Nguy cơ nước uống bị nhiễm độc bởi asen (thạch tín) đã được phát hiện từ
lâu trên Thế Giới và ở nước ta, nhưng từ giữa Tháng Năm đến nay vấn đề này mới
được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước.
Không chỉ có Quỳnh Lôi mà cả Hà nội, cả đồng bằng Sông Hồng và Sông
Cửu Long, không chỉ có miền xuôi mà cả miền núi, không chỉ có nước giếng
khoan mà cả nước suối, nước mỏ, nước từ các khe đá cũng có thể gặp rủi ro.
Cách phát hiện, phòng chống nhiễm độc asen như thế nào là vấn đề đang
quan tâm không chỉ của người dân lao động mà của cả cấp lãnh đạo.
59 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp nhiễm Asen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 1
Chương I: TỔNG QUAN
1.1 Mở đầu
Nguy cơ nước uống bị nhiễm độc bởi asen (thạch tín) đã được phát hiện từ
lâu trên Thế Giới và ở nước ta, nhưng từ giữa Tháng Năm đến nay vấn đề này mới
được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước.
Không chỉ có Quỳnh Lôi mà cả Hà nội, cả đồng bằng Sông Hồng và Sông
Cửu Long, không chỉ có miền xuôi mà cả miền núi, không chỉ có nước giếng
khoan mà cả nước suối, nước mỏ, nước từ các khe đá cũng có thể gặp rủi ro.
Cách phát hiện, phòng chống nhiễm độc asen như thế nào là vấn đề đang
quan tâm không chỉ của người dân lao động mà của cả cấp lãnh đạo.
1.2 Asen (Thạch tín ) là gì .
Asen là tên Việt gọi nguyên tố số 33 lượng bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép,
tên Anh là Arsenic. Nguyên tố Asen có kí hiệu là As. Asen tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1 999 thì Thạch tín là tên
gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp
chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được
trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô,
người ta có thể chết ngay tức khắc.
Asen thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người
với nồng độ rất nhỏ, gọi là vi lượng. Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-
0,04 mg As/L, tóc chứa 0,08-0,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08
mg As/kg.
Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg.
Một số quặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 2
tồn tại ở dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước. Đã thấy một số mẫu
quặng chứa asen cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.
Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến
hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức
độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc,
buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống
enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất
Theo Gs. Ts. Đào Ngọc Phong, những người bị nhiễm độc Asen mãn tính ở
thượng nguồn Sông Mã có 31 triệu chứng lâm sang.
Asen không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước ngay cả ở lượng
đủ làm chết người, nên không thể phát hiện bằng cảm quan. Bởi vậy có nhà
báo gọi nó là kẻ giết người vô hình (Invisible Killer) .
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước nước ăn uống của Bộ Y tế
QCVN01:2009 qui định thông số asen không được lớn hơn 0,01 mg As/L.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1993 đến nay, có khuyến cáo, nồng
độ Asen trong nước uống không được lớn hơn 0,01mg/l.
Đầu tháng Hai năm 1999, WHO loan báo trên mạng Internet rằng nước
uống ở nhiều Quốc gia bị nhiễm asen. Trong đó Băng-la-đét nghiêm trọng nhất
.Nhật, Mỹ cũng bị.
Trước thảm hoạ thạch tín đang hiện hữu, ngày 24/5/2000 Cục Bảo vệ môi
trường Hoa kì (EPA) quyết định giảm thông số asen trong Tiêu chuẩn nước uống
của Hoa kì từ 0,05 mg As /L, xuống còn 0,005 mg As/L.
1.3 Hiện trạng nguồn nước:
1.3.1 Asen trong nước ngầm ở Hà nội
Những phát hiện của Đỗ Trọng Sự từ giữa thập niên chín mươi
Từ năm 1996, 1997 Đỗ Trọng Sự đã phát hiện sự nhiễm độc asen (thạch
tín) trong nước dưới đất ở Hà nội, trong đó có phường Quỳnh Lôi. 27,9% số mẫu
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 3
phân tích (12 mẫu) lấy trong tầng Holoxen, 6% số mẫu trong tầng Pleistoxen có
nồng độ asen lớn hơn 0,05 mg As/L
Kết quả hoạt động dưới sự tài trợ của UNICEF
Hội nghị Quốc tế về thạch tín (Asen) ở Hà nội ngày 30 tháng 9 năm 1999
do Bộ NN&PTNT tổ chức, UNICEF tài trợ, đã công bố về sự nhiễm thạch tín
trong các giếng khoan ở Quỳnh Lôi.
