Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân gây nên thất bại thị trường, trạng thái mà ở đó thị trường không đạt được sự phân phối các nguồn lực tối ưu.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
George Akerlof đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm “thông tin bất cân xứng” trong nghiên cứu của mình về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông gọi là “Lemon Market”. Từ việc phát triển lý thuyết mà Akerlof nêu ra, các nhà kinh tế học Michael Spence và Joseph Stiglitz đã phân tích biểu hiện cũng như biện pháp khắc phục vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động.
Và ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu khắp các thị trường và đòi hỏi mỗi thị trường cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày về thông tin bất cân xứng cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Nội dung mục II trình bày khái quát về vấn đề thông tin bất cân xứng với hai hệ quả là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Sang phần III, biểu hiện của hai hệ quả này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Và mục IV là tác động của thông tin bất cân xứng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như những giải pháp mà các ngân hàng đang thực hiện.
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thông tin bất cân xứng ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỀ HUẾ
KHOA KỂ TOÁN – TÀI CHÍNH
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Mai Lê Thanh Trúc
Thực hiện: - Bùi Thị Anh
Nguyễn Công Duật
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Phan Thị Quỳnh Nhi
Trần Thị Thanh Thủy
Nguyễn Sơn Trà
Huế, 2011
MỤC LỤC
Mở đầu
Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân gây nên thất bại thị trường, trạng thái mà ở đó thị trường không đạt được sự phân phối các nguồn lực tối ưu.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
George Akerlof đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm “thông tin bất cân xứng” trong nghiên cứu của mình về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông gọi là “Lemon Market”. Từ việc phát triển lý thuyết mà Akerlof nêu ra, các nhà kinh tế học Michael Spence và Joseph Stiglitz đã phân tích biểu hiện cũng như biện pháp khắc phục vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động.
Và ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu khắp các thị trường và đòi hỏi mỗi thị trường cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày về thông tin bất cân xứng cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Nội dung mục II trình bày khái quát về vấn đề thông tin bất cân xứng với hai hệ quả là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Sang phần III, biểu hiện của hai hệ quả này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Và mục IV là tác động của thông tin bất cân xứng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như những giải pháp mà các ngân hàng đang thực hiện.
Khái quát về thông tin bất cân xứng
Khái niệm về thông tin bất cân xứng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại.
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó
Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó. Nói một cách khác, nếu như không tồn tại tình trạng bất cân xứng đối với việc tiếp cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trường được hiểu là "cân xứng" về thông tin.
Tóm lại, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch.
Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi (adverse selection) và tâm lý ỷ lại (moral hazard). Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổ hại cho bên ít thông tin hơn. Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.
Hai hệ quả của thông tin bất cân xứng
Lựa chọn bất lợi
Khái niệm lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi (hay còn gọi là lựa chọn ngược, lựa chọn trái ý, lựa chọn đối nghịch) là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng
Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi thực hiện giao dịch mà bên có nhiều thông tin có thể gây ra tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.
Lựa chọn bất lợi là trục trặc của yếu tố cơ hội chủ nghĩa trước hợp đồng; nó nảy sinh vì thông tin riêng mà người thực hiện "giao dịch" có trước khi họ ký hợp đồng, trong lúc đang tính toán xem việc thực hiện "giao dịch" thì có lợi hay không.
Lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng.
Lựa chọn bất lợi là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt.
Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó, người ta có thể tìm được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra. Nhưng trong điều kiện thông tin phi đối xứng, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn.
Biểu hiện của lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi xảy ra ở hầu khắp các thị trường mà biểu hiện của nó có thể được nhận thấy ở các thị trường tiêu biểu như thị trường mua bán đồ cũ, thị trường lao động, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán…
Lựa chọn bất lợi trong thị trường mua bán đồ cũ
Trong quá trình nghiên cứu tình huống mua bán xe Ô tô trên thị trường, Akerlof giả định rằng: xác suất để mua xe tốt là q thì xác suất mua xe xấu là (1-q) (thị trường được phân loại xe tốt và xấu). Khi đó mức giá trung bình(P) được giả định mua xe là:
P = P1q + P2(1-q)
Trong đó: P1 là giá xe tốt; P2 là giá xe xấu.
Ông lại cho rằng người mua xe tiềm năng xem mức giá của các loại xe tốt hay xấu là ngang nhau, vì họ không thể phân biệt đặc tính của xe nên họ chỉ có thể mua xe (bất kể tốt hay xấu) tại mức giá trung bình trên thị trường. Thực tế, đối với xe tốt thì giá cao hơn mức giá trung bình. Vì thế tại mức giá trung bình đó chỉ có những xe xấu được giao dịch. Khi đó xác suất để mua xe tốt bây giờ là q’ < q. Như vậy người mua thường là mua được những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong trường hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu và người bán lại không thể bán được do giá bán thấp hơn chất lượng xe tốt.
