Thi hành án dân sự là một bộ phận của thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án ra thi hành.
Hoạt động thi hành án( THA) nói chung và hoạt động thi hành án dân sự (THADS) nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Về mặt Nhà nước, thi hành án là một trong những phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước, giữ nguyên kỉ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Đối với đời sống xã hội, thi hành án góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, tạo niềm tin vững chắc của quần chúng nhân dân đối với pháp luật của quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ngoài chức năng của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì cơ quan THADS giữ một vai trò đặc biệt và là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Tòa án chỉ là những quyết định trên giấy và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng, một bước ngoặt lịch sử khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Tòa án sang cơ quan thuộc Chính Phủ. Đặc biệt đến khi Pháp lệnh Thi hành án 2004 ra đời thì tổ chức của cơ quan THADS được hoàn thiện hơn, nhất là hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, dần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Trong một thời gian không xa tới đây, chúng ta có thể tin tưởng hơn, hy vọng hơn vào một cơ quan THA trưởng thành có tổ chức, hoạt động độc lập, đạt hiệu quả cao khi Luật THADS sẽ được Quốc Hội thông qua.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7018 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiển tổ chức thi hành án dân sự ở địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A - LỜI MỞ ĐẦU
B - NỘI DUNG
PHẦN I: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án
3. Những vướng mắc, sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương
4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương
PHẦN II: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
1. Nguyên nhân dẫn đến án tồn đọng nhiều
2. Nguyên nhân lượng án thụ lý mỗi năm ngày càng tăng
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương
2. Ý kiến và kiến nghị
C - KẾT LUẬN
A.LỜI MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một bộ phận của thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án ra thi hành.
Hoạt động thi hành án( THA) nói chung và hoạt động thi hành án dân sự (THADS) nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Về mặt Nhà nước, thi hành án là một trong những phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước, giữ nguyên kỉ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Đối với đời sống xã hội, thi hành án góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, tạo niềm tin vững chắc của quần chúng nhân dân đối với pháp luật của quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ngoài chức năng của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì cơ quan THADS giữ một vai trò đặc biệt và là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Tòa án chỉ là những quyết định trên giấy và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng, một bước ngoặt lịch sử khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Tòa án sang cơ quan thuộc Chính Phủ. Đặc biệt đến khi Pháp lệnh Thi hành án 2004 ra đời thì tổ chức của cơ quan THADS được hoàn thiện hơn, nhất là hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, dần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Trong một thời gian không xa tới đây, chúng ta có thể tin tưởng hơn, hy vọng hơn vào một cơ quan THA trưởng thành có tổ chức, hoạt động độc lập, đạt hiệu quả cao khi Luật THADS sẽ được Quốc Hội thông qua.
Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, khi nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh dẫn đến các tranh chấp cũng nhiều hơn, số lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết vì thế cũng ngày càng tăng, và tính chất cũng phức tạp hơn. Đòi hỏi tất yếu đặt ra là các cơ quan Tư pháp nói chung và cơ quan THADS nói riêng phải hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Những năm gần đây, THADS cả nước nói chung và THADS trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng đang đứng trước một số vấn đề như: trong quá trình THA còn gặp nhiều vướng mắc, tình trạng án tồn đọng còn nhiều. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với cơ quan THADS là phải tìm ra một giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trên. Để làm được điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về thực tiễn tổ chức việc THADS. Trong 3 tháng thực tập tại: Thi Hành Án Dân Sự Tỉnh Hải Dương, có cơ hội được hiểu sâu hơn về công tác THA em đã chọn đề tài: “Thực tiển tổ chức thi hành án dân sự ở địa phương” để nghiên cứu.
Đây là lần đầu đi thực tập, tiếp xúc với thực tế công việc, phạm vi đề tài cũng khá rộng trong khi thời gian có hạn nên chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và có những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn!
B.NỘI DUNG
PHẦN I: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
Qua 3 tháng thực tập tại THADS Tỉnh Hải Dương, thời gian tuy không dài song cũng giúp em phần nào hiểu được công tác thi hành án tại địa phương mình.
Trong suốt quá trình thực tập, để phục vụ cho việc hoàn thành báo cáo này, em đã thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu như: Pháp lệnh Thi hành án dân sự, các hồ sơ thi hành án, các Bản thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2005 trở lại đây, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tin thi hành án… Bên cạnh đó, qua các buổi họp chuyên môn của các cán bộ thi hành án mà em được tham dự cũng giúp ích nhiều cho quá trình tìm hiểu. Đặc biệt, do tính chất công việc, em thường xuyên được các chấp hành viên đi cơ sở, xuống huyện gặp đương sự, kiểm tra đôn đốc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, kê biên - đấu giá tài sản…Việc đi thực tế này đã giúp em hiểu sâu hơn về thực tế công việc. Dưới đây là những thông tin em đã thu thập được qua quá trình thực tập.
