Đề tài Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam

Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN. Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sự đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của khu vực Đông Nam Á trở thành một thể thống nhất, hơn nữa tạo điều kiện cho Đông Nam Á những thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường các quan hệ về kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hóa thể thao giữa các nước ASEAN. Không chỉ tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong nội khối ASEAN mà Việt Nam còn đảm nhiệm tốt vai trò là một nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và hiện nay còn có cả Úc. Tiếng nói của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về đổi mới cơ chế của ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, giải quyết xung đột và đóng góp tài chính.

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài  “Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam”   Danh sách nhóm  Dương Thị Quỳnh Anh Vũ Tú Linh Trần Khánh Ly Nguyễn Thủy Phương Nguyễn Nhật Quang (CT36A)   LỜI MỞ ĐẦU Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN. Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sự đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của khu vực Đông Nam Á trở thành một thể thống nhất, hơn nữa tạo điều kiện cho Đông Nam Á những thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường các quan hệ về kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hóa thể thao giữa các nước ASEAN. Không chỉ tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong nội khối ASEAN mà Việt Nam còn đảm nhiệm tốt vai trò là một nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và hiện nay còn có cả Úc. Tiếng nói của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về đổi mới cơ chế của ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, giải quyết xung đột và đóng góp tài chính. Vậy có thể thấy rằng trong ASEAN thì vị trí quan trọng của Việt Nam là không thể bị phủ nhận. Hiện nay, không chỉ có ASEAN mà thế giới cũng đánh giá rất cao nhữfng đóng góp, thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Năm 2010, một năm mà trong vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam lại tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của mình thông qua một loạt những hội nghị được tổ chức thành công. Chúng tôi lựa chọn năm 2010 như một bằng chứng rõ ràng nhất cho những tiến triển trong quan hệ Việt Nam – ASEAN. Hơn nữa, năm 2010 vừa đi qua, những thành công của ASEAN 2010 còn để lại rất nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng cả hiệp hội ASEAN và thế giới. Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, mà xu thế hiện nay của những quốc gia như Việt Nam là tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới , tham gia vào các thể chế, liên mình và tranh thủ tận dụng những thuận lợi từ việc đó. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra cho bài tiểu luận là “Sự thành công của hội nghị ASEAN 2010 đã tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam như thế nào?”. Nội dung Khái niệm Từ xưa tới nay, hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều nhắm tới ba mục tiêu quan trọng: “An ninh, Phát triển và Ảnh hưởng”. Ba mục tiêu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Có thể nói chúng là bất biến, tuy nhiên phương pháp để đạt được những mục tiêu đó luôn thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc diễn biến của lịch sử. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.” Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Phương châm “An ninh – Phát triển – Ảnh hưởng” luôn là cái đích mà Ngoại giao Việt Nam hướng đến. Trước hết, xét về khái niệm mục tiêu an ninh, có thể nói, mục tiêu đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là đặc biệt quan trọng, bởi vì trên thực tế, để giành được cũng như giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia không phải là điều đơn giản. Nhất là ngày nay, khi cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá, hệ thống giao thông và thông tin đã “vượt biên” thì dường như an ninh quốc gia theo cách hiểu cũ không còn đứng vững, mặc dù về hình thức, mỗi nước vẫn có chủ quyền và lãnh thổ riêng. Đó là thách thức của thời đại mới. Thứ hai cần nhắc đến là mục tiêu phát triển. Trong bối cảnh làn sóng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng thì việc tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Lý do vì phát triển sẽ tạo cho quốc gia mối quan hệ quốc tể ổn định, tìm được nhiều đối tác và cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế. Cuối cùng là mục tiêu ảnh hưởng hay nâng cao vị thế quốc gia. Có thể nói đây là mục tiêu mà hầu hết các quốc gia đều hướng đến để đạt được vị trí nhất định trên trường quốc tế. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu này tuỳ thuộc vào sức mạnh mọi mặt của mỗi quốc gia, và trên thực tế, không một quốc gia nào có đầy đủ những yếu tố cần thiết, vì vậy mục tiêu trên còn đặt ra cho các quốc gia nhiều thách thức và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Trước thềm Hội nghị ASEAN 2010 Quan hệ Việt Nam-ASEAN trước thềm hội nghị: Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã từng diễn ra rất phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của khu vực và quốc tế. Hai bên đã từng hầu như không có quan hệ với nhau như những năm 1960 khi cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam đang ở cao trào; hay đã có lúc “đối đầu” vì những sự kiện liên quan đến Campuchia vào những năm 80; rồi lại chuyển từ chính sách “đối đầu” sang “đối thoại” từ cuối 1980. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện đáng kể. Tháng 7 năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN, và ba năm sau đó đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995). Sự kiện này đã ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam cũng như trong quá trình phát triển của ASEAN. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bước sang một chương mới của hợp tác và phát triển. Việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng đánh dấu sự phát triển quan trọng khác của khu vực: Quá trình ASEAN mở rộng bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, cùng phấn đấu vì hoà bình và sự phồn vinh của khu vực, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, kỹ thuật ngày càng được đẩy mạnh. Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt Nam và các nước ASEAN đều có điều kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những quy định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Việt Nam đã tham gia tích cực vào các khuôn khổ, diễn đàn và các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế, chính trị an ninh cũng như hợp tác chuyên ngành: hợp tác Á - Âu (ASEM - 1996); hợp tác ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN + 3 - 1997); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà nội năm 1998, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 34 và Hội nghị ARF-7 năm 1999, cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường, ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này... đưa ra các sáng kiến như Chương trình Hành động Hà nội, về phát triển các vùng nghèo dọc theo hành lang Đông, Tây... Sau ba năm trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 vào tháng 12/1998 tại Hà Nội. Thông qua chương trình hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 đã giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp Hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998. Tiếp đó, Việt Nam cũng đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 7/2000-7/2001, với kết quả ghi đậm dấu ấn Việt Nam là Tuyên bố Hà Nội về “Thu hẹp khoảng cách phát triển” được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (7/2001), thể hiện nỗ lực thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết khu vực, đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững của Hiệp hội. Vai trò tích cực và sự đóng góp quan trọng của Việt Nam được thể hiện rõ trong quá trình hình thành ý tưởng, hoạch định chính sách, xây dựng và triển khai các văn kiện cơ bản của ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng như “Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II” năm 2003, “Chương trình hành động Vientiane” (VAP) năm 2004, “Hiến chương ASEAN” năm 2007, “Lộ trình xây dựng Cộng đồng” cùng với các “Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng, và Kế hoạch công tác IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển” năm 2009. Trong bốn lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội và quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng. Đó là kết quả của sự tham gia tích cực và chủ động của các Bộ, ngành liên quan, đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của ASEAN và thúc đẩy các sáng kiến giá trị. Theo Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trong những năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung ASEAN. Tuy là thành viên mới, nhưng Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển của Hiệp hội. Việt Nam đã ký “Hiệp ước xây dựng Đông Nam Á” thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đang tích cực vận động các cường quốc hạt nhân tham gia ký kết Nghị định thư của Hiệp ước để làm cho Hiệp ước thực sự có ý nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam góp tiếng nói của mình trong xây dựng “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” và hiện đang thúc đẩy sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”. Đặc biệt, Việt Nam có những đóng góp lớn trong lĩnh vực hợp tác phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách trong ASEAN với sáng kiến ra “Tuyên bố Hà Nội” về thu hẹp khoảng cách 7/2010 và nhiều dự án khác. Ngoài ra, Việt Nam đã đóng góp quan trong trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại như ASEAN+3 với nước Đông Bắc Á, ASEAN+1 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc. Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định vị thế và uy tín trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Các nước thành viên ASEAN và đối tác đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp hữu hiệu của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển Hiệp hội cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN. Với các vấn đề thảo luận đi sâu vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn liên kết khu vực và hợp tác ASEAN; đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài; thu hẹp khoảng cách, và giúp các nước thành viên mới phát triển... đã mở ra những hướng hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam - ASEAN trong những năm tới. Để chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, từ những năm trước, đặc biệt là năm chuyển giao 2009, Việt Nam đã đẩy mạnh sự tham gia ASEAN và để lại dấu ấn tốt đẹp bằng các hành động cụ thể như tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác nội khối và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài trên mọi lĩnh vực. Việc tham gia tích cực vào quá trình triển khai hiến chương và lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong năm 2009 cũng đã thể hiện rõ nét vai trò và trách nhiệm của Việt Nam, trở thành một trong những tiền đề cho việc chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2010. Có thể nói, trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 2010, quan hệ bền chặt giữa Việt Nam - ASEAN đã đạt được những kết quả tốt đẹp to lớn, cùng với những kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra từ quá trình tham gia ASEAN 15 năm qua, nó sẽ là tiền đề thuận lợi để Việt Nam hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010 và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN trong tương lai. Mục tiêu đề ra của Việt Nam Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định trên chính trường thế giới. Với GDP 1500 tỷ USD năm 2008, nền kinh tế vượt qua cả Ấn Độ và kim ngạch thương mại đứng thứ 5 thế giới chỉ sau Mỹ, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản. Với những số liệu đáng kinh ngạc như vậy, ASEAN đang nhận được rất nhiều sự tôn trọng của công đồng quốc tế. Sự đóng góp của hiệp hội ASEAN ngày càng được các quốc gia và tổ chức ghi nhận. Không chỉ dừng lại ở đó, các cơ chế hợp tác của ASEAN cũng tỏ ra ngày càng hiệu quả và không ngừng được mở rộng như ASEAN+1, ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị cấo cao Đông Á, Diễn đàn khu vực – ARF,v.v… Hơn nữa, ASEAN cũng được mời tham dự các hội nghị Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20) ở London - Anh và Pitsburg - Mỹ. ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong khu vực và ngày càng tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò chủ tịch trong năm 2010. Trong năm làm chủ tịch ASEAN này, Việt Nam sẽ chủ trì một loạt các hội nghị quan trọng gồm hai hội nghị cấp cao ASEAN, các hội nghị cấp cao ASEAN với các bên đối thoại. Ngoài ra, còn gần mười hội nghị Bộ trưởng của bốn hội đồng ASEAN là Hội đồng điều phối và ba hội đồng về Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa – xã hội và hàng loạt hội nghị cấp thứ trưởng hoặc tương đương. Vậy thách thức đặt ra cho Việt Nam ở đây là phải phát huy được vai trò của toàn khối trong quan hệ với các cường quốc; tăng cường sự đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Khẳng định và nâng cao thêm vị thế của ASEAN trong khu vực cũng như trên thế giới trong năm làm Chủ tịch luân phiên ASEAN sẽ là một thành công vô cùng lớn của Việt Nam trong việc khẳng định vị trí của mình trong mắt cộng đồng ASEAN và thế giới. Theo như ông Phạm Quang Vinh thì đường lối của Đảng và Nhà nước ta là: Độc lập, tự chủ , đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Đặc biệt với ASEAN, chúng ta chủ trương coi trọng hợp tác ASEAN – một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Đó là lợi ích chiến lược lâu dài của Việt Nam. Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15, cũng đã nhấn mạnh rằng hợp tác ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam và Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Việt Nam sẽ quyết tâm và dành ưu tiên cao nhất để thực hiện thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2010. Vậy, mục tiêu mà Việt Nam đề ra trong năm 2010, quan trọng nhất là hoàn thành tốt năm Chủ tịch ASEAN. Chủ đề của năm 2010 là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam chú trọng thúc đẩy đoàn kết hợp tác ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN với các bên đối tác, qua đó hỗ trợ, quảng bá đất nước và con người Việt Nam, đề cao hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động có đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị hợp tác với tất cả các nước. Hội nghị ASEAN và vị thế của Việt Nam Quá trình tổ chức Hội nghị ASEAN 2010 Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010. Với trọng tâm số một của nhiệm vụ đối ngoại 2010 là hoàn thành tốt năm chủ tịch ASEAN, Đảng và Nhà nước đã xác định dành quyết tâm cao và tập trung nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, thể hiện sự đóng góp tích cực và tạo dấu ấn Việt Nam trên tất cả các mặt nội dung, tuyên truyền, tổ chức, an ninh và an toàn. Chúng ta đã có những bước triển khai cụ thể đối với trọng tâm đối ngoại đó. Chúng ta đã sớm khởi động công tác chuẩn bị ngay từ đầu năm 2009. Tháng 6/2009, Thủ tướng đã quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Chủ tịch và có sự tham gia của Lãnh đạo các bộ, ngành và nhiều địa phương, cùng bộ máy giúp việc gồm 5 Tiểu ban chuyên trách gồm: Nội dung, Văn hóa - Tuyên truyền, Lễ tân, An ninh - Y tế, Vật chất - Hậu cần và Ban Thư ký của Ủy ban quốc gia. Trong khuôn khổ lộ trình công tác của mình, Ủy ban quốc gia đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng các đề án tổng thể và các đề án - kịch bản chi tiết cho từng nhiệm vụ và công việc cụ thể. Chúng ta đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với một số nước ASEAN, cũng như đón một số đoàn ASEAN và các nước đối thoại đến trao đổi về các vấn đề sẽ phải xử lý trong năm làm Chủ tịch. Công tác chuẩn bị đã diễn ra theo đúng tiến độ và yêu cầu công việc, khẩn trương và hiệu quả. Các nước thành viên, cũng như Tổng thư ký ASEAN đều đánh giá cao và tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt trọng trách, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển năng động, bền vững của ASEAN. Để làm được và làm tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam phải thực hiện một lượng công việc khổng lồ cả về mặt tổ chức, hậu cần, nội dung và tiến hành rất nhiều các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại nhằm chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ của nước Chủ tịch. Riêng về số lượng các Hội nghị quan trọng Việt Nam phải chủ trì và tổ chức đã lên tới hàng chục, trong đó đặc biệt nhất là hai Hội nghị cấp cao ASEAN và một loạt các Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ ASEAN + 1 (như  ASEAN-Mỹ, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Nhật, ASEAN-Nga, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Úc-New Zealand, v.v.), ASEAN + 3, các Hội nghị Ngoại trưởng và các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành cũng như các Hội nghị Quan chức cấp cao của ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN + Đối tác. Về nội dung, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam phải có trách nhiệm đề xuất và chủ trì xây dựng các chương trình nghị sự và chương trình làm việc của các hội nghị nói trên cũng như các văn kiện của ASEAN; điều phối các hoạt động của ASEAN; đồng thời, tham vấn và điều phối lập trường các nước trong việc xử lý những vấn đề khu vực và quốc tế; đại diện cho ASEAN tham dự các diễn đàn khu vực và quốc tế lớn có liên quan. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà ASEAN đã đề ra, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2010,  Việt Nam đã xác định một chương trình nghị sự với chủ đề là: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trong thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu năm 2010 và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức (AMM Retreat) tháng 1/2010 ở Đà Nẵng, Việt Nam đã nêu rõ các ưu tiên là tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, tăng cường hợp tác để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, triển khai thực hiện hiệu quả Hiến chương và các lộ trình, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, qua đó giữ vững vai trò và vị thế của ASEAN ở khu vực cũng như trên thế giới. Trước hết, đối với việc thực hiện Hiến chương ASEAN, để đưa Hiến chương vào cuộc sống, hiện ASEAN vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là hoàn thiện tổ chức bộ máy mới và phương thức hoạt động cũng như hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan. Từ chỗ là một tổ chức liên kết lỏng lẻo và ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị, đến nay ASEAN  đã chính thức có tư cách pháp nhân với Hiến chương ASEAN. Tuy nhiên, để tư cách pháp nhân này có giá trị trong thực tế cuộc sống, nhiều văn kiện pháp lý liên quan để cụ thể hoá Hiến chương và bảo đảm việc thực thi cần được hoàn tất. Đồng thời, bộ máy mới của ASEAN, nhất là các Hội đồng cấp Bộ trưởng và Ủy ban các Đại diện Thường trực về ASEAN, cần được củng cố và hoạt động một cách trôi chảy, có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy và điều phối mọi hoạt động hợp tác của ASEAN. Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền và Ủy ban về Quyền phụ nữ và trẻ