Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thủ tục h ành chính. Đó
có thể là cách thức, lề lối làm việc của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước; là
trình tự tiến hành theo thứ tự thời gian kế tiếp nhau của hoạt động công vụ; hoặc l à
trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá
nhân tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công vụ của nhà
nước, các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi h ành
nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ Nhà nước và phục vụ nhân dân.
Trên nền tảng đó, ta có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về thủ tục hành
chính như sau: Thủ tục hành chính là hành vi cần thiết của các bên tham gia quan hệ
quản lý hành chính nhà nước, theo đó các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá
nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà
nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức, thực hiện
thẩm quyền của mình theo trình tự, trật tự nhất định nhằm thi hành nghĩa vụ hành
chính, đảm bảo công vụ Nhà nước và phục vụ nhân dân.
Toàn bộ các qui định và thủ tục hành chính tạo thành một chế định pháp luật
thủ tục hành chính và là một chế định quan trọng của Luật hành chính.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở v à nhà ở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 1
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ
QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở :
1.Khái niệm và đặc điểm thủ tục hành chính
1.1. Khái niệm thủ tục hành chính.
2. Khái niệm và đặc điểm thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ :
2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm.
2.3. Ý nghĩa thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và
QSHNƠ :
3. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ :
3.1. Cơ sở pháp lý
3.2. Nội dung nguyên tắc :
4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ :
5. Qui trình cấp giấy chứng nhận QSHNƠ:
5.1. Trình tự thủ tục cấp mới giấy chứng nhận QSHNƠ
5.2. Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận QSHNƠ
5.3. Trình tự thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận QSHNƠ
5.4. Trình tự thủ tục xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận QSHNƠ
6. Qui trình cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ :
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 2
6.1. Theo Quyết đinh 54/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của UBND
thành phố qui định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ tại
thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Theo nghị định 88/2009/NĐ-CP về quy trình cấp giấy chứng nhận đất ở.
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT Ở VÀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở :
1. Thực trạng quy định pháp luật về cấp GCNQSDĐ
2. Thực trạng cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ
- Năm 2008
- Năm 2009
- Năm tháng đầu năm 2010
3. Một số kiến nghị về thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ .
KẾT LUẬN.
Các từ viết tắt :
* GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* QSDĐƠ: Quyền sử dụng đất ở.
* QSHNƠ: Quyền sở hữu nhà ở.
* UBND: Ủy ban nhân dân.
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như cơ chế thị
trường ở nước ta hiện nay, thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà đất
nói riêng thường có tính tự phát, thiếu định hướng. Việc tổ chức quản lý đất đai vừa
bị buông lỏng, vừa chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và thiếu sự quản lý của các
cơ quan chức năng một cách thống nhất. Xuất phát từ hiện trạng đó, việc thiết lập
một hệ thống các qui định pháp luật chung về thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở sẽ góp phần sử dụng
và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất và phát triển hợp lý nhà ở. Mặt khác, làm
tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách Nhà nước để phát tiển nền kinh tế, đảm bảo trật
tự xã hội, nâng caohiệu quả quản lý của Nhà nước về đất đai.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn “ Thủ tục hành chính trong việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở “ làm đề tài tiểu luận tốt
nghiệp của mình.
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 4
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ QUYỀN SỞ HỮU
NHÀ Ở
1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
1.1.Khái niệm thủ tục hành chính:
Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thủ tục hành chính. Đó
có thể là cách thức, lề lối làm việc của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước; là
trình tự tiến hành theo thứ tự thời gian kế tiếp nhau của hoạt động công vụ; hoặc là
trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá
nhân tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công vụ của nhà
nước, các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành
nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ Nhà nước và phục vụ nhân dân.
Trên nền tảng đó, ta có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về thủ tục hành
chính như sau: Thủ tục hành chính là hành vi cần thiết của các bên tham gia quan hệ
quản lý hành chính nhà nước, theo đó các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá
nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà
nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức, thực hiện
thẩm quyền của mình theo trình tự, trật tự nhất định nhằm thi hành nghĩa vụ hành
chính, đảm bảo công vụ Nhà nước và phục vụ nhân dân.
