Trong lòng đất của tổ quốc ta chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu: than, đồng, chì, thiếc, sắt, kẽm, vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng .
Ngày nay, với kỹ thuật thăm dò hiện đại ngành địa chất của ta còn phát hiện ra nhiều loại quặng quý hiếm, có giá trị cao trên trường quốc tế, trong những nguồn tài nguyên đó than đá vẫn là một trong những tài nguyên có giá trị và có trữ lượng lớn nhất.
77 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Than và sự phát triển của ngành than thực trạng hoạt động xuất khẩu than trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than
Sơ lược về sản phẩm than.
Đặc điểm của than
Trong lòng đất của tổ quốc ta chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu: than, đồng, chì, thiếc, sắt, kẽm, vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng….
Ngày nay, với kỹ thuật thăm dò hiện đại ngành địa chất của ta còn phát hiện ra nhiều loại quặng quý hiếm, có giá trị cao trên trường quốc tế, trong những nguồn tài nguyên đó than đá vẫn là một trong những tài nguyên có giá trị và có trữ lượng lớn nhất.
Than của nước ta được phân bố trên lãnh thổ từ Cao Bằng đến Quảng Nam- Đà Nẵng thành các bể than lớn nhỏ riêng biệt của nhiều loại than: than gầy, than non, than bùn, than mỡ….Trong đó chủ yếu là than gầy (Antraxit) với trữ lượng 3,2 tỉ tấn được tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (chiếm 90%) ngoài ra còn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn… đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay than Antraxit đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta.
Than Antraxit của Việt Nam với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, nitơ ít, ít gây ô nhiễm môi trường đã nổi tiếng trên thế giới hơn 30 năm qua, đặc biệt là trong 10 năm gần đây than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc….Than Việt Nam đã chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Gần đây tổ chức quản lý chất lượng quốc tế (Internetional Quality Management) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than Antraxit của Việt Nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc bảo vệ môi trường.
Than Antraxit của Việt Nam đã được dùng làm nhiên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hoá chất.
Than Antraxit của Việt Nam được chia ra làm nhiều loại khác nhau với số lượng, cỡ hạt, thành phần, độ tro của than. Mỗi thị trường tuỳ theo những nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà người ta lựa chọn loại than phù hợp.
Ta có thể tham khảo về công dụng một số loại than qua bảng sau:
Bảng 1: Chủng loại than xuất khẩu của Công ty Coalimex
Loại than
Cỡ hạt
(mm)
Độ ẩm max (%)
Độ tro
(%)
Độ lưu huỳnh (%)
Nhiệt lượng (Kcal/kg )
Độ các bon (%)
Số 1
35-100
6
8-12
0,6
7.200
81
Số 2
50
4
6-8
0,6
8.300-8.100
88
Số 3
35-50
4
3-5
0,6
8.300-8.000
87
Số 4
15-35
5
4-6
0,6
8.200-7.900
86.5
Số 5
6-18
5
5-7
0,6
8.100-7.900
86
Số 6
0-15
8
6-8
0,6
8000-7.800
83
Cám 7
0-15
8
8-10
0,6
7.800-7.600
81
Số 8
0-15
8
10-15
0,6
7.600-7.200
77
Số 9
0-15
8
15-22
0,6
7.200-6.500
70
Số 10
0-15
8
22-32
0,6
6.500-5.600
65
Số 11
0-15
8
32-40
0,6
5.500-4.600
62
Nguồn : Tài liệu của Công ty Coalimex.
Lịch sử phát triển của ngành than.
Ngành than đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rỡ đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng đất nước. 65 năm qua đi để lại nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử cách mạng phát triển ngành than, đặc biệt là trong thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới đất nước và những năm đầu của thập niên 90, ngành than phải đối mặt với những khó khăn thử thách gay gắt, nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan, đã làm cho tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn ra phức tạp, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, ngành than đã lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái nghiêm trọng.
Cho đến năm 1988 ngành than hoạt động theo cơ chế bao cấp, nhận kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm. Trong thập niên 80 nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở hạ tầng của ngành than đã được xây dựng, các mỏ lộ thiên lớn cùng với các mỏ hầm lò đã được xây dựng, cải tạo và mở rộng.
