiết. Việc soạn thảo (thiết lập) đòi hỏi năng lực chuyên môn của các ngành kỹ thuật có liên quan, các chuyên viên, các kỹ sư kinh tế và phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng. Giai đoạn thẩm định: Thẩm định là xem xét, kiểm chứng về các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, và về mặt khả thi của dự án. Ở giai đoạn này, các vấn đề lên quan đến luật pháp, thị trường, kỹ thuật - môi trường, tổ chức quản trị, tài chính và kinh tế - xã hội phải được giải quyết trước khi dự án được chấp thuận để thực hiện. Giai đoạn này, đòi hỏi thảo luận giữa các cơ quan như giữa Chính phủ với các Bộ, Cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng. Sự thảo luận phải đưa đến những thỏa thuận và kết luận là dự án được thực hiện hoặc phải bổ sung thêm hay phải thiết lập lại. Giai đoạn thực hiện: Một dự án được cho là đáng tin cậy ở giai đoạn thẩm định sẽ đủ điều kiện để thực hiện. Việc thực hiện dự án trong thực tế khá phức tạp do nhiều vấn đề không dự báo được trước. Do đó, ở giai đoạn này đòi hỏi phải có sự linh hoạt để đảm bảo thực hiện thành công dự án. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -8- Giai đoạn thực hiện là thời gian thực hiện dự án bao gồm việc thiết kế, lập dự toán, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng lắp đặt và đào tạo nhân viên. Giai đoạn hoạt động: Đây là giai đoạn dự án bắt đầu đưa vào khai thác vận hành cho ra những sản phẩm hay dịch vụ. Để chắc chắn rằng dự án mang lại lợi ích tối đa qua thời gian thì các phương tiện phải được sử dụng, bảo hành và bảo trì đúng tiêu chuẩn, quy cách. Vì vậy khi đã xây dựng dự án phải có đủ kinh phí để tuyển nhân viên và dự án phải đạt công suất tối đa. Giai đoạn đánh giá: Đánh giá bao gồm việc phân tích các vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án, các vấn đề như vượt kinh phí, thi công xây lắp chậm trễ, sự cố kỹ thuật, khó khăn về tài chính, tình hình biến động của thị trường… Từ đó tìm nguyên nhân gây ra các vấn đề trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án và tìm biện pháp khắc phục. Đánh giá cuối cùng được thực hiện khi dự án được thực hiện khi dự án hoàn thành cũng như trong quá trình hoạt động của nó. Đánh giá giúp đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, thành công và thất bại của dự án. Các kết quả này sẽ có giá trị trong kế hoạch hoá các dự án trong tương lai và từ đó có thể phòng tránh những khuyết điểm được lặp lại. Thanh lý: Đây là bước cuối cùng của dự án đầu tư xây dựng. Việc thanh lý dự án đầu tư có thể phải được tiến hành sau một thời gian dự án đi vào hoạt động chứ không nhất thiết hết thời hạn mà dự án đã ký kết ban đầu. 1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG: 1.2.1. Kháí quát chung và mục đích thẩm định dự án đầu tư xây dựng: 1.2.1.1. Khái quát chung: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án; từ đó ra quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư. Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo ra cơ Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -9- sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào. Việc xem xét này gọi là thẩm định dự án. 1.2.1.2. Mục đích thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Đối với Cơ quan thẩm định Nhà nước: là nhằm xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại có phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng, của địa phương hay không và thông qua đó đưa ra những kết luận và sự chấp thuận hoặc phải sửa đổi, bổ sung hay bác bỏ dự án. Đối với những định chế tổ chức quốc gia hoặc quốc tế: ngoài việc xem xét khả năng sinh lời cho bên đầu tư và sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân, việc thẩm định còn nhằm mục đích xét hướng phát triển lâu dài, ổn định của dự án mà định hướng tài trợ hoặc cho vay vốn. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư xây dựng: 1.2.2.1. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với các nhà đầu tư là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án mà còn đối với các định chế tài chính (như Ngân hàng, tổ chức tín dụng), Cơ quan Nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, cấp vốn, cấp giấy phép cho dự án… - Đối với nhà đầu tư: + Xác định được khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro của dự án. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -10- + Làm căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung cho dự án được hoàn thiện hơn. - Đối với các đối tác đầu tư: + Làm căn cứ ra quyết định góp vốn thực hiện dự án. - Đối với các định chế tài chính: + Xác định khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ, tuổi thọ của dự án để quyết định phương thức cấp vốn, kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng. - Đối với cơ quan nhà nước: + Xác định được những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại. + Đánh giá ưu nhược điểm của dự án, nhằm loại bỏ những dự án xấu và tránh loại bỏ những dự án hiệu quả. + Làm căn cứ để áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, thời hạn trả nợ… 1.2.2.2. Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Thẩm định dự án có ý nghĩa rất lớn, giúp bảo vệ các dự án lớn tốt khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Cụ thể:  Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.  Giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng, lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.  Giúp cho việc xác định được những cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại.  Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư. 1.2.3. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Căn cứ thẩm định của ngân hàng bao gồm bốn căn cứ chính là:  Hồ sơ trình thẩm định của chủ đầu tư.  Căn cứ pháp lý. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -11-  Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật cụ thể.  Thông lệ quốc tế. a) Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng bao gồm: 1. Tờ trình thẩm định dự án thể hiện các nội dung theo mẫu sau: (Biểu mẫu 1.1: Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình) 2. Hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. 3. Các văn bản pháp lý có liên quan. b) Căn cứ pháp lý: - Các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước, của ngành, của địa phương. - Hệ thống pháp luật và hệ thống các văn bản pháp luật chung gồm: luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật đầu tư, luật lao động, luật môi trường, luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, luật thuế (thuế TNDN và thuế VAT), luật khoáng sản, luật tài nguyên. - Các văn bản pháp luật và qui định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư xây dựng được ban hành và còn hiệu lực tại thời điểm đầu tư xây dựng. - Các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung trong quá trình thẩm định và cấp phép các dự án đầu tư xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền. - Các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. c) Các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật: - Các quy phạm như: quy phạm về xây dựng, sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; quy phạm về tĩnh không trong công trình cầu cống… - Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng trong các hoạt động xây dựng, bao gồm: khảo sát và thí ngiệm chuyên ngành xây dựng; quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -12- - Các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cấp công trình, các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình và từng bộ môn thiết kế, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành. - Các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật như: Định mức dự toán xây dựng công trình, Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, Định mức về lập quy hoạch xây dựng. d) Các quy ước, thông lệ quốc tế: - Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng hải, hàng không, đường sông,…) - Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF, ADB,…) - Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước. - Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm,… 1.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng: 1.2.4.1. Thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng: Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: 1) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư. 2) Các yếu tố đầu vào của dự án. - Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 3) Quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án 4) Phân tích tài chính, và hiệu quả kinh tế - xã hội. 1.2.4.2. Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng: Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: 1) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; 2) Nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); 3) Khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -13- 4) Kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; 5) Khả năng hoàn trả vốn vay; 6) Giải pháp phòng cháy, chữa cháy; 7) Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.2.4.3. Thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng: 1) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; 2) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; 3) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 4) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; 5) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. 1.2.5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng: 1.2.5.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: Đây là một phương pháp đơn giản và được dùng rất phổ biến trong khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Phương pháp này được sử dụng khi tiến hành thẩm định nội dung về các khía cạnh kĩ thuật của dự án. Khi thẩm định cần so sánh đối chiếu từng nội dung của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh, đối chiếu khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng được tiến hành theo cụ thể như sau: Luận văn tốt nghiệp Thẩm định Dự án Đầu tư Xây dựng GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH: Phạm Duy Khánh -14- - Thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án: so sánh đối chiếu dự án với các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản… Các quy hoạch tổng thể của Nhà nước, địa phương. - Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: so sánh đối chiếu dự án với các dự án đầu tư xây có vị trí địa điểm đầu tư, quy mô của dự án, chất lượng sản phẩm xây dựng tương tự đã được triển khai. - Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án là: các chỉ tiêu dùng để so sánh đối chiếu là: + Các tiêu chuẩn trong thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về công trình do Nhà Nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. + Các định mức về kĩ thuật (sản xuất, vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị,…) theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành. + Thông lệ trong nước và quốc tế để phân tích lựa chọn phương án tối ưu. (địa điểm xây dựng, giải pháp kĩ thuật, tổ chức xây dựng…) - Khi thẩm định tài chính dự án,thường so sánh với các chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, suất đầu tư,… + Các chỉ tiêu về hiệu quả của dự án,… + Các dự án đầu tư xây dựng tương tự,… Tuy n
Tài liệu liên quan