Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn ra theo những xu thế phát triển rất phức tạp và đầy biến động. Việc xác định xem xu hướng phát triển nào là phù hợp cho tình hình phát triển của đất nước đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nếu một quốc gia không xác định được chính xác xu thế vận động của thế giới thì ngay lập tức quốc gia đó sẽ bị tụt hậu, sẽ chậm phát triển và kéo theo nó là vô số vấn đề khác nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thời đại ngày nay, xu thế phát triển của thời đại ngày nay và ảnh hưởng của nó đến thanh niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A.Mở bài: Trang
1.Lý do chọn đề tài:…………………………………………………….1
B.Nội dung:
I- Khái Quát Thời Đại Ngày Nay:……………………………………...2
1.Thời đại là gì?.......................................................................................2
2.Nội dung và đặt điểm của thời đại ngày nay:…………………………2
3.Các giai tầng lịch:…………………………………………………......4
II- Xu thế phát triển của thời đại ngày nay:………………………….….5
1.Xu hướng phát triển…………………………………………………...5
2. Ảnh hưởng đối với thanh niên,sinh viên………………………….….19
C. Kết luận:…………………………………………………….….…….20
Tài liệu tham khảo:……………………………………………….….….21
Lời Mở Đầu
Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn ra theo những xu thế phát triển rất phức tạp và đầy biến động. Việc xác định xem xu hướng phát triển nào là phù hợp cho tình hình phát triển của đất nước đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nếu một quốc gia không xác định được chính xác xu thế vận động của thế giới thì ngay lập tức quốc gia đó sẽ bị tụt hậu, sẽ chậm phát triển và kéo theo nó là vô số vấn đề khác nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước.
Trong thời đại ngày nay tuy có những yếu tố phức tạp, phát triển và suy thoái, hợp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định nhưng chúng ta cần phải thấy được những xu thế chủ yếu mà lịch sử nhân loại phải trãi qua, trên cơ sỡ đó mà đề ra những đường lối chính sách cho đúng nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những thách thức để có thể nhanh chóng đưa đất nước ta phát triển lâu bền theo con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nhằm giúp cho chúng ta có thể hiểu sâu hơn về những xu hướng phát triển của thời đại ngày nay mà chúng em, những người thực hiện đã chọn đề tài này rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn.!
B.Nội dung:
I-Khái quát thời đại ngày nay:
1.Thời đại là gì?
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lênin, thời đại là một thời kì tương đối dài trong sự phát triển của lịch sử toàn thế giới, được đánh dấu bằng bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nó và được đặt trưng bằng những xu hướng phát triển tương đối ổn định. Bước ngoặc căn bản đó là sự xuất hiện một hình thái kinh tế-xã hội mới, với một giai cấp nhất định đứng ở trung tâm, giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của thời đại mới.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, mỡ đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại.
2. Nội dung và đặt điễm của thời đại ngày nay:
Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là sự quá độ của loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới; Là thời đại đấu tranh cho thắng lợi hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học hiện đại, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất vật chất và làm tiền đề kỷ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội.
Loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biễu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau, vẫn tồn tại và phát triển có nhiều mặt phức tạp và sâu sắc hơn. Cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn đang tiếp tục diễn ra gay gắt dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm giữ ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, song vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh ý thức giữa hệ tư tưỡng xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưỡng tư sản vẫn sôi động trước sự mất uy tính của chủ nghĩa tư bản và mưu đồ chống phá các nước có định hướng xã hội chủ nghĩa, ngăn cản các nước Liên Xô và Đông Âu phục hồi chủ nghĩa xã hội. Song chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn không thể đảo ngược của lịch sử.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Nội dung cơ bản của nó là sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,… đã và đang phát triển với trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tính xã hội của nó. Sự bùng nổ khoa học-kỹ thuật và công nghệ sẽ mang tới cho cuộc sống con người ngày càng nhiều bất ngờ, thú vị. Sang thế kỷ XXI, lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nỗi bật.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Nhưng xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực,vừa có hợp tác,vừa có đấu tranh.
Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu như; bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, sự gia tăng của những căn bệnh hiểm nghèo,…gây trở ngại lớn cho sự phát triển mà không quốc gia nào có thể tự giải quyết được. Do vây, cần phải có sự hợp tác và phối hợp hoạt động của tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bính Dương sau những khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Ở khu vực này đang diễn ra xu thế tự do hóa thương mại và quá trình liên kết, hợp tác, cạnh tranh kinh tế trên nhiều tầng nấc, đóng thời cũng chịu sự tác động của các nước lớn. Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình, phát triển, ngăn ngừa chiến tranh, chống lại cường quyền, áp đặt ở khu vực cũng như trên thế giới đang có những bước tiến mới.