Bảng2 : Số liệu 1985- 1994
Đ/v: 1000Tấn
Năm
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
Than nguyên khai
6295
6855
7690
7605
4221
5198
4895
5226
5835
7575
Tiêu thụ
5689
6120
6340
5657
3873
4091
4128
4852
5351
6000
Xuất khẩu
640
620
201
314
528
676
920
1324
1825
2150
Tiêu thụ nội địa
5049
5500
6139
5343
3345
3415
3208
3528
3526
3850
Nguồn: số liệu lịch sử ngành than của Bộ Năng Lượng
Trong các năm từ 1985-1988, ngành than đã đạt được sản lượng cao nhất trong lịch sử với sản lượng than nguyên khai từ 6,3 triệu tấn/ năm đến 7,6 triệu tấn/năm (không kể địa phương và quân đội) tương ứng sản lượng than sạch đạt 5,3 đến 6,4 triệu tấn, tiêu thụ từ 5,7 đến 6,3 triệu tấn/ năm trong đó các nhà máy nhiệt điện chiếm từ 34% đến 50%.
Đỉnh cao của ngành than rơi vào 2 năm 1987-1988, riêng năm 1988 toàn ngành đã bốc 29,2 triệu m3 đất, đào 29.900mét lò chuẩn bị sản xuất, khai thác 7,6 triệu tấn than nguyên khai, sàng tuyển được 6,3 triệu tấn than sạch. Số lượng công nhân viên chức trong ngành than (gồm cả cơ quan bộ) dao động từ 85,4 ngàn người (1985) đến 92,7 ngàn người (1988).
Từ năm 1989 khi tổ máy của thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đi vào vận hành và nền kinh tế nước ta bị khủng hoảng thì nhu cầu sử dụng than giảm nghiêm trọng kéo theo việc giảm sản xuất và tiêu thụ than.
Năm 1989 sản xuất than tụt xuống còn 4,2 triệu tấn than nguyên khai (3,3 triệu tấn than sạch) và tiêu thụ 3,87 tấn than trong đó xuất khẩu 528 ngàn tấn, vào các nhà máy điện 1,97 triệu tấn chiếm 50,8%. Từ năm 1992 đến 1994 sản xuất than có tăng lên nhờ tăng xuất khẩu và bán vào một số ngành công nghiệp khác, trong khi lượng than bán vào điện giảm xuống còn 667 ngàn tấn năm 1992 (chiếm 13,7%), 518 ngàn tấn năm 1993 (9,6 %) và 814 ngàn tấn năm 1994 (13,5%). Lực lượng công nhân viên chức trong ngành than cũng giảm từ 92,7 ngàn người xuống còn 69,8 ngàn người năm 1993, 74 ngàn người vào năm 1994.
Như đã trình bày ở trên, do nhu cầu sử dụng than giảm sút kéo theo sự giảm sút mạnh sản xuất than ở các mỏ lớn, nhưng “thị trường than” tại các vùng mỏ Quảng Ninh trong các năm 1991-1994 rất sôi động nhờ mua đi bán lại các chỉ tiêu và than xuất khẩu có giá trị cao hơn từ 2- 3 lần so với bán ở trong nước (loại than có cùng phẩm chất). Chỉ tiêu xuất khẩu than đã được phân phối cho đến 60 - 70 đơn vị từ các Công ty Than các Công ty tư vấn, viện nghiên cứu, các trường học, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội ở trung ương và địa phương như là một cách để điều hoà thu nhập. Một số đơn vị có chỉ tiêu xuất khẩu đã bán lại cho cai than để hưởng chênh lệch, đến lượt cai than móc nối đưa hàng kém phẩm chất lên tàu xuất khẩu làm ảnh hưởng xấu cho uy tín ngành than Việt Nam. Thị trường than trong nước cũng đã bị rối loạn, các Công ty Than chính thống không thể kiểm soát được, trữ lượng than đưa vào các nhà máy điện do bộ năng lượng chỉ đạo, còn lại than bán trong nước được thả nổi và phần nhiều do các cai than lũng đoạn. Do thị trường bị lũng đoạn nên nạn khai thác than trái phép phát triển mạnh có lúc đã lên tới hàng ngàn cửa lò, từ đó làm suy giảm nhanh môi trường sinh thái và kéo theo các tệ nạn xã hội.
