Đề tài Thu thập hai mươi ví dụ thuộc một trong các loại ngữ trực thuộc (NTT), phân tích nhận diện các ngữ trực thuộc đó

Ngữ trực thuộc định danh (NTT) có liên kiết tỉnh lược hiện diện a) Kiểu thứ nhất: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo cùng kiểu nòng cốt Ngữ định danh làm NTT là thành phần đồng loại với một danh ngữ tương tự có trong chủ ngôn b) Kiểu thứ 2: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo kiểu nòng cốt Danh ngữ làm NTT không có thành phần tương tự trong cấu trúc của chủ ngôn. c) Kiểu thứ 3: Chủ ngôn và NTT khác kiểu nòng cốt Danh ngừ làm NTT không có thành phần tương tự trong cấu trúc của chủ ngôn. 2.Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp a) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng b) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép thế +)Thế đại từ +)Thế đồng nghĩa c) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng 3. Ngữ trực thuộc định danh (NTT) có liên kiết tỉnh lược khiếm diện a) có một loại cấu trúc nòng cốt chuyên dùng cho việc đưa đối tượng mới vào văn bản xuất phát từ một bối cảnh (thời gian, không gian). NTT định danh liên kết tỉnh lược khiếm diện được dùng để đưa chính thông tin bối cảnh vào văn bản.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thu thập hai mươi ví dụ thuộc một trong các loại ngữ trực thuộc (NTT), phân tích nhận diện các ngữ trực thuộc đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu thập hai mươi ví dụ thuộc một trong các loại ngữ trực thuộc (NTT). Phân tích nhận diện các ngữ trực thuộc đó BÀI LÀM I/ Các loại ngữ trực thuộc (NTT) tỉnh lược định danh 1. Ngữ trực thuộc định danh (NTT) có liên kiết tỉnh lược hiện diện a) Kiểu thứ nhất: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo cùng kiểu nòng cốt Ngữ định danh làm NTT là thành phần đồng loại với một danh ngữ tương tự có trong chủ ngôn b) Kiểu thứ 2: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo kiểu nòng cốt Danh ngữ làm NTT không có thành phần tương tự trong cấu trúc của chủ ngôn. c) Kiểu thứ 3: Chủ ngôn và NTT khác kiểu nòng cốt Danh ngừ làm NTT không có thành phần tương tự trong cấu trúc của chủ ngôn. 2.Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp a) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng b) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép thế +)Thế đại từ +)Thế đồng nghĩa c) Ngữ trực thuộc định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng 3. Ngữ trực thuộc định danh (NTT) có liên kiết tỉnh lược khiếm diện a) có một loại cấu trúc nòng cốt chuyên dùng cho việc đưa đối tượng mới vào văn bản xuất phát từ một bối cảnh (thời gian, không gian). NTT định danh liên kết tỉnh lược khiếm diện được dùng để đưa chính thông tin bối cảnh vào văn bản. b) NTT định danh liên kết tỉnh lược khiếm diện được dùng để đưa chủ đề trừu tượng vào văn bản. II/ Các ví dụ Ví dụ 1 Có mấy đôi mắt chết đang trừng trừng nhìn nàng từ những chiếc khung chân dung chạm trổ trang điểm cho phòng tiệc. Những đôi mắt của các bậc tiên tổ dòng họ Mikhôrôvxki,… (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng - Quan hệ giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất - Khôi phục như sau: “Đó là những đôi mắt của các bậc tiên tổ dòng họ Mikhôrôvxki” Ví dụ 2 Định thần lại, có gái trẻ ngạc nhiên khi lắng nghe câu chuyện của Pronnhixki. Con người này với cô dường như đã hoàn toàn thay đổi. (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép thế và cụ thể ở đây là phép thế đồng nghĩa. - Ngữ định danh trong ví dụ này giải thích cho bổ ngữ của phát ngôn đứng trước: Pronnhixki - Con người này Ví dụ 3 Thuyền rời bờ. Hoàng