Trong hơn hai thập kỷ qua, lý thuyết về các thị trường với thông tin không cân xứng (asymetric information) đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và sống động trong nghiên cứu kinh tế. Ngày nay, các mô hình với thông tin không hoàn hảo (imperfect information) là những công cụ không thể thiếu của các nhà kinh tế. Mô hình này có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, từ các thị trường nông nghiệp truyền thống ở các nước đang phát triển đến các thị trường tài chính hiện đại ở các nền kinh tế phát triển. Nền tảng của lý thuyết này được thiết lập vào những năm 1970 do công lao của ba nhà kinh tế: George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz – những người được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2001 nhờ “những phân tích về các thị trường với thông tin cân xứng”.
George Akerlof , bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachuset – MIT năm 1966, là giáo sư tại Học viện Thống kê Ấn Độ và Trường Kinh tế London. Từ 1980 là giáo sư kinh tế danh dự của Đại học California tại Berkeley.
Michael Spence , đạt học vị Tiến sĩ ở Harvard năm 1972, là giáo sư tại Harvard và Trường Kinh Doanh, Đại học Stanford và cũng là Chủ nhiệm khoa của cả hai trường đại học này.
Joseph Stiglitz , giành học vị Tiến sĩ tại MIT năm 1967, là giáo sư tại Yale, Princeton, Oxford và Stanford, và Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 2001, là giáo sư Kinh tế học, Kinh doanh và các Vấn đề Quốc tế tại Đại học Columbia.
25 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5938 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thông tin bất cân xứng (asymmetric information), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 6:
PHẠM THỊ THANH THÚY
TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
CAO THỊ HUỆ
PHAN THỊ HỒNG NHI
MỤC LỤC:
Thông tin bất cân xứng 3
Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng 3
Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 5
Một số ví dụ về thông tin bất cân xứng 5
Hệ quả của thông tin bất cân xứng 6
Sự lựa chọn bất lợi 6
Rủi ro đạo đức 8
5. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng 9
a. Giải pháp lý thuyết. 9
b. Giải pháp thực tế 10
II. Tín dụng Ngân hàng thương mại 11
Khái niệm tín dụng 11
Tín dụng Ngân hàng 12
Phân loại tín dụng Ngân hàng 14
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 16
III. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại 16
Tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại 16
Tại sao các Ngân hàng thương mại phải xử lý vấn đề
thông tin bất cân xứng? 17
Nợ xấu là gì? 17
Tình hình nợ xấu 18
Nguyên nhân của nợ xấu 19
Hậu quả nợ xấu 20
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
trong tình trạng thông tin bất cân xứng 21
Giải pháp hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng 22
a. Về phía chính phủ 22
b. Về phía Ngân hàng 23
c. Về phía khách hàng 25
I. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG (ASYMMETRIC INFORMATION)
1. Giới thiệu sơ lược lý thuyết về thông tin bất cân xứng:
Trong hơn hai thập kỷ qua, lý thuyết về các thị trường với thông tin không cân xứng (asymetric information) đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và sống động trong nghiên cứu kinh tế. Ngày nay, các mô hình với thông tin không hoàn hảo (imperfect information) là những công cụ không thể thiếu của các nhà kinh tế. Mô hình này có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, từ các thị trường nông nghiệp truyền thống ở các nước đang phát triển đến các thị trường tài chính hiện đại ở các nền kinh tế phát triển. Nền tảng của lý thuyết này được thiết lập vào những năm 1970 do công lao của ba nhà kinh tế: George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz – những người được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2001 nhờ “những phân tích về các thị trường với thông tin cân xứng”.
