Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động tạo ra môi trường kinh doanh vô cùng mạnh mẽ, ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để hạn chế những tiêu cực do sự cạnh tranh, do nền kinh tế thị trường gây ra thì nhà nước luôn đổi mới luật pháp và các biện pháp kinh tế sao cho phù hợp và hạn chế tốt nhất các tiêu cực tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động tạo ra môi trường kinh doanh vô cùng mạnh mẽ, ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để hạn chế những tiêu cực do sự cạnh tranh, do nền kinh tế thị trường gây ra thì nhà nước luôn đổi mới luật pháp và các biện pháp kinh tế sao cho phù hợp và hạn chế tốt nhất các tiêu cực tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chất lượng cao và giá thành hạ để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm không có nghĩa là phải giảm chi phí đơn thuần mà còn phải biết tiết kiệm sao cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao giá thành đơn vị cá biệt nhỏ nhất. Khi đảm bảo được hai yêu cầu này thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là mang lại lợi nhuận và có tích lũy.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội là một công ty nhà nước độc lập, công tác quản trị của công ty thực hiện tương đối tốt. Với tư cách là một sinh viên thực tập được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy giáo: Vũ Dương Hòa, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty em đã nắm được một số tình hình về công tác quản trị của công ty. Điều này được phản ánh trong bản báo cáo tổng hợp của em. Bản báo cáo tổng hợp này được chia thành ba phần có nội dung như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần II: Đánh giá công tác quản lý của doanh nghiệp
Phần III: Kết luận chung về công tác quản lý của doanh nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I đã đào tạo và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập.
Em chân trọng cảm ơn thầy giáo : Vũ Dương Hòa và các cô chú trong công ty luôn tận tình chỉ bảo giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực tập, giúp em vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế một cách tốt nhất. Vì vậy em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp theo đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.
Trong quá trình thực tập mặc dù đã có sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo và các cô các chú trong công ty xong do trình độ lý luận hạn chế, khả năng thực tiễn chưa cao nên bản báo cáo sẽ có nhiều thiếu xót. Do vậy rất mong đươc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế của trường và các cô các chú trong công ty để báo cáo của em đươc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 4605/TC-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 1987 trên cơ sở tách bộ phận sản xuất gia công của Xí nghiệp 27/7 Hà Nội để thành lập Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội trực thuộc sở lao động thương binh xã hội Hà Nội.
Xí nghiệp được giao nhiệm vụ: sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, gia công dịch vụ bao bì, các sản phẩm bằng gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em, khai thác thu mua nguyên vật liệu, phế liệu bằng nhựa để tái sản xuất theo nhu cầu xã hội.
Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội là Xí nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được thành lập thu hút những thương binh, người tàn tật và các diện chính sách vào làm việc với tổng mức vốn đầu tư ban đầu là: 47.695.342 (đồng)
Trong đó: + vốn cố định là: 10.142.373 (đồng)
+ vốn lưu động là: 37.552.969(đồng)
Số lao động ban đầu gồm 30 người chủ yếu là thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách xã hội đã từng làm việc trong thời kỳ bao cấp.
Từ khi mới thành lập Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, được nhà nước cấp 2280 m2 đất ao hồ phải san lấp, nhà làm việc không có. Mặt khác Xí nghiệp ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ ít ỏi đứng trước cơ chế mới không khỏi bỡ ngỡ.
Trước tình hình đó ban lãnh đạo Xí nghiệp tự xác định mục tiêu phấn đấu cho xí nghiệp là : “An cư mới lập nghiệp” do vậy nhiệm vụ hàng đầu của công ty lúc này là xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên ổn định và phát triển lâu dài.
Vừa nhanh chóng ổn định tổ chức và sản xuất trên cơ sở thiết bị cũ được Xí nghiệp 27/7 bàn giao ban đầu , với phương châm lấy ngắn nuôi dài, Xí nghiệp đã thử các loại hình sản xuất để phù hợp với thị trường đồng thời khai thác cácloại hình dịch vụ phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp. Bên cạnh đó còn kết hợp đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm ổn định cho người tàn tật có khả năng lao động và có thu nhập. Hoàn thiện dần, từ năm 1987 đến năm 1993 Xí nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể cụ thể:
- Về tổ chức: sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lý giảm biên chế hành chính, nhanh chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ và tổ chức các phòng ban nghiệp vụ với tổng số 35 người.
- Về công tác xây dựng cơ sở vật chất: đã xây dựng xong cơ sở là khu nhà ba tầng ở 25 Thái Thịnh với tổng diện tích gần 1036 m2.
- Tổng số vốn hoạt động của Xí nghiệp tăng đáng kể:
+ Năm 1987: 47.695.342 (đồng)
+ Năm 1993 : 1.048.740.193 (đồng) trong đó vốn cố định: 1.001.011.079(đồng); vốn lưu động: 47.729.114(đồng).
- Về doanh thu:
+ Năm 1987: đạt 232.940.000(đồng)
+ Năm 1993: đạt 716.000.000(đồng)
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong công ty tăng từ: 100.690(đồng/tháng) lên đến 129.500(đồng/tháng)
Qua năm năm hình thành và phát triển mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 03/1994 UBND thành phố Hà Nội và sở lao động thương binh xã hội Hà Nội đã xét qui mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành: “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội”, Công ty được thành lập theo quyết định 520/QĐ-UB ngày 26/03/1994 của UBND thành phố Hà Nội với các nhiệm vụ sau:
- Sản xuất sản phẩm may mặc.
- Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin.
- Sản xuất túi Nilông đựng giác thải các loại.
Từ năm 1993 cho đến nay với sự năng động, sáng tạo, nắm vững thị trường Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt từ chỗ cố một địa điểm làm việc thì nay Công ty đã có ba địa điểm là:
- 25 Thái Thịnh với diện tích làm việc 1036 m2 và kho 720 m2
- Km 9 Thanh Xuân với diện tích 2000 m2
- Khu sản xuất Mỗ Lao với diện tích 9470 m2 tập trung ba phân xưởng sản xuất.
Lấy chữ tín làm đầu số hàng hóa và sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau :
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.Lợi nhuận thực hiện
409.597.221
302.508.649
453.849.500
2.Doanh thu
17.491.339.024
23.120.779.916
31.528.505.818
3.Tổng số lao động
105
150
250
4.Lương binh quân
630.000(đ/t)
750.000(đ/t)
1.150.000(đ/t)
5.Vốn kinh doanh
+Vốn cố định
+Vốn lưu động
16.153.235.406
19.246.203.772
25.258.902.460
14.289.984.985
16.826.159.476
17.610.453.514
1.863.250.421
2.242.044.296
7.648.448.946
II. Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội:
1. Giới thiệu sản phẩm:
1.1. Loại sản phẩm:
Công ty có các loại sản phẩm sau:
- Sản xuất sản phẩm may mặc
- Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin
- Sản xuất túi Nilông đựng rác thải các loại.
1.2. Đặc điểm sản phẩm:
-Về sản phẩm may mặc có nhiều chủng loại mẫu mã chủ yếu là đồng phục do các công ty, bệnh viện, trường học đặt may.
- Về sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin: là loại sản phẩm bát đĩa nhựa bền, đẹp và nhẹ.
-Về sản phẩm túi Nilông đựng rác thải có nhiều kích cỡ, chủng loại, màu sắc và chất lượng khác nhau phục vụ từng nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3. Cơ cấu sản phẩm:
- Sản phẩm may mặc: chiếm 20%
- Sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin: chiếm 30%
- Sản phẩm túi Nilông đựng rác thải: chiếm 50%
2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm của công ty được sản xuất với công nghệ sau:
- Phân xưởng may:
Tổ cắt
Các tổ may
Kho vật tư
Nhập kho
KCS
Tổ thùa dính, gấp, gói
Nguyên liệu chuyển từ kho vật tư đến tổ cắt tại đây nguyên vật liệu được gia công (cắt), sau đó chuyển sang hai tổ may. Đối với những sản phẩm cần thiết sẽ chuyển sang tổ thùa, dính, là, gấp, gói để hoàn thiện sản phẩm. Những thành phẩm này sẽ chuyển qua bộ phận kiểm tra chất lượng(KCS) để kiểm tra chất lượng nếu đạt sẽ nhập kho thành phẩm.
- Phân xưởng nhựa :
Kho vật tư
Tổ hoa
Hấp bột
Các tổ máy
KCS
Cắt hoa, làm hồ
Mài bavia
ép phôi thô làm sáng sản phẩm
Kho thành phẩm
Nguyên vật liệu như: bột nhựa, giấy hoa,…được chuyển từ kho vật tư đến tổ hoa và các tổ đứng máy. Tại tổ hoa nguyên vật liệu được làm hoa và làm hồ sau đó sẽ chuyển sang các tổ máy gia công tiếp. Sau đó bán thành phẩm được chuyển sang tổ hấp bột hình thành nên sản phẩm, ép phôi thô và làm sáng sản phẩm. Tiếp đến những bán thành phẩm này được chuyển đến tổ mài. Sau khi sản phẩm hoàn thành được chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS) để kiểm tra chất lượng nếu đạt sẽ nhập kho thành phẩm.
- Phân xưởng màng:
Máy cắt, dán
Máy thổi cuộn
Máy trộn màu
Kho vật tư
KCS
Kho thành phẩm
Nguyên vật liệu được chuyển từ kho vật tư đến tổ trộn màu để tiến hành trộn màu cho từng loại sản phẩm khác nhau, sau đó qua tổ thổi cuộn tại đây nguyên vật liệu được thổi thành các màng Nilông mỏng. Bán thành phẩm này sẽ được chuyển qua tổ cắt dán tạo nên sản phẩm. Những sản phẩm này được chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng nếu đạt cho nhập kho thành phẩm.
3. Đánh giá trình độ công nghệ của công ty:
Trình độ sản xuất công nghệ sản phẩm của công ty hiện nay khá hiện đại tất cả các khâu trong dây chuyền đều được đầu tư thiêt bị máy móc hiện đại và khá hoàn thiện. Hiện nay công ty vẫn luôn nghiên cứu và đầu tư thêm máy móc thiết bị điều này làm cho dây chuyền sản xuất của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
III. Cơ cấu sản xuất của công ty Sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội
1.Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất :
- Phù hợp với qui trình công nghệ:
Qui trình công nghệ gia công sản phẩm thế nào thì sẽ lập ra các bộ phận sản xuất tương ứng và phù hợp để đảm bảo tuân thủ qui trình công nghệ đó sao cho dây chuyền công nghệ hoạt động tốt và có hiệu quả cao.
- Hợp lý cần thiết:
Các bộ phận của công ty được lập ra đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động sản xuất để cho dây chuyên hoạt động tốt chính xác. Nhưng các bộ phận lập ra không có những bộ phận không cần thiết không mang lại hiệu qua cho hoạt động sản xuất.
2.Các bộ phận sản xuất và các cấp sản xuất, mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
2.1.Các bộ phận sản xuất:
Các bộ phận sản xuất của công ty gồm ba bộ phận sau:
* Phân xưởng may:
- Các tổ cắt
- Các tổ may
- Tổ thùa, dính, là, gấp,gói
* Phân xưởng nhựa:
- Tổ hoa: + tổ cắt hoa
+ tổ làm hồ
Các tổ máy
Tổ hấp bột
Tổ ép phôi thô, làm sáng sản phẩm
Tổ mài bavia
* Phân xưởng màng:
- Tổ trộn màu
- Tổ thổi cuộn
- Tổ cắt dán
2.2.Các cấp sản xuất:
Hoạt động sản xuất của công ty đươc chia làm ba cấp:
- Cấp sản xuất chính: gồm các phân xưởng sản xuất chính
- Cấp sản xuất phụ: gồm các tổ sản xuất trong một phân xưởng chính
- Cấp sản xuất phụ trợ: gồm các tổ phụ trợ có nhiệm vụ giúp cho các tổ sản xuất trong một phân xưởng chính.
2.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất:
Các phân xưởng sản xuất chính như: phân xưởng may, phân xưởng nhựa và phân xưởng màng là các dây chuyền công nghệ hoạt động độc lập. Trong các dây chuyền của các phân xưởng chính có các tổ sản xuất có liên hệ với nhau theo một qui trình công nghệ: sản phẩm của tổ sản xuất này sẽ chuyển đến tổ sản xuất sau để gia công và hoàn thiện tiếp. Còn các tổ sản xuất phụ trợ có trách nhiệm giúp cho các tổ sản xuất hoạt động trôi chảy, hiệu quả.
3.Ưu, nhược điểm của cơ cấu sản xuất hiện tại của doanh nghiệp
3.1.Ưu điểm:
Các bộ phận sản xuất của công ty được thành lập một cách hợp lý, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của tổ sản xuất này sẽ được chuyển đến tổ sản xuất sau để gia công và hoàn thiện tiếp tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. Do sự sắp xếp hợp lý và chặt chẽ đó thì hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục tiết kiệm tối đa thời gian chết của vật liệu đang gia công hoàn thiện đạt hiệu quả sản xuất cao.
Việc phân chia các cấp, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng phân xưởng và các tổ sản xuất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ thực hiện nhiệm vụ được giao được nhanh chóng hơn, cùng với việc qui trách nhiệm khi có sai xót trong sản xuất dễ dàng, diễn ra liên tục đạt hiệu quả cao
Công ty phân định rõ ràng các chức danh, vị trí sản xuất của các tổ, ca sản xuất giúp mọi người hiểu rõ và thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, có trách nhiệm.
3.2. Nhược điểm :
Việc phân chia làm nhiều cấp sản xuất sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý truyền và nhận thông tin … Do đó sẽ gặp một số khó khăn trong hoạt động sản xuất.
IV. Bộ máy quản lý của công ty :
Sơ đồ bộ máy quản lý
Tổng giám đốc
P.Giám đốc sản xuất kinh doanh
P.Giám đốc tổ chức hành chính
P.Giám đốc xây dựng cơ bản
P. Tài vụ
P.
Kinh
doanh
P.
Vật
tư
Các phân xưởng sản xuất
P.Tổ chức hành chính
Ban bảo vệ
P.Xây dựng cơ bản
Phân xưởng may
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng màng
1. Các cấp quản lý và các bộ phận quản lý của công ty :
1.1. Các cấp quản lý :
Bộ máy quản lý của công ty chia làm 3 phần :
- Tổng giám đốc.
- Các giám đốc :
+ Giám đốc sản xuất kinh doanh.
+ Giám đốc tổ chức hành chính.
+ Giám đốc xây dựng cơ bản.
- Các phòng ban chức năng.
1.2 Các bộ phận quản lý :
- Phòng kinh doanh.
- Phòng vật tư.
- Phòng hành chính.
- Phòng xây dựng cơ bản.
- Phòng tài vụ.
- Ban bảo vệ.
2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ quản lý :
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tính giá bán, tổ chức chào và bán hàng, tiến hành nhập các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất, soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
-Phòng vật tư : lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý kho nguyên liệu.
- Phòng tổ chức hành chính : phụ trách công tác về tổ chức nhân sự cho công ty, quản lý đội ngũ cán bộ của công ty.
Phòng xây dựng cơ bản : lập kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho toàn bộ công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các công việc chỉ tiêu kế hoạch cơ bản đã đặt ra.
- Phòng tài vụ :
+ Nhiệm vụ kí duyệt các chứng tù thu chi, làm công tác kế toàn tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ phát sinhvà các tài khoản liên quan, theo dòi tình hình biến động về tài sản tiền vốn tại công ty.
+ Giám sát đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.
+ Tính toán tập hợp chí phí, tính giá thành sản phẩm, doanh thu, xác định kết quản kinh doanh.
+ Cung cấp các số liệu báo cáo có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước như : cơ quan thuế, thanh tra.
+ Có chức năng tham mưu giúp tổng giám đốc công ty trong công tác sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng đồng vốn đúng mức, có hiệu quả.
- Ban bảo vệ : Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn bộ công ty.
3. Phân tích, đánh giá về bộ máy của công ty :
Bộ máy quản lý của công ty được bố chí theo kiểu trực tuyến chức năng, bộ máy này được tổ chức khá gọn nhẹ, các phòng ban chức năng được phân định rõ ràng cùng với chỉ đạo, điều hành của tổng giám đốc cùng các giám đốc với sự tham mưu góp ý kiến của phòng tài vụ giúp cho các hoạt động của công ty được thông suốt.
- Tổng giám đốc là người chỉ huy cao nhất được nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Nên những quyết định của tổng giám đốc là hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạt động có hiệu quản hay không của công ty. Tổng giám đốc luôn có sự giúp đỡ hỗ trợ của các giám đốc và phòng tài vụ giúp cho tổng giám đốc có những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời về các hoạt động của công ty, để công ty luôn hoạt động có hiệu quả.
- Các giám đốc là người trợ giúp cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc được giao và thay tổng giám đốc thực hiện các công việc khi giám đốc đi vắng. Do vậy trách nhiệm và ảnh hưởng của các giám đốc là rất lớn tới hoạt động của công ty nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, kế hoạch vật tư, tính giá thành sản phẩm,... Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Các phòng chức năng được tổ chức sắp xếp theo yêu cầu quản lý của công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, trợ giúp cho ban giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất và kinh doanh được thông suốt :
+ Phòng tổ chức hành chính : gồm 5 người 1 trưởng phòng, 2lái xe, 1 tạp vụ, 1 văn thư.
Nhiệm vụ của phong này là phụ trách công tác về tổ chức sắp xếp nhân sự cho công ty, quản lý đội ngũ cán bộ của công ty. Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là : công tác tổ chức, nhân sự và công việc chung cho cả phòng do vậy các kế hoạch và quyết định của trưởng phòng là yếu tố cho sự hoạt động có hiệu quả hay không.
Văn thư : chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách do vậy trình độ chuyên môn, sự nhiệt tình, trinh độ giao tiếp… cũng là yếu tố góp phần quyết định đến sự hoạt động có hiệu quả hay không của phòng
Từ đó góp phần vào hoạt đông chung của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
+ Phòng kế hoạch vật tư : gồm 8 người
Có 1 trưởng phòng còn lại 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng. Phòng kế hoạch vật tư có 2 kho : 1 kho thành phẩm và 1 kho dự trữ vật tư.
Có thể nói việc hoạt động của phòng vật tư có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của công ty. Nếu phòng vật tư hoạt động tốt luôn cung cấp kịp thời nguyên vật liệu và các yếu tố cho sản xuất đê hoạt động sản xuất không bị ngưng trệ thì hoạt động sản xuất của công ty luôn đạt năng suất cao còn nếu ngược lại thì năng suất và hiệu quả không cao.
+ Phòng kinh doanh : có 8 người
Có 1 trưởng phòng và 7 nhân viên với nhiệm vụ làm công tác chào và bán hàng, tính giá bán, …Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.
Hoạt động của phòng kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp và có tầm quan trọng sống còn với doanh nghiệp vì việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì dẫn tới ứ đọng vốn, tốn thêm chi phí bảo quản tồn kho…dẫn tới hoạt động thua lỗ là tất yếu. Do vậy phòng kinh doanh là một yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Phòng tài vụ : gồm 5 người
Có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư,1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.Với nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm,làm công tác kế toán, cố vấn cho ban giám đốc…có ảnh hưởng tới các hoạt động tài chính của công ty, tới các hoạt động sản xuất và kinh doanh, tới công tác phát lương.
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty hiện nay hoạt động khá nhịp nhàng, giải quyết các công việc nhanh gọn, có những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời. Giúp cho công ty hoạt động hiệu quả và ổn định các sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó với giá cả và chất lượng làm hài lòng người tiêu dùng.
Phần II : Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp
I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty :
1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của công ty.
1.1. Môi trường quốc tế :
1.1.1. Nền c