Đề tài Thi vào đầu ngành vận hành thủy điện

Đề số 1: Câu 1/ Trình bày nguyên lý làm việc, cấu tạo và các thông số chính của máy phát điện đồng bộ ba pha? (3đ) Câu 2/ Tổ nối dây MBA là gì? Vẽ sơ đồ tổ nối dây các MBA sau: Y/Y-12; Y/∆-11; Y/Z-11. Các phương pháp làm mát cơ bản của MBA công suất lớn phổ biến. Nêu công dụng của dầu MBA. (3,5đ) Câu 3: Trình bày sự hiểu biết của Anh (chị) về sơ đồ sau. Ưu, nhược điểm của hệ thống thanh cái 220kV, 110kV trên sơ đồ. (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ) Đề số 2: Câu 1/ Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều? Yêu cầu mở máy động cơ điện một chiều, phương pháp mở máy động cơ điện một chiều nhờ biến trở? (3đ) Câu 2/ Các chế độ làm việc (bình thường và một pha chạm đất) của mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất. (3,5đ) Câu 3: Nêu và giải thích các bảo vệ rơ le có trong Hệ thống 1, Hệ thống 2 của sơ đồ. (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ)

docx13 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thi vào đầu ngành vận hành thủy điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài thi vào đầu ngành vận hành thủy điện!!!!!!! Đề số 1: Câu 1/ Trình bày nguyên lý làm việc, cấu tạo và các thông số chính của máy phát điện đồng bộ ba pha? (3đ) Câu 2/ Tổ nối dây MBA là gì? Vẽ sơ đồ tổ nối dây các MBA sau: Y/Y-12;  Y/∆-11; Y/Z-11. Các phương pháp làm mát cơ bản của MBA công suất lớn phổ biến. Nêu công dụng của dầu MBA. (3,5đ) Câu 3: Trình bày sự hiểu biết của Anh (chị) về sơ đồ sau. Ưu, nhược điểm của hệ thống thanh cái 220kV, 110kV trên sơ đồ. (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ) Đề số 2: Câu 1/ Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều? Yêu cầu mở máy động cơ điện một chiều, phương pháp mở máy động cơ điện một chiều nhờ biến trở? (3đ) Câu 2/ Các chế độ làm việc (bình thường và một pha chạm đất) của mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất. (3,5đ) Câu 3: Nêu và giải thích các bảo vệ rơ le có trong Hệ thống 1, Hệ thống 2 của sơ đồ. (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ) Đề số 3: Câu 1/ Nêu cấu tạo và các đại lượng định mức của MBA? (3đ) Câu 2/ Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. Vẽ sơ đồ động lực và mạch điều khiển để khởi động động cơ KĐB ba pha kiểu Y-∆ (Giải thích nguyên lý vận hành). (3,5đ) Câu 3: Giải thích sơ đồ và các phần tử thiết bị trên sơ đồ. (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ) Đề số 4: Câu 1/ Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha? Trình bày phương pháp đổi nối Y - ∆ khi mở máy (khởi động) động cơ không đồng bộ ba pha? (3đ) Câu 2/ Máy biến áp làm việc song song: Lý do nối mba làm việc song song? Thế nào là làm việc song song? Điều kiện để nối mba làm việc song song? (3,5đ) Câu 3: Giải thích các phần tử thuộc hệ thống bảo vệ và đo lường của Mạch 1 trên sơ đồ? (Sơ đồ kèm theo) (3,5đ) +++---o0o---+++ Đáp án đề 1: Câu 1: Nguyên lý làm việc, cấu tạo và các thông số chính của máy phát điện đồng bộ 3 pha: Nguyên lý họat động: - Máy điện đồng bộ làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến cơ năng thành điện năng.  khép kín qua rôto, cực từ và lõi thép stato.