Ngày nay cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, các phương tiện tham gia giao thông cũng gia tăng không ngừngvà hệ thống giao thông ngày càng phức tạp .Vì vậy để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là rất cần thiết.
Nhận thấy đây là vấn đề rất sát thực, với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp chúng em đã lựa chọn đề tài:”Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư ”.
Trong quá trình thực hiện đồ án chúng em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa đặc biệt đó là sự chỉ bảo của thầy ThS.Nguyễn Văn Huy. Chúng em xin trân thành cảm ơn sự chỉ bảo của các thầy cô!
Trong khi thực hiện đồ án do kiến thức còn hạn chế cũng như chúng em chưa có nhiều điều kiện để đi khảo sát thực tế, với một khoảng thời gian ngắn thực hiện, do vậy mà đồ án của chúng em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô đóng góp và bổ xung ý kiến đề đồ án của chúng em đươc hoàn thiện hơn
42 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày....tháng 5 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
Nhận xét của giáo viên chấm
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày....tháng 5 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
Mục lục
Lời nói đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, các phương tiện tham gia giao thông cũng gia tăng không ngừngvà hệ thống giao thông ngày càng phức tạp .Vì vậy để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là rất cần thiết.
Nhận thấy đây là vấn đề rất sát thực, với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp chúng em đã lựa chọn đề tài:”Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư ”.
Trong quá trình thực hiện đồ án chúng em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa đặc biệt đó là sự chỉ bảo của thầy ThS.Nguyễn Văn Huy. Chúng em xin trân thành cảm ơn sự chỉ bảo của các thầy cô!
Trong khi thực hiện đồ án do kiến thức còn hạn chế cũng như chúng em chưa có nhiều điều kiện để đi khảo sát thực tế, với một khoảng thời gian ngắn thực hiện, do vậy mà đồ án của chúng em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô đóng góp và bổ xung ý kiến đề đồ án của chúng em đươc hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 25 tháng 5 năm 2011.
Nhóm sinh viên thưc hiện:
Trần Danh Long.
Phạm Quang Luận.
Nguyễn Tuấn Ninh.
Chương 1 . Phân tích hệ thống.
1.1 Tổng quan về hệ thống đèn giao thông.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội ngày càng văn minh và hiện đại, sự phát triển ở đô thị ngày một đi lên. Nhu cầu về giao thông ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là trong các khu vực thành thị. Do nhu cầu của đời sống con người, đặc biệt là nhu cầu đi lại, các loại phương tiện giao thông đã tăng một cách chóng mặt. Riêng tại Việt Nam số lượng xe máy trong những năm qua tăng một cách đột biến, mật độ xe lưu thông trên đường ngày một nhiều, trong khi đó hệ thống đường xá tại Việt Nam còn quá nhiều hạn chế nên thường gây ra các hiện tượng như kẹt xe, ách tắc giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông ngày càng phổ biến trở thành mối hiểm họa cho nhiều người.
Vì lý do đó các luật giao thông lần lượt ra đời và được đưa vào sử dụng một cách lặng lẽ rồi dần trở nên phổ biến như hiện nay. Trong đó hệ thống đèn giao thông là công cụ điều khiển giao thông công cộng thực tế và hiệu quả có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông.
1.1.1. Mạch dùng IC số.
Với mạch dùng IC số có các ưu điểm sau:
- Tổn hao công suất bé, mạch có thể dùng pin hoặc acquy.
- Giá thành rẻ .
- Mạch đơn giản dễ thực hiện. Song với việc sử dụng kỹ thuật số rất khó khăn trong việc thay đổi chương trình. Muốn thay đổi một yêu cầu nào đó của chương trình thì buộc lòng phải thay đổi phần cứng. Do đó mỗi lần phải lắp lại mạch dẫn đến tốn kém về kinh tế mà nhiều khi yêu cầu đó không thực hiện được nhờ phương pháp này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật số đặc biệt là cho ra đời các họ vi xử lý, vi điều khiển hay PLC đã giải quyết được những bế tắc và kinh tế hơn mà phương pháp dùng IC số kết nối lại không thực hiện được.