3. Các giai tầng lịch sử:
* giai đoạn thứ nhất: từ sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga (1917) đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1945).
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 (Nga) là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử nhân loại; đưa người nông dan, nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ đất nước. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội đang hình thành ở một số nước: Liên xô, Mông cổ,….
* Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1945 tới đầu những năm 70.
Các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành hệ thống:
Với sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội không còn xuất hiện trên phạm vi nhỏ mà nó đã vươn ra xa hơn, rộng hơn. Cụ thể như sự thắng lợi của Việt Nam (1945),Cuba (1959), Trung Quốc,…..
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là một trật tự thề giới mới 2 cực Ianta với đặt trưng nỗi bật là thế giới chia thành 2 phe: các nước tư bản chủ nghĩa và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, do 2 cường quốc là Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Đó là nhân tố hàng đầu chi phối tình hình thế giới lúc bấy giờ.
* Giai đoạn thứ ba: Cuối những năm 70 đến những năm 80:
Trong giai đoạn này các nước xã hội chủ nghĩa đã mắc những sai lầm về đường lối, chính sách, bộ máy nhà nước trở nên quan liêu. Sự tha hoá phẫm chất Đảng viên và sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế đã làm cho hệ thống các nước xã hội trở nên suy yếu và tan rả.
Tiêu biểu là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sự sụp đổ này đã tạo nên một tổn thất nặng nề cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho công cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, ổn định, độc lập chủ quyền và tiến bộ trên thế giới.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của các nước Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin không phù hợp với thời đại mà là do nhận thức của con người chưa đúng, chưa vận dụng chính xác vào hoạt động thực tiễn đã dẫn đến những sai lầm không mong muốn.
* Giai đoạn thứ tư: Cuối những năm 1990 đến nay.
Cán cân tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội vốn đã không cân đối thì nay đã mất sự cân bằng (Do Liên Xô và Đông Âu sụp đổ). Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay càng ít đi và chủ nghĩa xã hội tạm thời thoái trào.
Ngày nay, các thế lực phản động và các nước tư bản chủ nghĩa không ngừng chống phá, xuyên tạc hồng muốn xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác-Lênin và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đưa thế giới trở về trạng thái đơn cực tư bản chủ nghĩa. Do vậy, lịch sử nhân loại đang đặt ra một thách thức to lớn cho các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Để có thể vượt qua thách thức và tiếp tục vững bước đi lên theo con đường đã chọn thì các nước xã hội chủ nghĩa phải không ngừng làm mới mình, hoàn thiện những yếu kém, nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin cho sâu sắc, đúng đắn hơn. Các nước xã hội chủ nghĩa phải biết liên kết lại với nhau để tạo nên một một khối sức mạnh tổng hợp về mọi mặt để chống lại các nước tư bản chủ nghĩa.
II- Xu thế phát triển của thời đại ngày nay:
1.Xu hướng phát triển:
Ngày nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo và là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Có thể nói, đại bộ phận các dân tộc đang được sống trong hòa bình hữu nghị và hợp tác. Thế nhưng ở một số khu vực tình hình còn rất phức tạp hằng ngày phải sống trong sự lo lắng. Trong thực tế, sẽ không có một nước nào phát triển được trong hoàn cảnh chiến tranh. Từ hậu quả hai cuộc chiến tranh thế giới các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hòa bình,ổn định. Có hòa bình mới có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để đưa đất nước phát triển. Một khi kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân, mới có điều kiện chăm lo tới y tế, giáo dục, văn hóa từ đó mới có sự ổn định và phát triển đất nước.
Hiện nay, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang nước đang phát triển. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng không ngoại lệ, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Ở Việt Nam trong 5 năm qua (2001-2005) và 20 năm đổi mới (1986 -2006) tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nước ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hơp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại. Năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm đầu thế kỷ XXI. “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. ( Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x).Quan trọng nhất là: đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000; công nghiệp và xây dựng 43% - 44% ; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%...
Bên cạnh đó khoa học và công nghệ cũng có những bước nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp và phát triển bền vững. Cách mạng khoa học tác động mạnh tới nhịp độ phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế lạc hậu. Tình hình đó dẫn tới thực tế hiện nay là: các nước vừa phải đấu tranh vừa hợp tác với nhau để phát triển kinh tế. Do đó cuộc đấu tranh của các nước, các dân tộc vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội lại càng phức tạp. Đứng trước sự phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ, Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu. Đảng và nhà nước ta đã vạch ra những kế hoạch rõ ràng: Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lựcđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của kinh tế…Chú trọng công tác đào tạo bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học. Xây dựng quy chế về nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và công tác giảng dạy. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lí khoa học và công nghệ, đặc biệt là sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư về khoa học và công nghệ tại Việt Nam.( Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x)
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống từ kinh tế tới chính trị, văn hóa…
* Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, nó đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực hoạt động khác. Xu thế này đang bị một số nước phat triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Những biểu hiện cho thấy nền kinh tế hiện nay theo xu hướng toàn cầu hóa.
Thứ nhất là công nghệ tin học và viễn thông ngày càng tăng. Nó chiếm tỷ trọng trung bình 7% trong GDP của các nước OECD ( Organization for Economic Cooperation and Development). Đồng thời nó cũng kích thích tăng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nói chung trong các ngành kinh tế khác. Ảnh hưởng trực tiếp của công nghệ tin học đối với nền kimh tế ngày càng tăng. Ở châu Âu và châu Á, tỷ phần của công nghệ tin học còn nhỏ hơn ở Mỹ, nhưng hiện đang tăng trưởng nhanh. Tiến bộ và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học và công nghệ viễn thông đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Nền kinh tế mới toàn cầu, dựa theo hai phạm trù nói trên, đã trở thành hiện thực và tác động ngày càng sâu sắc lên toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Thứ hai là nâng cao năng suất tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Chẳng hạn như trường hợp của Mỹ, tiêu biểu nhất cho nền kinh tế mới. Từ năm 1996 suất tăng trưởng GDP hàng năm tăng vọt lên trên 4%, trong khi lạm phát giá cả vẫn ở mức độ thấp. Trạng thái kinh tế này gần như tối ưu, giống như thời đại hoàng kim mà nền kinh tế Mỹ đã trải qua trong một giai đoạn trước đây. Mặt khác tính ổn định của nền kinh tế Mỹ cũng tăng cao: mức sai biệt chuẩn của suất tăng trưởng GDP từng quý đã giảm xuống một nửa trong 15 năm qua ( M.M.Mcconnell & P.C.Moser và Quiros)
Thứ ba là năng suất lao động tăng cao: Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động Mỹ đã giảm liên tục từ các thập niên 50 – 60 cho đến giữa thập niên 90. Suất tăng trưởng của giá thành đơn vị lao động cũng giảm liên tục từ thập niên 70. Tăng năng suất lao động cũng đã làm cho suất tăng trưởng giá thành đơn vị lao động trở thành âm trong nhiều quý; góp phần quan trọng trong việc ổn định tình trạng lạm phát giá cả trong cuộc tăng trưởng kinh tế lâu bền này. Kinh tế gia Robert Solow, trong năm 1987, đã đưa ra một nhận xét dí dỏm: “ Thời đại máy tính điện tử nhan nhản ở đâu cũng thấy, chỉ trừ trong các số thống kê năng suất”
Thứ tư là áp lực giảm phát (disinflationnary) thường xuyên có mặt và trở thành thuộc tính của nền kinh tế mới toàn cầu hóa: Có bốn yếu tố cơ bản góp phần tạo ra áp lực này
+ Trước tiên do tiến bộ vượt bậc trong khoa học, kỹ thuật, giá thành trong công nghệ tin học và viễn thông tiếp tục giảm xuống rất nhiều so với khả năng xử lí, và chuyển tải dữ liệu. Điều này góp phần quan trọng hạ giá thành trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ tin học và internet.
+ Quá trình phi quy chế hóa trong những lĩnh vực trước đây thuộc độc quyền nhà nước ở các nước công nghiệp phát triển như điện thoại, viễn thông, điện, nước … đã và sẽ tiếp tục làm giảm giá các dịch vụ này.
+ Thứ ba, cạnh tranh toàn cầu cũng có khuynh hướng làm giảm giá sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp. Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ngày càng lớn, lan ra khắp cả thế giới đã dễ dàng kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với lực lượng lao động giá nhân công thấp ở rất nhiều nước đang phát triển để cung cấp cho thị trường toàn cầu hàng công nghiệp chất lượng tốt, giá thành rẻ. Các doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp, bất kỳ lớn hay nhỏ, mất khả năng chủ động tăng giá mà phải chấp nhận giá cả hình thành bởi thị trường toàn cầu.