( Các cực từ của rôto phải có hình dáng sao cho từ trường của nó phân bố hình sin dọc theo chu vi khe hở không khí giữa stator và rôto)f- Khi cho dòng điện kích từ (nguồn kích từ thường là một máy phát điện một chiều hoặc một bộ chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều) vào dây quấn kích từ sẽ tạo ra từ trường không đổi trong rôto. Bây giờ ta gắn vào trục rôto một động cơ và quay với tốc độ n. Ta được một từ trường quay tròn có từ thông chính Từ thông của từ trường quay cắt các thanh dẫn phần ứng, làm xuất hiện trong 3 cuộn dây 3 sức điện động (sđđ): Hình vẽ biểu diễn sơ đồ máy phát điện đồng bộ 3 pha 2 cực (Cuộn dây phần ứng đặt ở stato, cuộn dây kích từ đặt ở rôto) /3)Õt +2w/3); eC = Em sin (Õt-2wt; eB = Em sin (weA = Em sin f. Nếu số cặp cực là p thì tần số biến thiên f của dòng điện sẽ làÕ = 2wTrong đó tần số biến thiên của các sđđ biểu diễn bằng f= np/60 (Hz) Ta nhận thấy tần số biến thiên của dòng điện phụ thuộc vào tốc độ quay của rôto và số đôi cực. Nếu bây giờ ta tải 3 pha của máy điện bằng 3 tải đối xứng, ta có dòng 3 pha đối xứng.Theo nguyên lý tạo từ trường quay nên trong máy phát đồng bộ lúc này cũng xuất hiện từ trường quay với tốc độ được xác định bằng: ntt = 60f/p Như vậy n = ntt , tốc độ quay của rôto và tốc độ quay của từ trường tải bằng nhau. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là stato và rôto a. Stato: Stato là phần đứng yên của máy phát, gồm 3 bộ phận: vỏ máy, lõi thép và dây quấn. - Vỏ máy: được làm bằng thép đúc, gang hoặc nhôm cứng, được dùng để giữ lõi thép và cố định máy lên bệ - Lõi thép: Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép lại (chiều dày lá thép từ 0,35 đến 0,5mm), được dùng làm mạch từ của máy - Dây quấn: Được làm bằng dây đồng (hoặc nhôm) bọc cách điện và được quấn trong các rãnh bên trong của lõi thép, được dùng làm mạch điện của máy. b. Rôto: Rôto là phần quay của máy phát, nó bao gồm các bộ phận sau: các cực từ, dây quấn kích từ, lõi thép rôto và trục máy. Có hai loại rôto: rôto cực ẩn và rôto cực lồi - Rôto cực ẩn: Được làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được rèn thành khối hình trụ, sau đó gia công và phay rãnh để đặt dây quấn kích từ. Phần không phay rãnh của rôto hình thành mặt cực từ.Với cấu tạo như trên rôto cực ẩn có độ bền cơ học rất cao, dây quấn kích từ rất vững chắc, do đó thích hợp cho các máy đồng bộ có tốc độ cao (số cực 2p=2) - Rôto cực lồi: Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau, các cực từ hiện ra rõ rệt, phía ngòai cực từ là mõm cực có tác dụng làm cho cường độ từ cảm phân bố dọc theo stato rất gần với hình sin. Dây quấn kích từ quấn lên các cực từ hình thành cuộn dây kích từ, hai đầu cuộn dây kích từ nối với hai vành trượt qua hệ thống chổi than tới nguồn điện một chiều bên ngoài. Các thông số chính:  Kiểu máy, số pha, tần số, công suất định mức (Giá trị định mức: là gía trị được tính toán theo các điều kiện phát nóng và làm việc lâu dài mà không bị hư hỏng), điện áp dây, sơ đồ nối các pha của phần tĩnh, các dòng điện stato, rôto, hệ số công suất, tốc độ quay, cấp cách điện của dây quấn stato và rôto, ngoài ra trên nhãn máy còn ghi tên nhà máy chế tạo và năm chế tạo. Câu 2: Tổ nối dây của mba.  