George Akerlof , bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachuset – MIT năm 1966, là giáo sư tại Học viện Thống kê Ấn Độ và Trường Kinh tế London. Từ 1980 là giáo sư kinh tế danh dự của Đại học California tại Berkeley. Michael Spence , đạt học vị Tiến sĩ ở Harvard năm 1972, là giáo sư tại Harvard và Trường Kinh Doanh, Đại học Stanford và cũng là Chủ nhiệm khoa của cả hai trường đại học này. Joseph Stiglitz , giành học vị Tiến sĩ tại MIT năm 1967, là giáo sư tại Yale, Princeton, Oxford và Stanford, và Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 2001, là giáo sư Kinh tế học, Kinh doanh và các Vấn đề Quốc tế tại Đại học Columbia. 2001 - George A. Akerlof, A. Michael Spence, Joseph E. Stiglitz
Trong thực tế cuộc có nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà kinh tế học như: tại sao lãi suất thường có ở mức quá cao trên thị trường tín dụng địa phương ở các nước thuộc thế giới thứ ba? Tại sao khi muốn mua những chiếc xe hơi đã sử dụng, mọi người lại thường tìm đến các đại lý chứ không tìm đến người bán trực tiếp? Tại sao các chủ đất giàu có không phải gánh chịu toàn bộ rủi ro canh tác trong hợp đồng với những người thuê đất nghèo khó? Các câu hỏi này tuy có vẻ như là khác nhau nhưng về thực chất đều mô tả những hiện tượng có cùng bản chất và đã đặt ra một thách thức cho lý thuyết kinh tế. Những người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 đã đưa ra một cách giải thích mang tính tổng quát và mở rộng lý thuyết nhằm lý giải về sự tồn tại trên thực tế thông tin không cân xứng, tức là tình huống một số người trên thị trường thường có nhiều thông tin tốt hơn so với những người khác. Chẳng hạn, những người đi vay biết nhiều hơn về khả năng trả nợ của mình so với những người cho vay; người bán biết nhiều hơn người mua về chất lượng của chiếc xe mà anh ta định bán; những người mua hợp đồng bảo hiểm biết về rủi ro tai nạn đối với mình nhiều hơn công ty bảo hiểm; và những người thuê đất biết nhiều hơn chủ đất về hiệu quả công việc và các điều kiện canh tác của mình. a. G.A. Akerlof (1970)
Trong quá trình nghiên cứu tình huống mua bán xe Ô tô trên thị trường, Akerlof cho rằng người bán xe có tính chủ động hơn đối với người mua. Người bán có thể biết rõ đặc tính của chiếc xe mình muốn bán và muốn bán với giá cao. Người mua thường là mua được những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong trường hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu và người bán lại không thể bán được do giá bán thấp hơn chất lượng xe tốt.
Một phương cách để giảm bớt thông tin bất cân xứng trên thị trường là thông qua các tổ chức trung gian trên thị trường. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn thông tin sản phẩm đến với người mua như bảo hành, nhãn mác, thông số kỹ thuật… chính điều này đã làm cho các bên giao dịch cân bằng hơn về thông tin sản phẩm, khi đó giao dịch sẽ dễ dàng thực hiện.
b. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu
Tiếp tục phát triển lý thuyết của G.A. Akerlof, Spence đã nghiên cứu trên thị trường Lao động.
M. Spence xem việc thuê lao động là một quyết định đầu tư không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Vì thế việc thuê lao động có thể thuê được lao động có chất lượng hoặc không. Một trong những phương cách giúp người chủ thuê được lao động có năng lực đó là ông chủ có thể xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm,… của người lao động. Đó được gọi là những tín hiệu được phát ra của người lao động. Như vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ.
c. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc
Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của Michael Spence.
Theo Ông bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Nhiều đóng góp của Joseph Stiglitz đã làm thay đổi cách nghĩ của các nhà kinh tế học khác về hoạt động của các thị trường. Cùng với những đóng góp mang tính nền tảng của George Akerlof và Micheal Spence, cả ba tác giả đã thiết lập nên tư tưởng nòng cốt cho kinh tế học thông tin hiện đại.
2. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng:
Tìm hiểu về thông tin không hoàn hảo ( imperfect information)
Thông tin không hoàn hảo là tình trạng một hay nhiều người tham gia thị trường không có những thông tin họ cần để ra quyết định.