1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương
Hàng năm, THADS toàn tỉnh Hải Dương phải giải quyết là: Năm 2007: 8485 việc, 3 tháng đầu năm 2008: 3120 việc. Trong đó, năm 2007 riêng THADS tỉnh phải thi hành 497 việc; 3 tháng đầu năm 2008 là 211 việc. So với 12 huyện thị trong toàn tỉnh thì số lượng án mà THADS tỉnh phải thi hành là không nhiều. Tuy nhiên do tính chất, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan THA tỉnh nên tính chất phức tạp của các vụ việc mới là điều đáng phải quan tâm. Kết quả cụ thể của công tác chuyên môn mà cơ quan THADS tỉnh đã tổng kết được như sau:
Về việc
Tổng số việc thụ lý: 497 việc
Trong đó: Năm trước chuyển sang: 136 việc
Thụ lý mới: 361 việc
Số việc ủy thác: 21 việc
Số có điều kiện thi hành: 337 việc
Số chưa có điều kiện thi hành: 139 việc
+ Số việc thi hành xong: 308 việc
+ Số việc đình chỉ: 5 việc
+ Số việc thi hành đều: 1 việc
+ Số việc dở dang chưa thi hành: 29 việc
Đạt tỷ lệ: 91,3%( số việc đã thi hành trên số có điều kiện thi hành)
Về tiền( bao gồm tiền + tài sản quy tiền)
Tổng số tiền phải thu: 29.525.972.342đ
Trong đó: Năm trước chuyển sang: 24.154.943.176đ
Thụ lý mới: 5.371.029.196đ
Số ủy thác: 2.518.146.097đ
Số tiền có điều kiện thi hành: 1.636.922.073đ
Số tiền chưa có điều kiện thi hành: 25.370.904.172đ
Số đã thực thu: 908.172.871đ
Số đình chỉ: 649.435.175đ
Đạt tỷ lệ: 55,5% ( số tiền thực thu trên số có điều kiện thi hành)
Hiện nay, toàn cơ quan có 21 cán bộ trong biên chế. Số lượng nữ khá đông 12/21, trong đó có 8 chấp hành viên( CHV). Nhìn chung đều tốt nghiệp cử nhân Luật và đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương chia thành 12 huyện và thành phố, mỗi chấp hành viên phụ trách từ 2 đến 3 huyện thị với số lượng án trung bình mỗi năm từ 75 đến 83 vụ việc( chưa kể các án tồn đọng từ năm trước). Nếu so với các CHV ở Thi hành án dân sự thành phố và các huyện lượng án này là không nhiều nhưng tính chất phức tạp của các vụ việc lại cao. Để hoàn thành tốt những công việc này đòi hỏi các CHV phải thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật cũng như kinh nghiệm thực tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đây cũng là một trong số những khó khăn của các CHV.
Qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu cũng như qua thực tế cho thấy: Hải Dương là một trong những tỉnh đang trên đà phát triển nhanh chóng, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư cũng như nhân công lao động; đồng thời cũng là một địa bàn khá phức tạp nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra hơn, tình hình tội phạm cũng gia tăng. So với 3 năm trở về trước tức năm 2005, số vụ việc mà THADS tỉnh phải thi hành chỉ khoảng 300 vụ việc nhưng đến nay đã tăng từ 1.5 đến 2 lần. Không những gia tăng về số lượng án mà tính chất phức tạp của các vụ án cũng ngày càng rõ nét; có rất nhiều trường hợp không thể giải quyết được vì nhiều lý do như: người phải thi hành không có đủ điều kiện thi hành án hoặc tài sản dùng để thi hành đang có tranh chấp, khó xử lý. Tính đến 2007 vừa qua, THADS tỉnh Hải Dương phải thi hành 497 vụ trong đó: thi hành án Dân sự trong bản án hình sự chiếm nhiều nhất là 350 vụ, tiếp theo là Hôn nhân và gia đình là 83 vụ, tranh chấp trong Dân sự là 30 vụ, Kinh tế là 27 vụ, án Lao động 5 vụ, Hành chính 2 vụ, còn thi hành án dân sự về phá sản không có vụ nào. Cho đến 3 tháng đầu năm 2008 số án đã tăng, chỉ trong 3 tháng đã phải thi hành đến hơn 200 vụ việc( cụ thể 211 việc); đặc biệt thi hành án dân sự trong bản án hình sự tăng mạnh với 154 việc( chiếm 73 %). Điều này phản ánh một thực trạng đi xuống về lối sống đạo đức, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ của Tòa án là đưa ra những Bản án Quyết định trên giấy tờ, nhưng muốn nó thực hiện được phải thông qua hoạt động THA. Không phái lúc nào cơ quan THA cũng giải quyết được vụ việc một cách dễ dàng. Rất nhiều trường hợp, do thiếu sót trong Bản án, Quyết định đã làm chậm tiến độ thi hành. Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên, việc chấp hành thời hạn chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa sang cơ quan THADS chưa nghiêm có khi kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Rồi không ít vụ việc, người phải thi hành tại một thời điểm không đủ tài sản, tiền để nộp dẫn đến việc thi hành chưa được dứt điểm. Như vụ: Nguyễn Ngọc Ánh( P.Phạm Ngũ Lão – TP HD) phải thi hành khoản tiền khá lớn 131.500.000đ, mỗi tháng người này chỉ thi hành được 500.000đ. Hoặc có nhiều bị án đang chấp hành hình phạt trong trại giam không có điều kiện thi hành án như vụ của Nguyễn Văn Tùng và Phạm Thị Hoa phạm tội buôn tiền giả, 2 vợ chồng phải nộp phạt 25.000.000đ nhưng đều đang ở tù.
Việc thi hành án cũng bị trì trệ vì người phải thi hành thường xuyên lẩn tránh. Có khi các CHV phát giấy báo nhiều lần mà đương sự không đến gặp, xuống tận nhà để đôn đốc thì họ trốn. Như vụ: Bùi Thị Phương phạm tội lừa đảo người ra nước ngoài tại Tam Hồng – Ninh Giang được hưởng án treo, phải thi hành 7.000.000đ nhưng vẫn trốn không nộp.
Bên cạnh những vụ việc mà cơ quan THA chủ động ra quyết định thi hành theo Bản án, Quyết định của Tòa án thì cũng có một số trường hợp cơ quan THA chỉ ra quyết định khi có đơn yêu cầu. Song do nhiều nguyên nhân mà hầu hết người dân không biết được quyền và lợi ích của mình trong giai đoạn này. Những người được thi hành án cứ nghĩ sau khi Tòa án tuyên họ chỉ việc đến cơ quan THA nhận phần tiền và tài sản của mình được hưởng. Trong những trường hợp này họ phải làm đơn gửi kèm theo bản sao Bản án đến cơ quan THADS.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án tại THADS tỉnh tuy ít nhưng cũng rất phức tạp. Trong toàn tỉnh năm 2007, THADS toàn tỉnh chỉ tổ chức cưỡng chế thành công 5 vụ( tỷ lệ này là rất ít). Điều này được lý giải bởi một mặt người dân chưa có ý thức tự giác thi hành án, trong khi đó cơ quan THADS bị hạn chế nhiều về việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế so với các cơ quan Tư pháp khác. Và ngay trong quá trình cưỡng chế cũng gặp không ít khó khăn: không có lực lượng riêng, nên khi huy động cũng mất nhiều thời gian và kinh phí; hình thức chống đối của người phải thi hành án cũng quyết liệt với nhiều thủ đoạn khác nhau. Điển hình như vụ phân chia nhà sau khi ly hôn của ông Hà Mai Thành và bà Phạm Thị Liên( số 4 Trần Hưng Đạo - TPHD), tuy đã cưỡng chế nhưng đương sự không chịu thi hành.
Như vậy có thể thấy công tác thi hành án là một hoạt động phức tạp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để có thể đưa Bản án, Quyết định của Tòa vào thực tế đòi hỏi phải có một quá trình tổ chức thi hành hợp lý, khoa học. Các cơ quan THA trong cả nước và THADS tỉnh Hải Dương đã tiến hành tổ chức THA như sau:
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án
Giai đoạn 1: Sau khi nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa, Trưởng THADS tỉnh sẽ chủ động ra Quyết định thi hành án đối với phần Bản án, Quyết định sau:
Án phí, lệ phí
Hình phạt tiền
Tài sản tịch thu, truy thu thuế, tài sản thu lợi bất chính
Thu hồi đất theo quy định của Tòa
Xử lý phần vật chứng, tài sản đã thu giữ
Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
Còn đối với các khoản còn lại trong Bản án, Quyết định của Tòa, cơ quan THA chỉ ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành.
