Kể từ khi ra đời và phát triển cho tới ngày hôm nay. Truyền hình đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử báo chí thế giới. Trong những năm qua, báo chí truyền hình nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng trong và ngoài nước Tuy nhiên, sự phát triển của lý luận báo chí truyền hình vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên. Chính vì vậy trong khuôn khổ của bài tiểu luận này không thể đề cập một cách đầy đủ đến toàn bộ những khía cạnh có liên quan đến việc sản xuất các chương trình báo chí truyền hình. Với thời lượng có hạn nội dung bài tiểu luận chỉ đi sâu đề cập tới một vấn đề cốt lõi là phóng sự trên truyền hình.
Đựơc sự hướng dẫn tận tình của Thầy cô giáo trong khoa. Người đã gắn bó lâu năm và có rất nhiều kinh nghiệm quý báu đã giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực vẫn còn rất nhiều điểm khiếm quyết, rất mong sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
-----*******-----
TIỂU LUẬN
Đề tài: Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn.
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi ra đời và phát triển cho tới ngày hôm nay. Truyền hình đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử báo chí thế giới. Trong những năm qua, báo chí truyền hình nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng trong và ngoài nước… Tuy nhiên, sự phát triển của lý luận báo chí truyền hình vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên. Chính vì vậy trong khuôn khổ của bài tiểu luận này không thể đề cập một cách đầy đủ đến toàn bộ những khía cạnh có liên quan đến việc sản xuất các chương trình báo chí truyền hình. Với thời lượng có hạn nội dung bài tiểu luận chỉ đi sâu đề cập tới một vấn đề cốt lõi là phóng sự trên truyền hình.
Đựơc sự hướng dẫn tận tình của Thầy cô giáo trong khoa. Người đã gắn bó lâu năm và có rất nhiều kinh nghiệm quý báu đã giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực vẫn còn rất nhiều điểm khiếm quyết, rất mong sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
CHƯƠNG I
ĐẶC TRƯNG VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
I. ĐẶC TRƯNG BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
Ra đời đầu thế kỉ XX, vô tuyến truyền hình gắn bó một cách chặt chẽ với khoa học kỹ thuật và cùng với khoa học mở ra một thời kì mới trong lịch sử phát triển của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Nó làm cho các loạI hình báo chí không chỉ tăng về số lượng mà cả về chất lượng. Trên thực tế, sự ra đời của vô tuyến truyền hình đã tước bỏ sự độc quyền của báo in về việc truyền bá những thông tin về sự kiện và hình ảnh. Từ những bước đi chập chững ban đầu của buổi sơ khai, vô tuyến truyền hình ngày nay đã trở nên hết sức tinh vi và hiện đại, có sức mạng to lớn trong việc tác động đến thế giới, mở ra một chân trời mới đầy hấp dẫn đối với con người, giáo dục con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đề cập tới vai trò của vô tuyến truyền hình, đã có khá nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng đó là dòng chảy bất tận của thông tin. Nhưng cũng không ít ý kiến đổ lỗi cho truyền hình đã lấy đi quá nhiều thời gian của con người. Tuy nhiên cho dù có ý kiến thế nào đi chăng nữa thì cũng có thể thấy rằng vô tuyến truyền hình đã trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức sống của con người. Cũng như các loại hình báo chí khác, vô tuyến truyền hình cũng mang trong mình những thuộc tính cơ bản của báo chí. Đó là các chức năng thông tin, giải trí, giáo dục… Để thực hiện các chức năng này, mỗi loại hình báo chí đều có khả năng khac nhau do phương thức thực hiện, kỹ thuật chuyển tải nội dung thông tin quy định. Chính những khả năng này tạo thành các đặc trưng của mỗi loại hình báo chí. Đó là những cái riêng biệt, những nét riêng biệt để phân định ranh giới giữa các loại hình báo chí trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