Toàn bộ các qui định và thủ tục hành chính tạo thành một chế định pháp luật
thủ tục hành chính và là một chế định quan trọng của Luật hành chính.
2.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ QUYỀN SỞ
HỮU NHÀ Ở :
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 5
2.1.KHÁI NIỆM :
- Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và
QSHNƠ được thực hiện thông qua thủ tục hành chính và thực tế cho thấy rằng nó
tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, quản lý hành chính trong lĩnh vực
này là hết sức quan trọng.
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ là
hành vi cần thiết của các bên tham gia quan hệ thủ tục. Theo đó các cơ quan hành
chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp thực hiện thẩm
quyền của mình theo trình tự, trật tự nhất định trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ, và giải quyết các công việc của nhà nước, các kiến nghị thích
đáng của công dân hoặc tổ chức, nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công
vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.
2.2.ĐẶC ĐIỂM :
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ vừa
mang đặc điểm của quan hệ thủ tục hành chính do pháp luật hành chính qui định,
vừa có đặc điểm của quan hệ pháp luật đất đai do pháp luật đất đai qui định, nên có
những đặc điểm sau:
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt bao gồm các yếu tố cấu thành sự sống còn của
quốc gia. Chính vì vậy thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ rất phức tạp và dễ sai sót, đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn
cao.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước ta là
chủ thể duy nhất và thường xuyên tham gia quan hệ thủ tục hành chính.
- Quản lý hành chính nhà nước đối với đất đai là hết sức phức tạp và chặt chẽ nên
thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ luôn kết
hợp với những khuôn mẫu ổn định và biện pháp thích hợp.
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 6
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ là
loại thủ tục liên hệ, trong đó tham gia thủ tục đa phần là công dân.
- Quản lý nhà nước về đất đai, nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc quan trọng là ưu
tiên và bảo vệ quĩ đất nông nghiệp, lâm nghiệp đồng thời sử dụng đất hợp lý, tích
kiệm. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực này cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó.
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ
luôn gắn liền với công tác văn thư.
- Qui phạm thủ tục hành chính trong lĩnh vực này qui định trình tự thủ tục thực
hiện qui phạm nội dung của Luật hành chính, Luật dân sự,…
2.3.Ý NGHĨA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở :
Nhiệm vụ của thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ
và QSHNƠ là để giải quyết công việc phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước
về đất đai, ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu lực quản lý nhà nước nên càng phải được
hoàn thiện, đặc biệt trong thị trường bất động sản như hiện nay.
Việc thiết lập các qui định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này sẽ giúp nhà
nước sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và phát triển hợp lý nhà ở, tạo nên sự thống
nhất về nhiều mặt. Điều này có tác dụng cho việc hình thành thị trường bất động
sản, tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước, tăng năng lực cho xây dựng cơ
sở hạ tầng, đảm bảo trật tự xã hội, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Muốn có
được một thủ tục hành chính như vậy thì công tác hệ thống hóa văn bản pháp luật
phải thực hiện thường xuyên, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát xử lý hành vi vi
phạm pháp luật đất đai một cách kịp thời, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mọi người dân, tổ chức, bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung.
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 7
3.CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ QUYỀN SỞ
HỮU NHÀ Ở :
Nguyên tắc của thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ là những tư tưởng chỉ đạo xuất phát từ bản chất chế độ làm nền
tảng cho việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
QSDĐƠ và QSHNƠ.
3.1. Cơ sở pháp lý: để xác lập nguyên tắc của thủ tục hành chính trong lĩnh vực
cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ dựa trên nhiều nguồn như : Hiến pháp
1992, văn bản Luật và các văn bản pháp qui khác như : Nghị quyết, Nghị định của
Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của các Bộ và
các cơ quan ngang Bộ;
3.2.Nội dung nguyên tắc :
3.2.1. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và
QSHNƠ do pháp luật qui định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định
và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được
pháp luật cho phép nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các qui phạm thủ
tục hành chính được qui định trong nhiều văn bản pháp luật.
