Đề tài Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối

Bus là một tập hợp các đường truyền kết nối của máy tính lại với nhau, các bus có thể thực hiện vận chuyển thông tin đồng thới (áp dụng với bus địa chỉ và bus dữ liệu) - Phân loại : + Bus địa chỉ: Thực hiện vận chuyển địa chỉ từ CPU đến modun nhớ. + Bus dữ liệu : Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ tới CPU và vận chuyển dữ liệu giữa các thành phần thiết bị.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LỚN MÔN: Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối Giảng viên hướng dẫn : Thầy Phan Trung Kiên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Thái Phạm Ngọc Toàn Phạm Thị Bích Hồng Đinh Thị Hiền Lê Thị Mơ Đinh Thị Hải Nguyễn Văn Quý Lớp K48 ĐHSP Tin Tìm hiểu Bus PCI Express I. Khái niệm bus: - Bus là một tập hợp các đường truyền kết nối của máy tính lại với nhau, các bus có thể thực hiện vận chuyển thông tin đồng thới (áp dụng với bus địa chỉ và bus dữ liệu) - Phân loại : + Bus địa chỉ: Thực hiện vận chuyển địa chỉ từ CPU đến modun nhớ. + Bus dữ liệu : Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ tới CPU và vận chuyển dữ liệu giữa các thành phần thiết bị. + Bus điều khiển : Vận chuyển các tín hiệu điều khiển: Đọc , Ghi... II. Tìm hiểu lịch sử phát triển của PCI PCI ( Peripheral Component Interconnect) trong khoa học máy tính là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi đến một bo mạch chủ thông qua chíp cầu nam. Lịch sử phát triển PCI được Intel phát triển để thay thế các bus cổ điển ISA và EISA vào những năm 1992. Sự phát triển của bus PCI đã thay đổi qua nhiều phiên bản, có thể kể đến như sau: PCI phiên bản 1.0: ra đời vào năm 1992 bao gồm hai loại: loại chuẩn (32 bit) và loại đặc biệt (64 bit) PCI phiên bản 2.0: ra đời năm 1993 PCI phiên bản 2.1: ra đời năm 1995 PCI phiên bản 2.2: ra đời tháng 1 năm 1999 PCI-X 1.0 ra đời tháng 9 năm 1999 mini-PCI ra đời tháng 11 năm 1999 PCI phiên bản 2.3 ra đời tháng 3 năm 2002 PCI-X phiên bản 2.0 ra đời tháng 7 năm 2002 PCI Express phiên bản 1.0 ra đời tháng 7 năm 2002 và ít lâu sau là 1.1 PCI Express phiên bản 2.0 ra đời 15 tháng 1 năm 2007 PCI Express phiên bản 3.0 sẽ ra mắt khoảng năm 2010 Các kiểu bus PCI PCI với bus 33,33 Mhz, độ rộng 32 bit là bus PCI thông dụng nhất cho đến thời điểm năm 2007 dùng cho các bo mạch mở rộng (bo mạch âm thanh, bo mạch mạng, bo mạch modem gắn trong...Tuy nhiên có một số bus PCI khác như sau: PCI 66 Mhz: Độ rộng bus: 32 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps PCI 64 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 33 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps PCI 64 Mhz/66 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps PCI-X 64: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps PCI-X 133: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 1066 Mbps PCI-X 266: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 2; Băng thông: 