Đề tài Thực tiễn áp dụng án treo tại địa phương nơi sinh viên thực tập, những thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục
Án treo, một chế định pháp lý hình sự ra đời sớm xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của luật Hình sự Việt Nam. Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã quy định: “Khi phạt tù toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có lý do đáng để khoan hồng” với sự quy định của văn bản pháp luật này án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Theo quy định tại điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một đến năm năm”. Khi xét xử cho người bị kết án phạt tù được hưởng áo treo là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật hình sự Việt Nam và chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm đưa người phạm tội nhanh chóng trở lại với cộng đồng, để hiểu thêm về thực tiễn xét xử và thực trạng áp dụng pháp luật vào thực tiễn của toà án nơi thực tập tại địa phương nên em chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng án treo tại địa phương nơi sinh viên thực tập, những thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục” thông qua việc lựa chọn đề tài này em muốn tìm hiểu thêm về thực tiễn áp dụng án treo tại địa phương nơi mình thực tập, qua đó hiểu thêm những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng án treo tại địa phương nơi mình thực tập từ đó đề ra những biện pháp khắc phục, những khó khăn đó cũng thông qua đề tài này em muốn tìm hiểu thêm về việc áp dụng án treo tại địa phương nơi mình thực tập và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn dựa trên những căn cứ pháp luật, hiểu thêm về tình hình phạm tội tại địa phương, tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như các điều kiện phạm tội và từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, để hiểu thêm về những vấn đề đó nên em chọn đề tài này.