Xét từ khả năng ứng dụng thực tế có thể đưa ra các đặc trưng của báo chí truyền hình như sau:
1. Kí hiệu thông tin
Ngay từ buổi bình minh, con người đã tìm mọi cách để có thể thông tin cho nhau, từ tiếng hú tiếng mõ, đốt lửa hoặc dùng cách ra hiệu, tiến tới chữ viêt, lời nói để truyền đi những thông tin cần thiết. Sự ra đời của các loại hình nghệ thuật, báo chí nói chungđều gắn liền với một vài kí hiệu thông tin, đó có thể là loạI kí hiệu trừu tượng, kí hiệu liên tưởng hoặc kí hiệu bao hàm kí hiệu có địa chỉ… Đối với các loại hình báo chí khi gắn liền với một loại ký hiệu thông đều có biểu hiện riêng biệt. ở báo in là những con chữ, ở phát thanh là âm thanh. Còn ở truyền hình, với khả năng chuyền tải thông tin dưới dạng hình ảnh chuyển động có lồng âm thanh. Đây là ký hiệu thông tin trực tiếp và có địa chỉ. Nó mang tính trực quan sinh động, đơn nhất, không thể nhầm lẫn. ở đây rất ít có sự khác biệt giữa kí hiệu thông tin và bản thân sự việc mà thông tin phản ánh ( Từ khi có các thông tin xuất phát từ ý đồ chủ quan). Tìm hiểu kĩ các yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình và làm nên loại kí hiệu thông tin này sẽ thấy rằng các yếu tố này có mối tương quan biện chứng giữa kháh quan và chủ quan. Hình ảnh là yếu tố khách quan, hàm chứa trong đó là sự sống động của cuộc sống thực , không bị dàn dựng, không bị khuấy động, nó mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong hệ thống ngôn ngữ của loại hình báo chí này. Có thể gọi nó là chính ngôn ( yếu tố chính). Bởi vì bản thân nó là đúng và sâu sắc, chỉ có nó mới có khả năng thực hiện việc phản ánh thực tế một cách sinh động và nghệ thuật. Chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố yếu tố đem chất lượng cao cho thông tin truyền hình. Tuy vậy người ta vẫn cho rằng , khi mà chức năng thông tin của truyền hình chưa trở thành quan trọng nhất thì khi đó yếu tố nhìn trong truyền hình là bước đầu tiên. Điều đó có nghĩa là chất lượng thông tin của hình ảnh trong báo chí truyền hình cho du là ở mức đọ rất cao, có ý nghĩa quyết định thì vẫn không phải là tất cả, không phải là hoàn toàn đầy đủ. Bên cạnh yếu tố hình ảnh là sự bổ xung của âm thanh mà chủ yếu là lời trong thông tin truyền hình. Nếu như ở một số loại hình nghệ thuật khác, lời giữ vai trò phụ, thì thông tin truyền hình lời giữ vai trò không nhỏ. Bởi lẽ, từ lâu người ta nhận thấy rõ trong quá trình giao tiếp, lời đóng vai trò hết sức quan trọng, hơn cả nghệ thuật tạo hình và cử chỉ.
2. Giao tiếp truyền hình
Khả năng giao động điện tử mang tín hiệu truyền hình được các máy thu hình nhận khi lọt vào bất cứ điểm nào của không gian vùng phát sóng của đài phát. Nó không giới hạn về không gian, sự kiểm soát hành chính. Mặt khác truyền hình có khả năng thông báo dưới dạng nghe nhìn về sự kiện và hành động trong thời điểm mà nó đang diễn ra chất lượng duy nhất, mà chỉ riêng truyền hình mới đạt được. Chất lượng này chỉ xuất hiện trong quá trình phát trực tiếp, mà nó còn được gọi là tính tự nhiên của vô tuyến truyền hình. Đặc tính này có liên quan hết sức chặt chẽ với tính xác thực của chương trình truyền hình. Dù cho nó được xuất hiện không thường xuyên trên các chương trình thì vẫn có ý nghĩa to lớn với khả năng giao tiếp trên truyền hình. Xét cho đến thời điểm này, việc giao tiếp trên truyền hình đã tiến sát tới hoàn hảo, nó vừa mang tính ưu điểm của giao tiếp gián tiếp và giao tiếp trực tiếp, tạo nên một sự giao tiếp có đặc thù, nó không những xoá bỏ được khoảng cách về mặt không gian rộng lớn, đồng thời tạo ra đựoc hiệu quả đặc biệt đối với người tiếp nhận thông tin đó. Nó khác với báo viết và một phần ở phát thanhlà những văn bản thông tin phải tạo ra được văn cảnh. Còn với truyền hình, với ngôn ngữ của mình, bản thân cảnh tượng mà thông tin truyền đI đã chứa đựng ở trong đó văn cảnh cảu thông báo.
3. Cảm thụ thông tin truyền hình
Sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là việc xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. Truyền hình cũng không ở trong trường hợp ngoài lệ, tức là cũng có sự tác động qua lại giữa người truyền đạt và người cảm thụ thông tin truyền hình. Cần nhấn mạnh trong các điều kiện cảm thụ (còn gọi là môi trường tiếp nhận) các thông tin của truyền hình mang tính đặc trưng riêng biệt. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người truyền đạt, bởi vì có hiểu được người nhận trong hoàn cảnh nào? điều kiện nào? ảnh hưởng đến tâm lý ra sao? Lúc đó người truyền đạt sẽ quyết định các biện pháp truyền đạt có hiệu quả nhất, trong những trường hợp họ sẽ quyết định sẽ dùng các thể loại nào để phát huy tác dụng cao đối với người tiếp nhận.
Đối với người cảm thụ, mỗi loại hình báo chí đều có môi trường riêng. Tìm kiếm quá trình này là vấn đề lớn rất phức tạp. ở đây chỉ có thể đề cập một cách sơ sơ và so sánh giữa các loại hình đó.Ở báo in và phát thanh, người tiếp nhận thông tin đều có số lượng lớn. Việc tiếp nhận thông tin của các loại hìmh trên hầu như chỉ diễn ra với cá nhân, ở khá nhiều địa điểm với các hoàn cảnh tác động khác nhau. Đối với sân khấu và điện ảnh, nói chung công chúng tiếp nhận tập trung với số lượng đông, hiệu ứng lan truyền mạnh trong số đông đó. Nhưng trên thực tế, số lượng công chúng của cả hai loại hình nghệ thuật này, dù trên có số triệu, nhưng cũng vẫn rải rác bị kéo dài nhiều ngày. Trong khi đó ở truyền hình tình hình diễn ra theo chiều hướng khác. Bằng những hình ảnh có màu sắc kết hợp âm thanh tạo nên các cung bậc , âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên cảm giác đầy đủ và chân thực cho người xem. Đây cũng là điều kiện tốt cho người xem tiếp nhận thông tin; nhưng về hình thức tồn tại truyền hình cũng như sân khấu và điện ảnh có liên quan đến thời gian và không gian. Tuy nhiên chỉ xét riêng về nội dung thông tin đã có sự cách biệt rõ ràng. Mặt khác điều kiện cảm thụ các thông tin truyền hình đối với người tiếp nhận là nó tự do đi vào từng nhà, từng con người tiếp xúc với vô tuyến truyền hình mà không phải ra khỏi nhà, không phải xa mai ấm gia đình.Từ thực tế này nảy sinh sinh sự không trùng lặp giữa đIện ảnh và truyền hình về đIều kiện cảm thụ và chức năng xã hội.
Về chức năng xã hội, tính đại chúng của truyền hình ổn định do kĩ thuật truyền tải thông tin. Từ việc tham gia vào hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng đến việc có một số lượng khổng lồ, vô tuyến truyền hình thực sự tham gia vào quá trình quản lý xã hội – mà điều này thì điện ảnh dù muônd cũng khó mà thực hiện. Mặt khác, cũng cần nhận thấy rằng, việc tham gia vào quá trình quản lí xã hội của truyền hình, trước hết là các thông tin chính trị xã hội. Theo một logíc nhất định, yêu cầu nâng cao giao tiếp trên truyền hình là nâng cao chất lượng thông tin phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin, trong đó có cả môi trường tiếp nhận các thông tin này.