2132 Mbps PCI-X 533: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 4; Băng thông: 4266 Mbps Những bus PCI 66 Mhz hoặc 64 bit theo liệt kê trên không thông dụng trong các máy tính cá nhân, chúng thường chỉ xuất hiện trên các máy chủ hoặc máy trạm. Khe cắm mở rộng PCI 33Mhz, 32 bit màu trắng (bên phải) loại thông dụng thường thấy trên các máy tính cá nhân Hình minh hoạ vị trí bus PCI trong bo mạch chủ Đặc điểm Chuẩn PCI (Peripheral Component Interface) đầu tiên do Intel phát triển là Version 1.0 kết hợp với kiểu PCI Local bus 2.0 do SIG (Special Interest Group) giới thiệu vào tháng 5 năm 1993 Được chọn làm chuẩn giao tiếp của hầu hết card thiết bị ngoại vi Đáp ứng được yêu cầu về chuẩn bus tốc độ cao Ngay sau khi ra đời chuẩn PCI đã thống trị khe giao tiếp của các phần mở rộng máy tính như card hình, card tiếng, card mạng, ổ cứng... Khe PCI chiếm vị trí chủ đạo trên các bo mạch chủ thời đó. Bo mạch chủ với 9 khe PCI Ban đầu tốc độ xung nhịp đồng hồ cho Bus PCI là 33MHz , về sau nâng lên 66MHz đối với PCI 2.1 , với tốc độ lí thuyết là 266MBps - gấp 33 lần so với ISA Bus . Nó có thể thiết lập cấu hình 32-bit hoặc 64-bit . Với 64-bit chạy với tốc độ xung nhịp 66MHz - giữa năm 1999 - tăng băng thông về mặt lí thuyết tới 524MBps . PCI có kích thước nhỏ hơn so với ISA, Bus mastering PCI giảm thời gian trễ và kết qủa làm tăng tốc độ của hệ thống. Ưu điểm chính của PCI Speed: có thể truyền tốc độ 133MBytes với 32bit hoặc 266 MBytes/s với 64 bit Configurability: hệ thống bus độc lập với processor cho phép định cấu hình tự động dễ dàng cho người sử dụng Multiple Master: bất kỳ thiết bị nào cũng có thể là chủ bus hỗ trợ cơ chế DMA Reliability: có tính Hot plug và Hot swap: khả năng thay đổi module mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ điều hành Đặc tính cơ bản của PCI: là cầu nối giữa bộ vi xử lý và bus mở rộng Khả năng giao tiếp tối đa 256 thiết bị là bus 32 bit với tốc độ 133MBytes/s có khả năng mở rộng 64 bit với tốc độ 266MBytes/s làm việc với hệ thống đa xử lý hỗ trợ nguồn 5V và 3.3V truyền dữ liệu liên tục với chiều dài bất kỳ tần số làm việc trong khoảng 0 đến 33MHz tín hiệu địa chỉ và dữ liệu được dồn kênh hỗ trợ ISA, EISA, MCA định cấu hình qua phần mềm và thanh ghi Đặc tính độc lập với bộ vi xử lý Hoạt động Bus PCI là bus của I486 trong đó dữ liệu và địa chỉ được gửi đi theo cách thức dồn kênh, các đường địa chỉ và dữ liệu được dồn chung trên các đường của PCI. Cách này tiết kiệm được số chân PCI nhưng lại hạn chế tốc độ vì phải cần 2 xung clock cho một quá trình truyền dữ liệu ( 1 cho địa chỉ và 1 cho dữ liệu). Việc nối giữa CPU, bộ nhớ chính, và bus PCI được thực hiện bằng cầu PCI, qua đó bus PCI sẽ phục vụ cho tất cả các đơn vị của các bus PCI. Tối đa là 10 thiết bị được nối tới bus PCI, trong đó cầu PCI được coi là một. Chu kỳ bus của PCI đạt gần bằng tôc độ chu kỳ bus của I486. Nó có thể hoạt động với độ rộng 32 bit dữ liệu và tốc độ 33Mhz ( có thể đạt 64 bits với tốc độ 66MHz). Một điểm mạnh của PCI là dữ liệu được truyền tải theo kiểu cụm, trong đó địa chỉ chỉ được truyền đi 1 lần, sau đó nó sẽ được hiểu ngầm bằng cách cho các đơn vị phát hoặc thu đếm lên trong mỗi xung clock. Do đó, bus PCI hầu như được lấp đầy bởi dữ liệu. Tốc độ truyền tối đa trong kiều cụm có thể lên đến 120MBps Nhược điểm Chuẩn PCI cũ xuất hiện từ những năm 90 đã quá lạc hậu, do đó không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về băng thông và tốc độ của các thiết bị mới. Nhưng PCI có một vài hạn chế . Những CPU , Card màn hình , Card âm thanh và những Card mạng ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn trong khi đó PCI lại dậm chận tại chỗ . Nó cố định độ rộng dữ liệu 32-bit và chỉ có thể điều khiển 05 thiết bị trong cùng một lúc . III. Tìm hiểu Bus PCI Express Cách đây không lâu, PCI còn là chuẩn tốt nhất để máy tính giao tiếp với các card chức năng mở rộng (sound, modem...) qua các khe cắm trên mainboard. Nay, một chuẩn mới ra đời để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu ngày một tăng, đó là chuẩn PCI Express. Tuy chuẩn này hiện chủ yếu ứng dụng cho card đồ họa nhưng có lẽ chẳng bao lâu nữa nó cũng sẽ được dứng dụng cho nhiều thiết bị khác. Vì vậy, một mainboard có hỗ trợ PCI Express hay không cũng là một điều đáng được xem xét để cân nhắc khi mua sắm. Thời gian gần đây có lẽ bạn nghe nhắc nhiều tới cụm từ pci express, nhất là khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật của một số loại mainboard hoặc card đồ họa đời mới. có thể ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sắp tới thì vấn đề có hỗ trợ pci express hay không sẽ ảnh hưởng nhiều tới quyết định khi lựa chọn trang bị phần cứng cho máy tính của bạn. Có hai lý do khiến bạn nên quan tâm đến PCI-Express: Thứ nhất, chuẩn PCI cũ xuất hiện từ những năm 90 đã quá lạc hậu, do đó không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về băng thông và tốc độ của các thiết bị mới. Thứ hai, chuẩn AGP cũng có số phận tương tự khi đã phát triển đến ngưỡng và xuất hiện những dấu hiệu lạc hậu, đồng thời các nhà sản xuất ngày càng tỏ ra ưu ái và dần thay thế AGP bằng một giao tiếp vượt trội hơn - PCI Express. Do đó có thể dự đoán về một sự soán ngôi trong lãnh vực card đồ họa, và người dùng sẽ là đối tượng hưởng lợi mặc dù sẽ không còn nhiều lựa chọn như trước. Vấn đề băng thông Hiện thời, PCI Express được chia làm nhiều loại ứng với từng tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau là: 1x, 2x, 4x, 8x, 12x, 16x (và cả 32x), tất cả đều có băng thông lớn hơn nhiều so với chuẩn PCI cũ. Trong đó loại 4x, 8x và 12x sử dụng trong thị trường máy chủ, còn 1x, 2x và 16x thì sử dụng cho người dùng thông thường. Bảng bên cạnh so sánh các loại này với nhau và với các chuẩn truyền tải dữ liệu khác: Lưu ý: vì PCI Express là công nghệ dựa trên nền tảng tương tự (serial) nên dữ liệu có thể truyền tải qua bus theo hai