Theo Hiến pháp Việt Nam các quyền và nghĩa vụcủa công dân được pháp
luật quy định một cách đầy đủvà được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phương châm “Sống và làm việc
theo Hiến pháp và Pháp luật”, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho công dân có
quyền tham gia thực sựvào công việc quản lý Nhà nước và quản lý xã hội trên
tinh thần mởrộng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bằng cách ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật quy định cụthểvềcác quyền cơbản của công
dân, nội dung, trình tựbảo vệkhi quyền của họbịxâm phạm Trong đó nổi bật
nhất vềluật hình thức là Bộluật tốTụng Dân Sự2004 (BLTTDS). Có thểnói sự
ra đời của Bộluật này không chỉ đánh dấu sựphát triển vềmặt lập pháp ởnước
ta, mà còn thểhiện một cách quán triệt chủtrương bảo vệquyền và lợi ích hợp
pháp của công dân trong quá trình tham gia tốtụng. Bộluật tốtụng dân sựlà cơ
sởpháp lý quan trọng đểcác chủthểkhi tham gia tốtụng có những cái nhìn đúng
đắn, có những hành vi phù hợp, cách cưxửchuẩn mực Sao cho qua đó có thể
thực hiện tốt quyền và nghĩa vụcủa mình.
Tuy nhiên, trên thực tếkhông phải ai cũng có thểthấy được quyền này.
Thậm chí có những trường hợp mặc dù thấy rõ đó là quyền của mình nhưng họ
cũng không biết phải làm sao đểcó thểsửdụng quyền đó vào trong các trường
hợp cụthể Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình
trạng bỏlọt những sai phạm ngoài vòng pháp luật, có khi gây hàm oan cho người
khác Đểkhắc phục tình trạng này, không chỉcó một hệthống pháp luật hoàn
chỉnh là đủmà còn phải làm nhưthếnào đểnhững quy định đó đến được với
nhân dân, đểnhân dân hiểu được các quyền và nghĩa vụcơbản của mình. Xuất
phát từnguyên nhân trên, ởchương này đềtài sẽgiới thiệu một cách chung nhất,
khái quát nhất những kiến thức lý luận cần thiết khi tham gia vào hoạt động tố
tụng dân sự ởViệt Nam.
95 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sựtrong luật tố tụng dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT – BỘ MÔN TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỜI HẠN, THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT VỤ
ÁN DÂN SỰ TRONG LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trương Thanh Hùng Quách Ngọc Ly Nhân
MSSV: 5043986
Lớp: Luật thương mại – K30
Cần Thơ – 5/2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời Bác có dạy mỗi cán bộ, công chức của ngành Tòa án phải thực sự
là người “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, phải “hiểu dân, gần dân, giúp
dân và học dân”. Hưởng ứng lời dạy đó ngày nay cả nước- đặc biệt là các cán bộ
công chức ngành Tòa án đang tích cực tham gia vào cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách
thức nhưng với những nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
nền kinh tế của nước ta trong những năm qua không ngừng phát triển đạt được
những thành tựu quan trọng; an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng không ngừng
được giữ vững; văn hóa, nghệ thuật thì ngày thêm nhiều cải tiến; Bộ máy chính
trị cũng được kiện toàn ngày càng hoàn thiện hơn. Tất cả đã tạo nên một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một
nước Việt Nam có uy tín và vị thế cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Có
thể khẳng định rằng với những thành tựu quan trọng này đáng để nhân dân ta tự
hào và tin tưởng vào đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và sự phát triển của
đất nước ta.