Tổ nối dây mba được hình thành do sự phối hợp kiểu dây quấn sơ cấp so với kiểu dây quấn thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa sđđ dây của dây quấn sơ cấp và sđđ dây của dây quấn thứ cấp và góc lệch pha này phụ thuộc vào các yếu tố sau:  + Chiều quấn dây,  + Cách ký hiệu các dầu dây ra,  + Kiểu dấu dây quấn sơ cấp và thứ cấp  Sơ đồ và tổ nối dây máy biến áp Y/Y-12, Y/∆-11 và Y/z-11: Các phương pháp làm mát MBA công suất lớn phổ biến: - Kiểu ONAN (Oil Natural Air Natural): Làm mát dầu tự nhiên, làm mát không khí tự nhiên - Kiểu ONAF (Oil Natural Air Force): Làm mát dầu tự nhiên, làm mát không khí cưỡng bức thông qua quạt gió gắn lên các cánh tản nhiệt - Kiểu OFAF (Oil Force Air Force): Dầu được làm mát cưỡng bức bằng cách bơm tuần hoàn qua một hệ thống ống nước làm mát, không khí được làm mát cưỡng bức thông qua quạt gió gắn lên các cánh tản nhiệt Dầu máy biến áp có những tác dụng sau đây: - Cách điện: Dầu có khả năng cách điện rất lớn có điện áp đánh thủng rất cao. Do đó tác dụng thứ nhất của dầu máy biến áp là cách điện - Cách điện giữa các vòng dây, lớp dây - Cách điện giữa các pha với nhau - Cách điện giữa các cuộn dây với vỏ và với lõi thép  - Ngâm tẩm làm tăng khả năng cách điện cho các vật liệu ngâm trong dầu: vải, giấy quấn quanh các vòng dây, gỗ chèn giữa các cuộn dây… - Làm mát các cuộn dây và lõi thép máy biến áp: Khi vận hành, dứới tác dụng của dòng điện Phuco, các cuộn dây và lõi thép đều phát nhiệt, nếu không có biện pháp làm mát, nhiệt độ cuộn dây, lõi thép sẽ rất cao, phá hỏng cách điện, làm hỏng máy biến áp. Có dầu biến áp nhiệt lượng này sẽ truyền vào dầu và dầu truyền ra ngoài bằng cách đối lưu ở bộ phận tản nhiệt xung quanh máy biến áp. Khả năng làm mát dầu của máy biến áp gấp 28 lần so với không khí - Dập hồ quang: Khi trong máy biến áp có những tia lửa điện nhỏ, dầu máy biến áp có thể dập tắt, hạn chế khả năng xảy ra sự cố cho máy biến áp Câu 3: Nhìn hình vẽ mà giải trình +++---o0o---+++ Đáp án đề 2: Câu 1: Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều Sơ đồ nguyên lý như hình vẽ. Nó gồm một khung dây abcd hai đầu nối với 2 phiến góp, đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu N -S, hai chổi điện A và B đặt cố định và tỳ sát lên trên 2 phiến góp.  Khi cho khung dây quay, theo định luật cảm ứng điện từ trong các thanh dẫn ab và cd sẽ cảm ứng được một s.đ.đ.  e = Blv (v)  Trong đó: - B (T) là từ cảm của nam châm N -S  - l (m) là chiều dài của thanh dẫn  - v (m/s) là vận tốc dài của thanh dẫn  Tại thời điểm trên hình vẽ thanh dẫn ab nằm dưới cực N nên s.đ.đ có chiều hướng từ b đến a, thanh dẫn cd nằm dưới cực S có s.đ.đ chiều hướng từ d đến c. Lúc này dòng điện chạy trong mạch ngoài hướng từ chổi A(+) đến chổi B(-). Khi khung dây quay được 1/2 vòng, thanh dẫn cd lúc này nằm dưới cực N nên chiều s.đ.đ và dòng điện hướng từ c đến d, còn trong thanh dẫn ab nằm dưới cực S và chiều e hướng từ a đến b. Như vậy ở mạch ngoài chổi A vẫn có dấu (+) và chổi B vẫn mang dấu (-).  Như vậy mặc dầu chiều của s.đ.đ và dòng điện trong thanh dẫn thay đổi nhưng chiều của chúng ở mạch ngoài là không đổi. Chổi A luôn (+) và chổi B luôn (-).  Sức điện động và dòng điện mạch ngoài như hình b.  Để có s.đ.đ lấy ra lớn và ít đập mạch ta bố trí nhiều khung dây nối tiếp và lệch nhau 1 góc nào đó (dây quấn phần ứng).  Trên đây là nguyên lý làm việc cơ bản của máy phát điện 1 chiều.  Nếu ta cho dòng điện 1 chiều chạy vào chổi A (+) và chạy ra ở chổi B (-) thì dòng điện trong thanh dẫn dưới cực N luôn hướng từ trước ra sau, và dòng điện trong thanh dẫn dưới cực S luôn hướng từ sau ra trước vì vậy lực (mômen) điện từ do chúng sinh ra sẽ có chiều không đổi nên nó làm cho khung dây quay với một chiều không đổi. Đó là nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 chiều.  