hướng, do đó con số trong ngoặc vuông là băng thông tổng cộng theo cả hai hướng. Phân biệt PCI Express, AGP và PCI:  Chuẩn PCI Express có thể ứng dụng trong nhiều thiết bị khác, tuy nhiên tại thời điểm này nó được sử dụng chủ yếu trong các loại card đồ họa. Trong hình minh họa ở trang sau, bạn sẽ thấy hình ảnh cụ thể về ba thế hệ card đồ họa sử dụng các chuẩn PCI, AGP và PCI Express 16x. Do card đồ họa PCI loại cũ rất hiếm trên thị trường nên ta chỉ quan tâm so sánh giữa card AGP và PCI Express mà thôi. Như bạn thấy, card PCI Express có hàng chân cắm bắt đầu và kết thúc bằng những miếng nhựa nhỏ và sẽ không được cắm hoàn toàn vào khe cắm trên mainboard. Đây là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất giúp phân biệt giữa card PCI Express và AGP. Và theo đó, bạn tuyệt đối không thể cắm một card PCI Express vào khe AGP và ngược lại. Điểm khác biệt thứ hai giúp bạn phân biệt card PCI Express và AGP là số lượng khe trên hàng chân cắm. Trên card PCI Express bạn thấy chỉ có một khe, trong khi đó trên card AGP và PCI loại cũ có tới 2 khe. Các loại card PCI Express 1x và 4x có một số điểm khác biệt nhưng chúng đều rất hiếm và gần như không tìm thấy trên thị trường hiện thời. Loại PCI Express 1x có chân cắm gần giống với các thiết bị sử dụng khe AMR đã rất cũ, tuy nhiên trên thị trường linh kiện hiện giờ không có một loại mainboard nào có cả hai loại khe cắm là AMR và PCI Express cả. Một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về PCI Express  - Chuẩn PCI Express có thật nhanh hơn PCI?  Với chuẩn PCI loại cũ thì đúng như vậy, PCI Express có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều so với PCI. Chẳng hạn với loại card PCI Express 1x thì tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn tối thiểu là 118%. Còn nếu so sánh card đồ họa PCI Express 16x với card đồ họa PCI loại cũ thì tốc độ nhanh hơn tới 29 lần. Còn đối với chuẩn AGP thì câu trả lời là đúng và cũng chưa đúng. Trên lý thuyết thì card PCI Express 16x có tốc độ truyền tải dữ liệu giữa hệ thống và card đồ họa nhanh hơn tới 190% so với card AGP 8x. Tuy nhiên trên thực tế thì kết quả không hoàn toàn như mong muốn bởi nhiều nguyên nhân về công nghệ. Bởi vậy nếu bạn đang sử dụng hệ thống với chuẩn AGP và bạn cảm thấy hài lòng với nó thì việc đầu tư chuyển sang sử dụng PCI Express là không cần thiết. Thay vào đó bạn có thể trang bị một card AGP có tốc độ nhanh (như nVidia 6800GT...) là quá đủ cho mọi mục đích sử dụng và chơi game rồi. Chỉ trừ khi hệ thống đã thuộc loại cũ với các chuẩn AGP 4x hay 2x thì việc xem xét chuyển sang PCI Express là nên làm. - Cùng với PCI Express người ta còn thường nói nhiều tới SLI, vậy SLI là gì?  