Đề tài Thực trạng bán phá giá hàng hoá ở Việt Nam

• Sản phẩm tương tự • Số lượng thích đáng • Có lãi • Các khách hàng độc lập. Sản phẩm tương tự là các sản phẩm giống nhau, hoặc nếu nó không giống nhau hoàn toàn thì nó phải gần như giống nhau. Số lượng thích đáng là số lượng ít nhất phải bằng 5% khối lượng xuất khẩu được bán trong tiến trình buôn bán thông thường ở trong nước xuất khẩu. Tiến trình buôn bán thông thường cần đáp ứng hai điều kiện: bán có lãi và khách hàng độc lập. Ví dụ: nhà xuất khẩu xuất khẩu 60 chiếc xe máy giá 2000 USD/chiếc, bán nội địa 10 chiếc với giá 2100USD/chiếc. Trong trường hợp này do khối lượng bán nội địa nhỏ hơn 5% nên không sử dụng được giá bán nội địa 2100USD/chiếc. Có lãi là giá bán trung bình cao hơn chi phí đơn vị sản phẩm. Các khách hàng độc lập: là khách hàng chiếm giữ lớn hơn hoặc bằng 5% vốn của nhà xuất khẩu hoặc nhà xuất khẩu chiếm lớn hơn hoặc bằng 5% vốn của cả khách hàng và nhà xuất khẩu. 1.1.1.3. Các biện pháp xác định giá trị thông thường Giá trị thông thường là mức gía mà ở đó hàng hoá được bán cho người tiêu dùng ở trong nước xuất khẩu. Trong trường hợp người xuất sản phẩm ra nước ngoài và không bán sản phẩm đó ở trong nước thì giá trị thông thường có thể được xác định bằng mức giá xuất khẩu tới nước thứ ba. Nếu nước xuất khẩu không phải là nước sản xuất hàng hoá mà do nhập từ nước sản xuất về rồi xuất khẩu đi thì giá trị thông thường được xác định trong nước sản xuất hàng hoá đó. Trường hợp nước xuất khẩu là một nước thực hiện kế hoạch hoá tập trung thì được phép chỉ định một nước thay thế.

doc46 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng bán phá giá hàng hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Giá trị thông thường Khái niệm Giá trị thông thường là giá bán có lãi của sản phẩm tương tự được bán với số lượng thích đáng trên thị trường nội địa tới người tiêu dùng độc lập. 1.1.1.2. Điều kiện để xác định giá trị thông thường của hàng hoá Sản phẩm tương tự Số lượng thích đáng Có lãi Các khách hàng độc lập. Sản phẩm tương tự là các sản phẩm giống nhau, hoặc nếu nó không giống nhau hoàn toàn thì nó phải gần như giống nhau. Số lượng thích đáng là số lượng ít nhất phải bằng 5% khối lượng xuất khẩu được bán trong tiến trình buôn bán thông thường ở trong nước xuất khẩu. Tiến trình buôn bán thông thường cần đáp ứng hai điều kiện: bán có lãi và khách hàng độc lập. Ví dụ: nhà xuất khẩu xuất khẩu 60 chiếc xe máy giá 2000 USD/chiếc, bán nội địa 10 chiếc với giá 2100USD/chiếc. Trong trường hợp này do khối lượng bán nội địa nhỏ hơn 5% nên không sử dụng được giá bán nội địa 2100USD/chiếc. Có lãi là giá bán trung bình cao hơn chi phí đơn vị sản phẩm. Các khách hàng độc lập: là khách hàng chiếm giữ lớn hơn hoặc bằng 5% vốn của nhà xuất khẩu hoặc nhà xuất khẩu chiếm lớn hơn hoặc bằng 5% vốn của cả khách hàng và nhà xuất khẩu. 1.1.1.3. Các biện pháp xác định giá trị thông thường Giá trị thông thường là mức gía mà ở đó hàng hoá được bán cho người tiêu dùng ở trong nước xuất khẩu. Trong trường hợp người xuất sản phẩm ra nước ngoài và không bán sản phẩm đó ở trong nước thì giá trị thông thường có thể được xác định bằng mức giá xuất khẩu tới nước thứ ba. Nếu nước xuất khẩu không phải là nước sản xuất hàng hoá mà do nhập từ nước sản xuất về rồi xuất khẩu đi thì giá trị thông thường được xác định trong nước sản xuất hàng hoá đó. Trường hợp nước xuất khẩu là một nước thực hiện kế hoạch hoá tập trung thì được phép chỉ định một nước thay thế. 1.1.2. Giá xuất khẩu: 1.1.2.1. Khái niệm: Giá xuất khẩu là giá đã trả thực sự hoặc có khả năng trả giá xuất khẩu tới cộng đồng, tới một khách hàng độc lập. Trong các trường hợp: Nếu không có giá đã trả hoặc có khả năng trả tức là không có giá xuất khẩu thì phải sử dụng giá kiến tạo. Nếu không có giá xuất khẩu tới cộng đồng thì không phải chịu sự điều tra. Nếu không có khách hàng độc lập thì phải sử dụng giá kiến tạo. Ví dụ: người xuất khẩu bán hàng cho người nhập khẩu mà người nhập khẩu đó có quan hệ họ hàng với người xuất khẩu, mức giá bán 1 là 90USD (là giá xuất khẩu không tin cậy). Các chi phí: 20% , lãi thông thường: 10%. Người nhập khẩu bán hàng cho người mua không có quan hệ họ hàng ở mức giá bán