Đề tài Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bóng đèn, Phích nước Rạng Đông

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp của ta có những bước tiến mang lại nhiều thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành sản xuất làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động.

doc104 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bóng đèn, Phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp của ta có những bước tiến mang lại nhiều thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành sản xuất làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là đưa công tác Bảo hộ lao động thực sự trở thành vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động. Công tác Bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông em đã tìm hiểu điều kiện làm việc và công tác Bảo hộ lao động tại Công ty. Qua đó, em nhận thấy môi trường làm việc trong Công ty còn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nhằm giải quyết một phần các yếu tố bất lợi, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sỹ Trần Đình Bắc và các cô ,chú, anh , chị trong phòng kỹ thuật của Công ty tôi đã tính toán và kiểm tra, thiết kế hệ thống CSTN và NT cho phân xưởng đèn tròn. Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tiễn có hạn nên đồ án còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo ,cô giáo, các cô chú và anh chị trong phòng kỹ thuật của Công ty, các bạn sinh viên để đồ án được hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Những chữ viết tắt trong đồ án ATLĐ :An toàn lao động VSLĐ :Vệ sinh lao động BHLĐ :Bảo hộ lao động TLĐ :Tổng liên đoàn TLĐLĐVN :Tổng liên đoàn lao động Việt Nam TNLĐ :Tai nạn lao động BNN :Bệnh nghề nghiệp PCCN :Phòng chống cháy nổ BLĐ :Bộ lao động BYT :Bộ Y tế TBXH :Thương binh xã hội TT :Thông tư TTLT :Thông tư liên tịch. Phần I .Lý luận chung về công tác Bảo hộ lao động. Chương I. Một vài khái niệm và định nghĩa cơ bản về Bảo hộ lao động. 1.1. Bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động là tập hợp tất cả các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp,tổ chức hành chính ,kinh tế xã hội,khoa học kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, phòng chống Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Nôi dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn,vệ sinh lao động .Bởi vậy trong nhiều trường hợp, người ta dùng cụm từ “An toàn và vệ sinh lao động “ để chỉ công tác Bảo hộ lao động.Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động ,vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi ,vấn đề lao động nữ,vấn đề bồi dưỡng độc hại….. 1.2. Điều kiện lao động. Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và gía trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi nó là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên,kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại trong mối quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy, chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đăc trưng của điều kiện lao động , xem xét, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Công cụ ,phương tiện lao động bao gồm các dụng cụ lao động,máy móc thiết bị từ đơn giản tới phức tạp, từ chỗ làm việc đơn sơ đến những nơi làm việc đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng là tốt hay xấu, tạo thuận lợi hay gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động. Đối tượng lao động là cái mà con người thông qua công cụ, máy móc .tác động vào nó để tạo ra sản phẩm. Do đó, đối tượng lao động bao gồm các thể loại đa dạng và phong phú. Đối tượng lao động có thể là những loại đơn giản,an toàn không gây ảnh hưởng xấu nhưng cũng có thể là loại phức tạp, độc hại không gây ảnh hưởng nguy hiểm cho người như: dòng điện, hóa chất, vật liệu nổ, chất phóng xạ………. Quá trình công nghệ là quy trình để tạo ra sản phẩm. Trong thực tế, có những quá trình công nghệ đơn giản,chủ yếu là thủ công nhưng cũng có những quá trình công nghệ hiện đại có trình độ cơ khí, tự động hóa cao. Đối với quá trình công nghệ,trình độ cao hay thấp, hệ thống chiếu sáng nhân tạo sơ sài,lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động, thậm chí còn có thể làm thay đổi hẳn vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất . Môi tường lao động là các nơi con người trực tiếp làm việc. Môi trường lao động tập hợp các yếu tố tác động của tự nhiên và các yếu tố phát sinh trong quá trình lao động. Môi trường lao động đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay nguợc lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn tới sức khỏe người lao động. Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành sản xuất nào, ta cần phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời mối quan hệ tác động của các yếu tố trên mà không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà đã vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt, tiện nghi hay khắc nghiệt. 1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. Yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động, có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 5 nhóm yếu tố sau: +Các yếu tố vật lý: bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, bụi… +Các yếu tố hóa học: bao gồm các chất độc, các loại hơi khí độc, bụi độc, chất phóng xạ… +Các yếu tố sinh vật: bao gồm các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật có hại khác… +Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động: không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… +Các yếu tố tâm lý không thuận lợi như mệt mỏi, ốm đau, gia đình có việc, làm việc trong tình trạng stress….. 1.4. Tai nạn lao động(TNLĐ) Tai nạn lao động được coi là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, chuẩn bị thu dọn sau khi làm việc. Được coi là tai nạn lao động như các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi từ các nơi ở tới nơi làm việc và từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như : nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh cá nhân, cho con bú…Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở những địa điểm và thời gian hợp lý. Khi lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc (Nhiễm độc cấp tính) có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được coi là tai nạn lao động. Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động được ký hiệu là K K = Trong đó: K: Số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong một năm n : số người bị tai nạn lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả nước). N: số người lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả nước). 