Chính nạn khai thác than trái phép tại các lộ vỉa với chi phí thấp đã đẩy các Công ty Than, các mỏ than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm bóc đất, giảm đào lò, niêm cất nhiều xe, máy, giảm tiền lương để cân đối tài chính theo nguyên tắc tự trang trải. Đời sống công nhân viên chức thời kỳ này gặp nhiều khó khăn do thiếu việc làm và thu nhập thấp. Có thể nói rằng trong các năm 1991- 1994 ngành than rơi vào tình trạng khủng hoảng khá nặng nề.
Trong bối cảnh trên thủ tướng Võ Văn Kiệt, lãnh đạo Bộ năng lượng và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp kiểm tra tình hình khai thác kinh doanh than, họp với bộ ngành than và đã ban hành quyết định 381TTg ngày 27/7/1994 và chỉ thị 382TTg ngày 28/7/1994 về việc lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than, sắp xếp lại tổ chức sản xuất và thành lập tổng Công ty Than Việt Nam. Tiếp theo đó ngày 10/10/94 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 563 TTg về việc thành lập tổng Công ty Than Việt Nam và cho phép hoạt động từ ngày 1/1/ 1995.
Sự ra đời của tổng Công ty Than Việt Nam cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn đổi mới đã thực sự tạo điều kiện cho ngành than có cơ hội phục hồi sản xuất, tăng cường quản lý, củng cố, đổi mới doanh nghiệp và phát triển sản xuất.
Mục tiêu nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính Phủ đề ra cho Tổng Công ty Than Việt Nam là:
Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than.
Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền sản xuất than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.
Đến năm 2000 đạt 10 triệu tấn than thương phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ năm 1995 hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược phát triển “xây dựng tổng Công ty Than thành tập đoàn kinh doanh đa nghề trên nền sản xuất than”, với phương châm “cùng phát triển với bạn hàng”. Từ mục tiêu chiến lược tổng quát đã đề ra, tổng Công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp và chiến lược cụ thể là:
Đầu tư, đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu đã được tổng Công ty Than đặc biệt quan tâm nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài nguyên sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất: cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác, nâng cao chất lượng than nguyên khai, than sạch và tỷ lệ thu hồi than, đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ cho khai thác than, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tận thu than bùn, xử lý nước thải trước khi đưa ra biển. Đầu tư hoàn thiện các kho than, bến rót tiêu thụ, đầu tư luồng lạch mở rộng cảng biển đảm bảo cho tầu ra vào, neo đậu và nhận than thuận lợi.
Song song với việc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tổng Công ty Than đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi “có thị trường là có tất cả”. Tổng Công ty đã kiên trì xây dựng thị trường than, đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh than của hệ thống các Công ty cung ứng than trong nội địa, đổi mới cách thức tiếp thị giao dịch xuất khẩu than.
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tháo gỡ đầu ra cho sản xuất, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Than Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tin cậy đối với khách hàng.
Trong nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng tiêu thụ hàng năm. Than Việt Nam đã có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ở khắp các châu lục. Hiện nay những nước và khu vực có sử dụng Than của Việt Nam là : Canada, USA, Mêxicô, Braxin, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan….
Từ những bài học trong quá khứ, ngay từ khi bắt đầu thành lập tổng Công ty, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng một chiến lược thị trường để đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc mở rộng và giữ ổn định thị trường là điều kiện tiên quyết để tổng Công ty thực hiện phương án tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo vốn cho kinh doanh, cho các dự án đầu tư phát triển, lo công ăn việc làm và đời sống cho hơn 7 vạn lao động trong ngành cùng với một đội quân không nhỏ người ăn theo. Bên cạnh các biện pháp tập trung cho xuất khẩu than dưới sự điều hành của tổng Công ty, chủ động tiếp xúc với các bạn hàng, đàm phán kí kết những hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo cạnh tranh…tăng cường kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ than trong nước theo hướng đàm phán, kí các hợp đồng cung ứng dài hạn với các hộ sử dụng nhiều than, đưa than đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới bán than đến các tỉnh trong cả nước, bao gồm cả thị trường nông thôn, miền núi.
