Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng, cần phải được huy động cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ với quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những lợi ích thu được từ tiếp nhận vốn FDI đã thúc đẩy tất cả các quốc gia tham gia vào một cuộc “đua tranh” quyết liệt để đón đầu dòng vốn này. Đề tài “Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing”đưa ra một cách tiếp cận mới về thu hút FDI- cách tiếp cận của Marketing. Trong đó nghiên cứu mỗi địa phương như một sản phẩm trong thị trường thu hút FDI. Bằng việc phân tích lí thuyết và nghiên cứu Bắc Ninh- một địa phương được đánh giá là “điểm đến thành công” về thu hút FDI trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, đề tài này hi vọng sẽ chỉ ra những giải pháp cần thiết để các địa phương có thể Marketing mình tới các nhà đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Đề tài này được thiết kế thành ba chương:
Chương 1: Các vấn đề lí luận
Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút FDI ở Bắc Ninh dưới góc độ Marketing
Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn FDI vào Bắc Ninh
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thu Hà đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI vào Bắc Ninh- Phân tích dưới góc độ Marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THU HÚT FDI VÀO BẮC NINH
PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ MARKETING
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng, cần phải được huy động cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ với quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những lợi ích thu được từ tiếp nhận vốn FDI đã thúc đẩy tất cả các quốc gia tham gia vào một cuộc “đua tranh” quyết liệt để đón đầu dòng vốn này. Đề tài “Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing”đưa ra một cách tiếp cận mới về thu hút FDI- cách tiếp cận của Marketing. Trong đó nghiên cứu mỗi địa phương như một sản phẩm trong thị trường thu hút FDI. Bằng việc phân tích lí thuyết và nghiên cứu Bắc Ninh- một địa phương được đánh giá là “điểm đến thành công” về thu hút FDI trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, đề tài này hi vọng sẽ chỉ ra những giải pháp cần thiết để các địa phương có thể Marketing mình tới các nhà đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Đề tài này được thiết kế thành ba chương:
Chương 1: Các vấn đề lí luận
Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút FDI ở Bắc Ninh dưới góc độ Marketing
Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn FDI vào Bắc Ninh
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thu Hà đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này.
Trần Thị Thu Hà
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
A. Tổng quan về đầu tư trưc tiếp nước ngoài FDI
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ((FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư trong đó chủ sở hứu nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ, thương mại
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đây là hình thức đầu tư bằng vốn tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm lỗ lãi. Hình thức này có tính khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa hình thức đầu tư này không có những rang buộc về chính trị và không đem lại gánh nặng nợ nần cho bên tiếp nhận đầu tư.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài , nước tiêp nhận đầu tư có thể tranh thủ được công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lí, …đó là các mục tiêu mà các loại hình kinh tế khác không giải quyêt được.
Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu dưới hình thức pháp định và nguồn vốn trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm vốn vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
3. Các hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu
Theo luật đàu tư - Ðiều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Ðầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
4. Ðầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Ðầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
II. Vai trò của FDI
1. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư
1.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Quy luật năng suất cận biên cho rằng khi tăng vốn đầu tư tới một mức độ nhất định thì năng suát cận biên hay năng suất tăng thêm do một đồng vốn tăng thêm tạo ra giảm dần. Nhà đầu tư sẽ quyết định tiếp tục đầu tư chừng nào năng suất cận biên của vốn bằng 0. các nhà kinh tế cũng cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. các quốc gia thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp trong khi các quốc gia thiếu vốn có năng suất cận biên của vốn cao hơn. Điều này tất yếu dẫn tới sự vận động của dòng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi khan hiểm để tối đa hóa lợi nhuận
1.2. Chu kỳ sản phẩm
Chu trình sống của một sản phẩm: các nhà kinh té học cho rằng sản phẩm trải qua một chu trình sống từ khi nó ra đời cho đến khi nó đạt tới trạng thái bão hòa. Khi sản phẩm đạt tới trạng thài bão hòa ở thị trường trong nước, thì cũng là lúc mà thị trường có rất nhiều nhà cung cấp. Để sống sót được trong cạnh tranh, có hai hướng mà một doanh nghiệp có thể làm đó là tìm cách để cắt giảm chi phí sản xuất hoặc tìm một thị trường khác mà tại đây, sản phẩm vẫn chưa dạt tới trạng thái bão hòa. Cả hai hướng này đều có thể dẫn tới nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nướccho phép có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc có thị trường tiêu thụ còn chỗ trống.