Trước cảnh báo về thảm hoạ Asen trong nước uống ở các Quốc gia, đầu
Tháng Sáu năm 1999, theo yêu cầu của UNICEF và TT. NS&VSMTNT, một
chương trình điều tra Asen thuộc vùng Hà nội, Việt trì - Lâm thao đã được thực
hiện với sự cộng tác của Phòng Địa chất Môi trường thuộc Viện nghiên cứu Địa
chất và Khoáng. sản, Bộ Công nghiệp và Phòng Phân tích sắc kí quang phổ thuộc
Viện Hoá học, TT KHTN&CN QG. Theo báo cáo của TS. Đỗ Trọng Sự, tại Hà
nội phát hiện 3 giếng khoan kiểu UNICEF , 1 ở Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, 1
- khu vực Thanh trì và 1 - Thanh Nhàn có hàm lượng Asen cao hơn tiêu chuẩn cho
phép của Việt nam. Ngày 28 cùng tháng, Đoàn công tác của UNICEF do ô.
Pickardt dẫn đầu được sự hỗ trợ của TT Phân tích & Môi trường, Viện Hoá học
Công nghiệp đã đến thăm phường Quỳnh Lôi. Kết quả xét nghiệm tại chỗ cho thấy
ngoài giếng đã nêu trong báo cáo còn có 4 giếng lân cận đều bị nhiễm Asen ở mức
cao từ 0,1 - 0,2 mg As/L. Đoàn công tác đã bàn với UBND phường về kế hoạch
khảo sát toàn diện các giếng khoan hiện có ở Phường. Chương trình khảo sát tổng
thể bắt đầu từ ngày 16/8 .
Trong 517 mẫu đã xét nghiệm tại chỗ từ ngày 16/8 đến 23/8/1999, thấy có
25% số mẫu chứa asen cao hơn 0,05 mg As/L, 68% số mẫu cao hơn 0,01 mg As/L
.Trần Hữu Hoan lãnh trách nhiệm về kĩ thuật và tổ chức thực hiện xét nghiệm
đồng thời hướng dẫn nhân dân biện pháp khắc phục. Những hộ nào có asen trong
khoảng 0,05--0,07 mg As/L thì đề nghị tăng cường hệ thống lọc cát mà gia đình đã
có. Những hộ bị nhiễm cao hơn thì khuyên sử dụng bộ lọc asen theo mẫu đã lắp tại
Phường. UBND Phường chịu trách nhiệm quan hệ với nhân dân trong Phường và
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 4
báo cáo cấp trên theo ngành dọc. Trong tuần lễ thạch tín đó, hệ thống loa phát
thanh của Phường được sử dụng ưu tiên cho Asen. TT Nước sạch & VSMT NT,
Bộ NN&PTNT phụ trách về công tác quản lí Nhà nước. Dân chi trả kinh phí hoá
chất sử dụng. UNICEF tài trợ công tác phí cho đội xét nghiệm và kinh phí làm báo
cáo, sau đó tổ chức kiểm tra lại kết quả tại các Phòng thí nghiệm khác ở Hà nội.
Kết quả điều tra trong một chương trình hợp tác Việt nam -
Thụy sĩ
Năm 1998, trong khuôn khổ một chương trình hợp tác giữa Thụy Sĩ và Việt
Nam, TT nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững, Trường ĐH
KHTN, ĐH QG bắt đầu thực hiện đề tài "Kim loại nặng trong nước ngầm và nước
mặt thuộc khu vực Hà nội". Từ đầu năm 1999, bắt đầu tiến hành lấy mẫu, phân
tích 8 kim loại năng, trong đó có asen. Kết quả phân tích nước ngầm ở nội thành
và 4 huyện ngoại thành tiếp giáp nội thành được dựng thành bản đồ. Có nhiều
điểm asen cao hơn lmg As/L. Phía Nam Hà Nội bị nhiễm asen nặng hơn các vùng
khác. Nước ngầm ở 8 bãi giếng chính của các nhà máy nước, khai thác nước trong
tầng Pleistoxen, đều có asen với những nồng độ khác nhau. Ba bãi giếng có nồng
độ Asen trung bình cao hơn 0,2 mg As/L. Có thời điểm, nồng độ asen lên trên 0,5
mg As/L .Đã phát hiện thấy nồng độ asen trong nước thay đổi theo mùa .Theo
Phạm Hùng Việt, những kết quả nghiên cứu này mới được công bố lần đầu tiên tại
Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngần trên địa bàn Hà Nội do Bộ KH&ĐT
tổ chức ngày 4/8/2000.