hai là 100USD. Như vậy giá bán 1 là giá không tin cậy. giá bán 2 là giá tin cậy thứ nhất giá xuất khẩu kiến tạo sẽ là: 100 – ((20%+10%)*100)= 70 USD. 70USD là giá xuất khẩu kiến tạo. 1.1.2.2. Các biện pháp xác định giá xuất khẩu: Nếu sản phẩm nhập khẩu có gía đã được chi trả trong thực tế hoặc có khả năng chi trả ( như giá trong hoá đơn) thì đó là mức gía xuất khẩu. Nếu sản phẩm nhập khẩu không có giá trị chi trả trong thực tế hoặc không có khả năng chi trả ( như gía trong hoá đơn) hoặc không thể xác định được giá của nó thì lấy giá của sản phẩm nhập khẩu đó khi bán lại lần đầu tiên cho người mua độc lập làm “giá xuất khẩu”. Hàng hóa tương tự: Hàng hóa tương tự là hàng hoá đồng dạng về tất cả các khía cạnh hoặc hoặc các đặc tính lắp ráp gần gũi với mặt hàng so sánh. 1.1.2.3. Giá trị kiến tạo: Là sự thay thế cho một mức giá nội địa Giá trị kiến tạo được sử dụngkhi: Không có việc bán hàng nội điạ hoặc việc bán hàng nội địa là nhỏ hơn 5% khối lượng hàng xuất khẩu. Giá trị kiến tạo gồm ba bộ phận: Chi phí sản xuất ( bao gồm “lao động trực tiếp + các nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí quản lý hành chính sản xuất”) Các chi phí quản lý và bán hàng nội địa. Một giới hạn lãi ( trên các lần bán hàng nội địa) Ví dụ: Chi phí vật liệu trực tiếp: 100 USD Lao động trực tiếp : 20 USD Chi phí quản lý hành chính sản xuất: 10 USD Chi phí sản xuất : 130USD Chi phí quản lý và bán hàng: 40 USD Tổng chi phí 170 USD Lãi (15%) 30 USD Giá trị kiến tạo 200 USD Chú ý: Lãi là ở mức bình thường trên doanh số. 1.2. Khái niệm về bán phá giá hàng hoá 1.2.1. Khái niệm Theo điều VI của Hiệp định chung về buôn bán và thuế quan (GATT) năm 1947 xác định: Bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán thành hàng hoá ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó khi bán ở trong nước. Một sản phẩm được coi là bán phá giá khi nó được đưa vào hoạt động thương mại tại nước nhập khẩu với giá xuất khẩu thấp hơn giá có thể so sánh được trong tiến trình buôn bán thông thường đối với sản phẩm tương tự khi đưa tới người tiêu dùng ở trong nước xuất khẩu. Như vậy, trung tâm của khái niệm bán phá giá là có sự tách biệt về giá, khi giá xuất khẩu thấp hơn gía trị thông thường của hàng hóa đó ở trong nước xuất khẩu. Bán phá giá hàng hoá không đồng nghĩa với hàng hoá bán rẻ. Một nước có thể xuất khẩu hàng hoá đó sang nước khác, bán với giá rẻ hơn hàng hoá cùng loại đang bán trên thị trường nước nhập khẩu, nếu giá bán không thấp hơn gía bán của hàng hoá đó trên thị trường nước xuất khẩu thì hành động đó không phải là bán phá giá. Ví dụ về việc bán phá giá hàng hoá như sau: Một người sản xuất TV lâu năm bán mặt hàng tivi PANASONIC với giá 300USD/chiếc, nếu người đó xuất khẩu TV cùng loại PANASONIC tới nước khác và bán với giá 230USD /chiếc thì người đó đã thực hiện hành động bán phá giá. Từ điển Tiếng Việt- do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam- Bộ giáo dục và đào tạo phát hành năm 1999 quy định: “ Bán phá giá là bán với giá thấp hơn giá chung của thị trường để nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường”. Theo điều 4 của “Pháp lệnh giá” của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: “Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường , hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và lợi ích của Nhà nước.” Với định nghĩa này, Phạm vi điều chỉnh của nó chỉ đặt ra đối với việc chống phá giá trong quan hệ thương mại tại thị trường nội địa nhưng xét về bản chất không có gì trái, mâu thuẫn so với những giải thích mang tính chuẩn mực của Từ điển, với những quy định của GATT, WTO. Nó đã vận dụng và điều chỉnh một cách tương đối hợp lý vấn để chống bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế vào quan hệ thương mại nội địa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Khái niệm trên đã làm sáng tỏ ba nội dung cơ bản để tiến hành các giải pháp chống bán phá giá phải chú ý, đó là: Thứ nhất: Xác định hành vi (Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường…). Thứ hai: Xác định mục tiêu của hành vi ( …để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật). Thứ ba: Xác định hệ quả xảy ra của hành vi và việc thực hiện mục tiêu của hành vi ( Gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức , cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích Nhà nước). Một khái niệm với ba nội dung nêu trên có liên quan mật thiết với nhau và nó là quan hệ nhân quả; nếu cắt bỏ bất kỳ vế nào củakhái niệm trên thì khái niệm sẽ mãi mãi không thể là một khái niệm hoàn chỉnh. 