hôn tháng sáu rải những tia lửa ấm xuống làn nước xanh thẳm, những con thiên nga đang rộng cánh bơi theo sau thuyền. (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp - “Hoàng hôn tháng sáu rải những tia lửa ấm xuống làn nước xanh thẳm, những con thiên nga đang rộng cánh bơi theo sau thuyền” rõ ràng là một NTT định danh phụ thuộc và câu: “thuyền rời bờ” đứng trước. Dưới góc độ này, sự liên kết của NTT mang tính chất hiện diện. Song, những thành phần tỉnh lược của NTT lại không tìm được chủ tố tương ứng trong phát ngôn đứng trước. Dưới góc độ này, sự liên kết của NTT lại mang tính chất khiếm diện. Do đó, đây là trường hợp tỉnh lượccó tính chất trung gian giữa liên kết hiện diện và khiếm diện. - Tuy nhiên, dựa vào phép liên tưởng: Thuyền rời bờ - Hoàng hôn tháng sáu rải những tia lửa ấm xuống làn nước xanh thẳm, những con thiên nga đang rộng cánh bơi theo sau thuyền. Ta vẫn có thể khôi phục một cách tương đối các thành phần tỉnh lược Ví dụ: Lúc đó, khi đó , lúc bấy giờ… hoàng hôn tháng sáu…. Ví dụ 4 Hắn đoán đúng. Đúng là ta muốn có nàng (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng - Từ “Đúng” ở câu sau bổ sung thông tin, tạo lượng thông tin mới cho câu trước đó. Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất, ta có thể kkhôi phục tỉnh lược như sau: Hắn đoán đúng đó là ta muốn có nàng. Ví dụ 5 Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. (Nam Cao, cái chết của con Mực) - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng - Từ “Mực” ở câu sau bổ sung thông tin, tạo lượng thông tin mới cho câu trước đó. Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất, ta có thể kkhôi phục tỉnh lược như sau: Đó là con chó già hơn trong hai con chó của nhà. Ví dụ 6 Bây giờ Du đã về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. (Nam Cao, cái chết của con Mực) Ví dụ 7 Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và cái gì nữa, giống như là ăn năn (Nam Cao, Chí Phèo) NTT định danh có liên kết tỉnh lược hiện diện +) Thuộc kiểu thứ nhất: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo cùng kiểu nòng cốt: Hắn / thấy / vừa vui lại vừa buồn. Và Ø /Ø / cái gì nữa, giống như là ăn C V B C V B Năn. +) Danh ngữ làm NTT là thành phần đồng loại với một danh ngữ tương tự có trong chủ ngôn. Trong ví dụ này NTT định danh cái gì nữa, giống như là ăn năn là thành phần đồng loại với danh ngữ vừa vui lại vừa buồn trong chủ ngôn. - Khôi phục câu như sau: Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và Hắn thấy cái gì nữa, giống như là ăn năn Ví dụ 8 Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán về vụ án không ngờ ấy (Nam Cao, Chí Phèo) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép thế đồng nghĩa ) - Ngữ định danh trong ví dụ này giải thích cho chủ ngữ và vị ngữ của phát ngôn đứng trước: Cả làng Vũ Đại – Họ và Nhao lên – bàn tán Ví dụ 9 Tối tăm đã nuốt lấy con ta. Con ta đã chết mà không phục sinh. (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng) “Con ta” ở câu sau nhằm bổ sung thông tin, tạo nên lượng thông tin mới cho câu trước. Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ dồng nhất. Do đó, ta có thể khôi phục như sau: “Tăm tối đó là con ta đã chết mà không được hồi sinh”. Ví dụ 10 Sự đợi chờ bứt rứt một nỗi đau phải đến. Của con rộng đón ngày biến thành ngài. Của con ve sắp trút lần da cứng để non trẻ lại. (Nam Cao, Giờ lột xác) - NTT định danh có liên kết tỉnh lược hiện diện +) Thuộc kiểu thứ nhất: Chủ ngôn và NTT xây dựng theo cùng kiểu nòng cốt: Sự đợi chờ bứt rứt/ một nỗi đau /phải đến. Ø / Của con rộng /đón ngày biến Tr C V Tr C V thành ngài. Ø/ Của con ve /sắp trút lần da cứng để non trẻ lại. Tr C V +) Danh ngữ làm NTT là thành phần đồng loại với một danh ngữ tương tự có trong chủ ngôn. Trong ví dụ này NTT định danh của con rộng đón ngày biến thành ngài. Của con ve sắp trút lần da cứng để non trẻ lại là thành phần đồng loại với danh ngữ sự đợi chờ bứt rứt trong chủ ngôn. - Khôi phục câu như sau: Sự đợi chờ bứt rứt một nỗi đau phải đến. Sự đợi chờ bứt rứt của con rộng đón ngày biến thành ngài. Sự đợi chờ bứt rứt của con ve sắp trút lần da cứng để non trẻ lại. Ví dụ 11 Vừa mới sáng. Trời xanh và dịu như ngày mới có trời. (Nam Cao, Giờ lột xác) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng Đây là kiểu liên tưởng đặc trưng mà dấu hiện nằm ở chủ ngôn, còn sự vật thể hiện bằng NTT Khôi phục: Đó là khi trời xanh và dịu như ngày mới có trời Ví dụ 12 Người nhẹ nhõm như vừa tắm xong, thay một cái áo mỏng thênh thang. Một nụ cười tự nhiên nở trên môi. (Nam Cao, Giờ lột xác) Ngữ định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng nhân quả Khôi phục: Người nhẹ nhõm như vừa tắm xong, thay một cái áo mỏng thênh thang kết quả là một nụ cười tự nhiên nở trên môi Ví dụ 13 Nhưng cũng tại trời bức nữa. Bức không chịu được. (Nam Cao, con mèo) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng) Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất. Khôi phục: Đó là cái bức không chịu được Ví dụ 14 Trông đã ghét. Anh muốn tát vào cái mặt cong cớn của vợ anh vài cái. (Nam Cao, con mèo) NTT tỉnh lược chủ ngữ : Anh trông đã ghét. Trông đã ghét không thuộc một kiểu ngữ định danh nào, nó là hành động đồng loại với hành động “muốn tát” ở phát ngôn sau. Ví dụ 15 Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn đối góp (Nam Cao, một bữa no) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng Đây là kiểu liên tưởng đặc trưng mà dấu hiện nằm ở chủ ngôn, còn sự vật thể hiện bằng NTT Khôi phục: Bà đoán rằng họ khanh ăn. Đó là no dồn đói góp Ví dụ 16 Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng cách nào cũng không đã khát. (Nam Cao, một bữa no) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng) Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất. Khôi phục: Đó là do uống bằng cách nào cũng không đã khát Ví dụ 17 Mụ Lợi tưởng thầy lang bỡn mụ, nhìn trộm thầy một cái rồi ngoảnh mặt đi. Mụ thẹn. (Nam Cao, Lang Rận) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng) Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất. Khôi phục: Đó là mụ thẹn. Ví dụ 18 Nhưng thầy lang cũng tít đôi mắt lại, cười khìn khịt. Thầy khoái lắm. (Nam Cao, lang rận) NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp ( cụ thể là dựa vào phép lặp từ vựng mở rộng) Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố của phép lặp và NTT là quan hệ đồng nhất. Khôi phục: Đó là thầy khoái lắm. Ví dụ 19 Valdemar trở về Guenbovitre lúc gần sáng. Trời bắt đầu rạng. (Hữu Dũng dịch Con hủi_Helena Mixiszek). - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng Đây là kiểu liên tưởng đặc trưng mà dấu hiện nằm ở chủ ngôn, còn sự vật thể hiện bằng NTT Khôi phục: Valdemar trở về Guenbovitre lúc gần sáng. Đó là lúc trời bắt đầu rạng. Ví dụ 20 A-thơ nhìn xuống vực tối, rùng mình. Một làn sương trắng mờ lờ lững giữa những ngọn thông, bám nhẹ vào tiếng hấp hói tuyệt vọng của dòng thác, như một bóng ma khốn khổ, cô độc, không người an ủi. - NTT định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp. - Khôi phục: ở đó (dưới đó) một làn sương trắng mờ lờ lững giữa những ngọn thông, bám nhẹ vào tiếng hấp hói tuyệt vọng của dòng thác, như một bóng ma khốn khổ, cô độc, không người an ủi.