1.1.2. Vi mạch dùng kỹ thuật vi xử lí.
Ngoài những ưu điểm như đã liệt kê trong phương pháp dùng IC số thì phương pháp dùng kỹ thuật vi xử lý con có những ưu điểm sau:
Ta có thể thay đổi chương trình một cách linh hoạt bằng việc thay đổi phần mềm trong khi đó phần cứng không thay đổi mà mạch dùng IC số không thể thực hiện được mà nếu có thể thực hiện được thì cũng cứng nhắc mà người công nhân cũng khó tiếp cận, dễ nhầm.
Số linh kiện để sử dụng trong mạch ít hơn
Mạch đơn giản hơn so với mạch dùng IC số. Song do phần cứng của vi xử lý chỉ sử dụng CPU đơn chíp mà không có các bộ nhớ Ram, Rom, các bộ timer, hệ thống ngắt. Nên việc viết chương trình gặp nhiều khó khăn. Do vậy hiện nay để khắc phục những nhược điểm trên hiện nay người ta thường dùng bộ vi điều khiển.
1.1.3.Điều khiển bằng vi điều khiển.
Ngoài những ưu điểm có của hai phương pháp trên, phương pháp này còn có những ưu điểm sau:
Trong mạch có thể sử dụng ngay bộ nhớ trong đối với chương trình có quy mô nhỏ, rất tiện lợi mà vi xử lý không thực hiện được.
Nó có thể giao tiếp nối tiếp trực tiếp với máy tính mà vi xử lý cũng giao tiếp được nhưng là giao tiếp song song nên cần có linh kiện chuyển đổi dữ liệu từ song song sang nối tiếp để giao tiếp với máy tính.
Do trong vi điều khiển có sử dụng các bộ timer, các hệ thống ngắt, câu lệnh đơn giản nên việc lập trình đơn giản, dễ thực hiện.
Phù hợp với kiến thức của sinh viên.
1.1.4. Điều khiển bằng PLC
Với phương pháp điều khiển bằng PLC có những ưu điểm sau:
Làm việc chắc chắn, liên tục và có tuổi thọ cao.
Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy tính, màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu cầu thêm bớt các thiết bị xuất nhập.
Có thể làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau.
Hướng dẫn người sử dụng đơn giản.
Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiển rất nhanh (vài ms). Tuy phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn vi xử lý nhưng việc áp dụng trong các hệ thống nhỏ là không thích hợp bởi giá thành rất cao.
Ví dụ hệ thống đèn giao thông hiện nay ở Thái Nguyên.
(đèn đỏ tại ngã tư đường Minh Cầu giao nhau với đường Hoàng Văn Thụ).
Hình 1.1. Khảo sát sơ bộ tại ngã tư đường Minh Cầu.
Hệ thống đèn giao thông tại ngã tư này gồm :
Có 4 cột đèn.
Thời gian sáng của các đèn Tđỏ = 28 giây,Tvàng = 3 giây, Txanh = 25 giây.
Hiển thị thời gian đếm ngược bằng led ma trận.
Gồm 3 đèn tín hiệu Xanh, Đỏ ,Vàng .
Chỉ hoạt động ở một chế độ.
Không có chế độ phân làn xe ở các thời điểm.
Với các phương pháp đã nêu ở trên ở đây chúng em lựa chọn giải pháp điều khiển bằng vi điều khiển bởi đây là phương pháp phù hợp và tối ưu nhất với đề tài.
1.2 Xác định bài toán.
1.2.1 Xác định bài toán.
Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông tại ngã tư dùng vi điều khiển gồm:
4 cột đèn, có đèn tín hiệu phân luồng rẽ trái trước.
Hiển thị thời gian đếm lùi trên led 7 thanh ở vị trí lưng trừng cột và trên đỉnh của cột đèn.