Yêu cầu và các phương pháp mở máy động cơ điện 1 chiều Yêu cầu:  - Mômen mở máy càng lớn càng tốt để dể dàng thích ứng với tải  - Dòng điện mở máy càng bé càng tốt  Các phương pháp mở máy.  Mở máy nhờ biến trở.  Sơ đồ mở máy như hình 1.  Hình 1: Mở máy nhờ biến trở Do có biến trở mắc nối tiếp vào mạch phần ứng nên dòng điện mở máy được tính.  Điện trở Rf được chọn sao cho Imm = (1,4-1,7)Iđm đối với các động cơ lớn và  Imm = (2,0-2,5)Iđm với động cơ bé.  Theo sơ đồ hình vẽ, quá trình mở máy được tiến hành như sau:  Khi t MC động cơ sẽ quay, tốc độ động cơ tăng từ 0 đến 1 giá trị nào đó, s.đ.đ tăng theo n, (E = Ceftn). Khi E tăng lên thì giảm xuống, dẫn tới M giảm xuống, gia tốc giảm xuống. Iu và M giảm theo quy luật hàm mũ, phụ thuộc vào hằng số thời gian Ru - Lu của dây quấn phần ứng.  Tại thời điểm t = t1 khi Iu = (1,1 - 1,3)Iđm quay chuyển mạch sang vị trí 2, cắt bớt một phần Rf ra khỏi mạch phần ứng, dòng điện Iu lại tăng lên, M tăng lên và n lại tiếp tục tăng. Iu và M tăng gần như tức thời vì Ru rất bé. Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ Rf được cắt ra khỏi mạch phần ứng và tốc độ động cơ đạt đến giá trị định mức. Hình 2 Hình 2: Quá trình mở máy nhờ biến trở mắc vào mạch phần ứng Câu 2/ Các chế độ làm việc của mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất a. Tình trạng làm việc bình thường. Sơ đồ mạng điện có trung tính cách điện đối với đất (hình 1a):  Mỗi pha của mạng đối với đất có một điện dung phân bố rải dọc theo chiều dài đường dây. Nhưng để đơn giản ta xem như điện dung này tập trung ở giữa đường dây và đối xứng giữa các pha. Giưã các pha cũng có điện dung, nhưng ở đây không xét vì chúng không ảnh hưởng đến phân tích tình trạng làm việc của điểm trung tính. Ở đây cũng chỉ xét dòng điện điện dung, vì dòng điện phụ tải ba pha đối xứng không ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của điểm trung tính. Ta có đồ thị véc tơ (hình 1b) và các biểu thức về dòng điện và điện áp: Nhận xét: Tổng dòng điện dung chạy trong đất và điện áp của điểm trung tính đều bằng không. b.Khi có một pha chạm đất. Sơ đồ khi có một pha chạm đất hoàn toàn (giả sử pha C chạm đất. Hình 2a). Khi pha C chạm đất trực tiếp, điện áp của nó so với đất bằng không U /C= O. Điện áp hai pha còn lại dịch chuyển đi một véc tơ -UC, tức là xem như tại chỗ chạm đất có đặt thêm một điện áp -UC.  Trên cơ sở đó ta xây dựng được đồ thị véc tơ (hình 2b) và biểu thức điện áp các pha sau chạm đất:  Vì điện áp hai pha không chạm đất tăng lên lần nên giá trị dòng điện dung của chúng cũng tăng lên lần so với khi chưa chạm đất, tức là:  I/CB= .IoCB ; I/CA= .IoCA; còn dòng điện dung pha chạm đất bằng không I /CC= 0. * Dòng điện dung tại chỗ chạm đất sẽ là (quy ước chiều từ dây dẫn vào đất): * Giá trị dòng điện dung tại chỗ chạm đất khi có chạm đất một pha được xác định: + Đối với đường dây trên không:  + Đối với đường dây cáp :  Trong đóT: Ud là điện áp dây (kV) L là chiều dài tổng các đường dây có nối điện với nhau (km) *) Kết luận: Sau khi chạm đất hoàn toàn một pha ta có: - Điện áp của pha chạm đất so với đất bằng không. - Điện áp của hai pha còn lại tăng lên bằng điện áp dây. - Điện áp dây trước và sau khi chạm đất không đổi. - Điện áp điểm trung tính tăng từ O đến Upha. - Dòng điện dung của các pha không chạm đất tăng lên lần, còn dòng điện dung tại chỗ chạm đất tăng lên 3 lấn so với dòng điện dung một pha trước khi chạm đất. Câu 3: +++---o0o---+++ Đáp án đề 3: Câu 1/  Cấu tạo MBA:  Máy biến áp có các bộ phận chính sau dây: lõi thép, dây quấn và vỏ máy.  