3.2.2. Phải đảm bảo tính chính xác, khách quan qua việc : khi thực hiện thủ tục,
các chủ thể thực hiện phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ, các giấy tờ cần thiết có liên
quan và có thẩm quyền giải quyết vụ việc hoặc đưa ra các biện pháp thích hợp từng
trường hợp,…
3.2.3. Thủ tục hành chính phải đảm bảo tính dân chủ, tăng cường sự giám sát của
nhân dân (trừ trường hợp đặc biệt pháp luật qui định phải giữ bí mật).
3.2.4. Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật về quyền
và nghĩa vụ. Điều này có nghĩa rằng các cơ quan nhà nước phải giải quyết quyền của
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 8
chủ thể sử dụng đất khi đề nghị của họ có đủ điều kiện luật định, nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sử dụng đất.
3.2.5.Thủ tục hành chính trong lĩnh vực này cần đảm bảo tính đơn giản, tiết
kiệm, cụ thể là cần giảm bớt các cấp, các “cửa”, các loại giấy tờ, chi phí không cần
thiết.
4. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
VÀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở :
4.1.Điều 52 Luật Đất đai năm 2003 qui định:
4.1.1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhậnquyền
sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này.
4.1.2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt nam
định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
4.1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ qui định tại khoản 1
Điều này được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
4.2.Xuất phát từ căn cứ pháp lý này, để tạo điều kiện cho việc áp dụng cụ thể và
đúng thẩm quyền, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định
54/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của UBND thành phố qui định về
trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Theo Điều 3 Qui định ban hành kèm theo Quyết định số 54 qui định như sau :
4.2.1.Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng thực
hiện cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ, giấy chứng nhận QSHNƠ ( gọi
chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ) cho tổ chức trong nước và tổ chức
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 9
nước ngoài ( gọi chung là tổ chức ), kể cả trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của
tổ chức và cá nhân.
4.2.2.Giám đốc Sở Xây dựng ký thừa ủy quyền và đóng dấu của UBND thành
phố theo qui định tại Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2006 của
Bộ Xây dựng ( gọi tắt là Thông tư 05/2006/TT-BXD).
4.2.3.UBND thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ
chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( đối với trường hợp được
thuê đất hoặc giao đất theo dự án ) và cá nhân nước ngoài.
4.2.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp
Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và đóng dấu của Sở Tài nguyên
và Môi trường theo nghị định 88/2009/ NĐ – CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
4.2.5.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký và đóng dấu của Sở Tài nguyên
và Môi trường theo qui định tại Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng
7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Quyết định
08/2006/QĐ-BTNMT ).
4.2.6. UBND quận-huyện cấp giấy chứng nhận QSHNƠ cho cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài (gọi chung là cá
nhân); cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình,
cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng
qui định tại khoản 2 của Điều này (gọi chung là người sử dụng đất).
5.Qui trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 10
Theo Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của UBND
thành phố ban hành đã qui định khá chi tiết các trường hợp cấp giấy chứng nhận
theo trình tự thủ tục nhất định. Cụ thể như sau:
5.1. Trình tự thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận QSHNƠ:
5.1.1. Đối với cá nhân:
- Sau khi lập hồ sơ theo đúng thành phần qui định tại khoản 1 Điều 3 Mục 1
Chương II NĐ 54, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại UBND Quận - Huyện nơi
có nhà ở - đất ở để được xét cấp giấy chứng nhận. Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND
xã thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND xã
phải có ý kiến xác nhận và chuyển hồ sơ đến UBND Huyện để giải quyết.
- Trình tự giải quyết hồ sơ:
Đối với hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Thời hạn giải quyết hồ sơ tại
UBND Quận - Huyện là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;trường hợp
phải bổ túc hồ sơ thì chỉ được bổ túc trong thời hạn 15 ngày. Sau khi kí giấy chứng
nhận, cơ quan cấp giấy lập Phiếu chuyển sang cơ quan Thuế quận-huyện để tính lệ
phí trước bạ và nghĩa vụ tài chính trong thời hạn không quá 03 ngày. Khi giao trả
giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở, cơ quan cấp giấy thu lại : giấy tờ xác nhận
đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, Biên nhận hồ sơ; hướng dẫn chủ sở hữu nhà ở nộp
lệ phí cấp giấy chứng nhận, kiểm tra lại thông tin và kí vào Sổ đăng kí quyền sở hữu
nhà ở.