1.2.2 Yêu cầu của bài toán thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông.
Trước tình hình phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng không ngừng và hệ thống giao thông nước ta ngày càng phức tạp. Dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Vì vậy để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là rất cần thiết. Với tầm quan trọng như vậy hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Đảm bảo hoạt động một cách chính xác,liên tục trong thời gian dài.
Độ tin cậy cao.
Đảm bảo làm việc ổn định, lâu dài.
Dễ quan sát cho người đi đường.
Chi phí nhỏ, tiết kiệm năng lượng.
Giả sử có một ngã tư như hình vẽ:
Hình 1.3. Sơ đồ mô phỏng hoạt động của 1 hệ thống đèn giao thông
Có chu kỳ đèn tín hiệu T= TĐỏ + TXanh + TVàng
Trong đó :
TĐỏ : Là thời gian đèn đỏ sáng.
TXanh : Là thời gian đèn xanh sáng.
TVàng : Là thời gian đèn vàng sáng.
TĐỏ = TXanh + TVàng.
Xét tại thời điểm xét bài toán thì:
TH 1: Đèn 1 xanh sáng, đèn 2 đỏ sáng.
Khi đó hệ thống sẽ cho phép các hướng sau đi:
* B1 A1 D2 A2
D1 B2
C2 C2
Nếu như không có phân làn, ưu tiên hướng đi thì dễ gây ra tai nạn, ùn tắc tại các điểm giao cắt (E, F) như trên hình vẽ.
è Từ thực tế đó ta thiết kế hệ thống có thêm chỉ dẫn phân làn ưu tiên cho các hướng như sau: B1 đến C2 và D2 đến A1.
Hình 1.2. Mô phỏng hệ thống định thiết kế
TH 2: đèn 1 vàng sáng và đèn 2 đỏ sáng thì để cảnh báo chuyển sang TH 3.
TH 3: đèn 1 đỏ sáng và đèn 2 xanh sáng thì ta thiết kế tương tự như TH trên.
1.2.3 Giải pháp công nghệ.
Mạch điều khiển dùng vi điều khiển.
Hiện thị thời gian dùng led 7 đoạn.
Đèn báo hướng ưu tiên dùng đèn led đơn.
Các đèn báo dùng led đơn.
Bàn phím để reset và đặt thời gian cho hệ thống (thời gian 1 chu kỳ đèn).
1.2.4 Giải pháp thiết kế.
- Thiết kế mạch mô phỏng trên phần mềm Proteus 7.
- Công cụ lập trình: phần mềm PIC C Compiler (CCS).
- Thiết kế mạch in bằng phần mềm Orcad 10.5.
1.2.5 Yêu cầu và giới hạn của hệ thống điều khiền đèn giao thông dùng vi điều khiển.
Yêu cầu:
Hoạt động chính xác.
Mạch điện đơn giản.
Giá thành thấp tính ứng dụng trong thực tế cao.
Có khả năng mở rộng.
Giới hạn:
Có sự sai lệch trong thời gian so với thời gian thực.
Khó liên kết với các hệ thống giám sát chung của hệ thống giao thông.
Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống
Khối Nguồn.
Khối hiện thị.
Khối điều khiển trung tâm.
Bàn phím
Hình 2.1: Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống
Trong đó:
Khối nguồn:
Nguồn 1 chiều điện áp 5V cấp cho vi điều khiển, led hiển thị.
Khối điều khiển trung tâm:
Vi điều khiển trung tâm.
Phần mềm điều khiển.
Khối hiển thị:
Led 7 đoạn dùng nguồn 1 chiều hiện thị thời gian đếm ngược của các đèn.
Đèn phân làn, chỉ dẫn, đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ: led đơn sử dụng nguồn 1 chiều.
Bàn phím: bàn phím đặt thời gian sáng của các đèn, reset và bắt đầu cho hệ thống hoạt động.