SLI (Scalable Link Interface) là công nghệ có khả năng sử dụng cùng lúc hai card đồ họa riêng biệt của nVidia để đem lại hiệu quả cao hơn. Điều kiện là card đồ họa và mainboard của bạn phải hỗ trợ công nghệ này. Bạn có thể hình dung cách làm việc của SLI là chia sẻ công việc đồ họa nặng nề cho hai card đồ họa xử lý cùng lúc (xu hướng này dễ hiểu khi mà mọi thứ đều làm việc “có đôi” như Hyper Threading của bộ vi xử lý và Dual Channel của bộ nhớ RAM, nhờ đó công việc nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều). Chẳng hạn, hai card 6600GT sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều so với chỉ một card 6800GT hay X800 dù giá cả thấp hơn việc bạn mua hai card 6600GT riêng biệt. Vấn đề duy nhất là hiện giờ công nghệ SLI còn mới và chỉ giới hạn sử dụng trên hệ thống AMD 64 / AMD FX socket 939. Tương lai tới sẽ có sự đổi khác và công nghệ này có thể sử dụng phổ biến trên nhiều nền tảng hơn. - Liệu có cần một nguồn cấp điện bổ sung cho card PCI Express? Mặc dù bạn có thể sử dụng nguồn cấp điện bổ sung nhưng đa số các loại card PCI Express đều chưa sử dụng tới khả năng này. Một số loại card đồ họa sử dụng chipset X600, X700, X300, hay 6600 thường không sử dụng nguồn cấp điện bổ sung. Trong trường hợp card đồ họa PCI Express yêu cầu sử dụng nguồn điện bổ sung mà bộ cấp điện nguồn lại không hỗ trợ, bạn có thể sử dụng thiết bị PCI Express Power Adapter (tham khảo ở địa chỉ để tự tạo ra một nguồn cấp điện riêng cho card PCI Express. Kiến trúcPCI – E Hiện nay, tốc độ truyền tải của PCI Express 1.x (PCIe 1.x) nhìn chung có thể đáp ứng hầu hết các ứng dụng thông thường, tuy nhiên với các ứng dụng đồ họa cao cấp thì vẫn chưa đủ. Đây chính là lý do để công nghệ PCI Express (PCIe) không ngừng cải tiến và tới thời điểm này đã hiện thực trên các sản phẩm giao tiếp PCI Express (PCIe) 2.0 và PCIe 3.0. Kiến trúc PCIe được phân thành các lớp như hình 1 Hinh 1 PCIe hoàn toàn tương thích với thế hệ PCI trước đây. Điều này có nghĩa là tất cả các ứng dụng và trình điều khiển tương thích với PCI cũng hoạt động không thay đổi với PCIe. Chính vì vậy chuẩn giao tiếp PCIe cũng có nguyên lý giao tiếp giống như PCI. • Lớp vật lý (physical) Liên kết PCIe cơ bản bao gồm các cặp tín hiệu: một tín hiệu truyền và một tín hiệu nhận như hình2: Hinh 2 Một xung dữ liệu được ghi vào bằng cách sử dụng mã hóa 8b/10b để đạt được tốc độ dữ liệu cao. Tần số của phiên bản PCIe đầu tiên là 2,5 Giga transfers/giây/hướng (GT/s); với công nghệ silicon, tần số này có thể được cải tiến để nâng lên thành 10GT/s. Lớp vật lý chuyển các gói giữa các lớp liên kết của 2 PCIe. • Lớp liên kết (Link) Vai trò cơ bản của một lớp liên kết là để bảo đảm tính xác thực của việc truyền đi các gói thông qua liên kết PCIe. Lớp liên kết chịu trách nhiệm trong việc bảo toàn và kiểm tra dữ liệu bằng chuỗi đánh số gói, chuỗi CRC (Cyclic redundancy check) vào các gói của lớp truyền/nhận (transaction) gửi đến như hình 3: Hầu hết các gói được bắt đầu ở lớp transaction. Giao thức điều khiển luồng bảo đảm các gói này chỉ được truyền khi có một bộ đệm để nhận gói này ở điểm cuối. Điều này giúp loại trừ việc phải gửi đi nhưng có nơi nhận phải gửi lại gây ra việc lãng phí băng thông. Lớp liên kết sẽ tự động gửi lại một gói khi gói này bị sai lệch. • Lớp truyền/nhận (transaction) Lớp transaction nhận các yêu cầu đọc và ghi từ lớp phần mềm và tạo ra các gói yêu cầu cho việc truyền đến lớp liên kết. Đa số tất cả các yêu cầu đều độc lập và một số gói yêu cầu cần phải có một gói trả lời. Lớp transaction cũng nhận các gói trả lời từ lớp kết nối và kết hợp các gói trả lời này với các gói yêu cầu từ lớp phần mềm. Mỗi gói sẽ có một mã riêng biệt để bảo đảm các gói trả lời tương ứng với từng gói yêu cầu ban đầu. Định dạng gói hỗ trợ 32bit địa chỉ nhớ có thể mở rộng thành 64bit địa chỉ nhớ. Các gói cũng có các thuộc tính như “no-snoop”, “relaxed ordering”, “priority”. Các thuộc tính này có thể được sử dụng để tối ưu lộ trình của những gói này thông qua các hệ thống xuất nhập (I/O) con. • Các lớp phần mềm (software) Các lớp phần mềm sẽ tạo ra các yêu cầu đọc và ghi để chuyển đến các thiết bị I/O bằng lớp transaction. Tới thời điểm này, các sản phẩm phần cứng đến tay người tiêu dùng đã bắt đầu được hiện thực với chuẩn giao tiếp PCIe 2.0 và trong tương lai theo dự kiến sẽ là PCIe 3.0. Nhưng PCIe 2.0 và PCIe 3.0 có những cải tiến gì so với PCIe 1.x. PCI Express 2.0 Với phiên bản PCIe 1.1 có tốc độ bit 2,5Giga transfers/s (GT/s) nhưng với phiên bản PCIe 2.0 thì tốc độ này được tăng gấp đôi lên thành 5GT/s. Ví dụ, một PCIe 1.1x8 có băng thông tổng cộng 4GBytes/s, tương đương với băng thông của PCIe 2.0x4 của công nghệ tín hiệu 5GT/s. Tuy nhiên, PCIe 2.0 có thể hỗ trợ cùng lúc tốc độ 2,5GT/s và 5GT/s, có thể tương thích ngược với PCIe 1.0 và 1.1. Có nghĩa là một thiết bị được thiết kế hoạt động ở tốc độ 5GT/s có thể cắm trên khe hỗ trợ tín nhiệu 2,5GT/s và ngược lại. Bên cạnh tốc độ nhanh hơn gấp đôi, PCIe 2.0 còn có một số cải tiến như tương thích tốt hơn, độ tin cậy cao hơn trong thiết kế các liên kết PCIe. Ngoài ra, PCIe 2.0 còn có những tính năng đặc biệt trong đặc tả: • Gia tăng khả năng kiểm soát lỗi định thời: giảm lỗi định thời và gia tăng khả năng điều chỉnh thời gian • Chức năng xác lập lại mức ban đầu (level reset) và truy xuất các dịch vụ điều khiển: tăng cường mạnh mẽ việc hỗ trợ khả năng ảo hoá I/O (tuỳ chọn) • Khe thay đổi giới hạn cấp nguồn: cho phép khe cấp nguồn cao hơn để đáp ứng cho những card đồ họa mới, mạnh hơn • Điều khiển tốc độ tín hiệu: cho phép phần mềm xác định tốc độ tín hiệu hoạt động của một thiết bị, giúp làm giảm sự tiêu thụ năng lượng cũng như cung cấp toàn bộ mức I/O cho bộ nhớ. PCI Express 3.0 PCI Express 3.0 là phát triển kế tiếp của chuẩn PCIe 2.0, với tốc độ bít đạt 8GT/s, gấp đôi PCIe 2.0, trong khi vẫn duy trì sự tương thích của các giao tiếp phần mềm và vận hành trong tất cả các phiên bản. Tại sao lại nói tăng gấp đôi khi PCIe 2.0 có thể đạt tốc độ bit 5GT/s? PCIe 2.0 có tốc độ bit là 5GT/s nhưng tốc độ thực sự chỉ 4GT/s, 20% còn lại dành cho việc mã hóa 8b/10b (là sự sắp mã theo byte, mỗi byte của dữ liệu vào một hay 