Rủi ro có thể gặp ở Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long
Theo Ô. David G Kinniburgh, chuyên gia địa hoá người Anh, đang làm
việc cho British Geological Survey, hôm 29/6/2000 cùng các thành viên khác của
UNICEF có đến thăm Viện Hoá học CN, thì Asen có trong tất cả đá, đất, các trầm
tích (sediment) được hình thành từ nhiều ngàn năm trước, với các nồng độ khác
nhau; trong những điều kiện nhất định nó có thể tan vào trong nước, điều này xảy
ra ở các vùng châu thổ rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các mỏ, gần các
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 5
nguồn địa nhiệt (geothermal sources); đồng bằng Bắc bộ có điểm tương đồng với
Băng-la-đét ở đây có khoảng 1 50.000 giếng, phần lớn được lắp đặt từ năm 1992
đến nay. Nước ngầm chỉ mới được sử dụng gần đây; còn Asen sau nhiều ngàn
năm nằm yên, có thể trào ra ngay lập tức. Cũng theo Ô. David thì cả châu thổ
Sông Hồng và Sông Cửu Long đều có rủi ro.
Sau Quỳnh Lôi, UNICEF còn tài trợ cho một chương trình xét nghiệm
Asen ở nhiều tỉnh khác; số mẫu xét nghiệm là 2000. Số liệu chưa công bố.
1.3.2 Asen trong nước suối ở thượng nguồn sông Mã
Phát hiện của TS. Đặng Văn Can đầu thập niên chín mươi
Tháng 11 năm 1990, Đặng Văn Can đã tiến hành khảo sát nước mặt và
nước các nguồn lộ ở 11 khe suối đổ ra sông Mã thuộc Đông Nam bản Phóng (có
tài liệu viết là bản Phúng, nhưng văn bản chính thức của UBND xã ghi là bản
Phóng), thuộc xã Bó Sinh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả khảo sát cho
thấy, các khe suối ở tả ngạn sông Mã trong khu vực hầu hết là các khe nhỏ, mùa
khô chỉ có nước ở gần cửa khe, ở hữu ngạn mật độ suối thưa thớt hơn; nước không
mùi vị, tổng khoáng 0,15--0,32 g/l, pH : 6,8--7,5 là nước trung tính, thuộc loại
bicacbônat, nhưng nồng độ asen đều cao (0,43 -- 1,13 mg/l), vượt qui định nhiều
lần so với các quy chuẩn nước uống của VN.
Sở dĩ nước ở đấy có hàm lượng asen cao là do sự hoà tan của asen từ các
khoáng vật sunfua khi nước chảy qua đới biến đổi nhiệt dịch giàu sunfua. Theo kết
quả phân tích khoáng tướng, bên cạnh khoáng pyrite ( FeS2), chalcopyrite (
CuFeS2) với tần suất xuất hiện tương ứng là 31/34 và 24/34 , trong vùng khảo sát,
đã tìm thấy nhiều khoáng vật chứa asen như arsenopyrite ( FeAsS), glaucodot
((Cu, Fe)AsS ), loellingite ( FeAs2), grexdofite ( NiAsS) với tần suất xuất hiện từ
5/34 -- 1/34 .
Kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ asen trong nước tiểu của dân ờ đây
lớn hơn bình thường của Thế Giới hàng vạn lần, trong tóc lớn hơn 5-10 lần. Từ
những nghiên cứu tiếp theo về bệnh học và dịch tễ học, với hơn 31 triệu chứng
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 6
lâm sàng liên quan đến nhiễm độc asen, Đào Ngọc Phong (1993) đã kết luận: dân
trong khu vực bị nhiễm độc asen mãn tính.
Khảo sát gần đây của tác giả do UNICEF tài trợ
Nước sạch cho vùng cao là một trong những mục tiêu tài trợ mà UNLCEF
dành cho nhân dân ta. Vùng cao thường có các dòng suối nhỏ và các mạch nước từ
khe đá với lưu lượng có thể dùng để cấp nước bằng phương pháp tự chảy cho cụm
dân cư lân cận. Nước suối, nước khe thường rất trong. Tuy nhiên để tránh thảm
họa Asen như đã được thông báo trên toàn cầu, trước khi khai thác UNICEF thấy
cần khảo sát chất lượng nguồn nước, trước hết là Asen (thạch tín). Asen là một
chất độc không gây mùi vị lạ khi tồn tại trong nước với lượng đủ làm chết người.
Đợt khảo sát này tiến hành chủ yếu tại vùng mà trước đây Đ.V. Can đã phát hiện
nhiều suối bị nhiễm độc.
Đoàn công tác được sự hỗ trợ trực tiếp của TT Nước sạch & Vệ sinh Môi
trường tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu và UBND xã Bó Sinh, đặc biệt là
của ông Lò Pin, Chủ tịch xã.
Asen có thể tồn tại với lượng lớn trong tự nhiên ở dạng arsenopyrite hoặc
các hợp chất khác với lưu huỳnh. Khi bị phong hóa, Asen chuyển sang dạng tan
được trong nước. Bởi vậy ngoài việc xét nghiệm nước cũng xét nghiệm cả khoáng
vật, đất đá gần các suối trong vùng khảo sát.
Thời gian khảo sát được thực hiện từ ngày 8 tháng 5 đến 13 tháng 5 năm
2000, tức là vào đầu mùa mưa nhằm tránh sự rửa trôi các độc tố đã lưu trong
khoáng vật. Tuy nhiên, trong tháng năm, Thái dương hệ có dị thường: 6 hành tinh
xếp thẳng hàng với Mặt trời. Bởi vậy, mặc dù thời gian khảo sát là đầu mùa mưa,
nhưng năm nay thời tiết thay đổi, mưa sớm và lớn hơn mọi năm. Ba ngày trước
khi đội công tác đến địa bàn, mưa liên tục. Trong ngày đi thực địa lấy mẫu cũng
có mưa to mưa gây lũ cuốn trôi mất một đoạn đường. Nước mưa có thể rửa trôi
phần độc tố đã tích tụ trong đất ở dạng tan. Mặc dầu vậy, cũng đã phát hiện thấy
vết asen trong 2 suối và 2 mẫu khoáng vật lộ thiên chứa hàm lượng asen cao hơn
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 7
giá trị bình thường trong vỏ trái đất hàng trăm lần. Đấy là dấu hiệu xác nhận nguy
cơ gây ô nhiễm nước của các suối tại đây.
Nguy cơ ô nhiễm asen của nước suối ở vùng cao
Theo Đặng Văn Can, phần lớn diện tích vùng rừng núi Việt nam là lộ diện
của các đá magma có tuổi từ arkeozoi tới Đệ Tứ. Nhiều khoáng sản nguồn gốc
nhiệt dịch được hình thành, trong đó đã phát hiện được nhiều mỏ có hàm lượng
asen cao. Ngoài khu vực Đông Nam bản Phóng, còn có nhiều mỏ khác như là Cao
Răm, Cẩm Tâm, Suối Trát, Trà Năng, Pắc Lạng, Tuyên Hoá, Làng Vai, Tà Sỏi,
Cắm Muộn, Mậu Đức,..., thuộc kiểu vàng - thạch anh - sunfua, và các mỏ Nà Pái,
Pi Ho, Đà Lạt, Xã Khía, Vithulu, Mường Tè, Phong Thổ,..., thuộc kiểu mỏ vàng -
sunfua - muối sunfua.
Asen có mặt khá phổ biến trong đá gốc cũng như trong đới phong hoá đỏ
nâu với hàm lượng lớn hơn nhiều lần giá trị trung bình của nó trong đã quyển. Các
điểm quặng đặc trưng cho kiểu khoáng này đã phát hiện ở Trà năng, Trại Hầu
(Lâm Đồng), Kronpha (Ninh Thuận), Tân Đa Nghịch, Đa Mi (Bình Thuận), Đồn
106, Nam Đá Trắng (Đồng Nai), Núi Đất (An Giang).
