Trong những năm qua, bằng hoạt ñộng xét xử nói chung, giải quyết các
khiếu kiện hành chính nói riêng, Tòa án án ñã góp phần tích cực bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân, tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa và xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tuy nhiên, thực tế
hiện nay cho thấy, so với các lĩnh vực như hình sự,dân sự thì trong lĩnh vực
hành chính, số lượng vụ việc ñã ñược giải quyết tạiTòa án nhân dân nói chung
và Tòa án nhân cấp tỉnh nói riêng còn hạn chế, vai trò của Tòa án trong lĩnh
vực này còn chưa cao và chưa ñáp ứng ñược các yêu cầu hiện tại của xã hội.
Luật tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01/07/2011ñã mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án ñối với các loại khiếu kiệnquyết ñịnh hành chính,
hành vi hành chính. Cũng từ ñó mà kéo theo thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh cũng tăng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính, tuy
nhiên, số lượng cũng như chất lượng giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh vẫn còn chưa ñáp ứng ñược nhu cầucủa thực tế. Để hiểu rõ
hơn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết các vụ
án hành chính người viết lựa chọn ñề tài “thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính”ñể làm luận văn kết thúc khóa
học.
52 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012
Đề tài:
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP
TỈNH TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths Diệp Thành Nguyên Huỳnh Thị Canh
Bộ môn Luật hành chính MSSV: 5085944
Lớp: luật Tư pháp 1 K34
Cần Thơ, 5/2012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
....................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 1 SVTH: Huỳnh Thị Canh
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, bằng hoạt động xét xử nói chung, giải quyết các
khiếu kiện hành chính nói riêng, Tòa án án đã góp phần tích cực bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay cho thấy, so với các lĩnh vực như hình sự, dân sự thì trong lĩnh vực
hành chính, số lượng vụ việc đã được giải quyết tại Tòa án nhân dân nói chung
và Tòa án nhân cấp tỉnh nói riêng còn hạn chế, vai trò của Tòa án trong lĩnh
vực này còn chưa cao và chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của xã hội.
Luật tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01/07/2011 đã mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án đối với các loại khiếu kiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính. Cũng từ đó mà kéo theo thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh cũng tăng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính, tuy
nhiên, số lượng cũng như chất lượng giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Để hiểu rõ
hơn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết các vụ
án hành chính người viết lựa chọn đề tài “thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính” để làm luận văn kết thúc khóa
học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hành
chính, thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, mục đích nghiên cứu của
luận văn nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất và nội dung của
chế định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết các
vụ án hành chính, chỉ ra những điểm chưa hợp lý, những vướng mắc khi áp
dụng, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính.
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 2 SVTH: Huỳnh Thị Canh
3. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài những lý luận chung về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài
tập trung vào quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành
chính trong Luật tố tụng hành chính và vấn đề thực hiện thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài cụ thể là vận dụng phương pháp phân tích
luật viết và các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống khác
như: Phương pháp tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống, lịch sử, phương pháp
thống kê v.v...
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
Chương 2: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết
vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành
Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết
vụ án hành chính: thực tiễn và một số kiến nghị
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 3 SVTH: Huỳnh Thị Canh
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, tổ chức khởi kiện yêu
cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp
luật.
Đặc điểm của vụ án hành chính :
Đối tượng khởi kiện là tính hợp pháp trong các quyết định hành chính
hay hành vi hành chính;
Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Người khởi khiện luôn là cá
nhân, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính;
Riêng đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân và khiếu kiện giải quyết
khiếu nại về việc xử lý vụ việc cạnh tranh thì phải qua thủ tục khiếu nại trước
khi khởi kiện (thủ tục tiền tố tụng).1
1.1.2. Khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính
Hoạt động hành chính nhà nước do cá nhân và một số cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền thực hiện. Để làm được chức năng, nhiệm vụ hành chính được
giao, các chủ thể hành chính phải ban hành các quyết định hành chính và thực
hiện hành vi hành chính.
Theo quy định của pháp luật, thì quyết định hành chính, hành vi hành
chính là đối tượng của khởi kiện vụ án hành chính. Nhưng đối với các quyết
định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của từng cơ quan, tổ
1 Xem khoản 2, 3 Điều 103 Luật tố tụng hành chính
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 4 SVTH: Huỳnh Thị Canh
chức để quản lý, điều hành chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, tổ chức này, thì
không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Quyết định hành chính:
Quyết định hành chính là quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành. Quyết định
hành chính mang tính mệnh lệnh, áp dặt do cơ quan nhà nước đơn phương ban
hành, bắt buộc các đối tượng quản lý phục tùng, chấp hành.
Trên thực tế, các quyết định hành chính rất phong phú và đa dạng, song
có thể được chia thành 2 loại khác nhau là: quyết định hành chính cá biệt và
văn bản pháp quy.
Văn bản pháp quy không phải là đối tượng xét xử của Tòa án hành
chính vì chúng được ban hành nhằm điều chỉnh một hoặc một số lĩnh vực có
tính chất rộng lớn được áp dụng cho nhiều đối tượng, thời gian áp dụng tương
đối lâu dài, không trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
Quyết định hành chính cá biệt là quyết định do cơ quan hành chính nhà
nước ban hành nhằm giải quyết một công việc cụ thể, được áp dụng một lần
đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính trực tiếp tác
động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu
kiện về quyết định này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án hành chính.
Quyết định hành chính phải là quyết định bằng văn bản cụ thể được ban
hành bằng một tên loại là quyết định, ví dụ: Quyết định giao đất, quyết định
xử lý vi phạm hành chính vv…, chứ không có quyết định hành chính bằng lời
nói, cử chỉ hoặc các biểu đạt khác. Mệnh lệnh hành chính bằng cách nói ở cửa
miệng cũng không phải là quyết định hành chính
“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 5 SVTH: Huỳnh Thị Canh
đó ban hành quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.2
Hành vi hành chính:
Hành vi hành chính là hành vi thực hiện công vụ của nhân viên cơ quan
hành chính nhà nước. Đó là hành vi thực hiện chức trách do nhà nước giao,
nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước. Hành vi hành chính của nhân
viên cơ quan hành chính nhà nước xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khi có khiếu kiện thì hành vi
hành chính đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính.
Hành vi hành chính còn là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,
đó là sự im lặng của cơ quan hành chính nhà nước hoặc sự chậm trễ thực hiện
nghĩa vụ do pháp luật quy định khi sự im lặng hoặc không thực hiện nghĩa vụ
của cơ quan hành chính nhà nước trái pháp luật, xâm phạm hoặc đe doạ xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu kiện
về loại này thuộc thẩm quyền xét của Tòa án hành chính.
“Hành vi hành chính, là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức này
thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ hành chính theo quy định
của pháp luật”.3
1.1.3. Khái niệm khiếu kiện hành chính4
Về mặt pháp lý, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào cho
ta định nghĩa về khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng
thuật ngữ khiếu kiện hành chính và việc sử dụng của các nhà luật gia và các
nhà khoa học thì có hai khía cạnh:
Theo nghĩa hẹp, khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi
2 Xem khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010
3 Xem khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010
4 Khiếu kiện hành chính, xem thêm tại:
Đề tài: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hành chính
GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 6 SVTH: Huỳnh Thị Canh
bị quyết định hành c