Lõi thép MBA.  Lõi thép MBA dùng để dẫn từ thông, được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật điện có bề dày từ 0, 35 - 1 mm, mặt ngoài các lá thép có sơn cách điện rồi ghép lại với nhau thành lõi thép. Lõi thép gồm hai phần: Trụ và Gông. Trụ T là phần để đặt dây quấn còn gông G là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín.  Dây quấn MBA.  Nhiệm vụ của dây quấn MBA là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Dây quấn MBA thường làm bằng dây dẫn đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép. Giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn và lõi thép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn đặt trên cùng một trụ thì dây quấn điện áp thấp đặt sát trụ thép còn dây quấn điện áp cao đặt bên ngoài. Làm như vậy sẽ giảm được vật liệu cách điện.  Dây quấn MBA có hai loại chính như:  1. Dây quấn đồng tâm: ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính gồm: Dây quấn hình trụ, dùng cho cả dây quấn hạ áp và cao áp; Dây quấn hình xoắn, dùng cho dây quấn hạ áp có nhiều sợi chập; dây quấn hình xoáy ốc liên tục, dùng cho dây quấn cao áp, tiết diện dây dẫn chữ nhật.  2. Dây quấn xen kẻ: Các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẻ nhau dọc theo trụ thép.  Vỏ MBA.  Vỏ MBA làm bằng thép gồm hai bộ phận: thùng và nắp thùng.  1. Thùng MBA: Trong thùng MBA đặt lõi thép, dây quấn và dầu biến áp. Dầu biến áp làm nhiệm vụ tăng cường cách điện và tản nhiệt. Lúc MBA làm việc, một phần năng lượng tiêu hao thoát ra dưới dạng nhiệt làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác nóng lên. Nhờ sự đối lưu trong dầu và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong MBA sang dầu và từ dầu qua vách thùng ra môi trường xung quanh.  2. Nắp thùng MBA: Dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng như:  + Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp: Làm nhiệm vụ cách điện.  + Bình dãn dầu (bình dầu phụ) có ống thủy tinh để xem mức dầu.  + ống bảo hiểm: làm bằng thép, thường làm thành hình trụ nghiêng, một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thuỷ tinh. Nếu vì lý do nào đó, áp suất trong thùng tăng lên đột ngột, đĩa thuỷ tinh sẽ vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài để MBA không bị hỏng.  + Lỗ nhỏ đặt nhiệt kế.  + Rơle hơi dùng để bảo vệ MBA.  + Bộ truyền động cầu dao đổi nối các đầu điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp.  Các đại lượng định mức của MBA:  Các đại lượng định mức của MBA qui định điều kiện kỹ thuật của máy. Các đại lượng nầy do nhà máy chế tạo qui định và ghi trên nhãn của MBA.  - Dung lượng (công suất định mức) Sđm (VA hay kVA) là công suất toàn phần hay biểu kiến đưa ra ở dây quấn thứ cấp của MBA.  - Điện áp dây sơ cấp định mức U1đm (V, kV) là điện áp của dây quấn sơ cấp.  - Điện áp dây thứ cấp định mức U2đm (V hay kV) là điện áp của dây quấn thứ cấp khi MBA không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ là định mức U1 = U1đm.  - Dòng điện dây sơ cấp định mức I1đm (A hay kA) và thứ cấp định mức I2đm là những dòng điện dây của dây quấn sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức.  Đối với MBA một pha:  I1đm = Sđm/U1đm ; I2đm = Sđm/U2đm Đối với MBA ba pha:  I1đm = Sđm/√3U1đm ; I2đm = Sđm/√3U2đm - Tần số định mức fđm (Hz). Các MBA điện lực có tần số công nghiệp 50Hz.  Ngoài ra trên nhãn MBA còn ghi các số liệu khác như: tần số, số pha m, sơ đồ và tổ nối dây...  Câu 2:  Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha Khi có dòng điện ba pha chạy trong dây quấn stato thì trong khe hở không khí xuất hiện từ trường quay với tốc độ n1 = 60f1/p (f1 là tần số lưới điện; p là số đôi cực từ của máy; n1 là tốc độ từ trường quay bậc một) Từ trường nầy quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi sắt rôto, làm cảm ứng trong dây quấn rôto các sđđ E2. Do rôto kín mạch nên trong dây quấn rôto có dòng điện I2 chạy qua. Từ thông do dòng điện nầy sinh ra hợp với từ thông của stato tạo thành từ thông tổng ở khe hở. Dòng điện trong dây quấn rôto tác dụng với từ thông khe hở sinh ra mômen. Tác dụng đó có quan hệ mật thiết với tốc độ quay n của rôto. Trong những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau. Sau đây ta sẽ nghiên cứu tác dụng của chúng trong ba phạm vi tốc độ.  Hệ số trượt s của máy:  s = (n1-n)/n Như vậy khi n = n1 thì s = 0, còn n = 0 thì s = 1; khi n > n1, s 1.  Trường hợp Roto quay cùng chiều từ trường quay nhưng có tốc độ n < n1 (0 < s < 1)  Gỉa thiết về chiều quay n1 của từ trường khe hở F và của rôto n như hình vẽ. Theo qui tắc bàn tay phải, xác định được chiều sđđ E2 và I2; theo qui tắc bàn tay trái, xác định được lực F và mômen M. Ta thấy F cùng chiều quay của rôto, nghĩa là điện năng đưa tới stato, thông qua từ trường đã biến đổi thành cơ năng trên trục làm quay rôto theo chiều từ trường quay n1, như vậy máy làm việc ở chế độ động cơ điện.  Sơ đồ động lực và mạch điều khiển để khởi động động cơ không đồng bộ ba pha kiểu sao - tam giác +++---o0o---+++ Đáp án: Câu 1: (như đề trước) Câu 2:  • Lý do nối mba làm việc song song:  1. Cung cấp điện liên tục cho các phụ tải  2. Vận hành các mba một cách kinh tế nhất.  3. Máy quá lớn thì việc chế tạo và vận chuyển sẽ khó khăn.  • Thế nào là làm việc song song?  Dây quấn sơ cấp các mba nối chung vào một lưới điện và dây quấn thứ cấp cùng cung cấp cho một phụ tải.  • Điều kiện để nối mba làm việc song song:  1. Cùng tỉ số biến áp.  2. Cùng tổ nối dây.  3. Cùng điện áp ngắn mạch.  Điều kiện cùng tổ nối dây: Cùng tổ nối dây điện áp thứ cấp sẽ trùng pha nhau. Khác tổ nối dây đ /áp thứ cấp sẽ lệch pha nhau, và sự lệch pha nầy phụ thuộc vào tổ nối dây.  Điều kiện cùng tỉ số biến đổi điện áp:  Nếu tỉ số biến đổi điện áp của hai máy khác nhau mà hai điều kiện còn lại thỏa mãn thì khi mba làm việc song song, điện áp thứ cấp không tải sẽ bằng nhau (E2I = E2II ), trong mạch nối liền dây quấn thứ của mba sẽ không có dòng điện chạy qua.  Giả thử kI ≠ kII thì E2I ≠ E2II và khi không tải, trong mạch nối liền quấn thứ của mba sẽ có dòng điện Icb chạy qua được sinh ra bởi điện áp:  ∆E = E2I - E2II Icb = ∆E/(ZnI + ZnII) Dòng điện nầy sẽ chạy trong dây quấn mba theo hai chiều ngược nhau và chậm pha một góc 900 vì r << x. Lúc nầy điện áp rơi trên dây quấn sẽ bù trừ với sđđ, kết quả là trên mạch thứ có điện áp thống nhất U2.  Kết quả khi mba mang tải, dòng điện tải It sẽ cộng với dòng cân bằng làm cho điều kiện làm việc của máy sẽ xấu đi, nghĩa là dòng trong máy không tỉ lệ với công suất của chúng, ảnh hưởng tới sự lợi dụng công suất của chúng.  Điều kiện điện áp ngắn mạch bằng nhau: Trị số ngắn mạch của các máy bằng nhau thì phụ tải sẽ phân bố tỉ lệ với công suất của chúng
Tài liệu liên quan