Đề tài Thiết bị lưu trữ usb

Ngày nay hầu hết các máy tính đều được trang bị một hoặc nhiều cổng USB (Universal Serial Bus). Các cổng USB (USB connector) giúp người sử dụng gắn mọi thiết bị như chuột, máy in với máy tính nhanh và dễ dàng hơn. Do các hệ điều hành đều hỗ trợ USB nên việc cài đặt các thiết bị thật sự nhanh về dễ dàng.

ppt19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết bị lưu trữ usb, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT BỊ LƯU TRỮ USB (Universal Serial Bus ) GVHD: NGUYỄN THANH TRUNG SVTH: TRẦN VIẾT HỮU HOÀ (NHÓM TRƯỞNG) NGUYỄN XUÂN LỢI LỚP: K12CĐT2 I. CẤU TẠO CỦA USB………………Trang 3. Người Thực Hiện: Nguyễn Xuân Lợi II. TÌM HIỂU VỀ CỔNG USB………..Trang 7. Người Thực Hiện: Trần Viết Hữu Hoà I. CẤU TẠO CỦA USB Ổ đĩa usb còn gọi là “cây viết usb”, từ ngoài vào trong có các lớp sau: 1. Lớp vỏ bọc ngoài cùng và nắp được làm bằng plastic hay hợp kim nhằm bảo vệ mọi thứ mỏng manh bên trong như: giúp cho usb chống sốc, chống thấm nước, chống tĩnh điện, hoặc là nơi để gắn dây đeo… 2. Đầu cắm và cổng usb được làm bằng hợp kim chắc chắn, đầu cắm của mọi usb đều có cấu tạo giống nhau. 3. Mạch ASIC ( Application Specific Integrated Circuit ): là bộ não của ổ đĩa Flash USB. Nó gồm có một bộ xử lý trung tâm 50 MHz trong ARM7 RISC, quản lý toàn bộ mọi chuyện ghi đọc dữ liệu và thực hiện kết nối dạng 4 bit và có khả năng phát hiện sớm đoạn hư. 4. NAND Flash: đây chính là con chip, có bộ nhớ lưu trữ dữ liệu từ 256 MB đến 4 GB và đã có Flash usb lên đến 16 GB nhưng ít thông dụng do có giá thành khá cao, trên 200 USD. Hiện nay có rất nhiều loại flash memory khác nữa nhưng chỉ co loại chip NAND là thông dụng và rẻ nhất. Sau cùng là lớp dưới của ổ đĩa, gồm có 3 phần sau: 1. Một mạch in ( printed circuit board ) đựoc hàn chung với bộ nhớ của ổ đĩa và nhiều thành phần khác. Các nhà sản xuất thiết kế mạch điện này sao cho nó có tính tương thích với nhiều loại chip memory khác nhau. 2. Bộ dao động tinh thể ( Crystal Oscillation ) sản xuất tín hiệu dạng đồng hồ dành cho bộ xử lý trung tâm ASIC. Tất cả mọi thành phần khác ở mạch in đều tự đồng bộ tần số với phần dao động tinh thể này. 3. Đèn LED nhỏ cho tìn hiệu màu xanh, nhằm báo mọi hoạt động ghi và chép của ổ đĩa. II. TÌM HIỂU VỀ CỔNG USB Ngày nay hầu hết các máy tính đều được trang bị một hoặc nhiều cổng USB (Universal Serial Bus). Các cổng USB (USB connector) giúp người sử dụng gắn mọi thiết bị như chuột, máy in với máy tính nhanh và dễ dàng hơn. Do các hệ điều hành đều hỗ trợ USB nên việc cài đặt các thiết bị thật sự nhanh về dễ dàng. So với cách kết nối các thiết bị với máy tính dùng cổng song song (Parallel Port), dùng cổng nối tiếp (Serial Port) hay dùng các Card đặc biệt được thiết kế cài đặt sẵn bên trong máy tính thì USB nhanh hơn nhiều. Mục đích của cổng USB là giải quyết các vấn đề của người sử dụng khi các cổng kết nối trên không hiệu quả. USB cung cấp cho người sử dụng khả năng kết nối chuẩn, dễ dàng với 127 thiết bị trên cùng một máy tính. Mọi thiết bị ngoại vi hiện nay đều có thể kết nối trên cùng một phiên bản USB chẳng hạn như: máy in, máy quét ảnh, chuột, Joystick, Digital Camera, Webcam, Modem, loa, điện thoại, Network Connection, thiết bị lưu trữ thông tin (ổ Zip)... Thông thường các máy tính hiện nay chỉ có một hoặc hai khe cắm USB (USB Socket). Ngày nay với đa số các thiết bị đều sử dụng USB, máy tính rất dễ bị thiếu khe cắm. Ví dụ, trên máy tính có các thiết bị như: máy in, máy quét, Webcam, Network Connection sử dụng USB trong khi máy tính chỉ có một cổng USB (USB Connector). Để giải quyết vấn đề này, chỉ cần lắp thêm một USB Hub. Chuẩn USB hỗ trợ tới 127 thiết bị và USB Hub là một trong số này. Các Hub này thường có bốn cổng nhưng cũng có thể có nhiều hơn tuỳ thuộc từng loại. Chỉ cần cắm USB Hub vào máy tính sau đó cắm các thiết bị hoặc Hub khác vào các cổng trên USB Hub. Hub có hai loại: loại có cung cấp nguồn và không cung cấp nguồn điện cho thiết bị cắm vào Hub. Chuẩn USB cho phép các thiết bị sử dụng nguồn điện từ cổng USB. Các thiết bị như máy in, máy quét sử dụng nguồn điện riêng cung cấp từ bộ nguồn (Power Supply) của chúng trong khi các thiết bị sử dụng rất ít điện năng như chuột, Digital Camera lại dùng điện năng (khoảng 500mA - 5V) từ Bus. Các đặc điểm của cổng USB bao gồm: Máy tính hoạt động như một Host. Có tới 127 thiết bị có thể kết nối vào máy tính bao gồm cả nối trực tiếp hay qua USB Hub. Các cáp USB (USB Cable) của từng thiết bị có thể dài tới 5m hay 30m với Hub. Chuẩn USB2.x cho phép truyền dữ liệu trên Bus tới tốc độ 480 Mbps. Một cáp USB có hai dây cung cấp điện và một đôi dây xoắn truyền dữ liệu. Các thiết bị sử dụng ít điện năng được cung cấp điện năng trực tiếp từ Bus. Các Hub có thể cung cấp điện năng cho các thiết bị nối với nó từ nguồn điện riêng của chúng. Các thiết bị USB có khả năng hoán đổi nhanh, có thể cắm vào hay rút ra khỏi Bus bất kỳ lúc nào. Các thiết bị USB có thể đặt ở chế độ “ngủ” (Sleep Mode) khi máy tính chuyển sang chế độ Power-Saving. Chuẩn USB2.0 xuất hiện vào tháng Tư năm 2000 và được nâng cấp từ USB1.1. USB2.0 cung cấp thêm băng thông cho các ứng dụng Multimedia và lưu trữ có tốc độ truyền dữ liệu lớn gấp 40 lần so với USB1.1. Để việc chuyển từ chuẩn USB1.1 sang USB2.0 thuận tiện cho cả người sử dụng và nhà sản xuất, USB2.0 được thiết kế hoàn toàn tương thích và làm việc được với cáp cũng như cổng nối của thiết bị USB nguyên thuỷ. USB2.0 hỗ trợ ba chế độ truyền dữ liệu: 1,5Mbps, 12Mbps và 480Mbps. Ngoài ra USB2.0 hỗ trợ các thiết bị băng thông thấp như bàn phím và chuột cũng như các thiết bị băng thông lớn như Webcam, máy in, máy quét ảnh và hệ thống lưu trữ. * ỨNG DỤNG CỦA CỔNG USB Quạt USB của hãng ThinkGeek. Chiếc quạt để bàn USB, với cánh mềm và cổ quay linh hoạt theo kiểu quạt tai voi mà người Việt Nam vẫn dùng,phù hợp với văn phòng hay phòng ngủ nhỏ. Đối với một số ít người nghiện thuốc lá muốn hút ngay cả trong phòng ngủ thì một loại gạt tàn USB tỏ ra rất đắc dụng vì nó có bộ lọc khói. Hai sản phẩm này do hãng ThinkGeek cung cấp với giá xấp xỉ 40 USD mỗi cái. Gạt tàn USB của hãng ThinkGeek. * MỘT SỐ MẪU USB LẠ Ngón tay USB Ngón tay cái này đã chiếm ngôi á quân trong số những USB kỳ quặc nhất. Hình ảnh một ngón tay cắm vào máy tính trông sẽ rất đáng sợ và mọi người có thể dùng nó để trêu chọc bạn bè hay đồng nghiệp. Những thẻ USB hình khúc xương đủ màu sắc, đặc biệt là rất mềm mại chứ không cứng ngắc đến mức... gãy răng khi cắn vào. Sản phẩm của Solid Alliance có dung lượng 512 MB, kích thước 23x44x8mm và nặng chỉ 12g.   ** KẾT LUẬN USB một thiết bị đã rất quen thuộc với chúng ta trong vài năm trở lại đây. Hy vọng những thông tin trên trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về chiếc usb quen thuộc của mình. ** NGUỒN TÀI LIỆU: