Dao động kí (Oscilloscop) là một thiết bị đo lường điện tử phổ biến nhất hiện nay, không giống như các loại máy đo khác chỉ cho ta các thông số của tín hiệu, Oscilloscop còn cho phép ta quan sát tức thời dạng của tín hiệu. Nhiệm vụ chính của một Oscilloscop là hiển thị một cách thật chính xác, chi tiết dạng tín hiệu dưới dạng hàm số của điện áp và thời gian. Ngoài ra một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của oscilloscop là so sánh các dạng sóng khác nhau và đo lường mối quan hệ về thời gian và pha giữa chúng.
Có thể nói quá trình phát triển của oscillscop gắn liền với quá trình phát triển của kĩ thuật điện tử. Mở đầu là oscilloscop tương tự, một vài thập niên gần đây là oscilloscop số, gần đây nhất là một số công ty đo lường hàng đầu thế giới vừa cho ra đời oscilloscop hỗn hợp giữa số và tương tự được tính hợp với các tính năng mạnh mẽ nhất thừa hưởng từ ngành công nghiệp máy tính.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của thông tin và kĩ thuật số với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của các bộ vi xử lý. Bằng việc đưa sức mạnh kĩ thuật số vào thực tiễn, các bộ vi xử lý ngày một thay đổi cách sống của xã hội loài người. Khóa điện tử, máy điện thoại, nồi cơm điện .của chúng ta đang ngày một thông minh hơn, mạnh mẽ và nhanh nhờ các bộ vi xử lý. Tất cả các ngành công nghiệp lớn như: viễn thông, điều khiển công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng đều ý thức được và sử dụng triệt để công nghệ mới và họ cũng vấp phải những vần đề mới cần giải quyết đó là các vấn đề liên quan tới tín hiệu và điều khiển số và tương tự của thế giới thực. Oscilloscop với vai trò là một thiết bị giám sát, đo kiểm phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe do các ngành công nghiệp này đắt ra.
Với mục đích là tìm hiểu và thiết kế một oscilloscop số, khóa luận này trình bày và phân tính cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các loại oscilloscop, các tính năng tiến tiến của chúng, đặc biệt là cách thiết kế một oscilloscop kĩ thuật số có nhớ dùng chip FPGA làm trung tâm điều khiển.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thử nghiệm thiết kế dao động ký số trên FPGA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm Tắt Nội Dung Khóa Luận
Máy hiển thị sóng hay còn gọi là máy dao động số có nhớ (DSO) là một thiết bị không thể thiếu trong đo lường điều khiển. Cùng với sự phát triển của khoa khọc công nghệ mà ngày nay chúng ta có những máy hiện sóng có tính năng rất phong phú và kích thước cũng được giảm xuống đáng kể, bớt cồng kềnh và đặc biệt giá thành lại hạ xuống rất nhiều. Ngày nay công nghệ sản xuất FPGA rất phát triển nên khóa luận này em xin trình bày về cách thiết kế một máy dao động số có nhớ dựa trên công nghệ FPGA.
Khóa luận được chia làm hai phần: Phần lý thuyết em xin trình bày một cách tổng quan nhất về công nghệ FPGA, giới thiệu sơ qua về các bước thực hiện trong FPGA. Phần thứ hai em xin trình bày về các loại máy dao động số có nhớ, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy dao động tương tự và máy dao động số có nhớ. Cuối cùng là phần em trình bày về các bước thiết kế một máy dao động số trên FPGA và một số kết quá thu được.
Mục lục
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADC : Analog -to- Digital Converter
ASIC : Application-Specific Integrated Circuit
CPLD : Complex Programmable Logic Device
DAC : Digital-to-Analog Converter
DRAM : Dynamic Random Access Memory .
DSO : Digital Storage Oscilloscop
DSP : Digital Signal Processing.
E2 : EEPROM.
EEPROM EEPROM : Electrically Erasable Programmable Read-Only
Memory.