Riêng với ngành Tòa án nhân dân, chúng ta lại càng thấy phấn khởi hơn
trước những thành tích và kết quả mà ngành đã đạt được. Trong điều kiện còn
nhiều khó khăn này, nhất là đội ngũ cán bộ còn thiếu, cơ sở vật chất và phương
tiện làm việc còn nghèo nàn, trong khi số lượng các vụ án phải giải quyết là khá
lớn và ngày một gia tăng, ngành Tòa án đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác đề
ra, đồng thời tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp như nâng
cao chất lượng tố tụng tại phiên tòa, khẩn trương hoàn thành việc giao thẩm
quyền xét xử mới cho Tòa án cấp huyện, tăng cường công tác giải quyết đơn, thư
khiếu nại, tố cáo của công dân… những kết quả đạt được của ngành Tòa án đã
góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng cần phải
nhận thức sâu sắc rằng: Quá trình đi lên của nước ta dù có nhiều thuận lợi nhưng
cũng gặp không ít những khó khăn. Nền kinh tế tuy có sự tăng cao, nhưng vẫn
còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Đất nước dù đang phát triển nhưng tiêu cực xã
hội cũng ngày một tăng theo. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm
mọi thủ đoạn để chống đối ta, bằng cách này hay cách khác nhưng dưới những
chiêu bài dân chủ, tôn giáo và nhân quyền…chúng sẵn sàng phá hoại đất nước ta,
phá hoại công cuộc xây dựng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đeo đuổi.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
2
Riêng trong lĩnh vực tư pháp tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến rất đa
dạng, các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại, lao động phát triển ngày một
nhiều, với tính chất ngày càng phức tạp. Đã đặt ra cho Tòa án những nhiệm vụ
rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau
mà việc xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án chưa
đáp ứng được yêu cầu xét xử trong tình hình mới của cải cách tư pháp và hội
nhập quốc tế, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ,
công chức Tòa án còn yếu, nhiều quy định của pháp luật chỉ mang tính chung
chung, thậm chí có những quy định xa rời với thực tiễn. Chính điều đó đã làm
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử vụ án, gây ra tình trạng các bản án,
quyết định của Tòa án không khách quan, nghiêm chỉnh, làm mất uy tín của Tòa
án, làm mất lòng tin của nhân dân…
Đứng trước tình hình đó, đã đặt một vấn đề cấp bách là phải tìm ra cách để
xây dựng và hoàn thiên hệ thống pháp luật sao cho thống nhất, công khai, minh
bạch và khả thi trong thực tế. Mà trọng tâm trước hết là hoàn thiện những quy
định tố tụng dân sự để đảm bảo các hoạt động tố tụng của Tòa án được diễn ra có
hệ thống, đồng bộ, đúng với trình tự, thủ tục mà pháp luật đã đưa ra. Chính điều
đó mà Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đầu tiên đã được ra đời. Với những quy
định đã được ghi nhận, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được xem như là luật hình
thức của luật nội dung dân sự. Bộ luật không chỉ ghi nhận quyền và nghĩa vụ cụ
thể của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan khi tham gia vào quan hệ tố tụng,
mà còn quy đinh chặt chẽ về trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án dân sự tại Tòa
án. Qua đó đã chính thức thừa nhận quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức do Bộ luật này quy định khi có yêu
cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Có thể nói đây là một quyền rất
quan trọng nhưng trên thực tế không phải ai cũng nhận thức đúng quyền hạn này
của mình, và cũng không phải bao giờ cơ quan Tòa án cũng áp dụng đúng quy
định của pháp luật để bảo vệ quyền của họ. Chính điều đó mà khi có phát sinh
các tranh chấp, các chủ thể không nên bỏ mặc việc giải quyết cho Tòa án, mà cần
phải có sự tìm hiểu, xem xét các quy định của pháp luật có liên quan đến tranh
chấp của mình để từ đó có cách lựa chon giải quyết cho thích hợp. Trong trường
hợp không thể tự giải quyết được với nhau, các đương sự này có quyền đem ra
Tòa án. Khi đó họ cũng phải tìm hiểu xem thời hạn để được khởi kiện của mình
còn hay hết? nếu khởi kiện thì tranh chấp của họ phải được giải quyết trong bao
lâu? Giả sử không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết thì họ
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
3
được quyền kháng cáo, kháng nghị vào thời gian nào? Hoặc khi có thêm những
chứng cứ mới hay phát hiện ra có vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết thì
họ được kháng nghị vào lúc nào?…Và khi nắm vững được các điều đó thì dù
nhiều hay ít quyền lợi của họ cũng được bảo đảm một phần. Do đó ta thấy rằng
việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu trong giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa
rất quan trọng. Đôi khi một vụ án trở nên phức tạp hay đơn giản cũng là do một
phần việc xác định thời hạn, thời hiệu có chính xác hay không. Có khi chỉ xác
định sai một ngày, hay một giờ cũng đủ để làm mất quyền khởi kiện của đương
sự, từ đó bỏ lọt những vi phạm ngoài vòng pháp luật, gây hàm oan cho người
khác.. và đây cũng chính là lí do để người viết lựa chọn đề tài “thời hạn, thời
hiệu để giải quyết vụ án dân sự”. Với đề tài này tác giả mong muốn giúp cho
người đọc có được cái nhìn tổng quát, rõ ràng về những quy định cần thiết liên
quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Qua đó giúp họ không bị
lúng túng khi tham gia vào mối quan hệ này, và trong trường hợp cần thiết có thể
tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, tránh để xảy ra những hậu quả
không đáng có về sau…
Giới hạn đề tài: Tuy nhiên, vì lượng kiến thức lý luận và kinh nghiệm
thực tế còn quá ít mà những quy đinh liên quan đến thời hạn, thời hiệu để giải
quyết vụ án dân sự là khá nhiều, trong đó có những quy định thật sự cần thiết
nhưng cũng có những quy định chỉ mang tính hình thức nhất định nào đó mà
thôi. Vì lẽ đó với mục đích giúp cho người đọc có thể nắm vững một cách cơ bản
nhất, cốt yếu nhất những quy đinh về thời hạn, thời hiệu cần phải có khi phát sinh
tranh chấp có yêu cầu Tòa án giải quyết mà người viết chỉ trình bày những quy
định tổng quát liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự từ khi
khởi kiện đến thi hành án đối với các vụ án dân sự không có yếu tố nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu: Để có thể làm tốt đề tài, trong quá trình nghiên
cứu, trình bày người viết đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp luật viết: Phương pháp này đã giúp cho
người viết khái quát tóm lược những ý chính của vấn đề, từ đó vận dụng những
kiến thức đã nắm được áp dụng vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vấn đề
đã đưa ra.
- Phương pháp duy vật biện chứng chủ nghĩa Mac- Lenin: Thông qua việc
tìm hiểu các quan điểm, các quy luật của quá trình vận động xã hội mà Mac lênin
đã đưa ra giúp người viết nhận thức được sự vận động của cuộc sống, qua đó
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
4
nhận thức rõ hơn vì sao cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp
với vận động của xã hội.
- Phương pháp lịch sử: Để xác định rõ thời gian, trình tự của vấn đề mà
mình sẽ trình bày sao cho phù hợp với sự phát triển lịch sử của nó.
- Phương pháp so sánh: Để thấy rõ về sự phát triển, thay đổi của vấn đề qua
từng giai đoạn từ đó thấy rõ những nguyên nhân, ưu điểm, khuyết điểm của
những sự khác nhau đó mà có quyết định lựa chọn quy định nào cho phù hợp
nhất.
- Phương pháp logích: Trong phân tích vấn đề, cũng như trình bày đề tài và
phân tích đề tài sao cho hợp lí nhất.
- Phương pháp chứng minh: Thông qua việc dẫn chứng thực tiễn để thuyết
phục người đọc nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng hơn.
- Phương pháp thống kê xã hội: Để chứng minh cho những gì mà người
viết đang trình bày.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm chọn lọc những loại tài liệu có
nội dung liên quan để làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đạt
được kết quả tốt hơn.
Tóm lại, với mong muốn giúp cho các chủ thể khi tham gia vào mối quan
hệ tố tụng dân sự hoặc các bạn đọc có yêu cầu tìm hiểu những quy định về thời
hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự có thể hiểu rõ và nắm vững được những
kiến thức pháp lý cơ bản. Để qua đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết
cho việc giải quyết vụ án đựơc diễn ra tốt đẹp vừa đúng với ý đồ của nhà làm
luật, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang cần. Mà đề tài này được nghiên
mang ý nghĩa thực tiễn là: Thứ nhất, đối với ngành Tòa án một khi việc áp dụng
các quy định này được thực hiện một cách triệt để thì sẽ góp phần quan trọng vào
việc đẩy lùi tình trạng án dân sự tồn đọng quá lớn như hiện nay. Mặt khác, vì nó
được xem là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm,
quyền hạn của ngành Tòa án. Nên một khi việc xây dựng những quy định này là
phù hợp, rõ ràng… thì bắt buộc các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ theo. Do
đó, với những hạn chế còn tồn tại trong Bộ luật tố tụng dân sự mà đề tài đã đưa
ra có thể xem là những đóng góp để ngành Tòa án nhanh chóng khắc phục kịp
thời, đẩy nhanh tiến trình xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh, cán bộ
Tòa án nghiêm chỉnh, công minh. Thứ hai, đối với các bên tranh chấp dân sự.
