Có thểnói Việt Nam là một thịtrường khá hấp dẫn đối với người nước ngoài do
có những điều kiện thuận lợi cảvềmặt kinh tếvĩmô và cơchếchính sách.
Trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là quốc gia có tình hình chính trị
nội bộrất ổn định, hứa hẹn tính nhất quán trong chính sách phát triển quốc gia nói
chung cũng nhưtrong chính sách đối với đầu tưnước ngoài nói riêng. Những nỗlực
của Việt Nam trong việc giữgìn trật tựan toàn xã hội qua cuộc khủng hoảng Châu Á
được đánh giá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình hình của nhiều nước bịchao
đảo do nạn khủng bốvà nội chiến thì Việt Nam được giới đầu tư đánh giá là một điểm
đến an toàn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi ởtầm vĩmô mà Việt Nam cần
phải khai thác một cách triệt để đểthu hút các nguồn đầu tưnước ngoài, trong đó có
đầu tưqua TTCK.
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2000 nhưng việc
người nước ngoài đầu tưnắm giữcổphần trong các doanh nghiệp Việt Nam có từ
trước đó thông qua chương trình cổphần hóa doanh nghiệp. Chương trình cổphần hóa
doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện thí điểm từnăm 1992 và việc bán cổphần cho
người nước ngoài cũng được bắt đầu thực hiện một năm sau đó. Sựlệch pha vềthời
điểm đã dẫn đến những quy định pháp luật không thống nhất về đầu tưcủa người nước
ngoài vào các doanh nghiệp hiện có của người Việt Nam, cùng với việc chậm ban hành
các quy định liên quan đến việc quản lý ngoại hối, thuế, phí,. đối với đầu tưnước
ngoài đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn đầu tưcủa người nước ngoài thông qua TTCK.
Tuy nhiên, đây là một thịtrường mới và được đánh giá là hấp dẫn. Mối quan
tâm của NĐTNN ngày càng tăng và các giao dịch chính thức đầu tiên của người nước
6
ngoài qua TTCK bắt đầu được thực hiện từnăm 2001. Với một khoảng thời gian chưa
dài, khối lượng vốn đầu tưchưa lớn so với nguồn đầu tưtrực tiếp nước ngoài ( FDI ),
vay thương mại hay quỹhỗtrợphát triển chính thức ( ODA ) nhưng việc thu hút và
quản lý vốn đầu tưcủa người nước ngoài qua TTCK đã phát sinh những vấn đềcần
được nghiên cứu và phân tích đểcó những bước điều chỉnh thích hợp.
Xuất phát từtầm quan trọng này, việc chọn đềtài “Thu hút và quản lý vốn đầu
tưgián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam” là một điều cần thiết và có ý nghĩa.
110 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI --------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TTCK------------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm TTCK ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Phân loại TTCK-------------------------------------------------------------- 4
1.1.3. Chức năng của TTCK ------------------------------------------------------- 6
1.1.4. Vai trò của TTCK------------------------------------------------------------ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ---------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài” -------------------------------- 8
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI ---------------------------------------------------11
1.2.3. Quy mô và tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài -----------------12
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NĐTNN
TRÊN TTCK Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI -------------------------------17
1.3.1. Bài học kinh nghiệm về thu hút và quản lý hoạt động của NĐTNN
trên TTCK Trung Quốc -----------------------------------------------------------18
1.3.2. Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tư gián
tiếp trên TTCK ---------------------------------------------------------------------21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA-----------27
2.1. TTCK VN – NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ---------------------------------------27
2.1.1. Quy mô niêm yết trên thị trường -----------------------------------------27
2
2.1.2. Sự gia tăng hàng hóa -------------------------------------------------------28
2.1.3. Sự phát triển của các công ty chứng khoán -----------------------------29
2.1.4. Quy mô giao dịch trên thị trường-----------------------------------------30
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA ---------------31
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK VN -31
2.2.2. Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
trên TTCK VN----------------------------------------------------------------------37
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA------------------------------------------------44
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI---------------49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------------56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) VÀO TTCK VN THỜI GIAN TỚI--------------------57
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VN ĐẾN NĂM 2010 -----------------57
3.1.1. Mục tiêu----------------------------------------------------------------------57
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK -----------------------------57
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK VN đến năm 2010 ----------------------58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VN ------------------------------------------------------59
3.2.1. Các quan điểm thu hút và quản lý FPI -----------------------------------59
3.2.2. Các giải pháp thu hút và quản lý vốn FPI -------------------------------63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------------77
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
Phụ lục 1: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (Foreign Trading) – Bản tin ngày
29/06/2007
Phụ lục 2: Bản câu hỏi điều tra đề tài: “Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại
VN”
Phụ lục 3: Thu thập ý kiến, nhận định của một số nhà quản lý, chuyên gia của các
công ty, quỹ đầu tư về “TTCK VN và cơ chế thu hút vốn đầu tư gián tiếp trên TTCK
VN”
Phụ lục 4: Danh sách một số quỹ đầu tư nước ngoài và liên doanh có quy mô vốn lớn
đang hoạt động tại VN
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT: Giá trị gia tăng
HOSE: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HCM City Stock Exchange)
NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài
OTC: Over The Counter, thị trường phi tập trung
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
TMCP: Thương mại cổ phần
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTCK: Thị trường chứng khoán
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
UBGQCK: Ủy ban Giám quản chứng khoán
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Động thái FPI của thế giới
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư FPI của thế giới qua các năm
Bảng 2.1: Quy mô niêm yết trên TTCK
Bảng 2.2: Danh sách các công ty có kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết năm 2007
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán
Bảng 2.4: Quy mô giao dịch trên TTCK
Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư vào trái phiếu và chứng chỉ quỹ của NĐTNN
Bảng 2.6: Xu hướng phát triển của TTCK VN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi NĐTNN
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của NĐTNN
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với người nước ngoài do
có những điều kiện thuận lợi cả về mặt kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách.
Trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là quốc gia có tình hình chính trị
nội bộ rất ổn định, hứa hẹn tính nhất quán trong chính sách phát triển quốc gia nói
chung cũng như trong chính sách đối với đầu tư nước ngoài nói riêng. Những nỗ lực
của Việt Nam trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội qua cuộc khủng hoảng Châu Á
được đánh giá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình hình của nhiều nước bị chao
đảo do nạn khủng bố và nội chiến thì Việt Nam được giới đầu tư đánh giá là một điểm
đến an toàn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi ở tầm vĩ mô mà Việt Nam cần
phải khai thác một cách triệt để để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có
đầu tư qua TTCK.
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2000 nhưng việc
người nước ngoài đầu tư nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam có từ
trước đó thông qua chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Chương trình cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện thí điểm từ năm 1992 và việc bán cổ phần cho
người nước ngoài cũng được bắt đầu thực hiện một năm sau đó. Sự lệch pha về thời
điểm đã dẫn đến những quy định pháp luật không thống nhất về đầu tư của người nước
ngoài vào các doanh nghiệp hiện có của người Việt Nam, cùng với việc chậm ban hành
các quy định liên quan đến việc quản lý ngoại hối, thuế, phí,.. đối với đầu tư nước
ngoài đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn đầu tư của người nước ngoài thông qua TTCK.
Tuy nhiên, đây là một thị trường mới và được đánh giá là hấp dẫn. Mối quan
tâm của NĐTNN ngày càng tăng và các giao dịch chính thức đầu tiên của người nước
6
ngoài qua TTCK bắt đầu được thực hiện từ năm 2001. Với một khoảng thời gian chưa
dài, khối lượng vốn đầu tư chưa lớn so với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ),
vay thương mại hay quỹ hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) nhưng việc thu hút và
quản lý vốn đầu tư của người nước ngoài qua TTCK đã phát sinh những vấn đề cần
được nghiên cứu và phân tích để có những bước điều chỉnh thích hợp.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, việc chọn đề tài “Thu hút và quản lý vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam” là một điều cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm:
o Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của TTCK, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp nước ngoài
o Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài của Nhà nước trong thời gian qua
o Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra nhận định của các NĐTNN về TTCK
Việt Nam
o Đề ra một số giải pháp giúp cho công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài trong thời gian tới đạt kết quả khả quan hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là cá nhân các NĐTNN và các quỹ đầu
tư nước ngoài đang hoạt động trên TTCK
Phạm vi nghiên cứu : tại Việt Nam và trong giai đoạn hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tương quan, khảo sát,
thống kê và tổng hợp đánh giá qua các số liệu báo cáo của SGDCK TPHCM, các số
liệu do quỹ đầu tư nước ngoài cung cấp, các bài báo trên các tạp chí chứng khoán và sử
dụng kết quả của cuộc khảo sát quan điểm của các NĐTNN về TTCK Việt Nam thông
qua hình thức trả lời bảng câu hỏi trắc nghiệm.
7
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm ba chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Chương 2 : Thực trạng tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài trên TTCK Việt Nam thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
TTCK Việt Nam thời gian tới.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TTCK
1.1.1. Khái niệm TTCK
TTCK, theo nghĩa rộng được gọi là thị trường vốn ( Capital market ). Ở đây các
giấy nợ trung, dài hạn ( chứng khoán có thời hạn trên 1 năm ) và các loại cổ phiếu được
mua bán.
TTCK là thị trường tạo lập và cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.
