Người Phương Đông chúng ta từ lâu rất coi trọng nghĩa vợ chồng và được xem là “nghĩa trăm năm”. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đã sống với nhau hạnh phúc đến trọn đời. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhận thức của con người về vấn đề này cũng thay đổi, cái nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận có khác đi. Hiện nay không coi trọng vấn đề này như nghĩa xưa, nên khi hai bên (vợ, chồng) đặt bút ký vào đơn ly hôn không còn nặng nề nữa để giải phóng cho nhau. Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn trầm trọng, cuộc sống chung không thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là điều tốt. Trên thực tế, việc không còn coi trọng và không cố gắng gìn giữ nghĩa vợ chồng mà nhiều cặp vợ chồng đã nhanh đưa ra quyết định chia tay, chấm dứt quan hệ hôn nhân khi chưa cân nhắc kỷ. Do đó tình trạng ly hôn ngày càng tăng dần và nó không còn là vấn đề trọng đại đối với nhiều cặp vợ chồng.
Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình tác động đến xã hội và ngược lại xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia đình. Vì vậy mà khi xã hội thay đổi thì kéo theo mỗi con người, mỗi gia đình cũng thay đổi và trong quan hệ vợ chồng đó là biểu hiện của sự gia tăng các vụ án ly hôn. Điều này đã dẫn đến thực trạng các án HN&GĐ nói chung và án ly hôn nói riêng mà các Tòa án phải thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều. Tính chất đa dạng, phức tạp trong quan hệ hôn nhân ngày càng tăng, nên việc giải quyết các án HN&GĐ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là các án ly hôn.
Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân còn được biểu hiện trong các văn bản pháp luật về HN&GĐ với số lượng điều luật và văn bản hướng dẫn ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế vì những lý do khách quan và chủ quan mà việc áp dụng pháp luật này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Để góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng cụ thể trong lĩnh vực ly hôn, thì việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là việc làm cần thiết hiện nay. Và để cho việc nghiên cứu được cụ thể hơn, sâu hơn tác giả đã chọn đề tài “Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Phương Đông chúng ta từ lâu rất coi trọng nghĩa vợ chồng và được xem là “nghĩa trăm năm”. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đã sống với nhau hạnh phúc đến trọn đời. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhận thức của con người về vấn đề này cũng thay đổi, cái nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận có khác đi. Hiện nay không coi trọng vấn đề này như nghĩa xưa, nên khi hai bên (vợ, chồng) đặt bút ký vào đơn ly hôn không còn nặng nề nữa để giải phóng cho nhau. Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn trầm trọng, cuộc sống chung không thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là điều tốt. Trên thực tế, việc không còn coi trọng và không cố gắng gìn giữ nghĩa vợ chồng mà nhiều cặp vợ chồng đã nhanh đưa ra quyết định chia tay, chấm dứt quan hệ hôn nhân khi chưa cân nhắc kỷ. Do đó tình trạng ly hôn ngày càng tăng dần và nó không còn là vấn đề trọng đại đối với nhiều cặp vợ chồng.
Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình tác động đến xã hội và ngược lại xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia đình. Vì vậy mà khi xã hội thay đổi thì kéo theo mỗi con người, mỗi gia đình cũng thay đổi và trong quan hệ vợ chồng đó là biểu hiện của sự gia tăng các vụ án ly hôn. Điều này đã dẫn đến thực trạng các án HN&GĐ nói chung và án ly hôn nói riêng mà các Tòa án phải thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều. Tính chất đa dạng, phức tạp trong quan hệ hôn nhân ngày càng tăng, nên việc giải quyết các án HN&GĐ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là các án ly hôn.
Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân còn được biểu hiện trong các văn bản pháp luật về HN&GĐ với số lượng điều luật và văn bản hướng dẫn ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế vì những lý do khách quan và chủ quan mà việc áp dụng pháp luật này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Để góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng cụ thể trong lĩnh vực ly hôn, thì việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là việc làm cần thiết hiện nay. Và để cho việc nghiên cứu được cụ thể hơn, sâu hơn tác giả đã chọn đề tài “Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu về thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến quý I năm 2011, tìm hiểu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng và các Tòa án trên cả nước nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích chủ yếu của đề tài là tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn trong thời gian tới. Để thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ sau:
- Đánh giá thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng và các TAND trên cả nước nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sử dụng phép duy vật biện chứng và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác. Nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng kết, thống kê, so sánh, khái quát, phân tích và đánh giá thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế.
5. Cơ cấu đề tài
Trong khóa luận này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011
Chương 2: Yêu cầu và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2011
1.1 Đánh giá chung về các quy định của pháp luật áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn
1.1.1 Pháp luật nội dung áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn
Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. HN&GĐ biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình. Trong xã hội có giai cấp quan hệ HN&GĐ bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị và pháp luật chính là công cụ thể hiện ý chí đó của giai cấp thống trị. Vì thế luật HN&GĐ ra đời.