Từ năm 1998 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực, xuất khẩu than bị giảm cả về lượng lẫn về giá do trên thế giới cung lớn hơn cầu và phải cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, nhờ nắm bắt được thông tin, có chính sách mềm dẻo và mối quan hệ tốt với bạn hàng nên chúng ta vẫn duy trì được trên dưới 3 triệu tấn than xuất khẩu và vẫn giữ được 25-30% thị phần than Antraxit buôn bán trên thế giới. ở thị trường trong nước, nhu cầu dùng than giảm, đặc biệt năm 1999 giảm 1078 ngàn tấn so với năm 1998 buộc chúng ta phải tạm thời giảm sản xuất để giảm tồn kho, giảm ứ đọng vốn.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, giảm bớt gánh nặng cho ngành than, lấy than hỗ trợ phát triển các ngành khác và ngược lại ngành khác thúc đẩy sản xuất than, tổng Công ty Than đã nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển và phương châm hành động cụ thể áp dụng cho ngành than.
Hoàn thành kế hoạch 5 năm 1996- 2000, tổng Công ty Than đã thực hiện vượt chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ 10 triệu tấn than mà Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra vào năm 2000, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đổi mới tổ chức quản lý, công nghệ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Đời sống việc làm của người lao động được đảm bảo và từng bước được cải thiện, đã góp phần tích cực trong việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng mỏ. Cùng với sản xuất than, các ngành sản xuất kinh doanh khác cũng ổn định và phát triển. Trong 7 năm từ 1995 - 2001 sản xuất 74,109 triệu tấn than thương phẩm, tiêu thụ 73,212 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 23,25 triệu tấn, thoả mãn được nhu cầu than trong nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu. Đến cuối năm 2001, Tổng Công ty đã đạt được những cân đối quan trọng, lập lại quan hệ cung - cầu, mức tồn kho duy trì hợp lý, bảo toàn được vốn kinh doanh.
Thế mạnh của chúng ta là chất lượng than khá cao (nhiệt cao, lưu huỳnh và độ tro thấp), cảng biển thuận tiện. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng có một loạt những hạn chế. Đó là công nghệ lạc hậu, năng suất lao động rất thấp, số lượng lao động quá nhiều so với nhu cầu... Trong khi đó sức cạnh tranh trên thị trường than thế giới ngày càng dữ dội. Để không bị tụt hậu trong phát triển xuất khẩu, chúng ta phải khẩn trương giải quyết những bài toán sau: Đổi mới công nghệ trong sàng tuyển than, sản xuất được than mọi kích cỡ, mọi hàm lượng, thoả mãn tất cả mọi nhu cầu kể cả của những khách hàng “khó tính” nhất. Tăng năng lực bốc xếp thông qua việc nạo vét luồng lạch (hiện cảng Cửa Ông tối đa chỉ có tàu 6 vạn tấn vào được, trong khi cảng Đại Liên (Trung Quốc) có thể tiếp nhận tàu 10-20 vạn tấn). Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống bốc vác tự động, bố trí kho hàng hợp lý, thuận tiện. Và một việc rất quan trọng nữa là không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý để hạ thấp tối đa chi phí sản xuất.
bảng3 : Một số chỉ tiêu chủ yếu từ 1995 - 2001
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tiêu thụ than
(1000 tấn)
7592
9653
10779
10721
10500
11467
12500
Xuất khẩu
2783
3666
3525
2900
3300
3076
4000
Trong nước
4809
5987
7254
7821
7200
8333
8500
Tổng doanh thu
(tỷ đồng)
2402
3658
4254
4558
4129
4887
5669
Doanh thu tiêu thụ than ( tỉ đồng)
1917
2584
2953
2953
2792
3114
3675
Xuất khẩu
955
1262
1323
1246
1328
1765
1850
Trong nước
962
1322
1630
1707
1464
1349
1825
Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh khác
485
1074
1301
1605
1337
1764
1994
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
120
152
199
154
133
155
165
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành than
Bằng nhiều biện pháp kinh tế tổng hợp, với phương châm nhất quán “cùng phát triển với bạn hàng”, từ khi ra đời tổng Công ty Than Việt Nam đã phát huy nội lực, phấn đấu tăng sản lượng than tiêu thụ từ 7,6 triệu năm 1995 lên 9,7 triệu năm 96; 10,77 triệu năm 97; 10,72 triệu năm 98; 10,5 triệu năm 99; 11,5 triệu năm 2000; 12,5 triệu năm 2001. Sau những nỗ lực không ngừng, cho đến nay, Tổng Công ty đã xây dựng được mối quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Thái Lan, Philippine, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nam Phi... Đã hợp tác với các Công ty thương mại nước ngoài và tự mình bán than đi thị trường khoảng 40 nước trên thế giới. Về xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống tổng Công ty đã phối hợp với các doanh nghiệp được phép xuất khẩu than mở rộng thị trường. Mới đây, Tổng Công ty đã ký hợp đồng cung cấp than cho Trung Quốc trong vòng 15 năm tới.