Đối với hồ sơ chưa đủ hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì bộ phận
tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và nêu rõ lí do ngay khi nhận
hồ sơ để cá nhân đề nghị cấp giấy, bổ sung hồ sơ theo qui định hoặc UBND quận-
huyện phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do không giải quyết cấp giấy chứng nhận
trong thời hạn 15 ngày làm việc.
5.1.2. Đối với tổ chức:
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 11
- Tổ chức có nhu cầu cấp giấy chứng nhận lập hồ sơ theo thành phần qui định tại
khoản 1 Điều 14 NĐ 54 cử người đại diện hoặc ủy quyền hợp pháp cho người đại
diện đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở Xây dựng.
- Trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ: tương tự như thủ tục đối với cá nhân; Tuy
nhiên sau khi UBND thành phố đóng dấu giấy chứng nhận, Sở Xây dựng lập Phiếu
chuyển cho cơ quan Thuế, thông báo cho tổ chức biết để liên hệ cơ quan Thuế nơi
có nhà ở để nộp lệ phí trước bạ và nghĩa vụ tài chính.
5.1.3. Đối với tổ chức cá nhân có nhà ở xây dựng không phép, sai phép trứớc
ngày 01/07/2004:
- Về nội dung cơ bản, tổ chức cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận trong
trường hợp này phải chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 Điều 15 NĐ54. Việc nộp hồ sơ và
nhận kết quả tương tự như đối với cá nhân, tổ chức cấp mới giấy chứng nhận.
- Trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ: Nhà ở phù hợp qui hoạch xây dựng nhưng
chưa phù hợp về kiến trúc thì cơ quan cấp giấy căn cứ Điều 2 Quyết định số 39/2005
của Thủ tướng chính phủ để giải quyết, không công nhận phần diện tích nhà ở
không phù hợp kiến trúc. Nhà ở có 1 phẩn diện tích không phù hợp qui hoặch xây
dựng, nằm trong khu vực cấm xây dựng, vi phạm hành lang an toàn kĩ thuật đô thị,
di tích lịch sử, văn hóa đã được xêp hạng, an ninh quốc phòng thì chỉ công nhận và
cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích nhà ở - đất ở phù hợp qui hoạch.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nhà ở được xây dựng không phép, sai phép sau ngày 01 thnág 07 năm 2004
được xử lý theo qui định khác của UBND thành phố trước khi cấp giấy chứng nhận.
5.1.4. Đối với trường hợp chuyển nhượng nhà ở đã có giấy chứng nhận QSHNƠ:
- Tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
theo thành phần qui đinh tại khoản 1 Điều 16 NĐ 54, nộp hồ sơ và nhận kết quả tại
Sở Xây dựng đối với tổ chức, tại UBND Quận - Huyện đối với cá nhân.
“Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà
ở”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 12
- Thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
nhà ở - Đất ở có hiện trạng không thay đổi và 30 ngày làm việc đối với nhà ở - đất ở
có hiện trạng thay đổi
- Trường hợp nhà ở - đất ở được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, mà bên
chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy chứng nhận được cấp theo qui định tại
Nghị định 60/CP, Nghị định 61/CP, giấy chứng nhận QSDĐ có ghi nhận nhà ở trên
đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP; sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí QSDĐƠ và
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Trung tâm Thông tin tài nguyên và Môi
trường hoặc UBND quận huyện nơi có nhà ở; nếu bên nhận chuyển nhượng có nhu
cầu cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ theo thành phần được qui định, nộp hồ sơ và
nhận kết quả tại cơ quan cấp giấy chứng nhận theo qui định để được giải quyết.
5.2. Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
- T