Luật HN&GĐ là một ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân thích ruột thịt khác được hình thành trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.
Cùng với sự phát triển của lịch sử đất nước thì pháp luật về HN&GĐ cũng có những thay đổi phù hợp với điều kiện xã hội qua từng thời kỳ. Luật HN&GĐ đầu tiên ở nước ta ra đời năm 1959 được QH thông qua ngày 29/12/1959 và có hiệu lực ngày 13/01/1960, đến năm 1986 thì được sửa đổi và bổ sung và đến ngày 29/12/1986 Luật HN&GĐ 1986 được QH thông qua có hiệu lực ngày 03/01/1987 và để phù hợp vời tình hình kinh tế _ xã hội trong giai đoạn mới, Luật HN&GĐ 2000 được kỳ họp thứ 7, QH khóa 10 thông qua ngày 6/9/2000 và có hiệu lực ngày 01/01/2001 thay thế luật HN&GĐ năm 1986. Cùng với sự ra đời của luật HN&GĐ 2000, thì các văn bản hướng dẩn thi hành cũng được ban hành đó là các nghị định, nghị quyết, pháp lệnh… nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật khi điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ.
Ly hôn là một mặt của quan hệ HN&GĐ và được pháp luật HN&GĐ điều chỉnh. Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên của hôn nhân thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng thuận tình được Tòa án giải quyết cho ly hôn bằng một quyết định thuận tình ly hôn hay bằng một bản án cho ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nó là mặt trái, mặt bất bình thường của hôn nhân, đây là việc mà cả nam và nữ khi kết hôn cũng như gia đình, xã hội không mong muốn xãy ra, nhưng nó lại là mặt không thể thiếu trong quan hệ HN&GĐ. Sở dỉ không thể thiếu là bởi ly hôn không phải luôn luôn chỉ là mặt tiêu cực khi chấm dứt quan hệ vợ chồng, gia đình ly tán, tài sản phân chia, con cái không được ở cùng bố mẹ để rồi thiếu sự chăm sóc… bên cạnh mặt trái đó thì ly hôn là sự giải thoát an toàn cho những cặp vợ chồng khi quan hệ vợ chồng đã đến mức tan vỡ, nó giải phóng cho vợ và chồng ra khỏi những cơn xung đột gia đình. Tuy nhiên Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà phải bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn. Ly hôn phải dựa vào những căn cứ mà pháp luật quy định cho phép ly hôn. Hệ thống pháp luật HNGĐ của nước ta từ năm 1945 đến nay quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện hơn, Luật HN&GĐ 1959 quy định căn cứ ly hôn tại Điều 26, Luật HN&GĐ 1986 quy định tại Điều 40 và Luật HN&GĐ 2000 quy định tại Điều 89. Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, các điều luật không quy định căn cứ riêng biệt mà quy định thống nhất dù hai bên thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu “đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án cho ly hôn.
Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Do có sự khác nhau trong quan điểm, về việc quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước XHCN có nội dung khác về bản chất so với căn cứ ly hôn do nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đặt ra. Luật HN&GĐ các nước XHCN quy định giải quyết việc ly hôn theo đúng thực chất của vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ, chồng, trên cơ sở nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan vỡ.
Nhìn chung Nhà nước ta quy định về căn cứ ly hôn là rất khoa học, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự. Ý chí của vợ chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ vào điều kiện trong luật HN&GĐ.
Pháp luật của nước ta công nhận quyền tự do kết hôn đồng thời công nhận quyền ly hôn của vợ chồng, tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ người phụ nữ có thai và thai nhi nên pháp luật đã quy định điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ 2000) quy định này đã kế thừa quy định của Luật HN&GĐ 1986 (Điều 41).
Trong ly hôn, ngoài căn cứ ly hôn hay điều kiện ly hôn thì một vấn đề được các nhà làm luật quan tâm nữa đó là hậu quả pháp lý khi ly hôn.
Ly hôn chính là nguyên nhân dân đến hậu quả làm tan vỡ gia đình từ đó làm ảnh hưởng đến một phần đời sống xã hội. Vì vậy dưới bất kỳ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả của nó. Đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề HN&GĐ nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau.
Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về HN&GĐ là không đơn giản, nhất là việc giải quyết ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm vợ chồng, giữa cha, mẹ và con cái. Vì vậy Nhà nước ta đã có những quy định chặt chẽ vấn đề này. Đó là quan hệ nhân thân giữa vợ chồng, quan hệ tài sản và quan hệ cha, mẹ và con. Khi bản án, hay quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng chấm dứt, người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác, sau khi ly hôn các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ, chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Về vấn đề tài sản, đây là một vấn đề khá phức tạp nên luật quy định khá rõ ràng. Theo đó, trước hết theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, pháp luật quy định các quan hệ tài sản như tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, tài sản được tặng cho riêng, tài sản tặng cho chung, tài sản vợ chồng vay mượn…và đặc biệt là các tài sản của vợ chồng liên quan đến nhà ở và đất đai được pháp luật quy định cụ thể. Đối với quan hệ giữa cha, mẹ với con theo quy định của Luật HN&GĐ thì vợ và chồng đều có mọi quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Đó là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.
Như vậy, những quy định của pháp luật nội dung đã tạo khung pháp lý cho các đương sự trong vụ án ly hôn biết được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự đồng thời giải phóng cho vợ, chồng (đặc biệt là người vợ) khi quan hệ hôn nhân thực sự không còn, góp phần ổn định đời sống mới cho mỗi đương sự.
1.1.2 Pháp luật tố tụng dân sự áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn
Nếu như pháp luật nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án ly hôn thì pháp luật tố tụng quy định trình tự, thủ tục giải quyết nhằm đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án ly hôn.
Về nguyên tắc khi vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn, xét thấy hợp lý, Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn và giải quyết theo thủ tục của luật định.
Việc thụ lý yêu cầu ly hôn được thực hiện theo các thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định (khoản 1 Điều 87 Luật HN&GĐ 2000). Theo đó, khi có yêu cầu ly hôn tùy từng trường hợp có thể thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án (vụ án ly hôn), hoặc thụ lý giải quyết việc dân sự (yêu cầu ly hôn).
Thụ lý vụ án ly hôn khi ly hôn do một bên yêu cầu hoặc khi thuận tình ly hôn nhưng có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Còn khi các bên đã thỏa thuận được quan hệ quan hệ tài sản, quan hệ con cái và cả hai người có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẻ giải quyết việc ly hôn. Và nếu sau khi giải quyết việc dân sự mới phát sinh tranh chấp thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và các đương sự phải khởi kiện vụ án ly hôn.
Trong mọi trường hợp ly hôn, Tòa án đều phải tiến hành điều tra và hòa giải. Qua công tác điều tra, Tòa án tìm hiểu mâu thuẫn của vợ chồng có hay không có, nguyên nhân và mức độ mâu thuẫn đó, điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đương sự. Kết quả điều tra tốt chính là cơ sở cho công tác hòa giải và xét xử ly hôn được chính xác.
Theo quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ 2000 thì sau khi thụ lý yêu cầu ly hôn Tòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nếu trong các hồ sơ về ly hôn mà không có biên bản hòa giải thì bản án hoặc quyết định của Tòa án sẽ bị hủy. Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập biên bản ghi nhận việc hòa giải thành, quan hệ vợ chồng đoàn tụ, nếu hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ kiện ly hôn ra xét xử.
Trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa đối với vụ án ly hôn tuân theo pháp luật tố tụng dân sự 2004.
Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định ly hôn.
1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của TAND thành phố Huế.
1.2.1 Tình hình xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011
* Sơ lược một số nét về tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Huế.
Thành phố Huế là trung tâm hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như: văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch…là cố đô Việt Nam thời triều Nguyễn (1802_1945).
Thành phố có diện tích khoảng 83,3km2 dân số hơn 400.000 người. Thành phố nằm ở tọa độ địa lý 16-16,80 độ vỉ Bắc và 107,8-108,20 độ kinh Đông. Phía bắc và phía tây giáp với huyện Hương Trà, phía nam giáp với thị xã Hương Thủy, phía đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
Về khí hậu, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 hay xảy ra bảo lụt đặc biệt là từ tháng 10 trở đi, mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2.
Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường ( có 3 phường mới thành lập năm 2010, chuyển từ xã lên phường đó là: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều).
Huế là thành phố có chiều sâu về văn hóa đó là những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, được tích lũy lâu đời tạo nên tính đặc thù. Đó là văn hóa được tạo nên bởi sự đặc thù về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật, phong tục tập quán, ăn-mặc-ở, phong cách sống…
Nền kinh tế của thành phố Huế nhìn chung ngày càng phát triển đa dạng với nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của người dân. Vì là một trong những trung tâm lớn của miền Trung nên ở thành phố Huế mật độ dân cư ngày càng đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và phần nào làm thay đổi nét truyền thống của mảnh đất này. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận trình độ nhận thức về vấn đề HN&GĐ còn hạn chế mặt khác do sự thay đổi của vấn đề kinh tế - xã hội nên kéo theo sự thay đổi quan niệm của con người về vấn đề hôn nhân, hiện tượng tảo hôn, lấy nhiều vợ đặc biệt là ly hôn ngày càng tăng về số lượng và mang tính phức tạp hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư và điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của thành phố.
Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa và du lịch, là nơi mà quá trình vận động của xã hội diễn ra ngày một phức tạp vì vậy pháp luật ngày càng trở nên quan trọng hơn để điều chỉnh những hiện tượng xã hội tiêu cực đó. Trong quá trình thay đổi của xã hội, các quan hệ hôn nhân ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là vấn đề ly hôn. Tại TAND thành phố Huế số lượng vụ án ly hôn mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về nội dung. Việc giải quyết một số lượng lớn các loại án hàng năm là cố gắng, nỗ lực lớn của đội ngũ thẩm phám và cán bộ TAND thành phố Huế.
Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 thì Tòa án đã thụ lý và giải quyết số lượng lớn các vụ án ly hôn. Thể hiện qua bảng thống kê sau:
TT
Năm
2008
Năm
2009
Năm 2010
Qúy 1
Năm 2011
Việc
65
69
71
15
Vụ
228
252
304
155
Vụ án đã giải quyết
213
227
281
73
Tổng cộng vụ việc
293
321
375
170
- Năm 2008 TAND thành phố Huế đã thụ lý tổng số án là 807 án, trong đó án HN&GĐ là 293 án riêng án ly hôn có đến 228 vụ, chiếm 28,2% tổng lượng án mà Tòa án đã thụ lý. So với năm 2007 thì số lượng vụ án ly hôn mà Tòa án đã thụ lý tăng 10 vụ. Trong số đó Tòa án đã giải quyết được 213 vụ đạt tỷ lệ 93,4%, so với năm 2007 thì tỷ lệ giải quyết tăng 0,5% ( Năm 2007 Tòa án thụ lý 218 vụ án ly hôn, giải quyết được 192 vụ). Số lượng vụ án ly hôn trong tổng số vụ việc HN&GĐ trong năm 2008 chiếm khoảng 77,8%.
Nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung là do từ nguyên nhân mâu thuẫn gia đình (45% trong tổng số vụ án ly hôn), đánh đập, ngược đãi (16%), ngoại tình (10%) bệnh tật, không có con (6%), vợ chồng xa cách (5%) và những nguyên nhân khác như: người khác xúi dục, điều kiện kinh tế gia đình, cờ bạc, rượu chè…(18%).
Trong năm 2008 mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ nhưng TAND thành phố Huế đã nêu cao tình thần trách nhiệm, làm đúng quy định pháp luật, bám sát các hướng dẫn của TANDTC, liên ngành TW, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự thỏa thuận theo đúng pháp luật.
Về vấn đề hòa giải, thì trong tổng số án HN&GĐ mà TAND thành phố Huế đã giải quyết (275 vụ) thì số lượng vụ hòa giải không thành phải đưa ra xét xử là 61 vụ, trong đó hòa giải đoàn tụ được 4 cặp vợ chồng. Đây là một con số đáng khích lệ cho công tác hòa giải của thẩm phán, cán bộ Tòa án, đã góp phần giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình nói riêng và trong cộng đồng dân cư nói chung. Tuy nhiên bên cạnh đó số lượng án ly hôn tồn đọng, để quá hạn giải quyết vẫn còn.
Trong năm 2008 có 8 vụ án ly hôn bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và đã được TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét giải quyết lại.
Điển hình như vụ án tranh chấp về mức cấp dưỡng giữa vợ chồng chị Hoàng Thị Lan A và anh Phan Văn Th. Theo nội dung vụ án thì vợ chồng chị A và anh Th có một con chung là Phan Hoàng Khánh Linh sinh ngày 15/9/2003. Tại bản án sơ thẩm số 13/DSST ngày 18/04/2005 của TAND thành phố Huế xử: Công nhận cho chị Anh với anh Th được thuận tình ly hôn và giao cháu Linh cho chị Anh nuôi dưỡng, anh Th có nghĩa vụ đóng góp tiền cấp dưỡng 350.000đồng/ 1tháng. Nay giá cả thị trường tăng cao với mức 350.000đồng /1 tháng không đảm bảo cho cháu ăn học nên chị A khởi kiện yêu cầu anh Th phải tăng mức cấp dưỡng lên 500.000đồng /1tháng.
Anh Th khai: Hiện nay anh có vợ và sắp sinh con, ngoài ra anh phải nuôi bố mẹ già yếu , nên với thu nhập anh không có khả năng để đáp ứng yêu cầu của chị A.
Tại bản án sơ thẩm số 40/2008/HNGĐ-ST ngày 9/9/2008 TAND thành phố Huế xử:
+ Chấp nhận yêu cầu của chị Hoàng Thị Lan A về tăng mức cấp dưỡng.
+ Bác yêu cầu xin thay