Giai đoạn 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, Trưởng THADS sẽ giao cho các CHV trực tiếp tiến hành thực hiện thi hành án. Khi nhận được quyết định THA, chấp hành viên có nhiệm vụ nghiên cứu án, ra giấy báo tự nguyện cho đương sự trong 30 ngày kể từ ngày quyết định thi hành án. Quá thời hạn trên mà đương sự không đến gặp, các CHV chủ động tiến hành xác minh đôn đốc thi hành án.
Trong quá trình xác minh nếu đương sự có tài sản, có khả năng thi hành mà không thi hành thì CHV xin ý kiến của Trưởng THA để ra các biện pháp cưỡng chế như:
Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó đang do người khác nắm giữ
Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản
Nếu trường hợp qua xác minh thấy đương sự không có đủ điều kiện thi hành án thì:
Nếu quyết định thi hành án do có đơn yêu cầu thì Trưởng THADS có thể ra quyết định trả lại đơn
Nếu do cơ quan THA chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm
Giai đoạn 3: Với nhiều trường hợp để tiện việc đôn đốc thi hành án, Trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ xuống phường, xã nơi đương sự đang cư trú để tố chức thi hành.
Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển nơi cư trú hay đi làm ăn tại địa phương khác thì Trưởng THADS sẽ ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi đương sự chuyển đến.
Giai đoạn 4: Trong quá trình thi hành án, Trưởng THADS sẽ ra quyết định hoãn thi hành án trong những trường hợp sau:
Người phải thi hành ốm nặng hoặc không rõ địa chỉ
Qua xác minh điều tra cho thấy người phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành
Có yêu cầu hoãn của Tòa an, Viện kiểm sát
Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Tòa án giải quyết
Tất cả các giai đoạn nói trên đều được các cán bộ thi hành án tại THADS tỉnh Hải Dương tiến hành theo đúng trình tự thủ tục ghi nhận trong pháp lệnh. Nhưng trong quá trình đưa vào áp dụng trong thực tế vẫn gặp phải những vướng mắc, sai sót ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác THA.
3. Những vướng mắc, sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương
a. Những vướng mắc
Trong quá trình tổ chức thi hành án, các cán bộ thi hành án cũng đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc sau:
- Các bị án đang chấp hành hình phạt tù không có tài sản để thi hành; người phải thi hành bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng; cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã giải thể; và một số đối tượng cố tình chây ì không chịu thi hành như vụ: Phạm Như Triển phải bồi thường cho anh Phan Bá Minh ở Lai Cách – Cẩm Giàng 12 triệu nhưng qua xác minh Phạm Như Triển không có tài sản gì để có thể THA.
- Một số bản án tuyên không có tính khả thi; đương sự không có khả năng thi hành. Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên vào tù vừa phải thi hành một khoản tiền phạt quá lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15-9-2006 của THADS tỉnh Hải Dương. Theo bản án, Nguyễn Việt Hưng( Sao Đỏ - Chí Linh) bị Tòa án tuyên 15 năm tù và chịu mức tiền phạt 55 triệu cho đến cuối 2007 vẫn chưa thi hành được. Đặc biệt có những vụ án cơ quan THA đang đôn đốc thi hành hoặc đã có quyết định cưỡng chế THA thì lại nhận được quyết định kháng nghị, quyết định hoãn thi hành Bản án đó do bị Giám đốc thẩm – Tái thẩm; như vụ: tranh chấp nhà đất sau ly hôn giữa 2 vợ chồng Hà Mai Thành và Phạm Thị Liên bắt đầu xử từ năm 2001 qua phúc thẩm, sau đó lại bị Tòa án tối cao hủy và yêu cầu xử lại; đến nay tuy đã ra quyết định cưỡng chế thi hành xong vẫn chưa giải quyết được.
- Các khiếu kiện, tố cáo trong THADS còn có xu hướng ra tăng mà chưa có biện pháp xử lý. Nhiều vụ việc không giải quyết kịp thời, dứt điểm đã trở thành khiếu kiện gay gắt, bức xúc.
- Nhiều khi những quy định của Pháp lệnh THA cũng chưa sát với thực tế, nên khi áp dụng cơ quan THA cũng gặp không ít vướng mắc như: trong khi cưỡng chế tịch thu tài sản quy định không được cưỡng chế đối với những vật phục vụ cho sinh hoạt thông thường mà không quy định rõ là vật gì, hay trường hợp định giá đất phải ít nhất bằng giá của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đưa ra. Các trường hợp này tuy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động THA nhưng cũng cần được xem xét.
