Khai phá dữliệu hiện đang là lãnh vực nghiên cứu rất phát triển. Cho đến thời điểm hiện nay đã có một sốthư
viện mã nguốn được hiện thực để đáp ứng cho các bài toán khai phá dữliệu. Tuy nhiên hầu nhưchưa có một thư
viên mã nguồn mởnào chuyên biệt cho lớp bài toán dựbáo. Bài báo sẽgiới thiệu vềthưviện mã nguồn mởcho
bài toán dựbáo với những giải thuật tiên tiến hiện nay nhưArtificial Neural Network (ANN), Support Vector
Regression (SVR), Standard Addictive Model (SAM).
6 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thư viện mã nguồn mở cho bài toán dự báo- An open source library for prediction problems, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯ VIỆN MÃ NGUỒN MỞ CHO BÀI TOÁN DỰ BÁO
AN OPEN SOURCE LIBRARY FOR PREDICTION PROBLEMS
Dương Ngọc Hiếu, Võ Hoàng Tam, Nguyễn Thành Thi (*)
Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
(*) Bộ môn Thông tin Địa lý Ứng dụng, ĐH Nông – Lâm Tp. Hồ Chí Minh
{dnhieu, vhtam}@cse.hcmut.edu.vn, nnthi@hcmuaf.edu.vn
BÁN TÓM TẮT
Khai phá dữ liệu hiện đang là lãnh vực nghiên cứu rất phát triển. Cho đến thời điểm hiện nay đã có một số thư
viện mã nguốn được hiện thực để đáp ứng cho các bài toán khai phá dữ liệu. Tuy nhiên hầu như chưa có một thư
viên mã nguồn mở nào chuyên biệt cho lớp bài toán dự báo. Bài báo sẽ giới thiệu về thư viện mã nguồn mở cho
bài toán dự báo với những giải thuật tiên tiến hiện nay như Artificial Neural Network (ANN), Support Vector
Regression (SVR), Standard Addictive Model (SAM).
ABSTRACT
Datamining has recently been an emerging research trend. For the time being, there have been some open source
libraries implemented to solve datamining problems. However, there is no library specialized in predicting
technique. In this paper, we implement an open source library for solving prediction problems using some
advanced algorithm such as: Artificial Neural Network (ANN), Support Vector Regression (SVR), Standard
Addictive Model (SAM).
1. GIỚI THIỆU
Con người luôn luôn quan tâm đến tương lai. Từ
xa xưa các nhà tiên tri luôn giữ một vị trí quan trọng
trong cộng đồng. Khi văn minh nhân loại phát triển
đã làm gia tăng các mối quan hệ phức tạp vốn có
trong cuộc sống. Do đó con người cần có cái "nhìn về
tương lai" của họ. Ngày nay, tất cả các cơ quan
Chính phủ, các tổ chức lợi nhuận, phi lợi nhuận cũng
như những công ty trong lĩnh vực kinh doanh và các
cá nhân đều có nhu cầu dự báo về sự kiện tương lai
nhằm phục vụ cho công việc của mình: kế hoạch phát
triển công ty, tỉ lệ lợi nhuận trong kinh doanh…
Mặc dù có nhiều kỹ thuật dự báo đã phát triển
trong thế kỷ thứ 19, tuy nhiên dự báo có ảnh hưởng
mạnh mẽ mới đây chỉ vào lúc công nghệ thông tin
đang phát triển nhanh chóng. Bởi vì việc mô phỏng
những phương pháp dự báo rất cần sự hỗ trợ của máy
tính. Trong quá khứ, nhiều phần mềm được thiết kế
đặc biệt cho những phương pháp phân tích dự báo
khác nhau. Ngoài ra những phần mềm thống kê vận
hành trong những máy tính thông thường cũng đã đề
cập đến nhiều kỹ thuật dự báo. Với sự phát triển của
hệ thống máy tính cá nhân, các kỹ thuật dự báo hiện
đại được triển khai thực hiện một cách nhanh chóng
dễ dàng.
Một trong những kỹ thuật dự báo hiện đại đó là
data mining. Có rất nhiều phương pháp data mining
sử dụng để dự báo như: neural network, support vetor
regression, perceptron regression, … Các phương
pháp dự báo này có những ưu và nhược điểm khác
nhau tùy vào vấn đề cần giải quyết. Do đó khi gặp
phải một bài toán cụ thể, ta phải dựa vào tính chất
của bài toán để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Ngày nay đã xuất hiện khá nhiều thư viện data
mining mã nguốn mở như Xelopes, Weka, … đã hiện
thực nhiều giải thuật khác nhau đáp ứng cho các bài
toán data mining. Tuy nhiên hầu như chưa có một thư
viên mã nguồn mở nào chuyên biệt cho lớp bài toán
dự báo. Bài báo sẽ giới thiệu về thư viện mã nguồn
mở cho bài toán dự báo với những giải thuật tiên tiến
hiện nay như ANN, SVR, SAM.
Phần còn lại của bài báo gồm các nội dung sau.
Phần 2 trình bày tổng quan về bài toán dự báo. Phần
3 điểm qua các giải thuật dự báo đã được hiện thực
trong thư viện mã nguồn mở. Trong phần 4, chúng
tôi mô tả sơ lược kiến trúc của thư viện mã nguốn
mở. Các so sánh thực nghiệm được nêu ra trong phần
5. Phần 6 đúc kết và vạch ra hướng phát triển trong
tương lai.
2. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN DỰ
BÁO
Trong lãnh vực dự báo, thường được chia ra làm
hai hướng:
2.1. Phương pháp định tính
Phương pháp định tính (đôi khi được gọi là
phương pháp chuyên gia hay phương pháp phân tích
cơ sở) thường được sử dụng khi những dữ liệu lịch
sử không sẵn có hay có nhưng không đầy đủ, hay
những đối tượng dự báo bị ảnh hưởng bởi những
nhân tố không thể lượng hoá đuợc: sự thay đổi tiến
bộ kỹ thuật, ảnh hưởng của tác động môi trường….
Những phương pháp này bao gồm việc sử dụng
những đánh giá, những kinh nghiệm của một hay
nhiều chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Thủ tục dự
báo định tính thông thường được trình bày dưới dạng
giải thích (exploratory) hay chuẩn tắc
(normaltive).
+ Phương pháp giải thích sẽ sử dụng những
thông tin quá khứ và hiện tại để hướng tới tương lai
thông qua những kịch bản có thể. Từ đó các chuyên
gia có thể cung cấp những dự báo ”về điều gì có thể
diễn ra và khi nào điều đó có thể diễn ra”. Những ước
lượng chi phí nhằm đạt được mục tiêu thường được
áp dụng dưới dạng dự báo giải thích.
+ Phương pháp chuẩn tắc sẽ căn cứ những mục
tiêu tương lai và kế đó sẽ quy ngược trở lại hiện tại
để tìm hiểu và đánh giá rằng những nguồn lực nào
hiện có, những giới hạn cần loại bỏ hay khắc phục.
Thông thường những đột phá khoa học nào đó (ví dụ
như là những đột phá đã phát triển bởi chương trình
không gian NASA) sẽ là những sản phẩm phụ để đạt
được một vài mục tiêu dài hạn khác trong tương lai.
Ưu Điểm của phương pháp dự báo định tính:
+ Sử dụng tối đa những thông tin có được (bao
gồm những thông tin có thể lượng hoá và không thể
lượng hoá) để tiến hành dự báo.
Khuyết điểm của phương pháp này:
+ Không có một phương pháp hệ thống để cải
thiện độ chính xác dự báo.
+ Có thể làm sai lệch kết quả dự báo xuất phát từ
đánh giá chủ quan của các chuyên gia dự báo.
2.2. Phương pháp định lượng
Ngược với phương pháp định tính, phương pháp
định lượng sử dụng những dữ liệu quá khứ theo thời
gian. Nói cách khác, dựa trên những dữ liệu lịch sử
để phát hiện chiều hướng vận động của đối tượng
phù hợp với một mô hình toán học nào đó và đồng
thời sử dụng mô hình này là mô hình ước lượng. Tiếp
cận định lượng dựa trên giả định rằng giá trị tương lai
của biến số dự báo sẽ phụ thuộc vào xu thế vận động
của đối tượng đó trong quá khứ. Có các loại phương
pháp định lượng như sau:
+ Phương pháp chuỗi thời gian dựa trên phân
tích chuỗi quan sát của một biến duy nhất theo biến
số độc lập là thời gian. Tần suất có thể là ngày, tháng,
quý và năm. Những biến số kinh tế quan tâm có thể
là biến vĩ mô hay vi mô. Những phạm vi quan sát có
thể là hãng, tỉnh, hay cả nền kinh tế. Giả định chủ
yếu là biến số kinh tế dự báo sẽ giữ nguyên chiều
hướng phát triển đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại.
+ Mô hình nhân quả giả định biến số dự báo có
thể được giải thích bởi hành vi của những biến số
kinh tế khác (biến số độc lập). Ví dụ: doanh số có thể
giải thích phụ thuộc vào chi phí quảng cáo, thu nhập
của khách hàng, giá sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và
những nhân tố ảnh hưởng khác. Mục đích của mô
hình nhân quả là tìm ra những hình thức (mô hình
toán) mô tả mối quan hệ giữa tất cả các biến số và sử
dụng nó để dự báo biến số kinh tế đang quan tâm
(biến phụ thuộc).
+ Phương pháp phân loại và nhận diện mẫu sẽ cố
gắng phân loại tập dữ liệu thành nhiều loại, nhận diện
hướng dịch chuyển của dữ liệu trong tương lai.
+ Phương pháp lai là sự pha trộn của các phương
pháp trên.
Một trong những phương pháp chuỗi thời gian
thường được ưa chuộng nhất là phương pháp mạng
neuron.
3. CÁC GIẢI THUẬT ĐƯỢC ÁP
DỤNG
3.1. Giải thuật ANN
Mô hình mạng truyền thống MLP
Trong nhiều năm qua, mô hình mạng neuron đa
tầng (Multi Layer Perceptron) được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như: phân tích tài chính, chẩn
đoán bệnh, dự báo thời tiết, v.v... Đặc biệt trong vài
năm trở lại đây, có rất nhiều các nghiên cứu về ứng
dụng mạng neuron trong dự báo giá cả của các mặt
hàng trên thị trường.
Trong mô hình dự báo dựa trên mô hình mạng
neuron:
Tập các lớp được phân loại: C ={ }Mωωω ,...,, 21
Tập dữ liệu mẫu cho quá trình huấn luyện là tập hợp
các bộ giá trị gồm (x,d) gồm:
- Vector đặt trưng x = (x1,x2,..xn)
- Giá trị của loại dữ liệu cần dự báo d
Với tập trọng số w , mạng neuron sẽ đưa ra ngõ ra
d(x,w) = ƒ(uj)
uj: là hàm tổng tuyến tính của vector trọng số và ngõ
ra của các neuron
ƒ(uj): là hàm hoạt tính, trong đó hàm sigmoid
)exp(1
1
juβ−+ được sử dụng nhiều nhất .
Có nhiều phương pháp để đánh giá lỗi, trong đó hàm
“mean squared error” được sử dụng nhiều nhất
Min ( )∑∑
= =
−
N
i
K
j
ijij XdXy
1
2
1
)()W,(
Giải thuật học mạng là giải thuật backpropagation.
Mô hình mạng neuron kết hợp với lý thuyết
mờ: Recurrent Fuzzy Neural Network (RFNN)
Để cải tiến hiệu suất của giải thuật ANN, một
phương pháp được ưa chuộng đó là kết hợp ANN và
lý thuyết mờ. có nhiều cách kết hợp một trong những
cách phổ biến đó là dựa vào mô hình dự báo mờ, xây
dựng lại một mô hình mới gồm 4 lớp:
Lớp 1: Là lớp nhập gồm N dữ liệu nhập (input).
Lớp 2: Gọi là lớp các hàm thành viên. Các nút
trong lớp này thực hiện việc mờ hoá. Lớp này dùng
để tính giá trị hàm thành viên theo hàm phân phối
Gauss. Số nút trong lớp 2 là N x M, trong đó M là số
luật mờ (số nút của lớp 3)
Lớp 3: Lớp các luật mờ. Các nút trong lớp này
tạo thành cơ sở luật mờ (Fuzzy rule base) gồm M nút.
Liên kết giữa lớp 2 và lớp 3 biểu diễn giả thiết của
luật mờ. Liên kết giữa lớp 3 và lớp 4 biểu diễn kết
luận của luật mờ.
Lớp 4: Lớp xuất gồm P nút có chức năng giải
mờ.
Giải thuật học cho mô hình mạng RFNN cũng là giải
thuật backpropagation
Mô hình mạng neural kết hợp với giải thuật
gen
Có nhiều cách kết hợp giải thuật gen với mạng
neuron. Tuy nhiên phương pháp sau đây được xem là
hữu hiệu nhất:
- Xem mạng neuron như một cá thể.
- Quần thể bao gồm nhiều cá thể mạng neuron.
- Trước khi chọn ra cá thể tốt thực hiện các phép
toán gen để sinh ra tập quần thể mới, các cá thể tự tối
ưu bằng phương pháp backpropation.
3.2. Giải thuật Support vector regression
(SVR)
Cho một tập huấn luyện {(x1, y1), (x2, y2)…., (xl,
yl)} với x Є Rn, y Є R. Mục đích của phương pháp
hồi quy ε-SV [2] là tìm một hàm f(x) có độ lệch lớn
nhất là ε so với các giá trị đích yi của tất cả các mẫu
huấn luyện. Tuy nhiên ta có thể nới lỏng điều kiện
này bằng cách đưa thêm sai số vào thông qua gia số
ξ (xem hình 1.)
Hình 1. Xấp xỉ hàm theo phương pháp ε-SV
Để đơn giản ta có thể chọn hàm f có dạng tuyến
tính như sau: f(x) = (w.x) + b. Bài toán có thể được
phát biểu như sau:
Cực tiểu hóa giá trị: ∑
=
++
l
i
iiCw
1
*2 )(||||
2
1 ξξ
Với điều kiện:
0,
).(
).(
*
*
≥
+≤−+
+≤−−
ii
iii
iii
ybxw
bxwy
ξξ
ξε
ξε
Chuyển bài toán tối ưu ở trên sang bài toán đối
ngẫu (dual problem), áp dụng phương pháp Larange:
Để L đạt được cực trị thì các đạo hàm riêng phải = 0:
Do đó: bxxxf
l
i
iii +−= ∑
=1
* ).)(()( αα
3.3. Giải thuật SAM
SAM là hệ thống gồm m luật mờ hoạt động theo
cơ chế song song. Các luật mờ có dạng: “NẾU tập
các điều kiện được thỏa mãn THÌ tập các kết quả sẽ
xảy ra”. Không mất tính tổng quát khi ta phân rã một
hệ thống đa ngõ nhập, đa ngõ xuất (MIMO) thành
một nhóm các hệ thống đa ngõ nhập, đơn ngõ xuất
(MISO). Luật mờ MISO có dạng: NẾU (x1 là Ai1 VÀ
… VÀ xd là Aid) THÌ (y là Bi).
Hình 2. Cơ chế hoạt động của SAM.
Các luật mờ của SAM được xây dựng dựa trên
giải thuật phân lớp theo cơ chế học không giám sát.
Hệ mờ sẽ xấp xỉ tốt hơn nếu thực hiện quá trình tối
ưu hệ luật và điều chỉnh các thông số hệ luật theo cơ
chế học giám sát. Các thông số hệ luật sẽ được điều
chỉnh bằng luật học sai số nhỏ nhất.
Trong SAM, ứng với mỗi giá trị đầu vào x = x0,
luật thứ j sẽ kích hoạt và cho kết quả là tập mờ Bj’
được xây dựng dựa theo mức độ thỏa mãn vế trái và
tập mờ Bj của vế phải theo quy tắc PROD:
( ) ( ) (yB.µxAµyB'µ = )
Tập mờ ngõ ra B được xây dựng theo quy tắc SUM
các tập mờ Bj’:
∑==
m
j
'
jΒΒ 1
Tập B được giải mờ để nhận được một giá trị rõ duy
nhất:
( )
jV
m
j
(x).j.ajw
j.cjV
m
j
(x).j.ajw
BCentroidF(x)
∑=
∑===
1
1
4. HIỆN THỰC THƯ VIỆN MÃ
NGUỐN MỞ
Mục đích của thư viện mã nguốn mở là cho phép
người dùng có thể xây dựng những ứng dụng dự báo
dựa trên thư viện đã có sẵn. Ngoài ra khi cần, có thể
phát triển thêm giải thuật để gắn vào thư viện có sẵn.
Kiến trúc hiện thực thư viện (hình 3) gồm hai phần
chính:
+ Giao diện người dùng: cho phép người dùng
tương tác với phần mềm dự báo.
+ Giải thuật: tập những giải thuật dự báo như
ANN, SVR, SAM.
Một vấn đề đặt ra là khi người dùng cần xây
dựng ứng dụng với dữ liệu đang có, làm sao thư viện
có thể đọc hiểu được những dữ liệu này. Để giải
quyết vấn đề này, các giải thuật chỉ chấp nhận một
định dạng dữ liệu nhập duy nhất. Như vậy khi người
sử dụng thư viện muốn phát triển ứng dụng dự báo,
họ phải override lại lớp tiền xử lý dữ liệu để chuyển
dữ liệu hiện có sang định dạng qui định (theo định
dạng XML).
Hình 3. Kiến trúc thư viện mã nguồn mở cho
bài toán dự báo.
Định dạng của dữ liệu sau khi đã được xử lý bao
gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất là cấu trúc của bộ dữ liệu.
Cấu trúc này được đọc hiểu bởi những giải
thuật dự báo đã hiện thực.
- Phần thứ hai là dữ liệu dùng để học cho các
giải thuật dự báo
Dưới đây là giao diện người sử dụng của thư
viện đã được xây dựng.
Hình 4: Giao diện mở đầu.
Người dùng có thể lựa chọn các các giải thuật dự
báo khác nhau như: neural network, SAM fuzzy
system, SVM hay mô hình hồi quy tuyến tính
ARIMA (xem hình 4.).
Hình 5. Giao diện mô hình neural network.
5. KẾT QUẢ SO SÁNH THỰC
NGHIỆM
Để kiểm tra thư viện đã xây dựng chúng tôi sử
dụng tập dữ liệu giá của vàng, cà phê, … của Việt
Nam để đo đạc và kiểm nghiệm. Tập dữ liệu này
được thu thập từ năm 1997 cho đến 2007 (trung binh
một năm sẽ có 365 hàng dữ liệu). Chương trình được
kiểm tra trên hệ thống máy tinh đơn CPU P4 1.4GHz,
RAM 769.
Đây là một số kết quả đo đạc được khi thực thi
dự báo bằng giải thuật SAM.
STT Số
luật
mờ
Trung
bình lỗi
đầu
Trung
bình lỗi
sau
Thời gian
1 499 0.07013 0.00450 05 giờ 29
phút
2 399 0.10924 0.00457 06 giờ 56
phút
3 160 0.12512 0.00984 08 giờ 48
phút
Bảng 1 Đánh giá theo số luật mờ.
ST
T
Hàm
Trung
bình lỗi
đầu
Trung
bình lỗi
sau
Thời
gian
1 Cauchy 0.10924 0.00457 06 giờ 56 phút
2 Gaussian 0.10752 0.00410 07 giờ 05 phút
3 Laplace 0.08828 0.00212 09 giờ 41 phút
Bảng 2 Đánh giá theo hàm thành viên.
Những thống kê trên mô hình ANN và các hệ lai
của ANN có thể tham khảo tại (1).
Thực nghiệm cho thấy các phương pháp dự báo
hồi quy phi tuyến (ANN, SVM, SAM) có độ chính
xác cao và thời gian chạy tương đối nhỏ. Nếu so sánh
với mô hình ARIMA trong khoảng thời gian ngắn thì
có thể xem là tương đương. Tuy nhiên ARIMA là
phương pháp hồi quy tuyến tính nên nếu dữ liệu có
sự biến động lên xuống liên tục thì ARIMA sẽ không
còn chính xác nữa.
Hình 6. So sánh các phương pháp hồi quy phi tuyến
và tuyến tính.
Trong các giải thuật phi tuyến, có thể thấy SAM
cho kết quả dự báo ổn định và hữu hiệu nhất.
6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT
TRIỂN
Bài báo này trình bày kết quả của đề tài nghiên
cứu “Xây dựng thư viện mã nguốn mở cho bài toán
dự báo”. Kết quả đạt được cho thấy thư viện này
hoàn toàn có thể được sử dụng để dự báo cho các bài
toán thực thuộc các lãnh vực khác nhau như môi
trường, tài chánh, y tế, …
Trong thời gian tới chúng tôi tiến hành xây dựng
thêm những phương pháp dự báo khác như mô hình
HMME là sự kết hợp của ANN và Hidden Markov
Model để tăng hiệu suất khi dự báo những tập dữ liệu
có độ biến động lớn. Đồng thời cải tiến các giải thuật
đã xây dựng như cải thiện các giải thuật học cho
ANN, SAM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Ngọc Hiếu , “Ứng dụng mạng neural dự
báo giá các sản phẩm trên thị trường”, Luận văn
cao học ngành Khoa học Máy tính Khóa 2004.
2. Alex J. Smola, Bernard Scholkopf, “A tutorial
on support vector regression”, Statistics and
Computing 14: 199-222, 2004.
3. Takagi, T. and Sugeno, M. Fuzzy identification
of systems and its application to modeling and
control. IEEE Trans. on Systems, Man &
Cybernetics 15, 116-132, 1985.
4. Sugeno, M. and Yasukawa, T. A fuzzy-logic-
based approach to qualitative modeling. IEEE
Trans. on Fuzzy Systems 1, 7-31, 1993.
5. Wang, L.X. Training of fuzzy logic systems using
nearest neighborhood clustering. Proc. 2nd
IEEE Int'l Conf. on Fuzzy Systems (FUZZ-IEEE
‘93), San Francisco, CA, March 28-April 1, 13-
17, 1993.
6. Yager, R. and Filev, D. Generation of fuzzy rules
by mountain clustering. J. of Intelligent and
Fuzzy Systems 2, 209-219, 1994.
7. Chiu, S. Fuzzy model identification based on
cluster estimation. J. of Intelligent and Fuzzy
Systems 2, 267-278, 1994.
8. Ruspini, E.H. Numerical methods for fuzzy
clustering. Inform. Sci. 2, 319-350, 1970.
9. Dunn, J. A fuzzy relative of the ISODATA
process and its use in detecting compact, well
separated clusters. J. of Cybernetics 3, 32-57,
1974.
10. Bezdek, J. Cluster validity with fuzzy sets. J. of
Cybernetics 3, 58-71, 1974.
11. Keller, J., Gray, M. and Givens Jr., J. A fuzzy k-
nearest neighbor algorithm. IEEE Trans. Syst.,
Man, Cybern., 15, 580-585, 1985.
12. Chung, F.L. and Lee, T. A fuzzy learning method
for membership function estimation and pattern
classification. Proc. 3rd IEEE Int'l Conf. on
Fuzzy Systems (FUZZ-IEEE ‘94), Orlando, FL,
June 26-29, 426-431, 1994.
13. Sun, C.T. and Jang, J.S.R. A neuro-fuzzy
classifier and its applications. Proc. 2nd IEEE
Int'l Conf. on Fuzzy System (FUZZ-IEEE ‘93),
San Francisco, CA, March 28-April 1, 94-98,
1993.
14. Abe, S. and Lan, M.S. A classifier using fuzzy
rules extracted directly from numerical data.
Proc. 2nd IEEE Int'l Conf. on Fuzzy Systems
(FUZZ-IEEE ‘93), San Francisco, CA, March
28-April 1, 1191-1198, 1993.
15. Wang, L.X. and Mendel, J.M. Back-propagation
fuzzy system as nonlinear dynamic system
identifiers. Proc. 1st IEEE Int'l Conf. on Fuzzy
Systems (FUZZ-IEEE ‘92), San Diego, CA,
March 8-12, 1409-1418, 1992.
16. Jang, J.S.R. ANFIS: Adaptive-network-based
fuzzy inference system. IEEE Trans. Syst., Man,
Cybern. 23, 665-685, 1993.
17. Chiu, S. Extracting fuzzy rules for pattern
classification by cluster estimation. Proc. 6’th
Int. Fuzzy Systems Association Congress (IFSA
‘95), Sao Paulo, Brazil, July 22-28, vol. 2, 273-
276, 1995.
18. Kikuchi, S., Nanda, R., and Perincherry, V.
Estimation of trip generation using the fuzzy
regression method. Proc. 1994 Annual Meeting
of Transportation Research Board, Washington
DC, January, 1994.
19. Chiu, S. Selecting input variables for fuzzy
models. To appear in J. of Intelligent & Fuzzy
Systems, 1996.
20. Fisher, R.A. The use of multiple measurements
in taxonomic problems. Annals of Eugenics 7,
179-188, 1936.
21. Chiu, S. and Cheng, J. Automatic generation of
fuzzy rulebase for robot arm posture selection.
Proc. 1st Joint Conf. of North American Fuzzy
Information Processing Society (NAFIPS ‘94),
Industrial Fuzzy Control & Intelligent Systems
Conf., and NASA Joint Technology Workshop
on Neural Networks & Fuzzy Logic, San
Antonio, TX, December 18-21, 436-440, 1994.