1.2.2. Điều kiện bán phá giá hàng hoá Theo điều 23- “Pháp lệnh giá” của Việt Nam ngày 8/5/2002 Các hành vi sau không bị coi là hành vi bán phá giá: Hạ giá bán hàng tươi sống Hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ Hạ giá bán hàng hoá để khuyến mại theo quy định của pháp luật Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh. Điều kiện bán phá giá hàng hoá là phải lũng đoạn được mặt hàng đó ở thị trường trong nước để tránh nguồn hàng nhập khẩu trở lại. Có thể nói bán phá giá hàng hoá là một trong những biểu hiện trực tiếp lớn nhất của sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực Ngoại thương, đồng thời là thủ đoạn quan trọng để mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường ngoài nước. Đặc điểm của bán phá giá hiện nay là phần lớn do Nhà nước tiến hành và tổn thất do Ngân sách Nhà nước gánh chịu. 1.3. Mục tiêu của bán phá giá Mục tiêu của bán phá giá hàng hoá là nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối đa. Nhưng trong đó hai mục tiêu chủ yếu là mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu chính trị. 1.3.1. Mục tiêu chính trị Bán phá giá là một trong những biểu hiện trực tiếp nhất của sự can thiệp của Nhà nước Đế quốc trong lĩnh vực ngoại thương. Ngoài mục tiêu chính là mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu chính trị và thao túng các nứơc khác cũng được coi là khá quan trọng trong hành động bán phá giá. Một số nước thực hiện bán phá gía để thao túng thị trường. Đối với các hãng lớn ngoài việc thao túng thị trường còn có thể với mục đích khác như dành uy tín, hoặc để tăng sức ép với bạn hàng nhập khẩu về mặt nào đó. Ví dụ: Mỹ đã sẵn sàng bỏ Ngân sách để mua phần lớn số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá, điều này làm cho nhiều nước phải lao đao và phải chịu nhiều vòng phong toả của Mỹ. Chẳng hạn giá xuất khẩu gạo của Mỹ khoảng 400USD/tấn, thậm chí 800USD/tấn, họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thế giới với giá chỉ bằng 60%-70%, thậm chí 40% mức giá mua. Mức này thấp hơn nhiều so với gía thành của nông dân Mỹ sản xuất ra, do đó Mỹ phải trợ giá từ 700- 800 tr USD/năm để trợ giá xuất khẩu gạo, nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Tuy bị thâm hụt Ngân sách nhưng Mỹ đã thực hiện được mục tiêu chính trị của mình là thao túng giá gạo trên thế giới, để từ đó buộc các nước phải ràng buộc với mình trong những điều kiện nhất định. 1.3.2. Mục tiêu lợi nhuận Thực tế quan sát ở Châu Âu đã chỉ ra rằng, khi mà các hãng cạnh tranh với nhau có mức chi phí bình quân xấp xỉ như nhau thì họ thường thoả thuận thủ tiêu cạnh tranh, giảm lượng bán và tăng giá bán. Khi tự do cạnh tranh, sau một khoảng thời gian không dài thị trường không cân bằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm thoả thuận giảm sản lượng xuống tạo ra mức cân bằng mới của thị trường nhưng vẫn có lợi nhuận cao hơn cạnh tranh ngang. Còn đối với các nước xuất khẩu, khi thực hiện hành động bán phá gía nhằm mục tiêu lợi nhuận, nước xuất khẩu phải hạn chế tối đa nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước thoả thuận với nhau về giá, nâng mức giá trong nước lên. Mặt khác, họ xuất khẩu với giá triệt tiêu đối thủ. Sau khi chiếm lĩnh thị trường nước nhập khẩu, họ sẽ tìm cách thao túng để thu lợi nhuận tối đa. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận khi bán phá giá: Các doanh nghiệp trong nước đã thoả thuận với nhau để xác định mức sản lượng từng hãng và xác định mức giá chung trong nước. Khi đó họ sẽ thu được nhiều lãi trong việc nâng giá bán. Tăng được số lượng hàng xuất khẩu do giá rẻ hơn tại nước nhập khẩu , tạo điều kiện cho các hãng này mở rộng sản xuất, tận dụng được hết công suất, máy móc thiết bị dẫn đến giảm chi phí, do đó mà bù lỗ cho việc bán phá giá ở nước ngoài. Khi mọi đối thủ cạnh tranh đã bị đánh bại, họ sẽ lũng đoạn thị trưòng nước nhập khẩu về mặt hàng được đem bán phá giá và lợi nhuận sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Một số ví dụ về việc bán phá giá mặt hàng tivi của Nhật tại thị trường Mỹ: Từ những năm 1960, các công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là HITACHI, SANYO, SHARP và TOSHIBA đã cạnh tranh gay gắt với nhau. Nhưng ngày 10/09/1964, họ đã thoả thuận thống nhất nâng giá bán, quy định sản lượng của mỗi công ty. Kết quả của việc thoả thuận nâng giá này là người Nhật phải trả giá 700USD cho 1 chiếc tivi màu trong khi ở Mỹ giá là 400USD/chiếc tivi cùng loại. Các công ty của Mỹ đã không chịu nổi sự cạnh tranh và đến năm 1989, sáu hãng lớn và nhiều hãng nhỏ của Mỹ bị phá sản, công nghiệp sản xuất bị suy yếu, ngược lại các hãng điện tử của Nhật đã thu được lợi nhuận lớn qua việc bán phá giá này. 1.4. Nguyên nhân của việc bán phá giá Hành động bán phá giá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những nguyên nhân chính sau đây: Do có các khoản tài trợ của Chính phủ hoặc cơ quan công cộng nước ngoài. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích chính sau đây: + Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu + Duy trì mức sử dụng nhất định với các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho người tiêu dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau và đều đưa đến những hệ quả kinh tế tương tự. Các hình thức tài trợ chủ yếu là: trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như các hỗ trợ xuất khẩu. Các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu. Do đó mà chi phí sản xuất giảm xuống dẫn đến việc hạ giá bán. Do nhập siêu lớn, vẫn phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này. Khi đó có thể áp dụng biện pháp bán phá giá để giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ. Do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường. Bán phá giá được sử dụng như là công cụ cạnh tranh. Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường nội điạ của nước nhập khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng nội địa thì các hãng sẽ tìm cách thao túng thị trường nội địa để thu được lợi nhuận tối đa. Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do sử dụng lao động trẻ em, tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu. Việc sử dụng lao động trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận còn là cách để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nhờ giá nhân công rẻ mạc, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm , xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài. Đối với mặt hàng ngoại nhập khẩu, do thu được lợi nhuận siêu ngạch có được từ trốn thuế nhập khẩu, hàng ngoại sẽ điều tiết và chiếm lĩnh được thị trường với giá cạnh tranh so với hàng hoá sản xuất trong nước. Ví dụ: hàng vải trên thị trường Việt Nam, thực tế hàng vải nội chỉ giữ 20% thị phần còn 80 % thị phần là hàng vải ngoại nắm giữ, trong đó hàng Trung Quốc chiếm 60% thị phần, phần lớn số vải từ Trung Quốc là do nhập lậu, trốn thuế nên được bán với giá dù chỉ bằng 1/3- 1/2 hàng sản xuất trong nước. 1.5. Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hoá Hành động bán phá giá có thể có lợi trong một số trường hợp ,nhưng nếu lạm dụng quá thì sẽ gây nhiều tác hại đối với nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu. 1.5.1. Đối với nước xuất khẩu 1.5.1.1. Mặt tích cực Bán phá giá giúp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được lượng hàng tồn kho, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt...Tiêu biểu như ở Pháp, ngay từ khi mới vào mùa đã có lượng hàng tồn đọng như: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, quần áo , giầy dép hết mốt...lên tới 50% số dự trữ bán ra. Hàng tồn kho này được mang bán với mức giá thấp hơn 30% giá thị trường. Đến cuối mùa, hàng tồn đọng chỉ còn vài phần trăm lại đựơc bán lại cho những người chuyên nghiệp với giá bằng 1/10 giá cũ, họ sẽ đẩy số hàng hoá này ra nước ngoài bán phá giá. Ngoài ra biện pháp bán phá giá còn là công cụ quan trọng trong chính sách Ngoại thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước đó. 1.5.1.2. Mặt tiêu cực Người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do phải chịu giá cao hơn so với trước đây do có sự thoả thuận về giá giữa các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hoá đó lại được bán cho chính các doanh nghiệp trong nước mình, do đó lại quay lại lũng đoạn thị trường trong nước. Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài nước đã sử dụng lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là người lao động bị ngược đãi nặng nề. Trung Quốc là một trong những nước tiêu biểu sử dụng lao động tù nhân.Theo số liệu mới đây của văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên toàn thế giới có trên 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế. 1.5.2. Đối với nước nhập khẩu 1.5.2.1. Tác động tích cực Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn , tiêu dùng những mặt hàng mới, lạ giá cả dễ chấp nhận. Đối mặt với những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ trong nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để hạ chi phí sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu được lợi nhuận tối ưu. 1.5.2.2. Tác động tiêu cực Bán phá giá hàng hoá cũng gây ra không ít những khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất là đỗi với các nước đang phát triển, có thị trường hẹp. Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo về an toàn về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi, thu được lợi nhuận cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hoá, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Hơn nữa do không thể cạnh tranh đựơc với hàng nước ngoài nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn. Khi đó nó là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển nền kinh tế của nước nhập khẩu. Về mặt xã hội, việc các xí nghiệp bị đóng cửa sản xuất hoặc ở bên bờ của sự phá sản hoạt động cầm chừng đã làm cho nhiều công nhân không có việc làm, đời sống khó khăn, thất nghiệp tăng, kèm theo nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhập khẩu. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam Việc nước ta tham gia vào ASEAN, APEC và xin gia nhập WTO sẽ dẫn đến việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, hiện tượng bán phá giá hàng hoá nước ngoài chắc chắn ngày càng tăng trên thị trường nứơc ta. Các hãng nước ngoài tìm đủ mọi phương sách để chiếm đoạt thị phần, dồn ép các ngành sản xuất Việt Nam vào một góc thị phần nhỏ hẹp. Theo kết quả điều tra xã hội học của hội người tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: các nhóm hàng ôtô, xe máy, rượu bia, thuốc lá của Mỹ, Nhật, Pháp và các nước châu Âu khác chiếm ưu thế. Với nhóm mặt hàng gia dụng trước năm 1992 hàng Việt Nam chiếm 62%, hàng Mỹ chiếm 15%m các nước châu Âu chiếm 14%, và 11% là các nước còn lại thì từ năm 1992 trở lại đây hàng Trung Quốc đã từng bước chiếm chiếm lĩnh trận địa này. Các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, hàng dân dụng, xe máy, xe đạp, các giống cây trồng, thuốc trừ sâu của Trung Quốc cũng xâm nhập mạnh vào thị trừơng nước ta trong thời gian gần đây. Sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO sẽ làm cho Trung Quốc cạnh tranh mạnh hơn trong những ngành hiện nay. Trung Quốc họ đang có lợi thế so sánh, trong khi đó những mặt hàng thuộc nhóm A ( những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn như vải vóc, quần áo giầy dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch..,) cũng là lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Do đó Việt Nam sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc cạnh tranh này, còn Trung Quốc sẽ tìm mọi biện pháp để thực hiện mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, tình trạng buôn lâụ, trốn thuế ở nước ta ngày càng gia tăng và càng phức tạp hơn. Buôn lậu làm cho hàng ế thừa, hàng kém phẩm chất ... được bày bán tràn lan trên thị trường, gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước, gây thiệt hại về kinh tế và sức khoẻ cho người tiêu dùng. Xét về tổng thể, do sự cạnh tranh không lành mạnh của các hãng nước ngoài, nền công nghiệp nội địa nước ta đang trong thế suy yếu. Xét cụ thể trong một số ngành sau: 2.1.1. Ngành dệt may Thực trạng Cùng với sự phát tri
Tài liệu liên quan