Thông tin không hoàn hảo bao gồm:
- Thông tin không đầy đủ.
- Thông tin không chính xác.
- Thông tin không thể thu thập được.
- Thông tin bị che dấu.
a. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại. (Trang từ điển Wikipedia).
b. ‘Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó.’ (Nguyễn Trọng Hoài, 2006).
c. Thông tin không đối xứng, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc quá cao.
3. Một số ví dụ về thông tin bất cân xứng:
Tình trạng thông tin bất cân xứng có thể xảy ra ở một số lĩnh vực như: Ngân hàng, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đồ cũ, thị trường nhà đất, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán....
a. Người buôn ngựa mang một con ngựa vừa già vừa xấu ra chợ. Bỏ một con lươn còn sống vào trong cổ họng của nó. Con ngựa sẽ thể hiện sự tràn đầy sức sống... Đó là những thủ đoạn lừa gạt.
b Thị trường chứng khoán có những hiện tượng bất cân xứng thông tin như:
- Doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi...
- Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư:ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi.
- Doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán;
- Có sự rò rỉ thông tin nội gián chưa hoặc không được phép công khai.
- Một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp.
- Một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp.
- Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác...
4. Hệ quả của thông tin bất cân xứng:
Ba dạng thất bại của thị trường được nhắc đến là: Các ngoại ứng (Externalities), hàng hóa công cộng (Public good), thông tin không đối xứng (Asymmetric Information). Nghĩa là nó đem lại tổn thất vô ích hay phúc lợi xã hội không lớn nhất, khi đó, thị trường chỉ có hàng xấu hoặc không tồn tại.
Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trường vì nó gây ra: sự lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại.
a. Sự lựa chọn bất lợi (sự lựa chọn ngược) - Adverse Selection - AS
a.1. Khái niệm:
- Lựa chọn bất lợi là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra.
- Lựa chọn bất lợi (lựa chọn ngược, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn trái ý) là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt.
- ‘Lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng’ (Nguyễn Trọng Hoài, 2006).
a.2 Khái quát:
Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó, người ta có thể tìm được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra.
Nhưng trong điều kiện thông tin bất cân xứng, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn.
a.3 Ví dụ:
- Trong ngành bảo hiểm:
Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả bảo hiểm cao cho khách hàng ít nguy cơ. Song họ lại có ít thông tin về thứ họ được đề nghị bảo hiểm hơn so với người mua bảo hiểm.
Nếu người mua bảo hiểm-biết rõ về vấn đề cần bảo hiểm-cung cấp những thông tin không trung thực, thì công ty bảo hiểm có thể sẽ có thể ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm nhiều nguy cơ.
Ví dụ, người mua bảo hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình trạng sức khỏe tồi (ung thư) của mình, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức khỏe tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một người sắp chết.
Hậu quả là: khách hàng có mức độ rủi ro cao được lợi.
- Trong giao dịch bất động sản:
Bên bán là bên có ưu thế thông tin về một lô đất hay ngôi nhà (gặp những điều kiện không tốt như: trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ ngập lụt, v.v…) còn bên mua có nhu cầu mua đất nhưng không đủ khả năng tìm hiểu về các thông tin liên quan-là bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là bên mua gánh chịu bất lợi khi mua phải đất hay nhà không tốt.
- Trong thị trường lao động:
Người xin việc là người biết rõ năng lực của mình. Trong khi người sử dụng lao động không biết được thực sự năng lực của người xin việc: họ có chất lượng cao hay thấp? Do đó, người lao động trình độ thấp có thể cung cấp thông tin không chính xác về mình, kết quả là họ được nhận làm việc với mức lương trung bình.
