Đề tài Thông tin thống kê trong nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam

Ngành ngoại thương nước ta từ năm 1979 trở về trước được tổ chức theo cơ chế tập trung quan hệ ngoại thương của nước ta chủ yếu là với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây. Nhà nước chịu trách nhiệm ký kết các nghị định thư với các nước và giao chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu cho các đơn vị chuyên doanh trên cơ sở những nghị định thư đó. Trên cơ sở đó các đơn vị ký hợp đồng ngoại và giao hàng cho các nước. Mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều thông qua các đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương (gọi là các Tổng cong ty ngoại thương Trung ương) thuộc quản lý ò Bộ Ngoại thương. Các Bộ, Ngành khác và các địa phương có nhiệm vụ sản xuất, khai thác thu mua rồi giao hàng cho các đơn vị kinh doanh của Bộ ngoại thương xuất khẩu, nhập khẩu theo kế hoạch Nhà nước. Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách mới nhằm khuyến khích, mở rộng và tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương, Nhà nước trao quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho các Bộ, Ngành sản xuất, thực hiện chủ trương khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ của mỗi Bộ, Ngành. Đồng thời để phát huy tiềm năng của các địa phương, Nhà nước cũng cho phép nhiều địa phương có đủ những điều kiện do Nhà nước quy định, được phép trực tiếp xuất, nhập khẩu với nước ngoài. Với chủ trương thay đổi chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, số đơn vị kinh doanh ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Năm 1979, số đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương là 11 đơn vị, không có đơn vị kinh doanh nào thuộc địa phương. Năm 1985, đã có 23 đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương và 15 đơn vị kinh doanh ngoại thương địa phương. Năm 1990, tổng số các đơn vị được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thương xuyên và từng chuyến là 270 đơn vị trong đó 170 đơn vị TW và 163 đơn vị địa phương. Năm 1991, số đơn vị xuất khẩu trực tiếp là trên 400 đơn vị, đến nay là hơn 7000 đơn vị. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương không chỉ thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các đơn vị xuất nhập khẩu mà kim ngạch xuất nhập khẩu qua mỗi năm đều tăng đáng kể, nhất là trong những năm gần đây. năm 1976, tổng mức lưu chuyển ngoại thương của cả nước chỉ đạt 1,2 tỷ R-USD, năm 1985 là 2,6 tỷ R-USD, năm 1989 đạt 4,5 tỷ R-USD, năm 1990 là 5,1 tỷ USD, năm 1995 là 13,6 tỷ USD, năm 1997 đạt 20,8 tỷ USD và ước tính năm 1999 đạt trên 23 tỷ USD. Số nước có quan hệ thương mại với Việt nam cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1985 nước ta có quan hệ ngoại thương với 67 nước, năm 2990 là 57 nước, đến nay con số này đã là trên 160 nước. Hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp phần quan trọng trong những thành tựu kinh tế xã hội của đát nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 8%, lạm phát giảm từ 3 con số vào cuối những năm 80 xuống còn 2 con số vào đầu những năm 90 và còn một con sè trong những năm từ 1996 đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Kết quả của hoạt động của ngoại thương được tạo ra và gắn liền với hệ thống thống kê xuất nhập khẩu. Mặt khác, những đặc điểm của hệ thống thống kê xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nhiều chính sách, cơ chế điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương. Trong dãy số thời gian, người ta có thể biểu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời gian hay vào thời điểm nhất định. Do đó, dãy thời gian được chia làm hai loại: + Dãy số thời kỳ: là dãy số thời gian phản ánh qui mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi mức độ của dãy số thơì kỳ là sự tích luỹ về lượng qua thời gian, vì vậy độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hạn. + Dãy số thời điểm: Là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời điểm nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Do đó việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng. Dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Từ đó rót ra xu thế biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. Để có thể phản ánh đúng đắn sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất; phạm vi tính toán của hiện tượng qua thời gian phải nhất chí; khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là với dãy số thời kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều lý do khác nhau nên các yêu cầu thường bị vi phạm. Để đảm bảo tính chất có thể so sánh được người ta thường phải tiến hành chỉnh lý lại tài liệu.