- Một trong những vướng mắc mà cơ quan THADS tỉnh gặp phải là do điều kiện kinh tế thay đổi, các quy định của pháp luật cũng có nhiều thay đổi. Như vụ phải bồi thường cho nhà máy lương thực Hải Dương, bà Nguyễn Thị Lành( Lê Thanh Nghị - TPHD) vay của nhà máy 40.000kg thóc với giá trị thời điểm vay là chưa đến 1.000.000đ nhưng cho đến khi thi hành thì giá trị số thóc đó lên đến 100.000.000đ. Với số tiền này rất khó để thi hành được.
- Vướng mắc cuối cùng mà THADS tỉnh gặp phải đó là : trong suốt quá trình hoạt động tố tụng ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chưa tạo điều kiện thuận lưoij cho công tác THA cũng như chưa áp dụng kịp thời đầy đủ các biện pháp kê biên tài sản, chuyển giao, quản lý tài sản để đảm bảo cho việc THA.
Bên cạnh những vướng mắc khi tiến hành hoạt động thi hành án, cơ quan THADS tỉnh Hải Dương cũng mắc phải những sai sót như sau:
b. Những sai sót:
Bên cạnh những vướng mắc trong việc THA thì những sai sót của thi hành án dân sự tỉnh cũng là một yếu tố hạn chế việc nâng cao chất lượng thi hành án. Sai sót chủ yếu là trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án, các cán bộ thi hành án còn thiếu tính chính xác. Đôi khi việc xác minh còn qua loa, không thực sự tìm hiểu rõ hoàn cảnh của đương sự. Nhiều khi đưa án vào phân loại không được đúng với thực tế, người phải THA vẫn có điều kiện để thi hành án nhưng lại xếp án vào loại không có điều kiện để thi hành. Như theo Quyết định thi hành số 170 ngày 2-3-2005, người phải thi hành án là anh Trần Thanh Hải, phải thi hành khoản tiền phạt 37.600.000đ. Tại thời điểm ra quyết định thi hành án, qua xác minh là anh Hải không có tiền, tài sản gì để thi hành án. Nhưng đến năm 2007, anh đi làm kinh tế gia đình đã khá hơn nhiều, anh còn làm được căn nhà 3 tầng, cơ quan THA lại không kịp thời xuống xem lại để yêu cầu anh thi hành nốt số tiền chưa nộp xong.
Một sai sót nữa đó là trong việc ra các quyết định kết thúc thi hành án như Quyết định đình chỉ, Quyết định hoãn thi hành án còn chưa hợp lý. Như Hồ sơ số 304 ngày 29-11-2006 Quỹ tín dụng nhân dân phường Thanh Bình với bà Hoàng Thị Bính ở Tân Kim – Thanh Bình, THADS tỉnh đã xác minh quỹ tín dụng đã giải thể và ra quyết định trả lại đơn yêu cầu cho bà là chưa hợp lý, chưa đầy đủ, chưa có tính thuyết phục.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA còn có sai sót: áp dụng chưa hợp lý các biện pháp cưỡng chế, nhất là đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào tiền lương.
Trên đây là một số vướng mắc và những sai sót mà cơ quan THADS tình Hải Dương đã gặp phải trong quá trình hoạt động. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác THA, các CHV, cơ quan THA không ngừng khắc phục những sai sót vướng mắc trên. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, điển hình là lượng án tồn đọng ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Vậy thực trạng án tồn đọng này như thế nào? Vì sao mà lượng án tồn đọng lại nhiều như vậy? Cơ quan THADS tỉnh Hải Dương đã làm gì để khắc phục được khó khăn đó? Chúng ta cùng nghiên cứu ở phần dưới đây:
Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương
Khái niệm án tồn đọng
Án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng khá phổ biến trong công tác THA nhưng ngay trong pháp lệnh THADS cũng chưa có một khái niệm chính thức để chỉ ra thế nào là án tồn đọng.
Chúng ta chỉ có thể hiểu: án tồn đọng là những vụ việc chưa có điều kiện để thi hành được chuyển từ năm này qua năm khác.
Dưới đây ta có thể phân án tồn đọng thành 2 loại: án tồn đọng theo việc và án tồn đọng theo giá trị( tiền + tài sản).
Phân loại
b.1. Án tồn đọng theo việc
Như đã phân tích