4. Thời điểm thông tin truyền hình
“ Sự hấp dẫn của truyền hình là ở chỗ nó cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị khuấy động. Không phải là câu chuyện của nhà báo hay của người chứng kiến kể về sự kiện mà là chính bản thân sự kiện hiện nay, trong giây phút này đang diễn ra trước mắt chúng ta”_Bachirôp Icaeep – Truyền hình thế kỉ 20.
Với luận điểm này có thể hiểu được bởi tính xác thực đó là giá trị đàu tiên và quý nhất của vô tuyến truyền hình. Về mặt tâm lý người xem truyền hình, theo luận đIểm là ở trạng thái có mặt. Điều này diễn ra khi vô tuyến hình mới ra đời, chưa có các phương tiện lưu giữ hình ảnh. Nó ghi nhận được bất cứ hình ảnh nào và phát đi ngay lập tức, cùng với quá trình diễn ra của sự kiện. Ngày nay, với nhiều sự kiện xảy ra một cách thường xuyên và liên tục, cùng với nó là quá trình phát đi một cách có kế hoạch các chương trình đã trù liệu từ trước. Vậy thì có khả năng truyền trực tiếp toàn bộ các sự kiện đang diễn ra hay không? Chắc chắn là không thể hoàn toàn. Nhưng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo khả năng ghi hình trực tiếp và có thể can thiệp một cách nghệ thuật và đày giá trị vào nghệ thuật montage. Đó là cách khắc phục để đảm bảo tính liên tục về không gian và thời gian như các chương trình trực tiếp.
II. THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1. Một số quan niệm về thể loại báo chí truyền hình
Trong một tài liệu về truyền hình của một số nước phát triển, người ta thường chia làm năm loại sản phẩm cơ bản:
a. Loại thuyết trình: (Lecture)
Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên tập viên để trình bày một vấn đề. Ưu đIểm của nó là dễ sản xuất, được bấm máy ngay tại trường quay, hoặc dàn cảnh một cách đơn giản, chi phí cho các loại sản phẩm này là tốn kém nhất. Mặt trái của nó là thường gây cho người xem cảm giác chán ngán, mặc dù đề tài có thể thay đổi và người thuyết minh lưu loát.
b. Loại phỏng vấn (interview)
Đây cũng là loại dễ sản xuất. Có thể nói rằng sự hấp dẫn đòi hỏi người phỏng vấn phảI có nghệ thuật trong việc tìm đối tượng và ra câu hỏi. Loại phỏng vấn có thể phức tạp bởi bản thân nó có nhiều dạng khác nhau.
c. Loại thảo luận (Panel Discusion)
Thường sử dụng chuyên gia giúp đỡ về nội dung cuộc thảo luận phải có người điều khiển hướng dẫn cá thành viên tham gia thảo luận. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đưa ra các thông tin về quan điểm tư tưởng ý kiến về một số vấn đề nhưng lại đặt trọng tâm vào việc cọ xát các quan điểm, ý kiến đó.
d. LoạI kịch bản (Dramatization)
Là loại sản xuất khó nhất và có giá thành cao nhất. Là loại sản phẩm có sản phẩm có qui trình đòi hỏi một cách chuyên nghiệp. Những vấn đề mà loại chương trình này đề cập tới rất đa dạng và phong phú, được đông đảo công chúng ưa thích hơn cả.
đ. Loại sản xuất trực tiếp:
Đây là loại đại chúng nhất nó có thể rất đơn giản nhưng hiệu quả của nó đối với người xem là rất cao. Loại sản xuất trực tiếp luôn đòi hỏi sự chuẩn bị nghiêm ngặt ở các phương tiện, từ việc lựa chọn sự kiện cho đến việc thực hiện nó. Sự chính xác trong các tác phẩm trực tiếp cũng là yêu cầu cần thiết. Bởi một hoạt động có nhiều người tham gia thì cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ.
Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rằng việc sản xuất một chương trình truyền hình là sự kết hợp của cả năm loại sản xuất cơ bản đó. Người ta luôn luôn biết phát huy ưu điểm của mỗi thể loại và kết hợp chúng nhằm mục đích làm tăng giá trị của thông tin, đạt được mục tiêu đã đề ra. Ở trong một số tài liệu khác, người ta chỉ đơn giản chia các loại truyền hình ra làm 2 loại chính
( Loại sản xuất ở trong studio: bao gồm các tác phẩm phỏng vấn, đàm luận, phát biểu…
( Loại sản xuất ngoài trời (reporting).Loại này bao gồm các thể loại: tin tức, phóng sự, phim tài liệu…lẽ dĩ nhiên, cách phân chia nào cũng có ưu điểm và nhược điểm.
2. Thể loại báo chí truyền hình ở Việt Nam
Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở những đặc trưng đã đưa ra, có thể loại của báo chí tuyên truyền thành các nhóm sau:
a. Nhóm hội thoại
Đây là nhóm tác phẩm mà hình thức thông tin của nó chủ yếu là lời nói, nghệ thuật tạo hình không đặc sắc lắm. Nó bao gồm các thể loại: phỏng vấn, bình luận, đàm luận, phát biểu trên truyền hình… Thông tin trong các thể loại này, đặc biệt là các tác phẩm làm trực tiếp có tính chuẩn xác cao dễ tiếp nhận, phù hợp với các quá trình nhận thức. Nhưng lại có nhược đIểm là tính khái quát không cao, khả năng lưu giữ thông tin không bền vững phụ thuộc vào tâm lý người xem. Sau đây là một số đặc đIểm của nhóm này:
+ Đây là những cuộc hội thoại nguyên chất nhất, người ta không phải đọc tường thuật mà là xem, không phải hình dung mà là được chứng kiến cuộc hội thoại đó. Thông tin trong các cuộc hội thoại trên truyền hình mạng rõ rệt của tầng thông tin thứ hai. Trong báo viết, tầng thông tin này ngắn gọn không thể nào mô tả hết không khí của cuộc hội thoại dó mà chỉ đưa lại một vài nét đơn giản. Còn trong truyền hình, ngoài những thông tin bằng hình ảnh, lời nói. Thông tin của cuốc hội thoại còn bao gồm bối cảnh, thái độ biểu cảm, động tác… để truyền đạt một cách đầy đủ trọn vẹn hơn. Tiến trình của những cuộc hội thoại truyền hình này do đó là chân thật, không bị cắt xén, sự sai lệch thông tin được cắt giảm đến mức tối thiểu
+ Các cuộc hội thoại trên truyền hình bao giờ cũng ở đọ dồn nén cao về mặt không gian, thời gian đây là nguyên bản cuộc hội thảo thật. Hội thoại trên phát thanh hoặc báo viết có thể giàn trải về mặt không gian, thời gian. Nhưng ở truyền hình, cô đọng gần như chân thật, di nhiên là Montage cò thể làm cho cuộc họi thoại khác đi, nhưng nếu lạm dụng thì người xem rất đẽ nhận ra sự cắt xén xuyên tạc.
+ Các thể loại hội thoại trong truyền hình có khả năng tạo lập mối quan hệ mật thiết với người xem cao hơn là báo viết. ít nhất cũng tạo ra được ở tập thể khán giả ở mức độ nhỏ ở nơi tiến hành hội thoại. ở Việt Nam, việc tạo lập quan hệ với người xem truyền hình còn chưa làm được thường xuyên, nhưng ở truyền hình các nước phát triển việc tạo lập mối quan hệ trong các cuộc hội thảo trên truyền hình diễn ra một cách thường xuyên.