- Trong lĩnh vực ngân hàng:
Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay. Như vậy những người có nhiều khả năng đem lại kết quả không mong muốn lại là những người mong muốn trở thành một bên trong giao dịch. Ví dụ, những người liều lĩnh hay có động cơ lừa đảo thường là những người hăm hở chấp nhận khoản vay, bởi vì họ biết rõ rằng khả năng trả lại khoản vay là khó hoặc không xảy ra. Ngân hàng là người không có thông tin đầy đủ về khách hàng, không biết rõ về khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, sự lựa chọn đối nghịch có thể xảy ra làm tăng khả năng khoản tín dụng sẽ được cấp cho người có rủi ro cao, ngược lại, người cho vay có thể từ chối bất kỳ khoản tín dụng nào cho những người đáng tin cậy trên thị trường.
- Trong giao dịch chứng khoán:
Một số nhà đầu tư không biết rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: công ty hoạt động có hiệu quả hay không? Công ty biết rõ về tình hình kinh doanh của mình, nếu họ cung cấp thông tin không chính xác, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua cổ phiếu (hoặc trái phiếu) của công ty này. Kết quả là chỉ có công ty hoạt động kém bán được cổ phiếu, thị trường cổ phiếu trở nên kém hiệu quả.
- Hay, những hoạt động giao dịch nội bộ (người trong công ty phát hành chứng khoán và người thân quen với họ có cơ hội tiếp cận các thông tin không công bố về công ty, từ đó có ưu thế thông tin trong giao dịch chứng khoán với người kém ưu thế thông tin).
- Thị trường những quả chanh là ví dụ điển hình về sự lựa chọn bất lợi.
a.4. Phân tích thị trường những quả chanh:
G.A. Akerlof nghiên cứu thị trường xe hơi cũ. Ông giả định rằng: trên thị trường xe hơi cũ chỉ có xe tốt và xe xấu. Nếu xác suất để mua xe tốt là q thì xác suất mua xe xấu là (1-q).
Khi đó mức giá trung bình (P) được giả định mua xe là: P = P1*q + P2*(1-q).
Trong đó: P1 là giá xe tốt; P2 là giá xe xấu.
Ông lại cho rằng người mua xe tiềm năng xem mức giá của các loại xe tốt hay xấu là ngang nhau, vì họ không thể phân biệt đặc tính của xe nên họ chỉ có thể mua xe (bất kể tốt hay xấu) tại mức giá trung bình trên thị trường. Nghĩa là họ đánh giá cao hơn giá xe xấu và đánh giá thấp hơn giá xe tốt.
Thực tế, đối với xe tốt thì giá cao hơn mức giá trung bình. Rõ ràng, người bán hàng luôn luôn hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình so với khách hàng tiềm năng – anh ta đã bị khổ sở vì hỏng hóc, thay bộ lọc, sửa chữa xe.
Nếu người bán bán xe tốt với mức giá trung bình thì họ sẽ thua lỗ, trong khi bán xe xấu với giá trung bình thì họ sẽ có lợi nhuận cao hơn. Vì thế tại mức giá trung bình đó chỉ có những xe xấu được giao dịch.
Khi đó xác suất để mua xe tốt bây giờ là q’ < q. Như vậy người mua thường là mua được những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong trường hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu và người bán lại không thể bán được do giá bán thấp hơn chất lượng xe tốt.
G.A. Alkerlof đã gọi đó là "thị trường của những quả chanh"- “a lemon” – một từ thông dụng dùng để chỉ một chiếc xe cũ có khuyết tật – đây là một cách nói ẩn dụ phổ biến trong từ vựng của các nhà kinh tế với một lý do rằng nhìn bề ngoài chiếc xe hơi cũ người mua không thể biết nhiều về chất lượng của nó so với người bán. Điều này cũng tương tự như khi ta quan sát một quả chanh, chúng ta nhìn cái vỏ xanh đẹp mà không biết liệu bên trong nó sẽ thế nào.
Từ đó có thể thấy hậu quả của sự lựa chọn bất lợi:
- Chất lượng xe tham gia thị trường ngày càng giảm và giá ngày càng giảm.
- Thị trường chỉ còn lại xe xấu
- Hàng tốt bị hàng xấu đẩy ra khỏi thị trường
- Thị trường xe cũ có nguy cơ biến mất
b. Rủi ro đạo đức (Tâm lý ỷ lại) - moral hazard:
b.1 Khái niệm:
Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch đã xảy ra.