Thời gian
1.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là công ty sản xuất hay cung cấpdịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài cũng là cách để các công ty đa quốc gia “vươn vòi” mở rộng tầm ảnh hưởng về mặt kinh tế của mình ra toàn thế giới. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
1.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
1.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Dòng vốn FDI không chỉ chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển mà chảy tới khắp mọi nơi, từ các quốc gia phát triển tởi câc nước phát triển. hai quốc gia thu hút được nhiều FDI nhất trên thế giới là Anh và Mỹ- hai quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. sỏ dĩ như vậy vì dòng FDI luôn chảy về những nơi “trũng”, những nơi có lợi thế so sánh tương đối so với các quốc gia khác. Nguồn chuyên gia và công nghệ là nguồn lực chất xám quan trọng, vì vậy khai thác chuyên gia và công nghệ cũng là mục đích của FDI.Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ Ví dụ, các tập đoàn ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia Mỹ.
1.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Không phải quốc gia nào cũng được ưu ái cho một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để khai thác như Mỹ. Nhật Bản là một quóc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên. Có ý kiến cho rằng, một nền kinh tế chỉ có thể vận hành nếu có 16 loại tài nguyên thiên nhiên, nhưng không có quốc gia nào có đủ 16 loại tài nguyên trên, Nhập khẩu tài nguyên là một giải pháp, nhưng rất nhiều các công ty đa quốc gia, với lợi thế của mình đã tìm đến các quốc gia giàu có về tài nguyên thô để đầu tư. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này
2. Vai trò của FDI với các nước nhận đầu tư
2.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Các lí thuyết kinh tế và thực tiến đã chứng minh rằng vốn là nguồn lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Về mặt vĩ mô, vốn cho sản xuất và kinh doanh có thể được huy dộng từ hai nguồn: vốn trong nước và vốn nước ngoài. Vốn
Vốn trong nước
Vốn nước ngoài
Vón nhà nước
Vốn từ khu vực dân doanh
Vốn tín dụng
Tài trọ phát triển chính thức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn huy động qua thị trường vốn quôc té
Trường vón quốc tế
So đồ về nguồn vốn huy động của một quốc gia
Với các quôc gia đang phát triển, theo Samuleson, các nước này sẽ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo dói nếu không huy động được nguồn vốn từ bên ngoài cho sự phát triển kinh tế. nguồn vốn bên ngoài được huy động và sử dụng có hiệu quả sẽ làm tăng trường kinh té, nâng cao thu nhập và tạo tích lũy nội bộ cho nền kinh tế. Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI là nguồn vốn khắc phục được các ưu điêm của các nguồn vốn kia do các đặc điểm vốn có của nó.Vốn FDI do chủ đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì nguồn vốn tín dụng, và vốn tài trợ phát triển chính thức ( ODF) đem lại gánh nặng trả nợ cho nước tiếp nhận vốn. bên tiếp nhận cũng trực tiếp sử dụng và quản lí nguồn vốn này. Các nước đang phát triển với trình độ quản lí yếu kém và khoa học công nghệ lạc hậu sẽ khó sử dụng hiệu quả, nguy hại hơn, sẽ gây ra hiệu ứng” tuyết lăn” đối với các khoản nợ cho thế hệ sau. ODF cón thường đi kèm với các rang buộc phi kinh tế khác. Trong khi FDI do chủ đầu tư trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm lỗ lãi, lại không thường đi kèm với các rang buộc phi kinh tế. Hơn nữa, nguồn vốn này có thể huy động không giới hạn, tùy thuộc vào năng lực huy động và hấp thụ của bên tiếp nhận đầu tư. Trong điều kiện hiện nay khi mà trên thế giới đang nắm giữ trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đâu tư ra nước ngoài thì đó sẽ là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn này, để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, với các nước phát triển, FDI vẫn là nguồn vốn bổ sung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia này. Thực tế thì chính các nước công nghiệp phát triển vừa là những nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng cũng đồng thời là những nước tiếp nhận nhiều FDI nhất. Trong năm 1994, các nước phát triển đầu tư ra nước ngoài chiếm tới 85% vón đầu tư trực tiêp nước ngoài nhưng lại nhận trở lại tới 60%. Xu hướng này xuất phát từ lợi ích của các nhà đầu tư khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, mỗi nước sẽ phát huy được những lợi thế của mình, khai thác các thể mạnh của cac quốc gia khác để phát triển nền kinh tế của mình
2.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:
Công nghệ và bí quyết quản lí cũng là nguồn lực quan trọng của tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Thiếu vốn có thể khắc phục bằng chính sách tăng tỉ lệ tiết kiệm nhưng công nghệ và bí quyết quản lí thì không thể có được trong ngày một ngày hai, hơn nữa đầu tư vào công nghẹ nội sinh thường đỏi hỏi vốn rất lớn trong khi rủi ro cao. Thông qua hoạt động đầu tư FDI, bên nhận đầu tư có thê tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh, BOT, BTO… tuy nhiên hiệu quả của sự hấp thu về công nghệ và bí quyết quản lí lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ của bên tiếp nhận đầu tư.
2.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hut FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ mở ra cơ hội tham gia mạng lưới kinh doanh toàn cầu không chỉ cho các công ty sử dụng vốn FDI ở nước nhận đầu tư mà cả các công ty có mối quan hệ đối tác với các công ty này. Chính vì vậy thu hút FDI tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất kinh doanh toàn cầu, đẩy mạnh hoạt dộng xuất khẩu, và giúp cho nước nhận dầu tư hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới
2.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Như đã phân tích ở trên, các nhà đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục đích hạ chi phí sản xuât, và tận dụng các nguồn lực với giá thấp. Vì thế các doanh nghiệp FDI thường sử dụng nhiều lao dộng ở dịa phương- Nhân tố vốn được coi là sẵn có với chi phí thấp nhất là ở các nước đang phát triển. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.5. Nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tôFord chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Những tác động tiêu cực tới bên tiếp nhận đầu tư: bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng mang lại những tác động tiêu cực cho bên nhận đầu tư, nhưng các tác động tiêu cực naỳ chủ yếu là ở dạng nguy cơ và hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bên tiếp nhận đầu tư “tỉnh táo” trong thu hút và sử dụng FDI
Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
Phá sản các doanh nghiệp địa phương do gặp một thế lực cạnh tranh quá lớn
Nguy cơ ô nhiễm Môi trường
Ânh hưởng tới Phong tục tập quán của địa phương
Tăng Sự lệ thuộc vào nước ngoài
Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ
Tuy nhiên những hạn chế này có thể được khắc phục nếu các cơ quan quản lí nhà nước tỉnh táo trong thu hút và thực hiện dự án FDI
B. Các khái niệm cơ bản của lí thuyết Marketing
I. Các khái niệm cơ bản của lí thuyết Marketing
1. Marketing
Chúng ta thường quen hiểu và dịch marketing thành tiếp thí. Nhưng từ marketing có nghĩa gốc rộng hơn rất nhiều so với từ “tiếp thị”. Theo giáo sư Phillip Kolter: Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người.
Marketing là một dạng hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
2. Sản phẩm
Là tất cả những yếu tố, những cái có thể thỏa mãn nhu cầu, hay ước muốn, được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng
Cần phải nhận thấy rằng khi một khách hang mua một hang hóa hay dịch vụ thì điều họ quan tâm không phải là bản than hang hóa mà là những lợi ích do việc tiêu dùng hang hóa đó đem lại. Như vậy, những sản phẩm mà người kinh doanh đem bán chỉ la những phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng chò đợi.
Nhà kinh doanh phải xác định chính xác các nhu cầu mong muốn và do đó là những lợi ích mà người tiêu dùng cần được thỏa mãn, Từ đó sản xuất ra các hang hóa và dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lọi ích cho người tiêu dùng.
3. Khách hàng
Khách hàng là tất cả các cá nhân hay tổ chức nào thamgia vào kênh phân phối hay quyết định (không phải đổi thủ cạnh tranh) mà hành động của họ có thể tác động tới việc mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Cần chú ý một số điểm trong định nghĩa về khách hàng ở trên:
Khách hàng bao hàm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng mà công ty tiềm kiếm trong tương lai.
Doanh nghiệp nên tập trung vào những cá nhân hay tổ chức có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty
Khách hàng tồn tại ở cả hai cấp độ: vi mô và vĩ mô. Ỏ cấp độ vi mô khách hàng là các cá nhân có quyền ra quyết dịnh hay có tầm ảnh hưởng trong tổ chức. Ở tầm vĩ mô, khách hàng là một đơn vị tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Đứng ở góc độ Marketing, khách hàng luôn là các cá nhân, các tổ chức không ra quyết định mà là các cá nhân trong tổ chức ra quyết dịnh. Chính vì vậy nhận diện khách hàng là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Công ty có khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp. khách hàng trực tiếp là khách hàng trao tiền hoặc hàng để đổi lấy sản phẩm của công ty, còn khách hàng gián tiếp là khách hàng nhận sản phẩm của công ty từ các trung gian. Quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng
Khách hàng khi mua hàng quan tâm tới hái khía cạnh: đó là giá trị tiêu dùng và chi phí. Giá trị tiêu dùng đối với một hàng hóa là sự đánh giá của người tiêu dùng vể khả năng của sản phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ. Còn chi phí là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó đem lại.