Nếu họ có thể hiểu và nắm vững những vấn đề đã được đưa ra phân tích trong đề
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
5
tài sẽ có ý nghĩa quan trọng cho họ nhận thức được quyền hạn, trách nhiệm của
mình là đến đâu, khi phát sinh thì họ phải làm gì? Khi hết hạn thì hậu quả ra
sao?…mà từ đó có thể lựa chọn những giải pháp đúng đắn nhằm bảo vệ kịp thời,
đúng lúc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ ba, đối với Đảng, Nhà nước,
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì những quy định này cũng là những cơ sở
pháp lý để hỗ trợ các chủ thể này kiểm tra, giám sát hoạt động của Tòa án có
đúng với thời hạn, thời hiệu hay không?. Nếu không đúng thì có thể phát hiện kịp
thời nhằm khắc phục sớm hậu quả. Còn trong trường hợp làm tốt thì có hình thức
khen thưởng để khuyến khích Tòa án hoạt động được tốt hơn. Bên cạnh đó, đối
với những hạn chế đã đựơc chỉ ra, Quốc hội có thể xem xét lại để tìm ra hướng
quy định sao cho phù hợp nhất. Cuối cùng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác dù không tham gia tranh chấp nhưng nếu có thể biết và nắm rõ nội dung các
vấn đề mà đề tài đã trình bày cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ
đựơc vững tin hơn về những kiến thức pháp lý cần phải có. Nếu khi có tranh
chấp dân sự phải ra tòa giải quyết thì họ cũng biết được phải làm những gì? làm
như thế nào? Và làm vào lúc nào? Hơn thế là khi đã trở thành chủ thể trong quan
hệ tố tụng thì họ đựơc tiếp tục hưởng quyền lợi của các đượng sự khi đã nắm
vững quy định này.
Kết cấu luận văn: Gồm 88 trang đựơc chia ra làm 2 chương.
Chương 1: Khái quát chung về luật tố tụng dân sự. Ở chương này chủ
yếu là giới thiệu một cách khái quát về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết để xây
dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Cũng như các khái niệm có liên quan khi giải quyết
vụ án dân sự.
Chương 2: Chế định pháp lý và thực tiễn áp dụng thời hạn, thời hiệu
giải quyết vụ án dân sự. Trình bày về những quy định của pháp luật liên quan
đến thời hạn, thời hiệu, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó vào giải
quyết từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên, do đặc điểm giới hạn của đề tài là chỉ trình
bày những vấn đề liên quan đến thời hạn, thời hiệu. Mà quy định này thì lại có rất
nhiều ở tất cả các giai đoạn. Nên để tránh sự lặp lại không cần thiết, cũng như
mong muốn người đọc nắm rõ từng vấn đề mà trong chương này người viết cũng
đã đưa ra một số tồn đọng và phương hướng khắc phục ở dạng tổng quát. Mà
theo tác giả nếu giải quyết được những khuyết điểm này kết hợp với những
phương hướng khắc phục trong quy định thời hạn, thời hiệu sẽ góp phần quan
trọng vào tiến trình hoàn thiện các chế định về thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ
án dân sự. Qua đó hoàn thiện hơn Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
6
Sinh viên thực hiện
Quách Ngọc Ly Nhân
Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
7
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Theo Hiến pháp Việt Nam các quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp
luật quy định một cách đầy đủ và được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phương châm “Sống và làm việc
theo Hiến pháp và Pháp luật”, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho công dân có
quyền tham gia thực sự vào công việc quản lý Nhà nước và quản lý xã hội trên
tinh thần mở rộng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bằng cách ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật quy định cụ thể về các quyền cơ bản của công
dân, nội dung, trình tự bảo vệ khi quyền của họ bị xâm phạm…Trong đó nổi bật
nhất về luật hình thức là Bộ luật tố Tụng Dân Sự 2004 (BLTTDS). Có thể nói sự
ra đời của Bộ luật này không chỉ đánh dấu sự phát triển về mặt lập pháp ở nước
ta, mà còn t