Ông Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban điều tra lao động việc làm Trung ương đưa ra giải thích vì sao nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm lại cao hơn các vùng khác.
+ So với năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể nhưng lại tăng cao ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2001 tới nay cho thấy, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn 1 triệu lao động.
Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong cả nước từ 15 tuổi trở lên là 5,1% và trong độ tuổi lao động là 5,3%, giảm 0,3% so với năm 2004; trong độ tuổi từ 15-24 là 13,4%, giảm 0,5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lại cao ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng (5,6%) tiếp đến là Đông Bắc và duyên hải miền Trung (5,1%-5,5%); các vùng khác tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 5,7%; hai vùng còn lại ở mức 5,6%.
Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển.
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải thích nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm lại cao hơn các vùng khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ông Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban điều tra lao động việc làm Trung ương đưa ra giải thích vì sao nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm lại cao hơn các vùng khác.
+ So với năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể nhưng lại tăng cao ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2001 tới nay cho thấy, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn 1 triệu lao động.
Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong cả nước từ 15 tuổi trở lên là 5,1% và trong độ tuổi lao động là 5,3%, giảm 0,3% so với năm 2004; trong độ tuổi từ 15-24 là 13,4%, giảm 0,5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lại cao ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng (5,6%) tiếp đến là Đông Bắc và duyên hải miền Trung (5,1%-5,5%); các vùng khác tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 5,7%; hai vùng còn lại ở mức 5,6%.
Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển.
+ Như vậy có đáng lo ngại trước tình trạng số lượng lao động tăng không song hành với chất lượng lao động, thưa ông?
So với năm 2004, lực lượng lao động nước ta được bổ sung 1,143 triệu người, hầu hết là lao động trẻ, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở nước ta.
Theo kết quả từ cuộc điều tra, bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005, số lao động đã qua đào tạo tăng 12,9%, như vậy mỗi năm có 983.000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX.
Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung.
Khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy, mặc dù trong lực lượng lao động vẫn đang có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo, kể cả bậc cao đẳng, đại học thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn còn lớn, điều này sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động ngày càng mạnh của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế.
+ Vậy sức ép việc làm không chỉ đối với lao động nông thôn mà với lực lực lao động trẻ ở khu vực thành thị sẽ là rất lớn và đây sẽ là một khó khăn lớn khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, thưa ông?
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ (15 -24 tuổi) tại khu vực thành thị là 13,4%, cao hơn 8% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động khu vực này.
Điều này xảy ra phổ biến tại các khu đô thị tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, vì khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn đang có độ dãn lớn. Đây là bất cập đáng lo ngại, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn và yêu cầu về đổi mới khoa học - công nghệ không ngừng tăng.
Ví dụ ở một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, chủ doanh nghiệp này nhất quyết đưa lao động sang nhà máy tại Việt Nam làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5.000 USD/tháng chỉ vì không tuyển được lao động địa phương có đủ trình độ. Nếu tuyển lao động nước ta tại vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 200- 500 USD/tháng.
Điều này cho thấy sự hạn chế về trình độ đào tạo của người lao động đang làm giảm khả năng tiếp cận với khoa học - công nghệ, đồng thời tiếp tục tăng sức ép việc làm lên chính những lao động đã qua đào tạo.
+ Để cải thiện dần tình trạng trên, theo ông cần phải có những cơ chế và giải pháp gì?
Cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Song hành là những giải pháp tăng đào tạo cho lực lượng lao động, bao gồm cả đào tạo lực lượng lao động chất xám.
Một trong những chính sách quan trọng nhất là tiền lương, thu nhập của người lao động. Chính sách tiền lương cần được mở theo xu hướng không quy định mức lương khung đồng đều cho từng vị trí ở các thành phần doanh nghiệp khác nhau, mà điều này phải để cho thị trường lao động điều tiết.
Với độ thoáng của tiền lương, ở đâu có chất lượng lao động tốt, ở đó tiền lương, thu nhập của người lao động sẽ cao.
Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam
Thông tin trên vừa được công bố tại hội nghị Công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 17/11.
Theo ông Nguyễn Trọng Phu, Vụ trưởng, Uỷ viên thường trực ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm Trung ương, trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vùng Bắc bộ là 5,7%, hai vùng còn lại ở mức 5,6%.
Số lao động thất nghiệp có tuổi từ 15 trở lên ở khu vực thành thị là 567.771 người, chiếm 5,13%. Còn trong độ tuổi lao động là 562.269 người, chiếm 5,31% trong tổng số lao động.
Tính trung bình tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trẻ từ 15-24 tuổi là 13,4%, giảm hơn 0,5% so với năm 2004.
Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Hơn 76% lao động chưa qua đào tạo
Lực lượng lao động của nước ta hiện nay có 44.385 nghìn người, tăng gần 2,6% so với năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt 24,8%. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ năng tay nghề).
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mù chữ của LĐ VN là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ LĐ mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên “trời - vực” khi so sánh nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa...
Kết quả điều tra cũng công bố một con số buồn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng LĐ hùng hậu này. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo mới chỉ là 24% (tăng 2,2% so với năm 2004); trong đó, tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề nói chung mới chiếm 15%. Đây thực là một kết quả gây “sốc”!
Ông Nguyễn Trọng Phu - Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Tin học, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm TW nhận xét: “Sự cách biệt về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn đã, đang và sẽ gây bất lợi cho các khu vực nông thôn trong giai đoạn phát triển CNH, HĐH dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế”.
Thông tin về việc làm được các bạn trẻ quan tâm.
Trong thời gian qua, một số cơ quan không có chức năng phát ngôn đã công bố những số liệu không chính xác liên quan đến tình trạng lao động thất nghiệp của Việt Nam hiện nay. Ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cơ quan phát ngôn chính thức về số liệu thống kê của Chính phủ, đã có cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết số liệu thống kê chính thức về tình trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là số lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế?Trước tiên, tôi phải nhấn mạnh rằng lâu nay chúng ta vẫn hiểu chưa đúng về vấn đề thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Người thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra không đi làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và nếu có việc làm là phải đi làm ngay.Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị.Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới (có thể là công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi nói về tình trạng thất nghiệp hiện nay.Với những diễn biến của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước hiện nay, xin ông dự báo về tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009?Mọi công bố bây giờ là quá sớm nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi, tỷ lệ người lao động thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng từ mức 5,1% hiện nay lên 5,4%; trong đó riêng khu vực nông thôn lên tới 6,4%.Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao như vậy là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này.Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tình hình suy giảm kinh tế nhưng xem ra tỷ lệ thiếu việc làm đang tiếp tục tăng. Xin ông đánh giá về hiệu quả những giải pháp này?Theo tôi, từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thời như "Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội", giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ. Bên cạnh đó, để các chính sách này phát huy tác dụng, vấn đề quan trọng nhất cần được đặc biệt quan tâm chính là công tác giám sát để các giải pháp này được triển khai trong thực tế đúng với mục tiêu đề ra ở tất cả các cấp.Với chính sách hỗ trợ tín dụng 4% để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động đang triển khai hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần giám sát để số tiền vay ưu đãi này được sử dụng đúng mục đích bởi trên thực tế, một số doanh nghiệp lại lợi dụng chính sách này để lấy tiền trả cho các món nợ đến hạn phải thanh toán, chứ không mở rộng sản xuất. Do vậy, chủ trương thì tốt nhưng hiệu quả thực tế sẽ không như ý muốn.Theo tôi, các giải pháp, chủ trương của Chính phủ đã có là các giải pháp định hướng mang tầm vĩ mô. Còn thực tế, các bộ, ngành, địa phương đang triển khai lại thực sự lúng túng.Vậy theo ông đâu là những giải pháp cần thiết trong thời điểm này để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm?Cùng với tăng cường giám sát việc thực hiện các giải pháp trong thực tế, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đào tạo việc làm thích hợp cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để họ có thể bắt kịp với sự biến đổi nhanh về nhu cầu lao động của nền kinh tế. Theo tôi, con số 73% người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay là những người không qua đào tạo" thực sự là điều đáng lưu tâm đối với các cơ quan có chức năng đào tạo nghề cho người lao động.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố kết quả điều tra lao động việc làm năm 2003. Theo đó, trong tám vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất với 6,37%, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 5,78%.
Hiện toàn quốc có 42,1 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15), số sống ở khu vực thành thị là 10,1 triệu người, chiếm 24,18%. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp nhất cả nước với 4%.
Trong 61 tỉnh thành, Hải Phòng có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất với 7,12%, chỉ giảm được 0,08% so với năm ngoái . Tiếp đó là Hà Nội 6,84%, Quảng Ninh 6,83% và TP HCM 6,58%. Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp nhất nước là Đăk Lăk với 3,38%.
Ông Nguyễn Trọng Phu, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thống kê lao động xã hội - cơ quan tiến hành điều tra - khẳng định, việc chuyển dịch lao động vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng vẫn còn chậm. Hiện tỷ lệ lao động làm việc trong trong nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 59%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 16,4%, nhóm ngành dịch vụ là 24,6%.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người có trình độ từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên là 8.844.000 người, chiếm 20,99%. Đông Nam Bộ có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất với 30,13%, thấp nhất là Đông Bắc 10,75%. Tỷ lệ lao động chưa biết chữ có chiều gia tăng, trong năm 2002 là 3,74%, năm nay lên tới 4,52%.
Cuộc điều tra này được tiến hành từ 1/7 với trên 109.000 hộ dân trong cả nước.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh
Cập nhật lúc 01:16, Thứ Năm, 29/12/2005 (GMT+7)
,(VietNamNet) - Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố cuối năm cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả nước
Cụ thể, năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước chỉ còn 5,3%, trong khi năm ngoái, tỷ lệ này vẫn là 5,6%.
Tỷ lệ người thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004.
Nổi bật nhất là sự sụt giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu như năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp ở đây còn cao hơn hẳn các vùng miền khác trong cả nước, với 6,0%, thì năm nay, con số ấy giảm mạnh nhất, xuống chỉ còn 5,6%, tương đương với tỷ lệ ở Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, 5,6% vẫn là tỷ lệ cao nhất nước hiện nay. Do đó, tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới vẫn là nhiệm vụ bức thiết của chính quyền các địa phương ở khu vực này trong năm 2006.
Nhiệm vụ ấy cũng hết sức quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm còn lại là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tới 5,5%, chỉ giảm được ít so với con số năm ngoái là 5,7%, dù rất nhiều nỗ lực và ưu tiên của Chính phủ đã được dành cho nơi đây trong năm 2005.
Ở chiều ngược lại, tuy chỉ giảm nhẹ, song tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên vẫn nằm mức thấp nhất nước, với chỉ 4,2%. Nằm trong nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay còn phải kể đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, đều ở mức 4,9%.
Ở các khu vực còn lại, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cũng đều giảm so với năm trước. Bắc Trung bộ chỉ còn 5,0%, Đông Bắc 5,1%.
Càng ở vùng kinh tế trọng điểm, càng dễ thất nghiệp!
Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vẫn cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển.
Nguyên nhân là do các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề phù hợp, khó tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả nước. Song để tiếp tục giảm như mục tiêu Nhà nước đề ra, giáo dục phải định hướng tốt hơn.
Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2001 tới nay, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn một triệu lao động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn.
Riêng năm 2005, so với năm 2004, lực lượng lao động Việt Nam được bổ sung 1,143 triệu người nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo không cao. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% đã đặt ra. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung.
Rõ ràng, khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở Việt Nam
Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động và do một số vấn đề bất cập như vấn đề chất lượng lao động, trình độ lao động,...nên tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 5,2%.Hà Nội sau khi mở rộng có qui mô dân số lớn thứ hai toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh). Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 80 nghìn người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 30 nghìn người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 120 nghìn người.Trên thực tế, người lao động thường tìm việc làm qua các kênh: các tổ chức giới thiệu việc làm; mạng internet; ngày hội việc làm, ngày tuyển dụng trực tiếp,...Tuy nhiên, hoạt động của các kênh này còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều trung tâm chủ yếu chỉ hoạt động dạy nghề ngắn hạn, số lao động tiếp cận qua các dịch vụ này chỉ chiếm khoảng 15-20%...Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, để phát huy tác dụng của sàn giao dịch việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cơ hội việc làm đối với người lao động, bắt đầu từ quí 2 năm 2009, Hà Nội sẽ tăng tần suất hoạt động của các phiên giao dịch việc làm lên 2 phiên/tháng, tại trụ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội số 1 (thay vì 1 phiên/tháng như trước đây), số 285 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 sẽ tổ chức mỗi quí 1 phiên giao dịch việc làm tại 2 thành phố Sơn Tây, Hà Đông.Dự kiến đến năm 2010, Hà Nội sẽ thành lập thêm một số sàn giao dịch việc làm vệ tinh, 2 huyện sẽ liên kết thành lập một sàn giao dịch việc làm như: Đông Anh - Sóc Sơn; Long Biên - Gia Lâm; Từ Liêm – Cầu Giấy; Hoàng Mai – Thanh Trì…Hai trung tâm giới thiệu việc làm số 1 và 2 sẽ được sửa chữa, nâng cấp theo hướng nâng cao công năng phục vụ hoạt động tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên các trung tâm cũng được đào tạo, tập huấn theo hướng chắp nối giữa cung và cầu lao động, nâng cao chất lượng quá trình tuyển dụng lao động.
Ngày 12/5/2007, sàn giao dịch việc làm Hà Nội được khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Tính hết tháng 11/2008, sàn giao dịch việc làm Hà Nội đã tổ chức được 16 phiên giao dịch, bao gồm: 1432 doanh nghiệp (bình quân 90 doanh nghiệp/phiên); 46.578 lao động được phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ; 2