Thị trường mua bán đồ cũ (hay những sản phẩm chất lượng kém) được nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof nghiên cứu và công bố trong bài "The Market for 'Lemons': Quality Uncertainty and the Market Mechanism" trên tạp chí Quarterly Journal of Economics. Trong bài viết của mình, Akerlof đã gọi thị trường mua bán đồ cũ là “Lemon Market”.
Trên thị trường lemon, người bán là phía có đủ thông tin về chất lượng hàng hóa trong khi người mua là phía không có đủ thông tin. Người bán biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng này và nó kích thích anh ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất lượng với giá như hàng hóa chất lượng còn tốt. Người mua cũng biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin phi đối xứng nên cố gắng để khỏi bị hớ bằng cách chọn mua các hàng hóa cũ giá trung bình với lập luận rằng trong trường hợp bị mắc lừa thì cũng không đến nỗi thiệt hại lắm. Hậu quả là, cả hàng hóa cũ chất lượng tốt và giá cao với hàng hóa mất chất lượng được bán với giá cao như của hàng còn tốt đều khó bán được. Xét trên bình diện toàn xã hội, cả người bán lẫn người mua đều không được lợi; phúc lợi xã hội bị giảm. Đây là một minh chứng của việc cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tối đa hóa phúc lợi. Nói cách khác, đây là một thất bại thị trường.
Lựa chọn bất lợi trong thị trường lao động
Trong thị trường lao động, việc thuê lao động là một quyết định đầu tư không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà người tuyển dụng không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Vì thế việc thuê lao động có thể thuê được lao động có chất lượng hoặc không. Kết quả là cả người lao động có trình độ thấp và trình độ cao đều được thuê với mức lương trung bình. Với mức lương đó, người lao động có trình độ cao trở nên khó tìm việc hơn do tính cạnh tranh cũng như mức lương không tương xứng trong khi người lao động có trình độ thấp lại dễ dàng được nhà tuyển dụng chấp nhận do không đòi hỏi quá nhiều.
Như vậy, nhà tuyển dụng rơi vào tình trạng lựa chọn bất lợi do không có đầy đủ thông tin và đưa ra những quyết định sai lầm khi tuyển dụng lao động có trình độ thấp với mức lương cao hơn mức lương mà họ đáng được nhận.
Lựa chọn bất lợi trong thị trường bảo hiểm
Trong thị trường bảo hiểm, bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả bảo hiểm cao cho khách hàng ít nguy cơ. Song họ lại có ít thông tin về thứ họ được đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm cung cấp những thông tin không trung thực, thì công ty bảo hiểm có thể sẽ ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm nhiều nguy cơ. Ví dụ, người mua bảo hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình trạng sức khỏe tồi (ung thư) của mình, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một người sắp chết.
Một kết quả tương tự cũng có thể xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Nhà bảo hiểm vì một lẽ gì đó không cung cấp đầy đủ thông tin cho người được bảo hiểm (có thể do ý nghĩ người được bảo hiểm đã hiểu rõ về loại sản phẩm bảo hiểm đó rồi hay cũng có thể do cố tình che dấu những hạn chế của hợp đồng bảo hiểm đó)...trong khi người được bảo hiểm lại hiểu theo một nghĩa khác về ngôn từ, điều khoản bảo hiểm do tính khó hiểu của bảo hiểm, vì thế xuất hiện mâu thuẫn về thông tin. Kết quả là người mua bảo hiểm có thể lựa chọn những nhà cung cấp bảo hiểm không thực sự uy tín do những công ty này cung cấp thông tin không đầy đủ (vô ý hoặc cố ý) cho người mua.
Dù xảy ra theo chiều hướng nào thì bên có ít thông tin đều vấp phải sự lựa chọn đối nghịch do vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra.
Lựa chọn bất lợi trong thị trường chứng khoán
Điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong muốn là lợi nhuận, đối với thị trường chứng khoán lợi nhuận được thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá thấp bán với giá cao (lợi vốn) hoặc đạt được giá trị cổ tức (lợi tức) kỳ vọng mà nhà đầu tư dự kiến. Nếu kết quả đầu tư của nhà đầu tư không hiệu quả tức nhà đầu tư vi phạm những điều đã nói trên, thì ít nhiều đã tồn tại thông tin bất cân xứng trong hoạt động đó và hệ quả của nó là chi phí lựa chọn bất lợi mà nhà đầu tư phải gánh chịu.
Thông thường trong hoạt động mua bán, người bán là người nắm rõ thông tin về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh chịu. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm thế chủ động hơn so với nhà đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng của mình là Định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản: Giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản ròng chia cho tổng số cổ phiếu phát hành
Định giá cổ phiếu theo cổ tức: Giá cổ phiếu bằng D1/r hoặc D1/(r-g). Trong đó D1 là cổ tức năm 1, r là suất chiết khấu, g tốc độ tăng trưởng đều của cổ tức.
bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Vì ngoài phương pháp xác định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản, còn có phương pháp xác định giá cổ phiếu theo cổ tức. Thế nên, nếu nhà đầu tư không xác định chính xác cổ tức kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.
