Đề tài Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thúc Tín dụng chứng từ tại Sacombank, SGD Tp.HCM

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã có những bước đi mang tính đột phá cao ở mọi khía cạnh. Trong đó, lĩnh vực ngoại thương cũng có nhiều bước phát triển đáng kể. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó phải kể đến những hoạt động tích cực và hiệu quả trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế ở các Ngân hàng Việt Nam. Nằm trong hệ thống các Ngân hàng Cổ phần thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank đã có nhiều chuyển biến tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần thu hút thêm khách hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Trong thời gian thực tập tại Bộ phận Thanh toán quốc tế của Sacombank, Sở Giao Dịch Tp.HCM; được quan sát và chứng kiến những giao dịch trực tiếp cũng như có thể tiếp cận quy trình thanh toán quốc tế, phân tích số liệu thực tế, trong tầm hiểu biết của mình tôi đã thấy được phần nào những bước tiến quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại đây. Do đó, tôi chọn đề tài khóa luận “Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thúc Tín dụng chứng từ tại Sacombank, SGD Tp.HCM” vì những lý do sau: Bộ phận Thanh toán quốc tế tại Sở Giao Dịch Tp.HCM đã có những đóng góp vào thành quả hoạt động chung của toàn Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Phương thức Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán phổ biến và an toàn. Cụ thể trong thời gian thực tập tại bộ phận Thanh toán quốc tế, SGD Tp. HCM, tôi nhận thấy phương thức thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT chiếm tỷ lệ lớn so với các phương thức khác. Với đề tài khóa luận này, tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về phương thức TDCT. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang phát triển với trị giá các hợp đồng lớn. Và trong hoạt động Thanh toán quốc tế, phương thức Tín dụng chứng từ cũng được sử dụng nhiều hơn. Về phía các Ngân hàng thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong lĩnh vực mọi lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động Thanh toán quốc tế. Vì vậy, việc một ngân hàng nghiên cứu một cách thấu đáo về phương thức thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ là cần thiết để phát triển hoạt động này và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

doc83 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thúc Tín dụng chứng từ tại Sacombank, SGD Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU ÑѪÐÐ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã có những bước đi mang tính đột phá cao ở mọi khía cạnh. Trong đó, lĩnh vực ngoại thương cũng có nhiều bước phát triển đáng kể. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó phải kể đến những hoạt động tích cực và hiệu quả trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế ở các Ngân hàng Việt Nam. Nằm trong hệ thống các Ngân hàng Cổ phần thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank đã có nhiều chuyển biến tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần thu hút thêm khách hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Trong thời gian thực tập tại Bộ phận Thanh toán quốc tế của Sacombank, Sở Giao Dịch Tp.HCM; được quan sát và chứng kiến những giao dịch trực tiếp cũng như có thể tiếp cận quy trình thanh toán quốc tế, phân tích số liệu thực tế, trong tầm hiểu biết của mình tôi đã thấy được phần nào những bước tiến quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại đây. Do đó, tôi chọn đề tài khóa luận “Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thúc Tín dụng chứng từ tại Sacombank, SGD Tp.HCM” vì những lý do sau: Bộ phận Thanh toán quốc tế tại Sở Giao Dịch Tp.HCM đã có những đóng góp vào thành quả hoạt động chung của toàn Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Phương thức Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán phổ biến và an toàn. Cụ thể trong thời gian thực tập tại bộ phận Thanh toán quốc tế, SGD Tp. HCM, tôi nhận thấy phương thức thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT chiếm tỷ lệ lớn so với các phương thức khác. Với đề tài khóa luận này, tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về phương thức TDCT. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang phát triển với trị giá các hợp đồng lớn. Và trong hoạt động Thanh toán quốc tế, phương thức Tín dụng chứng từ cũng được sử dụng nhiều hơn. Về phía các Ngân hàng thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong lĩnh vực mọi lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động Thanh toán quốc tế. Vì vậy, việc một ngân hàng nghiên cứu một cách thấu đáo về phương thức thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ là cần thiết để phát triển hoạt động này và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank, SGD Tp.HCM. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhằm rút ra những đánh giá, nhận xét chung. Đưa ra những kiến nghị để phát triển hoạt động này ở SGD Tp.HCM, Sacombank. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách quan sát thực tế tại Ngân hàng, phỏng vấn cá nhân (chủ yếu là các anh chị nhân viên của Ngân hàng)… + Thu thập số liệu thứ cấp từ các Báo cáo kinh doanh, Bản cáo bạch, Giáo trình, sách báo, các website… Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu, so sánh các chỉ tiêu với nhau như so sánh doanh số L/C nhập và L/C xuất, L/C trả ngay và L/C trả chậm… PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 Không gian nghiên cứu: Bộ phận Thanh toán quốc tế, Sở giao dịch Tp.HCM, Sacombank Giới hạn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về việc thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ÑѪÐÐ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Khái niệm Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó. Với điều kiện, người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng. 1.1.2 Các đối tượng liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Người xin mở thư tín dụng (the applicant, the importer, the buyer, accountee): là người mua, nhà nhập khẩu, người trả tiền. Ngân hàng mở thư tín dụng (the opening bank, the issuing bank): là ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Người hưởng lợi (the beneficiary, the seller, the exporter): là người bán, nhà xuất khẩu, hay một người bất kì do người hưởng lợi chỉ định, cũng chính là người kí phát hối phiếu (Drawer). Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank): là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lí của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi. Ngoài ra còn có sự tham gia của các ngân hàng sau: Ngân hàng xác nhận (the confirming bank): là một ngân hàng khác đứng ra cam kết thanh toán L/C, được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi ngờ khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo L/C hay một ngân hàng bất kì do người hưởng lợi yêu cầu, thường là ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế. Ngân hàng thanh toán (the paying bank): là ngân hàng được ngân hàng mở TTD chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi L/C. Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng chiết khấu (the negotiating bank): là ngân hàng được ngân hàng mở cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng chấp nhận (the accepting bank). Ngân hàng chỉ định (the nominating bank). Ngân hàng bồi hoàn (the reimbursing bank). Ngân hàng chuyển nhượng (the transfering bank). …… 1.1.3 Nguồn luật áp dụng cho phương thức TDCT a. Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (Uniform customs and practice for documentary credits – UCP) UCP được coi là một định chế tài chính quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương thức TTQT tín dụng chứng từ. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, từ lúc ra đời đến nay, UCP đã 6 lần sửa đổi và lần gần đây nhất là vào năm 2007 (UCP No 600). UCP là một văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong bảy bản UCP. Tuy nhiên, chỉ có bản UCP bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. Khi đã dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia. Ngoài các quy định cụ thể trong UCP, còn cho phép các bên sử dụng có quyền thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào L/C. UCP 600 là văn bản hiện hành, được chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 01/07/2007. UCP 600 được sửa đổi trên cơ sở UCP 500, vì vậy UCP 600 chỉ có một số khác biệt để phù hợp hơn với thực tiễn thương mại quốc tế. Số điều khoản của UCP 600 ít hơn UCP 500 (UCP 600 có 39 điều khoản) bằng cách bỏ bớt một số điều khoản hoặc ghép các điều khoản lại với nhau. Cũng giống như UCP 500, UCP 600 được thiết kế với hai nhóm qui định khác nhau: Nhóm qui định mang tính bắt buộc: nhóm qui định này mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc cho phương thức này, nên mang tính chất bắt buộc cao, không được làm trái. Chẳng hạn như: L/C phải được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng (Non-bank) không được phát hành. Như vậy, L/C do công ty tài chính phát hành thì không có giá trị pháp lý. Loại L/C nếu không ghi gì thì được xem như là L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) (Điều khoản 3 của UCP 600). Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán tiền trên cơ sở bộ chứng từ nhà xuất khẩu xuất trình phải phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã ghi trong TTD và còn trong thời gian hiệu lực thanh toán L/C. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ ngân hàng có quyền từ chối thanh toán L/C. Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của ngân hàng tham gia trong phương thức này là kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều khoản và điều kiện đã ghi trong TTD được thực hiện cẩn thận, hợp lý. Thời gian hiệu lực bắt buộc thanh toán L/C đối với các ngân hàng thanh toán theo qui định là 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C. ……. Nhóm qui định không mang tính bắt buộc: bao gồm một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn. Tùy theo điều kiện và khả năng mà các bên tham gia sẽ bàn bạc, thỏa thuận để lựa chọn và cụ thể hóa thành các điều khoản và điều kiện trong L/C. Chẳng hạn như: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) do người bán lập phải thể hiện là người thụ hưởng trong L/C, hóa đơn không cần có chữ ký. Hóa đơn được lập có cùng đồng tiền ghi trong TTD và