b. Nhóm tạo hình
Khác với nhóm hội thoại, các thể loại trong nhóm tạo hình có dung lượng thông tin lớn ở hình ảnh. Nó sử dụng các thủ pháp tạo hình để sáng tạo nên các hình thức truyền tải thông tin. Vì vậy, nhóm này còn có tên gọi là nhóm “ Điện ảnh”. Với việc sử dụng hình ảnh ghi đựoc ở hiện trường tạo nên sự đặc sắc trong thông tin, các tác phẩm thuộc nhóm này thu hút sự chú ý của người xem với số lượng lớn, và cũng đòi hỏi năng lực tư duy hình ảnh cao đối với nhà báo truyền hình. Có thể đưa ra vài đặc điểm của nhóm này như sau:
+ Đây là nhưng tác phẩm mà tính phóng sự được thể hiện ở mức rõ rệt nhất. Đặc tíh này là quá trình phản ánh sự kiện theo logíc diễn biến khách quan, làm cho người xem thấy được sự kiện diễn ra theo đúng trình tự của nó. Đặc tính này thể hiện rõ nhất là ở trong các chương trình trực tiếp, tuy nhiên việc phát trực tiếp lại diễn ra không thường xuyên trong các chương trình truyền hình. Vì vậy, các tác phẩm phát đi trong các chương trình truyền hình gọi là các tác phẩm có hậu kì vẫn phải giữ nguyên vẹn bản chất sự kiện, nhưng phải cô đọng thời gian, các chi tiết được lựa chon thông qua lăng kính chủ quan của nhà báo theo một quan điểm nhất định.
+ Đây là những tác phẩm mà trong đó việc phóng viên xuất hiện trong hình như là thủ pháp, nhằm nâng cao tính trực tiếp của sự kiện, đồng thời tạo ra phong cách sáng tạo tác phẩm báo chí.
c. Nhóm các tác phẩm TV Games – show
Đây là các tác phẩm mà trong đó sử dụng đan xen giữa nhóm các thể loại hội thoại và nhóm thể loại tạo hình. Vì vậy nó mang những nét đặc điểm của hai nhóm các thể loại trên. Có thể đưa ra thêm một số đặc điểm như sau: Tính trực tiếp, yếu tố đua tranh, sự tham gia của khán giả truyền hình, tính bất ngờ.
CHƯƠNG II
SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
I. CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1. Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường truyền tải các thông tin từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một đối tượng công chúng xác định. Nội dung của chương trình truyền hình trực tiếp làm sâu sắc tư tưởng, các chủ đề, dần tạo nên trong ý thức công chúng thế giới quan hiện đại. Báo in, phát thanh, truyền hình có sự khác biệt nhau trong phương thức phản ánh và tái tạo thực tế. Song giữa chúng có sự khác nhau bản chất đều là các phương tiện thông tin đại chúng nghĩa là giống nhau ở sự ngắn gọn để tiết kiệm thời gian nhận thông tin. Bên cạnh đó còn có thể thấy sự giống nhau trong cả quan niệm trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm này. Với sự xuất hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình. Đây là thuật ngữ mang tính bản chất của chúng. Có thể đưa ra khái niệm như sau về chương trình: là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng.
Với khái niệm này, người ta có thể thấy rằng: từ phương tiện truyền bá thông tin, nhiệm vụ của chương trình là có thể đưa ra lời giải đáp, lời hướng dẫncho thực tế khi xây dựng chương trình truyền hình. Qui định được nguyên tắc phối hợp tin bài. Đây là một khuynh hướng tiếp cận hoàn toàn mang tính chất nghề nghiệp nội tại, là hệ quả của việc nghiên cứa, tiếp xúc với xã hội, là kết quả của mối quan hệ giữa truyền hình và công chúng sau khi tiếp nhận thông tin truyền hình.
Mặt khác, cũng có thể thấy rằng: chương trình đó là hình thức thực tế hoá, hình thức thực tế hoá hình thức của truyền hình trong đới sống xã hội để truyển tải thông tin đối với công chúng truyền hình. Nếu không có chương trình thì cũng không có truyền hình. Nhưng cũng cần hiểu là chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận kĩ thuật – tài chính – nội dung. Đồng thời, cũng như các sản phẩm khác, truyền hình có người sản xuất và có người tiêu dùng. Người sản xuất tác động đến người tiêu dùng và ngược lại, người tiêu dùng cũng tác động lại tới người sản xuất thông qua quan hệ: Nhà báo – tác phẩm – công chúng. Chương trình tạo thành một chu kì khép kín như chuỗi mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp. Chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả của hoạt động truyền hình, trong đó có cả quá trình sáng tạo ra nó bao hàm nhiều công đoạ