Theo dự báo của ngành than, trong năm 2002, nhu cầu than trên thị trường bên ngoài sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở thị trường Nga và Đài Loan. Đồng thời, giá bán than vào một số thị trường có thể sẽ tăng. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu than của nước ta. Do vậy, lượng than xuất khẩu của nước ta trong năm 2002 sẽ có thể đạt ít nhất là 3,8 triệu tấn. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, các hộ tiêu thụ than lớn dự kiến sẽ mua khoảng 5,3 triệu tấn. Cũng năm 2002, lượng than tiêu thụ trong ngành điện ước tính sẽ vào khoảng 3,5 triệu tấn, trong ngành xi măng khoảng 1,3 triệu tấn, ngành sản xuất phân đạm khoảng 320.000 tấn và ngành giấy khoảng 180.000 tấn. Như vậy, tổng nhu cầu than trong năm 2002 trên thị trường nội địa ước tính sẽ là gần 13 triệu tấn. Theo đánh giá của Bộ Công Nghiệp, trong 5 tháng đầu năm nay, tổng Công ty Than Việt Nam là một trong 19 Tổng Công ty đạt mức tăng trưởng cao, nổi bật là kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất so với các Tổng Công ty thuộc Bộ.
Chiến lược phát triển Tổng Công ty
Chiến lược phát triển và phương châm hành động
Xuất phát từ phân tích môi trường kinh doanh như đã nêu ở trên, để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động tạo thêm việc làm giảm bớt gánh nặng cho than, lấy than hỗ trợ phát triển các ngành khác thúc đẩy sản xuất than, Tổng Công ty đã chọn:
Chiến lược phát triển : Xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh trên nền sản xuất than. Theo đó tăng cường, củng cố phát triển các ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành Than từ trước khi thành lập tổng Công ty, đồng thời phát triển các ngành nghề khác anh em với ngành than tạo ra thị trường cho than như nhà máy điện đốt than, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề tạo ra nhiều việc làm cho lao động nữ (may, giày, dịch vụ…) trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng được thế mạnh của địa phương, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, năng lực quản lí và sử dụng lao động của ngành than đang sẵn có.
Phương châm: Cùng phát triển với bạn hàng trước hết hợp tác với các Tổng Công ty, Công ty trong nước, giúp đỡ nhau, dành thị trường cho nhau, định giá hợp lý phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tạo điều kiện cho các Công ty nước ngoài nghiên cứu sử dụng các sản phẩm than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập của khu vực và quốc tế.
Mục tiêu chiến lược: đã đề ra cho năm 2010 là tiêu thụ 18-20 triệu tấn than thương phẩm.
Các mục tiêu và giải pháp cụ thể
Chiến lược thị trường
Ngay từ đầu Công ty đã xác định “có thị trường là có tất cả” nên đã dày công xây dựng một chiến lược thị trường than để thông qua đó:
+ Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than.
+ Bán tăng các sản phẩm than vào thị trường nội địa và xuất khẩu với giá cả hợp lý.
+ Nâng cao sức cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập quốc tế.
Tổng Công ty đã đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức và phương pháp kinh doanh của hệ thống các Công ty cung ứng than trong nội địa, đổi mới cách thức tiếp thị giao dịch xuất khẩu than, đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng than dài hạn ở trong nước cũng như nước ngoài.
Trong chiến lược thị trường than vấn đề cân bằng CUNG- CầU được đặt lên hàng đầu, thông qua đó mà giải quyết hợp lý vấn đề giá bán than.