Am hiểu nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng, ví khách hàng không mua sản phẩm khi người bán nói là nó có chất lượng tốt mà sẽ mua nó khi nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của mình. Am hiểu nhu cầu của khách hàng mới có thể thỏa mãn nhu cầu của họ, gìn giữ họ, và tăng số lượng khách hàng lên cao hơn trong tương lai.
4.Đưa ra lựa chọn
1. Nhận biết các vấn để
5. Các quá trinh hậu mãi
2. Thu thập thông tin
3.Đánh giá các lựa chọn thay thế
Quá trình ra quyết định của Khách hàng
4. Thị trường
4.1. Khái niệm thị trường
Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường tùy theo góc độ tiếp cận
Theo cách tiếp cận của nhà kinh tế học thì Thị trường là một sự sắp xếp qua đó người mua và người bán một loái sản phẩm tương tác với nhau để quyết định giá cả và sản lượng. Hay dơn giản hơn, thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để mua bán hay trao đổi một sản phẩm hang hóa hay dịch vụ nào đó.
Theo cách tiếp cận của Marketing: Thị trường bao gồm những cá nhân hay tổ chức thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, ước muốn cụ thể, và có khả năng( tài chính và thời gian) để tham gia trao đổi này. Đây là định ngĩa chỉ xem xét thị trường dưới góc độ: người bán tạo thành ngành kinh doanh, còn người mua tạo ra thị trường.
Như vậy là hai khái niệm về thị trường của nhà Kinh tế học và Marketing có sự khác nhau. Nhà kinh tế học cho rằng thị trường bao gồm hai đối tượng là người mua và người bán, còn theo nhà Marketing thì thị trường chỉ bao gồm những người mua. Vậy điều gì đã dẫn tới sự khác biệt trong quan niệm này? Sở dĩ như vậy là do nhà Marketing đững ở vị trí người bán để nhìn nhận thị trường, cho nên theo anh ta, thị trường chỉ bao gồm những người mua. Còn nhà kt đứng ngoài thị trường để phân tích thị trường cho nên họ thấy thị trường bao gồm cả người mua và người bán.
Với cách tiếp cận thị trường từ góc độ người bán, trong Marketing thuật ngữ khách hang và thị trường thường được dùng thay thế cho nhau.
Cần lưu ý là khái niệm thị trường của Marketing còn chỉ ra mục tiêu của khách hang trong hành vi mua hang là để nhằm thỏa mãn nhu cầu, ước muốn cụ thể và nhu cầu này phải có khả năng thanh toán. Ta sẽ phân tích kĩ hơn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng ở phần sau.
4.2. Phân loại thị trường:
Dựa vào hành vi và mục đích tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng, thị trường được phân ra thành: thị trường sản phầm tiêu dùng và thị trường sản phầm công nghiệp( hay còn gọi là thị trường các tổ chức)
Thị trường sản phẩm tiêu dùng là thị trường mà khách hang là cá nhân và hộ gia đình. Khách hang mua sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân và cho hộ gia đình.
Thị trường tổ chức là thị trường mà khách hang là những tổ chức. Các tổ chức này tiêu dùng sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc vận hành của tổ chức mình.
Dựa vào đặc tính vô hình hay hữu hình của sản phẩm trao đổi trên thị trường:
Thị trường sản phẩm vô hình
Thị trường sản phẩm hữu hình
4.3. Phân khúc thị trường:
Khái niệm:phân khúc thị trường là chia thị trường của một sản phẩm hang hóa hay dịch vụ thành nhiều nhóm nhỏ, gọi là các phân khúc. Các khách hang trong cùng một phân khúc thị trường có hành vi tiêu dùng tương tự nhau và khác biệt với các khách hang ở các phân khúc khác. Nhà Marketing không tạo ra các phân khuc mà chỉ nhận dạng các phân khúc và từ đó tạo cơ sở cho các Doanh nghiệp lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp.
Cơ sở để phân khúc thị trường là “một tập hợp các biến hay đặc tính sử dụng để phân nhóm khá