doc51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thông tin thống kê trong nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin thống kê trong nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam Phần I Thực trạng thống kê ngoại thương ở Việt nam. I. HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. Ngành ngoại thương nước ta từ năm 1979 trở về trước được tổ chức theo cơ chế tập trung quan hệ ngoại thương của nước ta chủ yếu là với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây. Nhà nước chịu trách nhiệm ký kết các nghị định thư với các nước và giao chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu cho các đơn vị chuyên doanh trên cơ sở những nghị định thư đó.. Trên cơ sở đó các đơn vị ký hợp đồng ngoại và giao hàng cho các nước. Mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều thông qua các đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương (gọi là các Tổng cong ty ngoại thương Trung ương) thuộc quản lý ò Bộ Ngoại thương. Các Bộ, Ngành khác và các địa phương có nhiệm vụ sản xuất, khai thác thu mua rồi giao hàng cho các đơn vị kinh doanh của Bộ ngoại thương xuất khẩu, nhập khẩu theo kế hoạch Nhà nước. Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách mới nhằm khuyến khích, mở rộng và tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương, Nhà nước trao quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho các Bộ, Ngành sản xuất, thực hiện chủ trương khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ của mỗi Bộ, Ngành. Đồng thời để phát huy tiềm năng của các địa phương, Nhà nước cũng cho phép nhiều địa phương có đủ những điều kiện do Nhà nước quy định, được phép trực tiếp xuất, nhập khẩu với nước ngoài. Với chủ trương thay đổi chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, số đơn vị kinh doanh ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Năm 1979, số đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương là 11 đơn vị, không có đơn vị kinh doanh nào thuộc địa phương. Năm 1985, đã có 23 đơn vị kinh doanh ngoại thương Trung ương và 15 đơn vị kinh doanh ngoại thương địa phương. Năm 1990, tổng số các đơn vị được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thương xuyên và từng chuyến là 270 đơn vị trong đó 170 đơn vị TW và 163 đơn vị địa phương. Năm 1991, số đơn vị xuất khẩu trực tiếp là trên 400 đơn vị, đến nay là hơn 7000 đơn vị. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương không chỉ thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các đơn vị xuất nhập khẩu mà kim ngạch xuất nhập khẩu qua mỗi năm đều tăng đáng kể, nhất là trong những năm gần đây. năm 1976, tổng mức lưu chuyển ngoại thương của cả nước chỉ đạt 1,2 tỷ R-USD, năm 1985 là 2,6 tỷ R-USD, năm 1989 đạt 4,5 tỷ R-USD, năm 1990 là 5,1 tỷ USD, năm 1995 là 13,6 tỷ USD, năm 1997 đạt 20,8 tỷ USD và ước tính năm 1999 đạt trên 23 tỷ USD. Số nước có quan hệ thương mại với Việt nam cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1985 nước ta có quan hệ ngoại thương với 67 nước, năm 2990 là 57 nước, đến nay con số này đã là trên 160 nước. Hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp phần quan trọng trong những thành tựu kinh tế xã hội của đát nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 8%, lạm phát giảm từ 3 con số vào cuối những năm 80 xuống còn 2 con số vào đầu những năm 90 và còn một con sè trong những năm từ 1996 đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Kết quả của hoạt động của ngoại thương được tạo ra và gắn liền với hệ thống thống kê xuất nhập khẩu. Mặt khác, những đặc điểm của hệ thống thống kê xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nhiều chính sách, cơ chế điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương. Trong dãy số thời gian, người ta có thể biểu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời gian hay vào thời điểm nhất định. Do đó, dãy thời gian được chia làm hai loại: + Dãy số thời kỳ: là dãy số thời gian phản ánh qui mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi mức độ của dãy số thơì kỳ là sự tích luỹ về lượng qua thời gian, vì vậy độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hạn. + Dãy số thời điểm: Là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời điểm nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Do đó việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng. Dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Từ đó rót ra xu thế biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. Để có thể phản ánh đúng đắn sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất; phạm vi tính toán của hiện tượng qua thời gian phải nhất chí; khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là với dãy số thời kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều lý do khác nhau nên các yêu cầu thường bị vi phạm. Để đảm bảo tính chất có thể so sánh được người ta thường phải tiến hành chỉnh lý lại tài liệu. 1. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. · Mức độ trung bình theo thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời gian là dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm người ta có cách tính khác nhau. - Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân theo thời gian được xác định theo công thức: Trong đó: : Mức độ bình quân theo thời gian. yi (i = 1, 2, 3, …, n): Các mức độ dãy số thời kỳ. n: Số các mức độ trong dãy số. - Đối với dãy số thời điểm có thể có khoảng cách tổ bằng nhau hoặc không bằng nhau. Vì vậy phải có các phương pháp tính khác nhau trong mỗi trường hợp này. + Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách tổ bằng nhau để tính mức độ bình quân ta có công thức: Với: yi (i = 1, 2, … , n): là mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. + Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách tổ không bằng nhau ta có mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức: Với ti (i = 1, 2, … , n): là độ dài thời gian có các mức yi tương ứng. · Lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối). Đây là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương và ngược lại. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có các chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau. Ký hiệu là di. di = yi – yi-1. (i = 2, 3, … , n) Với yi: Mức độ nghiên cứu. yi-1: Mức độ liền trước kỳ nghiên cứu. + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) (Di) phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ nào đó được trọn làm gốc cố định (thường lấy mức độ đầu). Di = yi – y1 (i = 1, 2, … , n) Với yi: Mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu. y1: Mức độ của hiện tượng kỳ gốc cố định. Giữa lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có mối quan hệ tổng. (i = 1, 2, … , n) + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân nói là trung bình cộng của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. · Tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển là số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm) phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà tính toán các chỉ tiêu sau: Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau: (i 2,3,..n) Trong đó: yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i. yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i – 1. + Tốc độ phát triển định gốc (Ti): phản anh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài; thường lầy mức đọ đầu làm gốc cố định. (i 2,3,..n) Trong đó: yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i. y1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian đầu tiên của dãy số. Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối quan hệ tích và quan hệ thưong chặt chẽ với nhau. Tích tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. t2. t3… tn = Tn Pti = Ti (i 2,3,..n) Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó. - Tốc độ phát triển bình quân: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân, chỉ nên tính với những hiện tượng phát triển theo mét xu hướng nhất định (cùng tăng hoặc cùng giảm). · Tốc độ tăng (hoặc giảm): Phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (hay bao nhiêu %). Đây là chỉ tiêu nói lên nhịp độ tăng (hoặc giảm theo thời gian). Dựa trên cơ sở lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn hay định gốc người ta có phương pháp tính khác nhau. + Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn ai (i= 2,3,4,..n) là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. ai = ti – i. Nếu tính bằng phần trăm thì. ai(%) = ti(%) – 100 - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc Ai (i= 2,3,..n) là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu Ti tính bằng phần trăm thì. Ai(%) = Ti(%) – 100 + Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân là chỉ tiêu tương đối thể hiện nhịp điệu tăng (hoặc giảm) đại diện trong một thời kỳ nhất định. Hoặc · Giá trị tuyệt đối của t% tăng (hoặc giảm). ký hiệu là gt. Đây là chỉ tiêu phản ánh cứ 1$ tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một rị số tuyệt đối là bao nhiêu. (i = 2, 3, … , n) Trên thực tế người ta không sử dụng giá trị tuyệt đối của 1% tăng hoặc giảm định gốc vẹ nó luôn là một hằng số và băng 4. Phương pháp chỉ số. Chỉ số là số tương đối (đơn vị là lần, %) biểu hiện quan hệ so sánh hai mức độ của hiện tượng. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là các hiện tượng phức tạp, gồm các phần tử, đơn vị có đặc điểm, tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp để so sánh. Đặc điểm của phương pháp chỉ số: + Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, trước hết phải chuyển các đơn vị, phần tử, hiện tượng cá biệt có tính chất, đặc điểm khác nhau về một dạng đồng nhất có thể trực tiếp cộng chúng lại với nhau. + Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định chỉ có một nhân tố nào đó thay đổi còn các nhân tố khác thì không đổi (gọi là quyền số) nhằm loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này tới kết quả so sánh. Khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố số lượng ở kỳ báo cáo còn khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố số lượng, người ta thường cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. Chỉ số có nhiều tác dụng khác nhau tuỳ theo từng loại. Chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của phần tử qua thời gian gọi là chỉ số thời gian; chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian được gọi là chỉ số không gian; chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch. Ngoài ra, chỉ số còn được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. · Phân loại chỉ số. Để phân loại chỉ số, người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh. Căn cứ vào phạm vi tính, phân chỉ số thành hai loại. + Chỉ số đơn (chỉ số cá thể) nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt. Ví dụ: chỉ số giá của một loại hàng hoá, chỉ số lượng của từng mặt hàng. + Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung) là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau. Ví dụ: chỉ số giá của một ngành hàng, lượng hàng hoá tiêu thụ của một số mặt hàng hay của tất cả các mặt hàng… Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh, gồm có hai loại chỉ số: + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự biến động chỉ tiêu chất lượng nào đó. Ví dụ: chỉ số giá thành, chỉ số giá cả… + Chỉ số chỉ tiêu khối lượng phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó. Ví dụ: chỉ số khối lượng sản phẩm sản xuất, chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ… Việc phân chia này được áp dụng chủ yếu với một số chỉ tiêu thông thường trong từng mối quan hệ cụ thể. Dưới đây là một vài nét về phương pháp tính chỉ số, cụ thể là với hai chỉ tiêu giá cả (p) và chỉ tiêu lượng hàng hoá tiêu thụ (q), là hai chỉ tiêu đại diện cho hai dòng chỉ tiêu chất lượng và khối lượng. 4.1. Chỉ số đơn (chỉ số cá thể): + Đối với chỉ tiêu giá cả: + Đối với chỉ tiêu sản lượng hàng hoá tiêu thụ: Trong đó: p0 và p1 giá cả của một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. q0 và q1 sản lượng của một loại hàng hoá nào đớ ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. 4.2. Chỉ số tổng hợp: a. Chỉ số phát triển: · Chỉ số phát triển về giá cả: Trong đó: Ip: Chỉ số chung về giá cả. p1, p0: giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. q: lượng hàng hoá tiêu thụ của mỗi mặt hàng được cố định ở một kỳ nào đó đóng vai trò là quyền số. - Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có chỉ số chung về giá cả: - Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số chung về giá cả: - Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fisher: · Chỉ số phát triển về lượng hàng hoá tiêu thụ: Trong đó: Iq: Chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ. q1, q0: lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. pC: giá bán lẻ mỗi mặt hàng được cố định ở kỳ nào đó được chọn là quyền số. - Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số chỉ chung về lượng hàng hoá tiêu thụ là: - Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số chỉ chung về lượng hàng hoá tiêu thụ là: - Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fesher: · Chỉ số không gian: Chỉ số không gian đối với chỉ tiêu giá cả: Trong đó: PA: giá bán lẻ của địa phương A. PB: giá bán lẻ của địa phương B. qA: lượng hàng hoá đã tiêu thụ ở địa phương A qB: lượng hàng hoá đã tiêu thụ ở địa phương B. + Chỉ số không gian về chỉ tiêu sản lượng: Trong đó: qA: sản lượng từng loại sản phẩm của địa phương A. qB: sản lượng từng loại sản phẩm của địa phương B. : giá cố định hoặc giá bình quân của cả hai địa phương A và B. 4.3. Hệ thống chỉ số: Hệ thống chỉ số là một đẳng thức nêu lên mối quan hệ với nhau giữa các chỉ số. Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ số đó là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu mà ta nghiên cứu. Có một số loại hệ thống chỉ số chủ yếu sau: + Hệ thống chỉ số của các con số kế hoạch: Biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển, được dùng để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng, lãnh thổ. Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch ´ Chỉ số kế hoạch. Với k là mức kế hoạch. + Hệ thống chỉ số phát triển với quyền số bất biến: Tích các chỉ số liên hoàn bằng chỉ số định gốc. + Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có liên hệ với nhau. Cơ sở hình thành hệ thống chỉ số này là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện dưới dạng phát triển như sau: Doanh thu = Giá bán lẻ đơn vị hàng hoá ´ Lượng hàng đã tiêu thụ. Từ đó ta có hệ thống chỉ số về mối quan hệ này như sau: Chỉ sè doanh thu = Chỉ số giá bán lẻ đơn vị hàng hoá ´ Chỉ số lượng hàng hóa đã tiêu thụ. Hay: Ipq = Ip ´ Iq Hệ thống chỉ số tổng hợp bao gồm các chỉ số nhân tố (hay còn gọi là chỉ số bộ phận) và chỉ số toàn bộ. Mối chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của một nhân tố cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của biến động này đối với biến động của cả hiện tượng. Chỉ số toàn bộ nêu lên sự biến động của toàn bộ hiện tượng. · Hệ thống chỉ số có tác dụng: + Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động, xác định vai trò ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu. + Trong nhiều trường hợp, lợi dụng hệ thống chỉ số có thể tính toán các chỉ số chưa biết khi biết các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số. III. một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng (xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự biến hoá kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của hiện tượng theo thời gian), còn có những nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng phát triển lệch ra khái xu hướng cơ bản. Tác động của các nhân tố này theo chiều hướng ngược nhau và độ lớn không giống nhau. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê. Vì vậy cần sử dụng một số phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng. 1. phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian liền nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn. Chẳng hạn nh­ ghép 3 tháng thành một quý, tức là mở rộng khoảng cách thời gian từ tháng sang quý. Đây là phương pháp được sử dụng khi một dãy số có khoảng cách thời gian tương đối ngắn, có nhiều mức độ mà chưa phản ánh được xu hướng phát triển của hiện tượng. Phương pháp này chỉ sử dụng đối với dãy số thời kỳ. Tuy phương pháp này đơn giản nhưng có hạn chế là số lượng các mức độ trong dãy số đã mất đi quá nhiều. 2. phương pháp dãy số bình quân trượt. Số bình quân trượt là bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ đầu trong dãy số. Nó được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đồng thời thêm dần các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân không đổi. Giả sử có dãy thời gian y1, y2, y3,…, yn-2, yn-1, yn Nếu tính trung bình trượt cho nhóm ba mức độ, ta có dãy số mới: … Việc chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính bình quân trượt phải dựa vào tính chất biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số nhiều hay Ýt. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng các mức độ dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ ba mức độ. Nếu độ biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều biến động thì có thể tính trung bình trượt từ ba đến năm mức độ. Bình quân trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các tham số ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy trung bình trượt, do làm giảm khả năng nói rõ xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian nghiên cứu và gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Nếu dãy số ban đầu có n mức độ thì dãy số bình quân trượt có n – k + 1 mức độ. Với k là số lượng các mức độ trong tính bình quân trượt. 3. Phương pháp hồi quy. Phương pháp hồi quy là phương pháp được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thương. Nội dung của phương pháp này là người ta tìm một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian gọi là hàn xu thế. Hàm xu thế tổng quát có dạng: Trong đó: : mức độ lý thuyết. là các tham số của phương trình hồi quy và được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tức là: t: thứ tự thời gian. Để lựa chọn dạng phương trình đúng đắn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp thống kê khác. Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp: - Phương trình đường thẳng: Phương trình này được sử dụng khi lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau (sai phân bậc một xấp xỉ nhau). Các tham sè a0, a1 được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất a0, a1 thoả mãn hệ phương trình sau: - Phương trình parabol bậc hai: Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc môt) xấp xỉ nhau. Các tham sè được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất; thoả mãn hệ phương trình sau: - Phương trình hàm mũ: Phương trình này được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Các tham sè a0, a1 thoả mãn hệ phương trình: 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của từng năm. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tập quá
Tài liệu liên quan