Các công cụ ở TTCK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công
ty, trái phiếu chính quyền địa phương, các hợp đồng vay thế chấp.
Các công cụ trên thị trường vốn thường có thời hạn dài như trái phiếu, cổ
phiếu,… do đó giá cả của nó dao động rộng hơn so với các công cụ của thị trường tiền
tệ. Vì vậy, nó được coi là những chứng khoán có độ rủi ro cao hơn, và vì vậy cơ chế
phát hành và lưu thông chúng khá chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt hại
cho nền kinh tế xã hội.
1.1.2. Phân loại TTCK
Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia
làm 2 cấp:
- Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành: là hoạt động chào bán ra công
chúng lần đầu tiên một loại chứng khoán của Chính phủ hay doanh nghiệp, đó chính là
việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Trừ trái phiếu Chính phủ, tất cả các tổ
chức kinh tế muốn phát hành chứng khoán đều phải được phép của UBCKNN. Thông
9
thường việc phát hành chứng khoán ra công chúng được sự trợ giúp của các tổ chức tài
chính trung gian như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư,….
- Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành chứng khoán là hoạt động chuyển
nhượng quyền sở hữu chứng khoán từ tay nhà đầu tư này sang tay nhà đầu tư khác.
Trên thị trường này các nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán rất nhiều lần. Hàng
ngày một khối lượng rất lớn chứng khoán được giao dịch qua các TTCK trên thế giới
lên đến hàng ngàn tỷ dollar.
- Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp là
tiền đề cho hoạt động của thị trường thứ cấp bởi vì chính nơi đây đã tạo ra hàng hóa
cho thị trường giao dịch.
Ngược lại, thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ
cấp. Chính việc giao dịch mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh
khoản cho chứng khoán, đó là tính chất dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Các nhà
đầu tư nắm giữ các loại chứng khoán thường nhắm các cơ hội để bán đi chứng khoán
để kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra: TTCK
tập trung ( SGDCK ) và TTCK không tập trung ( thị trường OTC ).
TTCK tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng
khoán còn gọi là SGDCK. Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ
để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình
theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật
chứng khoán.
TTCK không tập trung ( thị trường OTC ): là hoạt động giao dịch chứng khoán
không qua SGDCK, mà được thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên ở rải
rác khắp nơi trên đất nước. Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và vi tính.
10
Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra 2 loại thị trường:
Thị trường giao ngay ( Spot market ) là thị trường của những giao dịch chứng
khoán mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá cả hiện tại và sẽ
được thanh toán vào một ngày gần sau đó.
Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai ( Future market ) là thị trường của
các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết
căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng ngày giao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày ở
tương lai trong kỳ hạn.
1.1.3. Chức năng của TTCK
Công cụ tập trung vốn cho nền kinh tế : Vai trò quan trọng đầu tiên của
TTCK là thu hút tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để hình
thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài
hạn phát triển kinh tế cũng như tài trợ cho các nhu cầu tăng vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh. TTCK là công cụ huy động vốn hết sức hữu hiệu không
những trong nước mà cả ngoài nước. Đối với nước ta, các nguồn vốn lớn còn
tiềm tàng trong nhân dân chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh, thì việc
cần có một TTCK song hành với sự ra đời của các công ty cổ phần là một
chiến lược phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư : TTCK tạo cơ hội thuận tiện khuyến khích
mọi người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực
mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Khả năng sinh
lợi của các loại chứng khoán gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư.
Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền tiết kiệm bé nhỏ, nhưng tổng số
tiền tiết kiệm của cả xã hội sẽ to lớn hơn bất cứ tài sản của cá nhân nào. Mặt
khác, trong xã hội cũng luôn tồn tại các quỹ tiền tệ tập trung : ngân hàng đầu
tư, ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư… đều có mục đích
11
khuyến khích tiết kiệm, nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác
dụng của nó khi có một TTCK tồn tại song hành với nó.
1.1.4. Vai trò của TTCK
• Công cụ đảm bảo thanh khoản cho số tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn : Vai
trò của TTCK bảo đảm cho việc nhanh chóng chuyển thành tiền mặt của các
chứng khoán có giá. Đây chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu
tư đến với TTCK, với một TTCK hoạt động càng hữu hiệu thì tính thanh
khoản càng cao.
• Công cụ đo lường giá trị các tích sản của doanh nghiệp : Những thông tin
doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bảng phân
tích đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh
nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh,
xu thế phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương lai từ 3 đến 5 năm đã
phần nào lượng giá được tích sản của doanh nghiệp một cách khách quan và
khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, sự lên xuống
giá cả chứng khoán trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị
doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.
• Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu
quả : Với nguyên tắc hoạt động chủ đạo trên TTCK là công khai, công bằng
và trung thực, mọi thông tin về doanh nghiệp đều được công chúng kiểm tra
đánh giá. TTCK vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp không
những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật mà còn phải hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
• Vai trò chống lạm phát của TTCK : TTCK còn làm giảm áp lực lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hòa hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều
12
trái phiếu kho bạc bán trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền lưu
hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp lực lạm phát cũng giảm đi.
• Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển : Có thể nói, hai
loại định chế tài chính này đi đôi với nhau như hình với bóng. Thật vậy,
TTCK là điều kiện không thể thiếu trong việc đưa cổ phiếu ra công chúng
giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu đạt hiệu quả.
Những đóng góp của TTCK đối với nền kinh tế hiển nhiên là rất to lớn. Hiện
nay, hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức TTCK, ngay
cả các quốc gia đang phát triển cũng đang hình thành và phát triển TTCK
của họ làm công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng
trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, TTCK được coi là một công cụ cực kỳ nhạy bén và tinh xảo cũng
có những mặt trái của nó, những tác động tiêu cực vô cùng nguy hiểm đối
với nền tài chính của một quốc gia nếu nó không được điều hành một cách
lành mạnh, hợp pháp và đúng quy luật.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài”
Lý thuyết và thực tiễn hoạt động đầu tư đã phân biệt hai hình thức đầu tư chủ
yếu: trực tiếp và gián tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài dùng để chỉ các hoạt động đầu tư vật chất của nhà
đầu tư của một nền kinh tế vào việc hình thành nên một doanh nghiệp ở một nền kinh
tế khác nhằm mục đích kinh doanh lâu dài
Khái niệm đầu tư gián tiếp xuất hiện khi TTCK phát triển, việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu trở nên phổ biến, nhiều nhà đầu tư thay vì phương thức đầu tư trực
13
tiếp truyền thống đã lựa chọn phương thức đầu tư thông qua một công ty khác ( thường
là các tổ chức tài chính ) hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp, các tổ
chức tự trị có hạch toán hoặc của Chính phủ.
Để phản ánh các hoạt động đầu tư nêu trên, thuật ngữ “Portfolio Investment”
được đưa ra.
Như vậy, Portfolio Investment là thuật ngữ phản ánh các hoạt động đầu tư
không phải là đầu tư trực tiếp truyền thống.
Khi TTCK phát triển ở quy mô quốc tế, hoạt động mua bán chứng khoán được
mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế và được tổ chức liên thông ở nhiều TTCK khác
nhau, ranh giới giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và đầu tư gián tiếp nước ngoài
( FPI ) trở nên khó phân định, từ đó cách hiểu về FDI và FPI có sự thay đổi đáng kể.
Khái niệm FDI được mở rộng cho cả các hoạt động đầu tư thông qua mua cổ
phiếu của doanh nghiệp nước ngoài ( tức là thông qua phương thức đầu tư gián tiếp )
với điều kiện quyền sở hữu cổ phiếu đạt tới hoặc vượt giới hạn cho phép, nhà đầu tư có
quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. Giới hạn này, cho đến nay được thống nhất khá
cao ở các nước trên thế giới là 10%. Riêng ở Việt Nam, giới hạn này cho đến nay vẫn
được quy định là 30%. Bên cạnh đó, sự phát triển của các dạng thức sở hữu nhiều tầng
theo mô hình mẹ – con hoặc sở hữu chéo ( ví dụ Công ty A sở hữu 40% Công ty B ở
nước ngoài, công ty B lại sở hữu 20% Công ty C ), dẫn đến sự phức tạp trong việc xác
định đâu là đầu tư trực tiếp, đâu là đầu tư gián tiếp. Về vấn đề này, đã có nhiều quan
điểm học thuật về thống kê và đến nay đã hình thành ba phương pháp khác nhau trong
việc xác định đầu tư trực tiếp : phương pháp của Mỹ ( USM ), phương pháp của EU
( EUM ) và phương pháp của tổ chức OECD ( FCS ). Trong khi đó, thuật ngữ FPI
( Foreign Portfolio Investment ) được sử dụng dùng để chỉ các hoạt động đầu tư ở nước
ngoài thông qua mua cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá khác hoặc thông qua
các quỹ đầu tư trung gian.
14
Trong hệ thống thuật ngữ kinh tế quốc tế, bên cạnh thuật ngữ Portfolio
Investment vẫn tồn tại và phát triển thuật ngữ “Indirect Investment”. Nhiều nhà khoa
học và hoạch định chính sách coi 2 thuật ngữ trên là đồng nghĩa, không có sự phân biệt
( Marie Montanjees – 2004 ). Có quan điểm lại cho rằng Ind