Tâm lý ỷ lại
Khái niệm
Tâm lý ỷ lại (hay còn gọi là rủi ro đạo đức) là kết quả của hành vi bị che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng.
Tâm lý ỷ lại là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Tâm lý ỷ lại là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin bất cân xứng.
Tâm lý ỷ lại là hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng, phát sinh do các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và vì thế những người thực hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác.
Tâm lý ỷ lại nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
Để có sự tồn tại của tâm lý ỷ lại, ba điều kiện phải được thỏa mãn:
Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên;
Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ ra mâu thuẫn về quyền lợi;
Thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều kiện thỏa thuận có đúng là được tuân thủ và thực hiện hay không.
Biểu hiện của tâm lý ỷ lại
Với ba điều kiện cho sự tồn tại của tâm lý ỷ lại, biểu hiện của nó có thể được nhận thấy trong các thị trường mà tại đó các điều kiện thỏa thuận trong giao dịch cần có thời gian để thực hiện, tức là những thị trường có độ trễ về thời gian giữa việc ký kết hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng.
Tâm lý ỷ lại trong thị trường lao động
Ở thị trường lao động, khi tuyển dụng lao động, ta nhận được những bản đăng kí rất hấp dẫn từ phía những người đi xin việc. Xét duyệt những bản đăng kí đó ta chọn ra những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và hứng thú với công việc của công ty rồi thực hiện kí hợp đồng với họ. Tuy nhiên, những người đó sau khi đã được nhận vào làm đã phát sinh tâm lý ỷ lại, họ không đặt lợi ích công ty gắn với lợi ích cá nhân, không thật sự nhiệt tình với công việc như trong các bản đăng kí. Họ sẵn sàng làm những công việc mang lại lợi ích riêng cho mình dù có tổn hại đến lợi ích chung của công ty và công ty chính là phía gánh chịu những thiệt hại phát sinh từ tâm lý ỷ lại đó của những lao động mà công ty đã tuyển dụng.
Tâm lý ỷ lại trong thị trường bảo hiểm
Với các hợp đồng mua bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh từ phía người đi mua bảo hiểm. Cụ thể là những người mua bảo hiểm có thể sẽ chủ quan hơn, bất cẩn hơn đối với các khoản đã được bảo hiểm. Chính vì thế mà phía công ty bảo hiểm sẽ bị thiệt vì phải bồi thường cho những rủi ro không đáng có được sinh ra từ tâm lý ỷ lại của khách hàng.
Chẳng hạn, Công ty A mua 1 chiêc tàu biển để phục vụ mục đích kinh doanh và công ty cũng đã đóng bảo hiểm thân tàu cho chiếc tàu này, tức là những rủi ro gặp phải liên quan đến thân tàu sẽ được bồi thường thiệt hại. Điều đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại từ phía người sở hữu chiếc tàu. Họ có thể chủ quan hơn và không ý thức cao trong việc bảo vệ, giữ gìn chiếc tàu so với trường hợp không đóng bảo hiểm cho chiếc tàu đó.
Tâm lý ỷ lại trong thị trường chứng khoán
Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu những người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty. Tâm lý ỷ lại của những người đại diện đó sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu thấp bởi vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên vốn góp là thấp. Và trong trường hợp những người đại diện vì theo đuổi mục đích nào đó để làm lợi riêng cho bản thân mà gây tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư-bên kém ưu thế về thông tin sẽ là người gánh chịu những rủi ro phát sinh từ tâm lý ỷ lại của những người đại diện đó.
Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát.
Cơ chế phát tín hiệu
Michael Spence là người đầu tiên nêu lên cơ chế phát tín hiệu trong việc xử lý tác động của thông tin bất cân xứng.
Cơ chế phát tín hiệu là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp.
Spence lấy ví dụ bằng thị trường lao động. Người bán là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không thể đạt được.
Đối với thị trường tài chính, để giao dịch được hiệu quả thì người đi vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ về khách hàng của mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp này là: Uy tín của công ty, qui mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo vv, ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay…
Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì, v.v… Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao và hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của nó.
Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đông... đó đều là những cách phát tín hiệu trên thương trường.
Cơ chế sàng lọc
Trên cơ sở lý thuyết của Michael Spence về vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động, J. Stiglitz đã phát triển lý thuyết của mình và nêu lên biện pháp khắc phục những hạn chế do thông tin bất cân xứng gây ra.
Theo Stiglitz, bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Cơ chế sàng lọc mà Stiglitz nêu lên không chỉ được ứng dụng trong thị trường lao động mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thị trường khác nhau.
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợ