Đề tài Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về Quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương

Ở nước ta, sau hơn 20 năm song hành với sự nghiệp đổi mới đất nước và hơn 1 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt kể cả quy mô và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, Thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển và bùng nổ tại Việt Nam trong hơn 2 năm trở lại đây. Các công ty chứng khoán lần lượt ra đời dẫn đến hoạt động thương mại trong nước có sự thay đổi đáng kể, hoạt động của các công ty chứng khoán đã từng bước được hoàn thiện, đa dạng và phong phú hơn, góp phần tích cực mở rộng vốn đầu tư cho những người tham gia vào thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Từ những lợi ích kinh tế từ việc phát triển thị trường chứng khoán, việc nghiên cứu và tìm hiểu đối với hoạt động này là rất cần thiết và hữu ích đối với một sinh viên Luật. Vì thế, em đã lựa chọn đề tài " Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về Quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương" với mong muốn qua việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của công ty - Hội sở chính sẽ giúp em có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầy năng động và trong một công ty chứng khoán đang phát triển với tốc độ nhanh chóng - một trong mười Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

docx86 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về Quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các chữ viết tắt 1 LỜI NÓI ĐẦU 6 Chương I. Cơ sở pháp lý trong Quản trị doanh nghiệp 7 I. Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 7 II. Sự phát triển của Pháp luật về doanh nghiệp và quản trị nội bộ từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005 9 1. Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp: 9 1.1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặt vào một khung pháp lý chung: 10 1.2. Quy định về đăng ký kinh doanh. 10 1.3. Quy định về các loại hình Công ty 11 1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp: 15 2. Sự phát triển của pháp luật về quản trị nội bộ 15 2.1. Các quy định về quản trị nội bộ trong điều lệ công ty. 15 2.2. Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp 16 III. Đặc điểm riêng của Công ty cổ phần 16 IV. Khái quát về Thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán: 21 1. Thị trường chứng khoán 21 1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán: 21 1.2 Phân loại Thị trường chứng khoán: 22 1.3 Các chủ thể trên TTCK Việt Nam 23 1.3.1 Tổ chức phát hành chứng khoán 23 1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán: 23 1.3.3 Chủ thể trung gian trên TTCK. 23 2. Công ty chứng khoán 25 2.1 Khái niệm Công ty chứng khoán 25 2.2 Phân loại Công ty chứng khoán: 25 2.3 Đặc điểm của Công ty chứng khoán 26 2.3.1 Các quy chế pháp lý đối với Công ty chứng khoán 26 2.3.2 Đặc điểm về các loại hình nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 29 2.3.3 Đặc điểm về hoạt động của Công ty chứng khoán: 32 V. Chế độ pháp lý về quản trị nội bộ công ty CP chứng khoán 32 1. Luật Doanh nghiệp 2005 32 2. Luật Chứng khoán 2006 33 3. Văn bản dưới Luật 33 3.1 Nghị định số 139/ 2007/ NĐ-CP 33 3.2 Nghị định số 14/ 2007/ NĐ- CP 33 3.3 Quyết định số 27/ 2007/ QĐ- BTC 33 4. Văn bản riêng của Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 34 Chương II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về quản trị nội bộ tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương Error! Bookmark not defined. I. Tổng quan về Công ty cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương: 35 1. Quá trình ra đời và sự phát triển của Công ty 35 2. Cơ cấu tổ chức quản lý 36 2.1 Đại hội đồng cổ đông: 38 2.2 Hội đồng quản trị: 38 2.3 Ban Kiểm soát: 38 2.4 Văn phòng trợ lý HĐQT 38 2.5 Ban Giám đốc 38 2.6 Hội sở chính 38 2.7 Chi nhánh: 39 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 39 4. Nhân sự tại Công ty Châu Á Thái Bình Dương 40 II. Việc thực thi các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty về quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 40 1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và Điều lệ trong hoạt động của ĐHĐCĐ 40 1.1 Khái niệm ĐHĐCĐ 40 1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ 41 1.3 Họp ĐHĐCĐ 42 2. Mối liên hệ giữa pháp luật và Điều lệ với hoạt động của HĐQT Error! Bookmark not defined. 2.1 Khái niệm HĐQT 43 2.2 Chức năng của HĐQT: 44 2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT 44 2.4 Chủ tịch HĐQT 51 2.5 Họp HĐQT 52 3. Liên hệ giữa PL và Điều lệ với hoạt động của Ban Giám đốc Error! Bookmark not defined. 3.1 Ban Giám đốc 53 3.2 Tổng Giám đốc 53 3.3 Vai trò của Giám đốc chuyên môn nghiệp vụ và Trưởng phòng 58 4. Ban kiểm soát 59 4.1 Khái quát về Ban kiểm soát 59 4.2 Thành viên của Ban kiểm soát 59 4.3. Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát 60 1.2. Quản lý tài chính : 67 1.3. Quản lý hoạt động 68 1.4. Quản lý nhân sự 69 2. Một số kiến nghị đối với Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 71 2.1 Cơ cấu lại tổ chức các phòng ban theo hướng tăng cường hỗ trợ hệ thống kiểm soát nội bộ 71 2.2 Tăng cường quản lý nhân sự, có chính sách lương thưởng hợp lý và chính sách thu hút nhân tài 71 2.3. Xây dựng văn hóa công ty 72 2.4. Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ 73 2.5. Nâng cấp hệ thống CNTT và ứng dụng vào việc kiểm soát nội bộ. 74 3. Một số kiến nghị đối với việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 74 3.1 Luật Doanh nghiệp 2005 74 3.1.1 Hạn chế của Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị nội bộ 74 3.1.2 Kiến nghị các giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 2005 80 3.2 Luật chứng khoán 2006 81 3.2.1 Hạn chế của Luật Chứng khoán trong lĩnh vực quản trị công ty 81 3.2.2 Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện Luật Chứng khoán 82 Kết luận 84 Danh mục tài liệu tham khảo 85 Danh mục các chữ viết tắt DN Doanh nghiệp CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán CTCK Công ty chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta, sau hơn 20 năm song hành với sự nghiệp đổi mới đất nước và hơn 1 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt kể cả quy mô và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, Thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển và bùng nổ tại Việt Nam trong hơn 2 năm trở lại đây. Các công ty chứng khoán lần lượt ra đời dẫn đến hoạt động thương mại trong nước có sự thay đổi đáng kể, hoạt động của các công ty chứng khoán đã từng bước được hoàn thiện, đa dạng và phong phú hơn, góp phần tích cực mở rộng vốn đầu tư cho những người tham gia vào thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Từ những lợi ích kinh tế từ việc phát triển thị trường chứng khoán, việc nghiên cứu và tìm hiểu đối với hoạt động này là rất cần thiết và hữu ích đối với một sinh viên Luật. Vì thế, em đã lựa chọn đề tài " Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về Quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương" với mong muốn qua việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của công ty - Hội sở chính sẽ giúp em có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầy năng động và trong một công ty chứng khoán đang phát triển với tốc độ nhanh chóng - một trong mười Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Luật - Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường, đặc biệt là TS. Nguyễn Hợp Toàn và ThS. Vũ Văn Ngọc cùng toàn thể các anh chị trong Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương - Hội sở chính đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Chương I. Cơ sở pháp lý trong quản trị doanh nghiệp I. Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 xác định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của Pháp luật( Điều 57). Tự do kinh doanh là một trong những nội dung của quyền con người và được Hiếp pháp ghi nhận trở thành một trong những nội dung của quyền công dân. Pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận quy định nội dung và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh trên tinh thần tôn vinh và khuyến khích các doanh nhân. Quyền tự do kinh doanh bao gồm nhiều nội dung: Quyền tự do thành lập và quản trị doanh nghiệp; quyền tự do xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng; quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Tự do thành lập và quản trị doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quyền tự do kinh doanh, đồng thời là một chế định chủ yếu của pháp luật kinh tế Việt Nam và thường được gọi là Pháp luật về doanh nghiệp. Những nội dung khác của quyền tự do kinh doanh được quy định trong pháp luật về đầu tư liên quan đến nhiều văn bản về các lĩnh vực chuyên ngành như thuế, tài chính tín dụng, đất đai. Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp đã được thay đổi đáng kể sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã có những quy định thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng và Nhà nước là mở rộng quyền tự do kinh doanh cho tất cả các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nội dung chính của quyền tự do trong thành lập và quản trị doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của nhà đầu tư, quyền của chủ doanh nghiệp quyết định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyền đầu tư kinh doanh và quyền huy động vốn. Mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp có nghĩa là hạn chế sự can thiệp hành chính tùy ý của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Sự mở rộng quyền tự do kinh doanh trong quản trị và thành lập doanh nghiệp được hiểu như sau: Thứ nhất là hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. So với Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra các quy định hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được quyền tự quyết về công việc kinh doanh của mình thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải chịu sự ràng buộc hay chi phối bởi sự can thiệp mang tính chất hành chính, chủ quan và thiếu phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước. Với Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp Nhà nước được chủ động trong quyền kinh doanh, việc quản trị sẽ được cải thiện và ít phải phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 thì sẽ có 3 điểm lợi: Thuận lợi hơn trong giao dịch nhất là với đối tác nước ngoài; không bị phân biệt đối xử trong buôn bán và nâng cao hiệu lực quản trị mở rộng quyền năng và kinh doanh đa ngành. Thứ hai là sự ra đời về Công ty TNHH 1 thành viên trong Luật Doanh nghiệp 2005. Có thể nói Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng quyền tự do trong thành lập và quản trị doanh nghiệp khi quy định 4 loại hình doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn. Luật cho phép cá nhân muốn thành lập một doanh nghiệp độc lập được lựa chọn thêm hình thức mới là Công ty TNHH có thành viên là cá nhân( trước đây quyền thành lập này chỉ thuộc về một tổ chức) thay cho loại hình Doanh nghiệp tư nhân như trước. Như vậy, doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ này sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn mà chủ sở hữu đã đăng ký cho hoạt động đăng ký kinh doanh. Thứ ba là thay đổi được coi là mang tính đột phá của Luật Doanh nghiệp 2005, đó là quyền năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng đáng kể. Với Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm chứ không chỉ bị giới hạn trong nội dung của Giấy phép đầu tư như quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đăng ký kinh doanh giống như các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhờ đó việc thành lập doanh nghiệp trở nên đơn giản, nhanh chóng và ít chi phí hơn so với chế độ cấp phép đầu tư phức tạp, tùy tiện và tốn kém hiện nay. Với Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không bị giới hạn ở một loại hình công ty TNHH như trước mà sẽ được tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phù hợp. Ví dụ, Công ty cổ phần với lợi thế về huy động vốn trên thị trường tài chính. Việc khống chế mức sở hữu 30% đối với đầu tư nước ngoài về cơ bản sẽ được xóa bỏ. Đối với một số ngành nghề hạn chế kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có quy định những điều kiện nhất định mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng theo hướng công khai, minh bạch hơn. Những thay đổi này chắc chắn sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới. II. Sự phát triển của Pháp luật về doanh nghiệp và quản trị nội bộ từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005 1. Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp: Trong những năm qua, gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế là quá trình hình thành và phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp. Nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta từng bước đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. Với mục đích tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc cải cách và hoàn thiện Luật doanh nghiệp là một bước đi quan trọng trong định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta. Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ hợp thứ VIII đã thông qua Luật doanh nghiệp thống nhất thay thế Luật doanh nghiệp 1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006( sau đây gọi là Luật doanh nghiệp 2005). Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp từ Luật DN 1999 đến Luật DN 2005 được khái quát qua những điểm chính sau đây: 1.1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặt vào một khung pháp lý chung: Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, quy định về nhóm công ty". Luật Doanh nghiệp 2005 với tư cách là luật chung cho các loại hình doanh nghiệp thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 (trừ trường hợp vẫn còn được áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời kỳ chuyển đổi nếu Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định), các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau. Điều này ít nhiều tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước do có sự khác biệt về thủ tục. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý chung. Các quy định nói trên tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. 1.2. Quy định về đăng ký kinh doanh. Trong thời gian xây dựng Luật doanh nghiệp 2005, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyết tâm trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc loại bỏ một loạt các giấy phép đã lỗi thời, không cần thiết và chỉ giữ một số lượng rất nhỏ các giấy phép kinh doanh thông qua một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thay cho việc phải có Đơn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, có những quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp bao gồm hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Một điểm mới khác của Luật Doanh nghiệp năm 2005 là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh với thủ tục đăng ký đầu tư. Điều này xuất phát từ quan điểm đổi mới, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt động đầu tư. Rút ngắn hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo khoản 2 Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2005, “”Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ”. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 1.3. Quy định về các loại hình Công ty a. Quy định về Công ty hợp danh: Luật Doanh nghiệp 2005 thừa nhận tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh. b. Quy định về Công ty TNHH một thành viên: Điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty trách nhiệm hữu hạn là Luật cho phép một cá nhân có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp) và đã đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Đạo luật cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo đó, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. c. Quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên: Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra quy định cụ thể khác biệt và cụ thể hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Theo đó Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Những quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng tương đồng với quy định về vấn đề này của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. d. Quy định về Nhóm công ty và quản trị Nhóm công ty Luật doanh nghiệp 2005 bổ sung quy định về nhóm công ty, trong đó điển hình là mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, tổ hợp công ty mẹ - công ty con không có tư cách pháp nhân; bản thân công ty mẹ và từng công ty con thành viên đều có tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa, công ty mẹ và các công ty con thành viên đều có tài sản riêng, đều có khả năng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi kinh doanh của mình. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con. Điều này có nghĩa, nếu công ty con là công ty TNHH thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền của mình với tư cách là thành viên của công ty đó. Nếu công ty con là công ty TNHH 1 thành viên thì công ty mẹ thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty. Nếu công ty con là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền với tư cách là cổ đông của công ty. Thực chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số. Đây là một bước phát triển mới của Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để hình thành các tập đoàn kinh tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. e. Quy định về công ty cổ phần: Trong Luật Doanh nghiệp 1999, quy định về công ty cổ phần là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật Doanh nghiệp 2005, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến dần tới chuẩn mực chung của thế giới về công ty cổ phần. Trong 111 Điều quy định về các hì
Tài liệu liên quan