+ Cuối cùng, việc tăng suất lao động ở các nước công nghiệp phát triển, lẫn các nước đang phát triển có đầu tư nước ngoài du nhập vào, đã giảm giá lao động đơn vị. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong vi ệc ức chế khả năng lan truyền áp lực tăng lương thành áp lực lạm phát giá cả. Các nguồn năng lượng khác, chủ yếu là khí đốt, cũng sẽ được phát triển và sử dụng rộng rãi trong sản xuất và tiêu dùng.
Thứ năm là sự cộng sinh giữa nền kinh tế mới và cũ. Sự cộng sinh này có thể quan sát được ở mọi nước với tỷ trọng cao hay thấp khác nhau. Sự cọ xát giữa những khác biệt cơ bản trong nền kinh tế củ và mới đã tạo ra nhiều mâu thuẫn xã hội với mức độ ngày càng căng thẳng thêm. Đồng thời, nó cũng là động cơ tích cực thúc đẩy tiến trình cải cách và tái cấu trúc:
Nền kinh tế mới sử dụng nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nói chung là tốt nghiệp đại học. Thu nhập của tầng lớp này ngày càng tăng nhanh, nâng cao khoảng cách giữa họ và tầng lớp lao động cũ. Trên thị trường chứng khoán, sự khác biệt trong việc định giá cổ phiếu của các công ty thuộc nền kinh tế mới so với các công ty thuộc nền kinh tế cũ tăng rất cao. Giá trị trên thị trường chứng khoán của các công ty thuộc nền kinh tế mới vì vậy đã tăng gấp nhiều lần trong những năm qua, biến chúng thành những công ty lớn nhất thế giới. Điều này thể hiện nâng cao nền kinh tế mới; thế nhưng mặt trái của nó là nhu cầu nhân dụng thấp, phần lớn tập trung vào lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Một sự khác biệt quan trọng khác là môi trường pháp lý và quy chế, do cung cấp những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới, các công ty trong nền kinh tế mới bị trói buộc bởi luật lệ, quy chế được hình thành qua bao nhiêu đời của nền kinh tế cũ. Trong trường hợp của Nhật, khu vực công nghệ tin học tăng trưởng 12% /năm, năng suất tăng 7%, trong khi nói chung nền kinh tế lại rơi vào suy thoái; các công ty trong nền kinh tế cũ vẫn bị đè bẹp bởi nạn “ba dư thừa”
Thứ sáu là sự hội tụ của nhiều ngành công nhiệp:
Trong nền kinh tế mới, có sự hội tụ của nhiều ngành công nghiệp, không những để hình thành những công nghiêp mới mà còn thay đổi cách tổ chức hoạt động của cả nền kinh tế. Rõ ràng nhất là sự hội tụ giữa các công nghiệp tính toán, công nghiệp viễn thông. Về mặt kỹ thuật có ba loại hội tụ. Biểu hiện cho quá trình hội tụ này là việc các công ty thuộc các ngành công nghiệp nói trên đã hợp nhất với nhau để hình thành những doanh nghiệp lớn, có thể cung cấp một cách tối ưu vừa khả năng chuyển tải và xử lí dữ liệu, vừa nội dung thông tin chủ yếu dựa trên mạng internet toàn cầu. Nó tạo ra nhiều hướng, cơ hội và điều kiện nghiên cứu, phát minh trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau. Nó cũng tăng tốc độ phổ biến và khả năng lan tràn ảnh hưởng của các phát minh khoa học kỹ thuật lên các mặt hoạt động của xã hội.
Thứ bảy là một nền kinh tế nối mạng toàn cầu:
Việc tăng hiệu năng kinh doanh trong sản xuất và phân phối lớn. Hệ thống nối mạng này càng mở càng có nhiều thành viên trên khắp thế giới, thì nó càng hữu ích và có giá trị cho mỗi thành viên. Do đó nó có thể tạo ra lợi ích cho cả hai bên cả cung và cầu. Từ đó nó trở thành nhu cầu khách quan, mang lại lợi ích cho mọi người. Nền kinh tế nối mạng toàn cầu vì vậy vừa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh có hiệu năng kinh tế cao. Nhưng cũng làm cho sự cạnh tranh càng sâu sắc thêm, “Vừa cạnh tranh vừa hợp tác” đã trở thành nét tiêu biểu cho nền kinh tế nối mạng toàn cầu
Thứ tám là tăng tốc kết