mô tả hàng hóa , dịch vụ phải phù hợp với mô tả trong TTD (điều 18 UCP 600). Người giao hàng hoặc người gửi hàng được ghi trên bất cứ chứng từ nào khác không cần phải là người thụ hưởng TTD (điều 14 UCP 600). Nếu TTD yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng các thuật ngữ như “in duplicate”, “in two fold” hoặc “in two coppies” thì chứng từ phải được xuất trình ít nhất một bản gốc và các bản còn lại là bản sao trừ khi có các quy định khác (điều 17 UCP 600). ……. b. URR No 525 Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits No 525). URR No 525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu… Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác – gọi là ngân hàng hoàn trả tiền. Quy tắc URR 525 ra đời nhằm phân chia quyền hạn chịu trách nhiệm giữa các ngân hàng, đồng thời tránh trường hợp các ngân hàng chiếm dụng vốn lẫn nhau. c. e-UCP Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng cứng từ đã được ICC đề cập trong cuộc họp ngày 24/05/2000 tại Paris. Sau 18 tháng nỗ lực thực hiện, ICC cho ra đời văn bản bổ sung e-UCP, có hiệu lực từ tháng 02/2002. Hiện nay, đã có văn bản e-UCP ban hành tháng 6/2007 để bổ sung cho UCP 600. Với vai trò là một phụ lục của UCP, chứ không thay thế UCP, e-UCP được soạn thảo để sử dụng cùng với UCP. Phụ lục này cung cấp các định nghĩa hữu dụng đối với các điều khoản có ý nghĩa khác nhau trong phương thức điện tử và trong phương thức văn bản. Các điều khoản quy định như “thể hiện trên bề mặt văn bản”, “nơi xuất trình chứng từ” và “ký tên vào chứng từ” sẽ được định nghĩa lại trong e-UCP cho phù hợp với phương thức sử dụng điện tử. d. ISBP - 681 Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế đối với phương thức TDCT (The Internationnal standard banking practice for the examination of documents under documentary credits). Văn bản ISBP-645 do ICC ban hành đầu năm 2003, và hiện nay đã có ISBP-681 được ban hành tháng 04/2007 để bổ sung cho UCP 600. Văn bản ISBP được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Có thể nói ISBP đã hệ thống hóa và hoàn thiện một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc về cách xử lý chứng từ trong thời gian vừa qua, giải quyết các trường hợp mà UCP chưa đề cập đến hoặc có đề cập đến nhưng chưa đầy đủ. Với mục đích kiểm tra nhằm tìm ra những dấu hiệu gian lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu mà đôi khi gây ra không ít khó khăn cho khách hàng với những thủ tục phiền hà của ngân hàng. ISBP ra đời góp phần làm hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng. Điều này có thể đi ngược lại với nguyện vọng của UCP là đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. e. Một số văn bản pháp lý khác Ngoài các văn bản trên, TDCT còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như Incoterm, luật hối phiếu… và tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế, tập quán thương mại quốc tế, cũng như tập quán kinh doanh của từng ngân hàng có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng. 1.2 Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) 1.2.1 Khái niệm Thư tín dụng là một bức thư (thực chất là một văn bản) do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người mở TTD) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng), với điều kiện nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện ghi trong TTD. L/C là văn bản pháp lý quan trọng, là công cụ cốt lõi của TDCT. Khi hợp đồng ngoại thương đã ký kết thỏa thuận sử dụng phương thức TDCT, nhưng nếu nhà nhập khẩu không mở L/C thì phương thức TDCT không thể nào thực hiện được. 1.2.2 Bản chất L/C được mở trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, phần lớn các điều khoản trên L/C xuất phát từ nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương. Nhưng khi L/C đã mở thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương theo điều 4 UCP 600. Điều này xuất phát từ những lý do sau: Nhà xuất khẩu muốn được thanh toán thì giao hàng theo quy định của L/C, chứ không theo hợp đồng. Việc thanh toán L/C chủ yếu dựa vào chứng từ phải phù hợp với điều khoản, điều kiện L/C chứ không phụ thuộc vào hàng hóa. Ngân hàng kiểm tra chứng từ hợp lý thì thanh toán mà không bị ràng buộc liên quan gì đến hợp đồng. Nếu nhà xuất khẩu giao hàng không phù hợp với hợp đồng ký kết, hoặc cố tình lừa đảo thì mọi sự tranh chấp sẽ do hai bên mua và bán tự giải quyết trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, ngân hàng miễn trách nhiệm. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể sử dụng L/C để điều chỉnh, đính chính, bổ sung các điều kiện của hợp đồng đã ký. Trong trường hợp nếu chưa có hợp đồng, nhà nhập khẩu dựa vào đơn đặt hàng, bảng báo giá và được nhà xuất khẩu đồng ý để mở L/C. 1.2.3 Nội dung của thư tín dụng Số hiệu L/C (L/C number): mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và là cơ sở để trao đổi thông tin liên quan đến L/C của các đối tượng tham gia. Địa điểm mở L/C (issuing place): là địa điểm của ngân hàng mở L/C, tức là nước của người mua. Ngày mở L/C (issuing date): là ngày bắt đầu thực hiện cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu. Đây là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của L/C, cơ sở để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu có mở L/C đúng với quy định đã thỏa thuận hay không. Tên, địa chỉ của người có liên quan đến TDCT (the full name and address of parties to a documentary credit) bao gồm: người xin mở L/C, người thụ hưởng L/C, ngân hàng mở TTD, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu. Loại TTD (the type of documentary credit): có nhiều loại L/C khác nhau nên cần phải ghi rõ L/C thuộc loại gì. Số tiền (amount): số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Thời gian hết hiệu lực của L/C (Expiry date): là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu. Thời hạn hiệu lực được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C. Địa điểm hết hiệu lực của L/C (Expiry place): thông thường địa điểm hết hiệu lực L/C ở nước người bán, tại nước người mua hay có thể là nước thứ ba. Người mua hay người bán đều muốn địa điểm hết hiệu lực tại nước mình vì có thể chủ động thời gian trả tiền, giảm được chi phí chuyển tiền và các chi phí phát sinh có liên quan, đồng thời ngân hàng nước mình thu được thủ tục phí. Mô tả hàng hóa, dịch vụ (Covering, Description of good and/or Services): trong điều khoản này nhà nhập khẩu cần quy định rõ ràng và đầy đủ tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hóa. Các chứng từ yêu cầu (Required documents): đây là điều khoản rất quan trọng quyết định sự thành công đối với TDCT. Mục này quy định rõ ràng bao gồm những chứng từ nào, số lượng của mỗi loại. Ngân hàng chỉ thanh toán cho người xuất khẩu khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Thời hạn xuất trình chứng từ (Period for presentation): (điều 43 UCP 500) là thời hạn quy định xuất trình bộ chứng từ tại nơi thực hiện thanh toán, nhưng phải nằm trong thời gian hiệu lực L/C. Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment): tùy theo quy định cụ thể của L/C mà thời hạn trả tiền là trả ngay hay trả chậm. Thời hạn giao hàng (shipment date, date of delivery): căn cứ vào hợp đồng mua bán sẽ được quy định cụ thể trong L/C, thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn của L/C. Giao hàng từng phần (partial shipment): nghĩa là việc giao hàng được tiến hành nhiều lần, nhiều chuyến khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau, trên từng chuyến tàu khác nhau. Việc giao hàng từng phần được cho phép hay không cho phép thì phải quy định rõ trong L/C. Chuyển tải (Transhipment): nghĩa là trong quá trình vận chuyển hàng hóa có thể bị bốc lên một con tàu khác hay chuyển qua một phương tiện vận tải khác trong đoạn đường từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Việc chuyển tải được cho phép hay không thì phải quy định trong L/C. Nếu không quy định gì thì mặc nhiên hiểu là được phép chuyển tải. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C: là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng phát hành L/C. Những điều khoản bổ sung (Additional conditions): ngoài những nội dung trên, ngân hàng và người mở L/C có thể thêm những nội dung khác khi cần thiết như phí, trả tiền bằng điện, trả tiền bằng điện cho phép bồi hoàn… 1.2.4 Các loại thư tín dụng Trên thực tế trong TTQT có rất nhiều loại TTD, tùy theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại TTD phù hợp. Sau đây là các loại TTD: TTD có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành có thể sửa chữa, thu hồi hoặc hủy bỏ mà không cần có ý kiến của bên bán và thậm chí không cần thông báo trước cho người bán biết ngay thời điểm mà ngân hàng mở L/C thanh toán. Loại L/C này không phải là sự cam kết trả tiền của ngân hàng mà chỉ đơn thuần là một lời hứa hẹn nên không đảm bảo quyền lợi cho người hưởng lợi. Do đó, loại L/C này ít được sử dụng trong thực tế. TTD không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã phát hành thì trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia. L/C không thể hủy bỏ là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C vì vậy được áp dụng rất phổ biến trong TTQT. Theo điều 9 UCP 500 một TTD nếu không ghi loại gì thì được hiểu là “irrevocable” có nghĩa là L/C không thể hủy ngang. TTD không thể huỷ ngang có xác nhận (confirmed irrevocable L/C): là loại L/C không hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo cam kết thanh toán, do người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C đối với những L/C có giá trị tương đối lớn. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng thông báo L/C, hoặc ngân hàng khác. Khi sử dụng L/C xác nhận thì trong L/C phải ghi rõ tên ngân hàng xác nhận và các chỉ thị dành cho ngân hàng xác nhận. TTD không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C không có quyền đòi tiền lại trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người kí phát” (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi được sử dụng rộng rãi trong TTQT. TTD chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không thể hủy ngang, trong đó có điều khoản quy định ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. TTD tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. TTD giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng. Nhà xuất khẩu mua hàng từ nhà cung cấp, căn cứ vào L/C nhận được nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C với nội dung g
Tài liệu liên quan