2.2 Giản đồ thời gian.
Hình 2.2: Giản đồ thời gian của các đèn
Chú thích:
+ Trên giản đồ thời gian có 3 đèn màu(Xanh, Vàng, Đỏ) khi trạng thái ở mức 1 tức là đèn đó sáng, mức 0 đèn đó tắt. Chu kỳ sáng tắt các đèn được lặp đi lặp lại như trên giản đồ.
Thứ tự sáng Xanh => Vàng => Đỏ.
Có ưu tiên khi đèn Xanh sáng( Ưu tiên 1 và ưu tiên 2 như đã trình bày ở trên; Tg Xanh sáng = Tg xanh rẽ trái+ Tg xanh đi thẳng và rẽ phải).
2.3 Sơ đồ nguyên lý.
Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng hệ thống
2.3.1 Giải thích các khối.
2.3.1.1. Bàn phím
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý khối bàn phím
Khối nút có tác dụng để đặt thời gian (chu kỳ của đèn xanh) cho hệ thống hoạt động và bắt đầu chạy hệ thống.
Khối nút bấm được chống rung bằng phần mềm và phần cứng
Chống rung bằng phần mềm: tạo khoảng thời gian trễ giữa các lân bấm phím
Chống rung bằng phần cứng nối thêm tụ 10µF mắc song song với phím bấm
Trong hệ thống này khối nút bấm sẽ được thiết kế riêng trên 1 bo mạch cùng với nút bấm của khối reset
Nguyên lý hoạt động .
Khi cấp nguôn nếu như không có phím nào được bấm hệ thông sẽ ở trạng thái chờ. Nếu các phím bấm nối với cổng RE0 và RE1 của PIC được bấm (ứng với mức logic 0) thì chương trình sẽ chạy theo thời gian thiết lập khi bấm phím start (nối với cổng RE2). Nếu các phím SET TIME không được bấm thì khi bấm phím Start chương trình sẽ chạy theo thời gian mặc định đã đặt với chu kỳ đèn là: Rẽ trái 10s,đi thẳng 17s ,vàng 3s và đỏ là 30s ở cả hai nhánh.
2.3.1.2. Khối hiển thị
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị
Đèn xanh sáng ứng với cổng RB0 (của nhánh 1) và RB4 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q1 và Q5 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn xanh đi thẳng sáng ứng với cổng RB1 (của nhánh 1) và RB5 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q2 và Q6 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn vàng sáng ứng với cổng RB2 (của nhánh 1) và RB6 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q3 và Q7 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn đỏ sáng ứng với cổng RB3 (của nhánh 1) và RB7 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q4 và Q8 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Các đèn tín hiệu được nối chung âm.
Led 7 thanh là loại được nối chung anot. Mỗi cột đèn sẽ có 2 led 7 thanh hiện thị thời gian đếm ngược. Chân anot chung của các led được điều khiển thông qua cổng RC0 và RC1 (mức logic 1) các thanh a,b,c ,d ,e ,f,g của led được điều khiển bằng cổng RD (mức logic 0) của PIC (thanh a-RD0, thanh b-RD1, thanh c-RD2, thanh d-RD3, thanh e-RD4, thanh f-RD5, thanh g-RD6).
Khi có tín hiệu điều khiển mức logic 1 ở chân RC0 thì led hàng chục sẽ được mở và thanh nào được nối với mức 0 sẽ sáng (tín hiệu điều khiển logic 0 ở cổng RD). Khi có tín hiệu điều khiển mức logic 1 ở chân RC1 thì led hàng đơn vị sẽ được mở và thanh nào được nối với mức 0 sẽ sáng (tín hiệu điều khiển logic 0 ở cổng RD).
2.3.1.3 Khối điều khiển trung tâm
Điều khiển các khối khác thông qua phầm mềm điều khiển: xuất mức logic 0 hay 1 ra các cổng RB, RC, RD và nhận tín hiệu logic từ cổng RE
Khối điều khiển trung tâm gồm các khối nhỏ: Khối vi điều khiển, khối tạo xung giao động, khối reset.