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái, nghĩa là họ thực hiện những hành vi che đậy.
Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra.
b.2 Khái quát:
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin bất cân xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
Một dạng đặc biệt của hiện tượng rủi ro đạo đức là vấn đề đại lý. Bên ủy thác là bên kém ưu thế thông tin, còn bên được ủy thác (đại lý) là bên có ưu thế thông tin. Bên ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác, và bên nhận ủy thác hiểu được điều này. Tình trạng này khiến cho bên được ủy thác tự nhiên nảy sinh động cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là không phù hợp.
b.3 Ví dụ:
Rủi ro đạo đức được các nhà kinh tế học nhìn thấy trong rất nhiều tình huống.
- Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của chính phủ có thể dẫn tới các rủi ro đạo đức ở chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách, đó là việc các chủ thể này sử dụng lãng phí ngân sách.
- Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm có thể dẫn tới rủi ro đạo đức ở bên được bảo hiểm, đó là việc họ thay đổi hành vi của mình khác đi so với hình vi mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhận thức được khi ký hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn, trở nên thiếu ý thức giữ gìn sức khỏe khi có bảo hiểm y tế, hay cố ý phá hoại xe ô tô để được nhận bảo hiểm ô tô, hay tự làm cháy nhà để được nhận bảo hiểm hỏa hoạn, hay thậm chí giết người thân để được nhận bảo hiểm nhân thọ.
- Thị trường lao động: Người lao động không cố gắng khi đã được tuyển dụng chính thức hay được đề bạt.
- Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn: vấn đề ủy thác - đại lý.
b4. Phân tích vấn đề ủy thác – đại lý:
Hợp đồng vốn ( Equity Contracts), ví dụ cổ phiếu thường, là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của công ty. Hợp đồng vốn chứa đựng rủi ro đạo đức, được thể hiện bởi vấn đề “ủy thác – đại lý”. Trong khi những nhà quản lý là những đại lý nhỏ chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ, các cổ dộng còn lại là những người ủy thác nắm giữ chủ yếu vốn cổ phần của công ty. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý công ty làm phát sinh rủi ro đạo đức. Nhà quản lý công ty có thiên hướng hành động có lợi cho riêng mình hơn là vì quyền lợi của các cổ đông còn lại, bởi vì nhà quản lý không có động lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận công ty như các cổ đông mong muốn.
Tình huống đưa ra: Ông A mời bạn cộng tác đầu tư để mở một cửa hàng bán kem. Để mở được cửa hàng cần 100 triệu đồng, ông A bỏ ra 10 triệu đồng còn lại 90 triệu đồng được bạn mua hết dưới dạng cổ phiếu. Như vậy bạn sở hữu công ty là 90%, ông A sở hữu 10%. Ông A làm quản lý cửa hàng. Lúc này, bạn không có đầy đủ thông tin về những việc ông A làm, trong khi ông A lại có nhiều thông tin hơn bạn về việc quản lý cửa hàng của mình. Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu ông A làm ăn chăm chỉ, cửa hàng có nhiều khách đến ăn. Sau khi trừ các khoản chi phí, cửa hàng có lãi 50 triệu đồng, thì bạn nhận được 45 triệu và ông A là 5 triệu.
- Tuy nhiên, nếu ông A cho rằng 5 triệu đồng là phần thưởng không xứng đáng với nỗ lực của mình để trở thành một người quản lý giỏi, mà phải là 10 triệu đồng, thì ông sẽ không còn động cơ muốn trở thành người quản lý giỏi nữa. Vì số tiền thu được của cửa hàng kem là tiền mặt, do đó, ông A có thể sử dụng toàn bộ 50 triệu đồng để mua sắm cho văn phòng của mình, hoặc trốn đi du lịch, không tiếp tục sản xuất những thứ kem ngon miệng nữa. Điều đó làm cửa hàng không sinh lời được như trước nữa, bạn sẽ