Người ta cũng đã phát hiện trong vùng Quế Lâm, Đội Cấn, Tuyên Quang
bốn thân quặng thiếc asen có chiều dài 300--450 m, dày 0,65 -- 3,55 m, có hàm
lượng asen từ 0,52--9,97 % và hai thân quặng asen chứa thiếc dài 400 -- 900 m,
dày 0,6 -- 3,5 m, hàm lượng asen trung bình là 1,07 -- 4,07 %. Tài nguyên dự báo
của thiếc là 5000 tấn, của asen là 9900 tấn (Đỗ Đình Hiển và nnk).
Bời vậy, cần nghiên cứu phát hiện, khoanh định các khu vực asen có thể
gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh [1, 11]. Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu phòng,
chống nhiễm độc asen cho cư dân và công nhân khai thác sống ở các khu vực đó.
1.4 Tại sao nước uống bị nhiễm asen
Những giả thiết đã được bàn đến
Có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chủ yếu sau đây đã được bàn
đến:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 8
1 - Nước chảy qua các vỉa quặng chứa Asen đã bị phong hoá. Ví dụ ở
thượng nguồn Sông Mã, Việt nam.
2 - Sự suy thoái nguồn nước ngầm làm cho các tầng khoáng chứa Asen bị
phong hoá, Asen từ dạng khó tan chuyển sang dạng có thể tan được trong nước -
theo tài liệu của GS. TS. Phan Văn Duyệt [.
3 - Sự khử các oxihidroxid của sắt và mangan bời vi khuẩn yếm khí.
Arsenic đã hấp thụ trên các hạt mịn của oxihidroxit sắt hoặc mangan bị vi khuẩn
yếm khí khử thành dạng tan được - Theo tài liệu của WHO .
4 - Thuốc sâu chứa Asen sử dụng trong nông nghiệp, nước thải của các nhà
máy hoá chất có Asen ngấm theo kẽ nứt xuống mạch nước ngầm - tài liệu trên
mạng Intemet của WHO.
Ngoài asen còn có mangan, nitrit và ...
Phần lớn nước giếng khoan gia đình ở Đồng bằng Sông Hồng đều có
mangan. Trong 30 mẫu đã xét nghiệm ngẫu nhiên ở huyện Đông Hưng, huyện
Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình thì đủ 30 mẫu có trên 0,1 mg Mn/L,
17 mẫu có trên 0,5 mg Mn/L. Tại Hà nội, Phòng Thí nghiệm của đơn vị đã phát
hiện nhiều mẫu nước giếng khoan gia đình chứa 1--3 mg Mn/L và hơn. Trong 8
mẫu nước suối tại vùng thượng lưu Sông Mã đã xét nghiệm mangan, thấy 7 mẫu
chứa trên 0,1 mg Mn/L, 3 mẫu trên 0,5 mg Mn/L.
Mặc dầu WHO không xem mangan là một chất độc nhưng theo tài liệu của
Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, thì nhiễm độc Mangan ở
mức độ khởi phát có các biểu hiện: mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, chóng mặt,
lãnh đạm, vô tình cảm, rối loạn cảm xúc và thái độ..., ở mức độ toàn phát thì co
cứng cơ, run (kiểu Parkinson), trí nhớ giảm sút, tư duy chậm chạp... Chuyên gia
độc chất học May Beth Si. Clair và những người khác cũng có thông báo về độc
tính của mangan tương tự như của Viện Y học lao động và VSMT.
Nitrit phá hoại hồng cầu, gây ung thư. . .. Chất này thường thấy xuất hiện ở
các thiết bị lọc nước uống không cần đun, sau một thời gian dài sử dụng.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 9
QCVN qui định nước uống không được chứa hơn 0,1 mg/l mỗi loại. WHO-
1998 cho phép Mangan < 0,5 mg MN/L, Nitrit < 0,2 mg NO2-/L.
Ở Lào Cai có một mỏ nước nóng gần thị xã Cam Đường. Nước từ lòng đất
trào lên, lưu lượng khoảng 4 m3/giờ, tạo thành dòng suối nhỏ. Nước trong suốt,
nhìn thấy sỏi dưới đáy sâu hơn 1 m, nhiệt độ quanh năm khoảng 25 độ, các thông
số hoá lí thông thường đều đạt tiêu chuẩn nước uống. Người dân thường dùng tắm,
giặt, ăn uống. Kiểm tra kĩ, thấy nguồn nước này bị ô nhiễm bởi thuỷ ngân trầm
trọng; tại thời điểm xét nghiệm nước chứa 0,2 mg Hg/L.