2.3.1.3.1 Khối reset.
Hình 2.6. Sơ đồ khối reset
Khối RESET có tác dụng đưa vi điều khiển về trạng thái ban đầu. Khi nút Reset được ấn điện áp +5V từ nguồn được nối vào chân Reset của vi điều khiển được chạy thẳng xuống đất lúc này điện áp tại chân vi điều khiển thay đổi đột ngột về 0, vi điều khiển nhận biết được sự thay đổi này và khởi động lại trạng thái ban đầu cho hệ thống.
2.3.1.3.2 Khối tạo xung giao động.
Hình 2.7 Sơ đồ nguyên lý khối tạo xung dao động
Đây là bộ dao động thạch anh có tác dụng tạo xung nhịp với tần số 20MHz cho vi điều khiển hoạt động. Hai đầu này được nối vào 2 chân XTAL1 và XTAL2 của vi điều khiển.
2.3.1.3.3 Khối vi điều khiển.
Hình 2.8. Sơ đồ chân PIC16F877A
Các đèn tín hiệu được điều khiển thông qua cổng RB, Led 7 thanh được điều khiển bằng cổng RD và RC của PIC 16F877A.
Khối nút bấm được nối vào các chân 9,10, 11(RE0,RE1,RE2)
Khối dao động nối vào chân 13 14(OSC1 ,OSC2).
Khối nguồn nối vào chân 11,12 và 31, 32. Vcc vào chân 11 và 32.GND vào chân 12 và 31.
Khối Reset nối vào chân 1 (MCLR).
2.3.1.4 Khối nguồn.
Hình 2.9. Sơ đồ nguyên lý khối nguồn
Đây là mạch dùng để tạo ra nguồn điện áp chuẩn +5V. Sử dụng IC7805.Đầu vào là điện áp xoay chiều sau khi được biến đổi qua máy biến thế, đưa vào bộ Diod cầu để cho ra dòng điện một chiều( lúc này điện áp nằm trong khoảng từ 7->10V). Sau khi đi qua IC ổn áp 7805 sẽ tạo ra nguồn điện áp chuẩn +5V cung cấp cho mạch.IC ổn áp 7805: đầu vào > 7V đầu ra 5V, 500 mA. Mạch ổn áp: cần cho vi điều khiển vì nếu nguồn cho vi điều khiển không ổn định thì sẽ treo vi điều khiển, không chạy đúng hoặc reset liên tục thậm chí là chết vi điều khiển.
2.3.2 Nguyên lý hoạt động.
Khi ấn nút Start hệ thống sẽ hoạt động theo thơi gian mặc đinh hoặc thời gian đặt.
Thời điểm đầu tiên đèn xanh rẽ trái ở nhánh 1 và đèn đỏ ở nhánh 2 sẽ sáng.
Thời điểm thứ 2 đèn xanh đi thẳng và đèn đỏ ở nhánh 2 sáng.
Thời điểm thứ 3 đèn vàng ở nhánh 1 và đèn đỏ ở nhánh 2 sáng.
Thời điểm thứ 4 đèn đỏ ở nhánh 1 và đèn xanh rẽ trái ở nhánh 2 sáng.
Thời điểm thứ 5 đèn đỏ ở nhánh 1 và đèn xanh đi thẳng ở nhánh 2 sáng.
Thời điểm thứ 6 đèn đỏ ở nhánh 1 và đèn vàng ở nhánh 2 sáng.
Đồng thời trên các led sẽ hiện thị thời gian đếm ngược dần xuống 00 theo thời gian trễ là 1s. Sau đó hệ thống sẽ lặp lại trạng thái hoạt động từ thời điểm đầu tiên.
Nếu ấn nút Reset hệ thống sẽ trở về trạng thái chờ ban đầu.