FIFO : First In First Out
FPGA : Field-Programmable Gate Array
HDL : Hardware Description Language
I/O : Input/Output
LAB : Logic Array Block.
LE : logic Element.
LUT : Look Up Table
MAC : Multication and accumulation
PC : Personal Computer
PLA : Programmable Logic Array
RAM : Random Access Memory
ROM : Read-Only Memory
SPLD : Simple Programable Devices.
SRAM : Static Random Access Memory.
VHDL : VHSIC hardware description language
VHSIC : Very High Speed Itergrated Circuit
WCLK : Write Clock.
WE : Write Enable.
WRST : Write Reset.
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy, cô giáo khoa Điện tử - Viễn thông trường Đại học Công Nghệ- ĐHQG Hà Nội, những người đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua tại nhà trường.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thăng Long và CN Phan Văn Minh , những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, các thầy đã truyền cho em cách tư duy có hệ thống, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận thực tế - những điều rất quý báu với em khi ra trường làm việc thực tế.
Em xin cảm ơn tới toàn thể cán bộ bộ môn Vi cơ điện tử - vi hệ thống những người đã dẫn dắt và định hướng nghiên cứu cho em trong suốt hai năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Kiêm Hùng cùng toàn thể cán bộ làm việc trong phòng ” các hệ thống tích hợp thông minh” đã chỉ bào và tạo điện kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu FPGA trong phòng.
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cha mẹ, gia đình em những người đã sinh thành, nuôi nấng, tin tưởng động viên em. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp K49ĐB, những người đã cổ vũ, động viên, chia sẻ với em trong suốt những năm qua.
Hà nội, ngày 27 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thông
Mở đầu
Dao động kí (Oscilloscop) là một thiết bị đo lường điện tử phổ biến nhất hiện nay, không giống như các loại máy đo khác chỉ cho ta các thông số của tín hiệu, Oscilloscop còn cho phép ta quan sát tức thời dạng của tín hiệu. Nhiệm vụ chính của một Oscilloscop là hiển thị một cách thật chính xác, chi tiết dạng tín hiệu dưới dạng hàm số của điện áp và thời gian. Ngoài ra một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của oscilloscop là so sánh các dạng sóng khác nhau và đo lường mối quan hệ về thời gian và pha giữa chúng.
Có thể nói quá trình phát triển của oscillscop gắn liền với quá trình phát triển của kĩ thuật điện tử. Mở đầu là oscilloscop tương tự, một vài thập niên gần đây là oscilloscop số, gần đây nhất là một số công ty đo lường hàng đầu thế giới vừa cho ra đời oscilloscop hỗn hợp giữa số và tương tự được tính hợp với các tính năng mạnh mẽ nhất thừa hưởng từ ngành công nghiệp máy tính.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của thông tin và kĩ thuật số với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của các bộ vi xử lý. Bằng việc đưa sức mạnh kĩ thuật số vào thực tiễn, các bộ vi xử lý ngày một thay đổi cách sống của xã hội loài người. Khóa điện tử, máy điện thoại, nồi cơm điện…..của chúng ta đang ngày một thông minh hơn, mạnh mẽ và nhanh nhờ các bộ vi xử lý. Tất cả các ngành công nghiệp lớn như: viễn thông, điều khiển công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng… đều ý thức được và sử dụng triệt để công nghệ mới và họ cũng vấp phải những vần đề mới cần giải quyết đó là các vấn đề liên quan tới tín hiệu và điều khiển số và tương tự của thế giới thực. Oscilloscop với vai trò là một thiết bị giám sát, đo kiểm phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe do các ngành công nghiệp này đắt ra.
Với mục đích là tìm hiểu và thiết kế một oscilloscop số, khóa luận này trình bày và phân tính cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các loại oscilloscop, các tính năng tiến tiến của chúng, đặc biệt là cách thiết kế một oscilloscop kĩ thuật số có nhớ dùng chip FPGA làm trung tâm điều khiển.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ FPGA
1.1 FPGA LÀ GÌ?
FPGA (Field-Programmable Gate Array) là vi mạch dùng cấu trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được. Vi mạch FPGA được cấu thành từ các bộ phận:
Các khối logic cơ bản lập trình được (logic block)
Hệ thống mạch liên kết lập trình được
Khối vào/ra (IO Pads)
Phần tử thiết kế sẵn khác như DSP slice, RAM, ROM, nhân vi xử lý...
So sánh FPGA với ASIC và các vi mạch bán dẫn khác:
ASIC (Application-Specific Integrated Circuit) là một vi mạch IC được thiết kế dành cho một ứng dụng cụ thể.
FPGA cũng được xem như một loại vi mạch bán dẫn chuyên dụng ASIC, nhưng nếu so sánh FPGA với những ASIC đặc chế hoàn toàn hay ASIC thiết kế trên thư viện logic thì FPGA không đạt đựợc mức độ tối ưu như những loại này, và hạn chế trong khả năng thực hiện những tác vụ đặc biệt phức tạp, tuy vậy FPGA ưu việt hơn ở chỗ có thể tái cấu trúc lại khi đang sử dụng, công đoạn thiết kế đơn giản do vậy chi phí giảm, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng.
Còn nếu so sánh với các dạng vi mạch bán dẫn lập trình được dùng cấu trúc mảng phần tử logic như PLA, PAL, CPLD thì FPGA ưu việt hơn các điểm:
Tác vụ tái lập trình của FPGA thực hiện đơn giản hơn.
Khả năng lập trình linh động hơn
Kiến trúc của FPGA cho phép nó có khả năng chứa khối lượng lớn cổng logic (logic gate), so với các vi mạch bán dẫn lập trình được có trước nó.
Thiết kế hay lập trình cho FPGA được thực hiện chủ yếu bằng các ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL như VHDL, Verilog, AHDL, các hãng sản xuất FPGA lớn như Xilinx, Altera thường cung cấp các gói phần mềm và thiết bị phụ trợ cho quá trình thiết kế, cũng có một số các hãng thứ ba cung cấp các gói phần mềm kiểu này như Synopsys, Synplify... Các gói phần mềm này có khả năng thực hiện tất cả các bước của toàn bộ quy trình thiết kế IC chuẩn với đầu vào là mã thiết kế trên HDL (còn gọi là mã RTL).
1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI FPGA
FPGA được thiết kế đầu tiên bởi Ross Freeman, người sáng lập công ty Xilinx vào năm 1984, kiến trúc mới của FPGA cho phép tích hợp số lượng tương đối lớn các phần tử bán dẫn vào 1 vi mạch so với kiến trúc trước đó là CPLD. FPGA có khả năng chứa tới từ 100.000 đến hàng vài tỷ cổng logic, trong khi CPLD chỉ chứa từ 10.000 đến 100.000 cổng logic; con số này đối với PAL, PLA còn thấp hơn nữa chỉ đạt vài nghìn đến 10.000.
CPLD được cấu trúc từ số lượng nhất định các khối SPLD (Simple programable devices, thuật ngữ chung chỉ PAL, PLA). SPLD thường là một mảng logic AND/OR lập trình được có kích thước xác định và chứa một số lượng hạn chế các phần tử nhớ đồng bộ (clocked register). Cấu trúc này hạn chế khả năng thực hiện những hàm phức tạp và thông thường hiệu suất làm việc của vi mạch phụ thuộc vào cấu trúc cụ thể của vi mạch hơn là vào yêu cầu bài toán.
Kiến trúc của FPGA là kiến trúc mảng các khối logic, khối logic, nhỏ hơn nhiều nếu đem so sánh với một khối SPLD, ưu điểm này giúp FPGA có thể chứa nhiều hơn các phần tử logic và phát huy tối đa khả năng lập trình của các phần tử logic và hệ thống mạch kết nối, để đạt được mục đích này thì kiến trúc của FPGA phức tạp hơn nhiều so với CPLD.
Một điểm khác biệt với CPLD là trong những FPGA hiện đại được tích hợp nhiều những bộ logic số học đã sơ bộ tối ưu hóa, hỗ trợ RAM, ROM, tốc độ cao, hay các bộ nhân cộng (multication and accumulation, MAC), thuật ngữ tiếng Anh là DSP slice dùng cho những ứng dụng xử lý tín hiệu số DSP.
Ngoài khả năng tái cấu trúc vi mạch toàn cục, một số FPGA hiện đại còn hộ trợ tái cấu trúc cục bộ, tức là khả năng tái cấu trúc một bộ phận riêng lẻ trong khi vẫn đảm bảo hoạt động bình thường cho các bộ phận khác.
1.3. ỨNG DỤNG
Ứng dụng của FPGA bao gồm: xử lý tín hiệu số DSP, các hệ thống hàng không, vũ trụ, quốc phòng, tiền thiết kế mẫu ASIC (ASIC prototyping), các hệ thống điều khiển trực quan, phân tích nhận dạng ảnh, nhận dạng tiếng nói, mật mã học, mô hình phần cứng máy tính...
Do tính linh động cao trong quá trình thiết kế cho phép FPGA giải quyết lớp những bài toán phức tạp mà trước kia chỉ thực hiện nhờ phần mềm máy tính, ngoài ra nhờ mật độ cổng logic lớn FPGA được ứng dụng cho những bài toán đòi hỏi khối lượng tính toán lớn và dùng trong các hệ thống làm việc theo thời gian thực.
1.4. CẤU TRÚC MỘT FPGA
Cấu trúc tổng thể của một FPGA được minh họa ở hình sau.
Hình 1: Cấu trúc tổng thế một FPGA
1.4.1 Khối logic FPGA
Hình 2: Khối logic FPGA
Phần tử chính của FPGA là các khối logic (logic block). Khối logic được cấu thành từ LUT và một phần tử nhớ đồng bộ flip-flop.
LUT (Look up table) là khối logic có thể thực hiện bất kì hàm logic nào từ 4 đầu vào, kêt quả của hàm này tùy vào mục đích mà gửi ra ngoài khối logic trực tiếp hay thông qua phần tử nhớ flip-flop.
Nếu nhìn cấu trúc tổng thể của mảng LUT thì ngoài 4 đầu vào kể trên còn hỗ trợ thêm 2 đầu vào bổ sung từ các khối logic phân bố trước và sau nó nâng tổng số đầu vào của LUT lên 6 chân. Cấu trúc này là nhằm tăng tốc các bộ số học logic.
Hệ thống mạch liên kết là khối chuyển mạch của FPGA Mạng liên kết trong FPGA được cấu thành từ các đường kết nối theo hai phương ngang và đứng, tùy theo từng loại FPGA mà các đường kết nối được chia thành các nhóm khác nhau, ví dụ trong XC4000 của Xilinx có 3 loại kết nối: ngắn, dài và rất dài. Các đường kết nối được nối với nhau thông qua các khối chuyển mạch lập trình được (programable switch), trong một khối chuyển mạch chứa một số lượng nút chuyển lập trình được đảm bảo cho các dạng liên kết phức tạp khác nhau.
1.4.2 Các phần tử tích hợp sẵn
Ngoài các khối logic tùy theo các loại FPGA khác nhau mà có các phần tử tích hợp thêm khác nhau, ví dụ để thiết kế những ứng dụng SoC, trong dòng Virtex 4,5 của Xilinx có chứa nhân sử lý PowerPC, hay trong Atmel FPSLIC tích hợp nhân ARV…, hay cho những ứng dụng xử lý tín hiệu số DSP trong FPGA được tích hợp các DSP Slide là bộ nhân cộng tốc độ cao, thực hiện hàm A*B+C, ví dụ dòng Virtex của Xilinx chứa từ vài chục đến hàng trăm DSP slices với A, B, C 18-bit.
1.4.3 Quy trình thiết kế FPGA tổng quát.
Hình 3: Quy trình thiết kế FPGA
1.4.3.1 Mô tả ban đầu về thiết kế
Khi xây dựng một chip khả trình (FPGA) với ý nghĩa dành cho một ứng dụng riêng biệt, vì xuất phát từ mỗi ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, sẽ đặt ra yêu cầu phải thiết kế IC thực hiện tối ưu nhất những ứng dụng đó. Bước đầu tiên của quy trình thiết kế này có nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu của thiết kế và xây dựng nên kiến trúc tổng quát của thiết kế.
* Mô tả thiết kế: Trong bước này, từ những yêu cầu của thiết kế và dựa trên khả năng của công nghệ hiện có, người thiết kế kiến trúc sẽ xây dựng nên toàn bộ kiến trúc tổng quan cho thiết kế. Nghĩa là trong bước này người thiết kế kiến trúc phải mô tả được những vấn đề sau:
Thiết kế có những khối nào?
Mỗi khối có chức năng gì?
Hoạt động của thiết kế và của mỗi khối ra sao ?
Phân tích các kỹ thuật sử dụng trong thiết kế và các công cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế.
Một thiết kế có thể được mô tả sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng, như VHDL hay Verilog HDL hoặc có thể mô tả qua bản vẽ mạch (schematic capture). Một thiết kế có thể vừa bao gồm bản vẽ mạch mô tả sơ đồ khối chung, vừa có thể dùng ngôn ngữ HDL để mô tả chi tiết cho các khối trong sơ đồ.
* Mô phỏng chức năng (Function simulation): sau khi mô tả thiết kế, người thiết kế cần mô phỏng tổng thể thiết kế về mặt chức năng để kiểm tra thiết kế có hoạt động đúng với các chức năng yêu cầu.
* Tổng hợp logic (Logic Synthesis): tổng hợp logic là quá trình tổng hợp các mô tả thiết kế thành sơ đồ bố trí mạch (netlist). Quá trình chia thành 2 bước: chuyển đổi các mã RTL, mã HDL thành mô tả dưới dạng các biểu thức đại số Boolean và dựa trên các biểu thức này kết hợp với thư viện tế bào chuẩn sẵn có để tổng hợp nên một thiết kế tối ưu.
* Hiệu chỉnh các kết nối (Datapath Schematic): nhập netlist và các ràng buộc về thời gian vào một công cụ phân tích thời gian (timing analysic). Công cụ phân tích này sẽ tách rời tất cả các kết nối của thiết kế, tính thời gian trễ của các kết nối dựa trên các ràng buộc. Dựa trên kết quả phân tích (report) của công cụ phân tích, xác định các kết nối không thỏa mãn về thời gian. Tùy theo nguyên nhân dẫn đến không thỏa mãn mà ta có thể viết lại mã và tiến hành lại tổng hợp logic hoặc hiệu chỉnh lại các ràng buộc.
Hình 4: Logic Synthesis
1.4.3.2 Thực thi
Ta đã có sơ đồ bố trí netlist mô tả tổng thể thiết kế tại mức cổng (chỉ gồm các cổng logic cơ bản và các mạch logic khác như: MUX). Quá trình này sẽ đặt sơ đồ netlist này lên chip, gọi là quá trình thực thi (Device Implementation).
Quá trình gồm các bước:
* Ánh xạ (mapping hay còn gọi fitting - ăn khớp): chuẩn bị dữ liệu đầu vào, xác định kích thước các khối. Các khối này sẽ phải phù hợp với cấu trúc của 1 tế bào cơ bản của FPGA (gồm nhiều cổng logic) và đặt chúng vào các vị trí tối ưu cho việc chạy dây.
Hình 5: Sơ đồ gán chân
* Đặt khối và định tuyến (Place & Route):
Đặt khối: đặt các khối ánh xạ vào các tế bào (cell) ở vị trí tối ưu cho việc chạy dây.
Hình 6: Sơ đồ không gian gán bên trong FPGA
Định tuyến: bước này thực hiện việc nối dây các tế bào.
Hình 7: Sơ đồ định tuyến
Để thực hiện việc này, chúng ta cần có các thông tin sau:
Các thông tin vật lý về thư viện tế bào, ví dụ kích thước tế bào, các điểm để kết nối, định thời, các trở ngại trong khi đi dây.
Một netlist được tổng hợp sẽ chỉ ra chi tiết các instance và mối quan hệ kết nối bao gồm cả các đường dẫn bị hạn chế trong thiết kế.
Tất cả các yêu cầu của tiến trình cho các lớp kết nối, bao gồm các luật thiết kế cho các lớp chạy dây, trở kháng và điện dung, tiêu thụ năng lượng, các luật về sự dẫn điện trong mỗi lớp.
1.4.3.3 Quá trình Nạp (download) và lập trình (program)
Sau quá trình thực hiện, thiết kế cần được nạp vào FPGA dưới dạng dòng bit (bit stream).
Quá trình nạp thiết kế (download) vào FPGA thường nạp vào bộ nhớ bay hơi, ví dụ như SRAM. Thông tin cấu hình sẽ được nạp vào bộ nhớ. Dòng bit được truyền lúc này sẽ mang thông tin định nghĩa các khối logic cũng như kết nối của thiết kế. Tuy nhiên, lưu ý rằng, SRAM sẽ mất dữ liệu khi mất nguồn nên thiết kế sẽ không lưu được đến phiên làm việc kế tiếp.
Lập trình (program) là thuật ngữ để mô tả quá trình nạp chương trình cho các bộ nhớ không bay hơi, ví dụ như PROM. Như vậy, thông tin cấu hình vẫn sẽ được lưu trữ khi mất nguồn.
1.5 TỔNG QUAN VỀ VHDL
1.5.1 Giới thiệu về ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL
VHDL là ngôn ngữ mô tả phần cứng cho các mạch tích hợp tốc độ cao, là một loại ngôn ngữ mô tả phần cứng được phát triển cho chương trình VHSIC ( Very High Speed Itergrated Circuit) của bộ quốc phòng Mỹ. Mục tiêu của việc phát triển VHDL là có được một ngôn ngữ mô phỏng phần cứng tiêu chuẩn và thống nhất cho phép thử nghiệm các hệ thống số nhanh hơn cũng như cho phép dễ dàng đưa các hệ thống đó vào ứng dụng trong thực tế.
VHDL được phát triển như một ngôn ngữ độc lập không gắn với bất kỳ một phương pháp thiết kế, một bộ mô tả hay công nghệ phần cứng nào. Người thiết kế có thể tự do lựa chọn công nghệ, phương pháp thiết kế trong khi chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất. Và khi đem so sánh với các ngôn ngữ mô phỏng phần cứng khác đã kể ra ở trên ta thấy VHDL có một số ưu điểm hơn hẳn các ngôn ngữ khác:
Thứ nhất là tính công cộng: VHDL được phát triển dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ và hiện nay là một tiêu chuẩn của IEEE. VHDL được sự hỗ trợ của nhiều nhà sản xuất thiết bị cũng như nhiều nhà cung cấp công cụ thiết kế mô phỏng hệ thống.
Thứ hai là khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ và phương pháp thiết kế. VHDL cho phép thiết kế bằng nhiều phương pháp ví dụ phương pháp thiết kế từ trên xuống, hay từ dưới lên dựa vào các thư viện sẵn có. VHDL cũng hỗ trợ cho nhiều loại công cụ xây dựng mạch như sử dụng công nghệ đồng bộ hay không đồng bộ, sử dụng ma trận lập trình được hay sử dụng mảng ngẫu nhiên.
Thứ ba là tính độc lập với công nghệ: VHDL hoàn toàn độc lập với công nghệ chế tạo phần cứng. Một mô tả hệ thống dùng VHDL thiết kế ở mức cổng có thể được chuyển thành các bản tổng hợp mạch khác nhau tuỳ thuộc công nghệ chế tạo phần cứng mới ra đời nó có thể được áp dụng ngay cho các hệ thống đã thiết kế.
Thứ tư là khả năng mô tả mở rộng: VHDL cho phép mô tả hoạt động của phần cứng từ mức hệ thống số cho đến mức cổng. VHDL có khả năng mô tả hoạt động của hệ thống trên nhiều mức nhưng chỉ sử dụng một cú pháp chặt chẽ thống nhất cho mọi mức. Như thế ta có thể mô phỏng một bản thiết kế bao gồm cả các hệ con được mô tả chi tiết.
Thứ năm là khả năng trao đổi kết quả: Vì VHDL là một tiêu chuẩn được chấp nhận, nên một mô hình VHDL có thể chạy trên mọi bộ mô tả đáp ứng được tiêu chuẩn VHDL. Các kết quả mô tả hệ thống có thể được trao đổi giữa các nhà thiết kế sử dụng công cụ thiết kế khác nhau nhưng cùng tuân theo tiêu chuẩn VHDL. Cũng như một nhóm thiết kế có thể trao đổi mô tả mức cao của các hệ thống con trong một hệ thống lớn (trong đó các hệ con đó được thiết kế độc lập).
Thứ sáu là khả năng hỗ trợ thiết kế mức lớn và khả năng sử dụng lại các thiết kế: VHDL được phát triển như một ngôn ngữ lập trình bậc cao, vì vậy nó có thể được sử dụng để thiết kế một hệ thống lớn với sự tham gia của một nhóm nhiều người. Bên trong ngôn ngữ VHDL có nhiều tính năng hỗ trợ việc quản lý, thử nghiệm và chia sẻ thiết kế. Và nó cũng cho phép dùng lại các phần đã có sẵn.
1.5.2 Cấu trúc một mô hình hệ thống mô tả bằng VHDL
Thông thường một mô hình VHDL bao gồm ba phần: thực thể, kiến trúc và các cấu hình. Đôi khi ta xử dụng các gói( packages) và mô hình kiểm tra hoạt động của hệ thống( testbench).
1.5.2.1 Thực thế (entity) của mô hình
Phần khai báo thực thể chỉ rõ TÊN của thực thể và liệt kê các lối vào và ra và có dạng chung như sau
Entity tên_thực_thể is
Generic (khai báo generic);
Port (khai báo các tín hiệu vào ra);
End tên_thực_thể;
Một thực thể luôn bắt đầu với từ khóa entity, theo sau là tên của thực thể và từ khóa is. Rồi đến các khai báo cổng với từ khóa port. Một thực thể luôn kết thúc với từ khóa end và tên của thực thể.
Tên thực thể là tên của thực thể do người dùng đặt.
Các tín hiệu vào ra: tên của các tín hiệu do người dung đặt, ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy, chỉ ra các tín hiệu nối với bên ngoài.
Các chế độ của tín hiệu khai báo trong “port”: chỉ ra chiều của tín hiệu, có các mode sau:
- in: chỉ ra rằng tín hiệu là một tín hiệu vào.
- out: chỉ ra rằng tín hiệu là một tín hiệu ra khỏi thực thể và chỉ các thực thể khác dùng đến tín hiệu này mới có thể đọc giá trị của nó.
- buffer: tín hiệu là tín hiệu ra và giá trị của nó có thể được đọc cả ở bên trong thực thể.
- inout: tín hiệu có thể là tín hiệu vào hoặc tín hiệu ra.
1.5.2.2 Kiến trúc của mô hình
Cấu trúc của nó như sau:
ARCHITECTURE tên_architecture OF tên_entity IS
[các phần khai báo:signal, component…]
BEGIN
[code]
END tên_architecture;
Trong kiến trúc mô hình chúng ta có thể khai báo tất cả mọi thứ liên quan tới chương trình, trong đó có các pro