1.5 KẾT LUẬN
Nước là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân ta. UNICEF và nhiều tổ chức
Quốc tế đang hỗ trợ ta giải quyết vấn đề này. Sự ô nhiễm bời Asen là một rủi ro
ngoài tưởng tượng. Asen không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước uống
nên khó phát hiện. Hơn nữa việc xét nghiệm Asen thường bị bỏ qua vì chi phí khá
cao khi thực hiện bằng các phương pháp hiện đại ở phòng thí nghiệm. Trước tháng
Sáu năm 1999, ta chưa có bộ xét nghiệm Asen ngoài trời.
Tại Quỳnh Lôi và thượng nguồn Sông Mã, đã thừa bằng chứng khẳng định
có nguy cơ ô nhiễm Asen do sử dụng nước giếng khoan hoặc nước suối. Do cấu
tạo địa chất thuỷ văn, nhiều vùng rộng lớn ờ nước ta cũng có thể gặp rủi ro.
Để bảo đảm sức khoẻ lâu dài của nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền
vững của giống nòi, tránh thảm hoạ thạch tín như ở các nước khác, chúng ta cần
làm ngay mấy việc như sau:
1 - Cần tiến hành nghiên cứu khả năng và qui luật ô nhiễm asen ở các tầng
nước nông và sâu. Nhiều tác giả đã nhận thấy nồng độ asen trong nước thay đổi
theo mùa. Việc xét nghiệm độc tố ở tất cả các nguồn nước đang hoặc định cấp
cho dân làm nước sinh hoạt và ăn uống, trước tiên là thạch tín (Asen), sau nữa là
mangan và nitrit là cần thiết và nên tiến hành ít nhất 2 lần trong năm ứng với hai
mùa là mùa khô và mùa mưa. Nên sử dụng bộ xét nghiệm Việt Nam vì chi phí
thấp và có độ chính xác đủ thoả mãn. Những mẫu có Asen cao sẽ kiểm tra lại bằng
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 10
phương pháp chính xác hơn. Có thể xét nghiệm mangan và Nitrit bằng chính bộ
xét nghiệm mà UNICEF đã tài trợ cho nước ta trong thời gian qua, hiện đang có ở
hầu hết các tỉnh. Hoá chất bổ sung Viện Hoá học Công nghiệp cung cấp được .
2- Các nhà khoa học cần phối hợp với nhau nghiên cứu đề xuất thật nhiều
giải pháp kĩ thuật loại trừ các độc tố đã phát hiện một cách hữu hiệu, phù hợp với
đặc điểm tập quán của mỗi vùng. Theo nguyên tắc Nhà nước và dân cùng làm.
3- Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ nguồn nước dưới đất, tự
giác xoá bỏ các tập tục gây ô nhiễm môi trường nước.
Thạch tín/asen nguy hiểm nhưng không đáng sợ bởi lẽ ta đã hiểu nó, biết
phát hiện nó, biết khống chế nó bằng những cách đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu
quả. Vậy là ta có thể yên tâm sống một cách an toàn cùng với thạch tín; không
phải chuyển làng bản đi đâu cả, cũng chưa cần phải dùng biện pháp chuyển nước
từ nơi khác đến.
1.6. Mục tiêu của đồ án:
a) Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lí nước cấp ăn uống từ nước ngầm
nhiễm Asen nồng độ 150
/g l
b) Tính toán thiết kế các công trình đơn vị với phương án khả thi đã chọn
c) Lập mặt bằng nhà máy xừ lí nước
Phải đáp ứng được về số lượng lẫn chất lượng để phục vụ nhu cầu nước
sinh hoạt và ăn uống của người dân.
1.7. Các số liệu thiết kế:
a) Bản đồ địa hình khu vực xây dựng trạm xử lý nước cấp
b) Điều kiện khí hậu: Hướng gió chủ yếu : Đông – Nam.
Nhiệt độ trung bình không khí : 260C.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP NHIỄM ASEN
GVHD:PGS.TS Nguyễn Phước Dân
SVTH: Võ Tuấn Anh Page 11
c) Công suất thiết kế:200m3/ngày.
d) Các chỉ tiêu chất