2 ký tự 10bit). PCIe 3.0 đã không sử dụng công đoạn mã hóa 8b/10b mà thay vào đó là kỹ thuật “scrambling” (dùng hàm nhị phân để biểu diễn luồng dữ liệu). Chính nhờ điểm “tiết kiệm” này, PCIe 3.0 tăng gấp đôi hiệu năng nhưng chỉ cần tốc độ bit là 8GT/s thay vì phải cần đến 10GT/s nếu dùng cơ chế mã hóa 8b/10b. Ngoài ra, cả 3 chuẩn PCIe (PCIe 1.x, PCIe 2.0, PCIe 3.0) đều tương thích lẫn nhau. Điều này có nghĩa card PCIe 1.x và PCIe 2.0 có thể cắm vào khe PCIe 3.0 và hoạt động ở tốc độ cao nhất mà card hỗ trợ. Tương tự, tất cả các card PCIe 3.0 đều có thể cắm vào khe PCIe 1.x và PCIe 2.0 và hoạt động với tốc độ mà khe cắm hỗ trợ. Tuy nhiên, một yêu cầu quan trọng đối với giao tiếp PCIe 3.0 là các sản phẩm phải được thực hiện với công nghệ 65nm hay công nghệ tốt hơn nữa thì mới có thể tối ưu được tốc độ của giao tiếp. BẢNG TỐC ĐỘ BIT VÀ BĂNG THÔNG CỦA MỖI KIẾN TRÚC PCIe Khi nói đến máy tính, bạn thường nói đến hay được kể đến những "nhân vật" quan trọng như bộ vi xử lý, ổ đĩa cứng, bộ nhớ mà quên rằng một thành phần không kém phần quan trọng chính là các kênh giao tiếp, kênh truyền dữ liệu mà bạn có thể hình dung như những con đường huyết mạch vận chuyển dữ liệu chạy qua lại giữa bộ vi xử lý, ổ cứng, bộ nhớ Một kiến trúc công nghệ được xem là chủ đề nóng tại diễn đàn các nhà phát triển Intel- IDF mùa xuân 2005: PCIExpress hay như cách gọi của SLCCTL là PCI tốc hành. Ghi nhận tại diễn đàn các nhà phát triển Intel IDF mùa xuân 2005 không chỉ giúp chúng ta có thể tiếp cận với những công nghệ mới, những sản phẩm mới ở dạng ý tưởng, mà tại đây, nhiều công nghệ chỉ một vài kỳ IDF trước đây vừa mới rời khỏi phòng nghiên cứu, thí nghiệm, thì nay đã được thương mại hoá thành công. Một trong số đó chính là chuẩn giao tiếp PCI Express. Mỗi một "con đường dữ liệu" vào ra như vậy lại có một chuẩn, một kênh giao tiếp riêng. Chẳng hạn, card màn hình dùng chuẩn giao tiếp AGP; ổ cứng giao tiếp với máy tính thông qua chuẩn ATA, SATA, chuột, bàn phím kết nối theo chuẩn tuần tự và bây giờ là USB; máy in dùng chuẩn song song Parallel, và các thiết bị mở rộng như card mạng, card âm thanh giao tiếp thông qua chuẩn PCI. Cơ hội tìm hiểu các sản phẩm ứng dụng chuẩn giao tiếp thế hệ mới PCI Express: nâng đời máy tính xách tay từ cấp thấp lên cấp cao; sản xuất máy tính xách tay với công nghệ mới nhất, truyền hình độ nét cao trên máy tính. Song trước hết, hãy làm quen với cái gọi là cổng giao tiếp PCI. Từ PCI đến PCI Express: cuộc cách mạng muộn màng! So với những bước tiến vượt bậc của các công nghệ máy tính như bộ vi xử lý hay card video, thì công nghệ truyền dẫn dữ liệu vào ra trong hệ thống máy tính dường như dẫm chân tại chỗ. Kể từ khi kênh truyền dữ liệu PCI xuất hiện vào đầu thập kỷ 90, rất đã có ít sự thay đổi về cách thức trao đổi dữ liệu bên trong máy tính. Các ổ đĩa cứng, thiết bị ngoại vi, card mạng, soundcard, USB, và cổng Firewire hiện nay đều truyền dữ liệu theo cách thức như thế hệ