2.4 Sơ đồ thuật toán điều khiển hệ thống đèn giao thông.
2.4.1. Chương trình chính.
Begin
Chạy theo thời gian mặc định
Chương trình chính
Thiết lập thời gian
Kiểm tra nút ấn
kt=0
Kt=1
Hiển thị
Hinh 2.10. Sơ đồ thuật toán chương trình chính
Bắt đầu chương trình chính sẽ kiểm tra phím bấm :
Nếu kt=0 không thay đổi thời gian hoạt động và chương trình sẽ chạy theo thời gian mặc định đặt sẵn
Đèn xanh rẽ trái sáng 10s,
Đèn xanh đi thẳng sáng 17s.
Đèn vàng sáng 3s.
Đèn đỏ sáng 30s).
Nếu biến kt=1 có nghĩa là đã thay đổi thời gian hoạt động của đèn.
Đèn xanh rẽ trái sáng (Tđặt/3)(s).
Đèn xanh đi thẳng sáng Tđặt-(Tđặt/3+3)(s).
Đèn vàng sáng 3s.
Đèn đỏ sáng Tđặt(s).
Chạy vào chương trình ngắt sau 1s thì thời gian sẽ giảm xuống 1 và xuất tín hiệu điều khiển ra các đèn. Chương trình hiển thị sẽ hiển thị thời gian đếm ngược ra các LED 7 đoạn.
2.4.2.Chương trình ngắt
begin
END
Tăng biến count lên 1 (++count)
count=0
Count=75
F
T
Giảm time xuống 1 đơn vị (time--)
count=0
time=t3
time=-1
F
T
time=t3
Hình 2.11 .Sơ đồ thuật toán điều khiển chương trình ngắt
2.4.3. Chương trình led7
Begin
L1=((Time – t1)/1)%10.
L2=((Time – t1)/10)%10.
Time >=t1
F
T
Xuất mã Led ra cổng D.
L1=(time/ 1) % 10.
L2=(time/ 10) % 10.
End.
Hình 2.12 .Sơ đồ thuật toán điều khiển chương trình led7
2.4.4 Chương trình hiển thị
Begin
Xuất tín hiệu điều khiển đèn ra cổng RB:output_b(den[d])
Gọi hàm led7()
Kiểm tra time
Đăt lại biến d
Hình 2.13 .Sơ đồ thuật toán điều khiển chương trình hiển thị
2.4.5 Chương trình set (hiển thị thời gian cài đặt cho hệ thống)
Begin
L1=(time/ 1) % 10.
L2=(time/ 10) % 10.
Tăng biến i lên 1 đơn vị từ
i=10
Xuất mã led ra cổng RD
F
T
END
Hình 2.14 .Sơ đồ thuật toán điều khiển chương trình set
2.5 Lựa chọn linh kiện.
2.5.1 Bộ điều khiển 8 bit Pic 16F877A.
2.5.1.1.Tổng quan về pic.
a. PIC LÀ GÌ ?
PIC là viết tắt của “Programable Intelligent Computer”, có thể tạm dịch là“máy tính thông minh khả trình”do hãng Genenral Instrument đặt tên cho vi điều khiển đầu tiên của họ: PIC1650 được thiết kế để dùng làm các thiết bị ngoại vi cho vi điều khiển CP1600. Vi điều khiển này sau đó được nghiên cứu phát triển thêm và từ đó hình thành nên dòng vi điều khiển PIC ngày nay.
b. Tại sao lại dùng PIC mà không phải là các loại vi điều khiển khác.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như 8051, Motorola 68HC, AVR, ARM,...Ngoài họ 8051 được hướng dẫn một cách căn bản ở môi trường đại học, bản thân người viết đã chọn họ vi điều khiển PIC để mở rộng vốn kiến thức và phát triển các ứng dụng trên công cụ này vì các nguyên nhân sau: Họ vi điều khiển này có thể tìm mua dễ dàng tại thị trường Việt Nam. Giá thành không quá đắt. Có đầy đủ các tính năng của một vi điều khiển khi hoạt động độc lập. Là một sự bổ sung rất tốt về kiến thức cũng như về ứng dụng cho họ vi điều khiển mang tính truyền thống: họ vi điều khiển 8051. Số lượng người sử dụng họ vi điều khiển PIC. Hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, họ vi điều khiển