1.5. Bệnh nghề nghiệp(BNN). Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ suy giảm khả năng lao động. Xuất phát từ sự đánh giá đúng mức độ thiệt hại mà người lao động phải chịu do tác động của nghề nghiệp mà chế độ đền bù (Bảo hiểm BNN) ra đời. Chế độ này nhằm bù đắp phần nào về thiệt hại của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, giúp họ điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã xây dựng danh mục quốc tế các bệnh nghề nghiệp bảo hiểm, danh mục này gồm 29 nhóm bệnh nghề nghiệp. ở nước ta, cho đến nay đã có 21 BNN được công nhận bảo hiểm. 8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976. 1. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi Silíc(SiO2) 2. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi a-mi-ăng. 3. Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì. 4. Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen. 5. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân. 6. Bệnh nhiễm độc măng-gan và hợp chất của măng-gan. 7. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ. 8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn . Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ sung thêm 8 BNN đó là: 9. Bệnh loét da,loét vách ngăn mũi,viêm da,chàm tiếp xúc. 10. Bệnh sạm da. 11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. 12. Bệnh bụi phổi bông. 13. Bệnh lao nghề nghiệp. 14. Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp. 15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp. 16. Bệnh do nhiễm độc TNT(Trinitrotoluene). Quyết định 167/QĐ -4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là: 17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp. 18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp. 20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. Mặc dù số lượng BNN được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chương II. Vai trò của công tác Bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất. 2.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những sản phẩm vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.Trong hoạt động lao động sản xuất,con người thường xuyên tiếp cận với điều kiện làm việc có các yếu tố nguy hiểm và có hại rát dễ xảy ra TNLĐ và BNN. Bởi vậy, mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật ,tổ chức kinh tế xã hội đẻ loại trừ những yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nhằm tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và được cải thiện ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa BNN và TNLĐ , hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động. 2.2. ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn các cấp mà công tác Bảo hộ lao động đã có ý nghĩa hết sức to lớn. Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, do yêu cầu của người sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo, bảo vệ sức khỏe của người lao động, công tác Bảo hộ lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ nên nó có ý nghĩa xã hội và nhân đạo hết sức to lớn. Như vậy, Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế-xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nó được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất và sự phát triển kinh tế. Đồng thời, nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc. 2.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động . Để đạt được mục tiêu đã nêu, công tác Bảo hộ lao động nhất thiết phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học-Kỹ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một mối quan hệ hữu cơ, chúng ta gắn bó mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật là vì mọi hoat động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống TNLĐ và BNN đều xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn …đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện. Bảo hộ lao động mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thể hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt một cách nghiêm minh, kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ người sử dụng đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời, bản thân họ cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác Bảo hộ lao động chỉ đạt được kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN. Bên cạnh đó, xét riêng về lĩnh vực BHLĐ, khoa học phát triển cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia thì khi đó vấn đề BHLĐ không chỉ còn bó gọn trong một nước mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước đó đến các quốc gia có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh và môi trường. Vì thế, trong thời điểm hiện nay, công tác BHLĐ ngoài 3 tính chất kể trên còn mang tính chất nữa là tính quốc tế. 2.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động. Để đạt được mục tiêu và thể hiện được các tính chất như đã nêu trên, công tác Bảo hộ lao động phải đảm bảo bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: -Những nội dung về khoa học kỹ thuật. -Nhữnng nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động. -Những nội dung về giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. Giáo dục,huấn luyện tuyên truyền BHLĐ Luật pháp,chế độ chính sách BHLĐ Nội dung về KHKT Có thể mô hình hóa công tác BHLĐ như sau: 1.Xây dựng,tổ chức hệ thống 1.Xây dựng&thực hiện LP-CĐ-CS. quản lý BHLĐ từ TW-Địa phương 2. Tiêu chuẩn,quy định về BHLĐ. 3. Quản lý Nhà nước về BHLĐ 2.Mở lớp huấn luyện &tuyên truyền. Nội dung về khoa học kỹ thuật bao gồm. 1.KH về vệ sinh lao động. 2.Các ngành KT vệ sinh. 3.Kỹ thuật an toàn. 4.Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân. 5.Khoa học Ecgonomi 2.4.1. Nội dung về khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật về BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành. Nó được hình thành trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chuyên ngành đến các ngành khoa học kinh tế xã hội. Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật BHLĐ bao gồm các vấn đề về vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ cũng là một bộ phận quan trọng liên quan tới công tác BHLĐ song cũng có những tính chất và đặc thù riêng của nó. 2.4.1.1. Khoa học về vệ sinh lao động. Vệ sinh lao động là lĩnh vực nghiên cứu nhằm: -Phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất. -Khảo sát, đo đạc, đánh giá nồng độ hay mức độ nguy hiểm của chúng. -Đề ra biện pháp y sinh học và phương pháp hướng dẫn về kỹ thuật để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố đó. -Đề ra quy định và chế độ làm việc: thời gian làm việc và nghỉ ngơi. -Nghiên cứu xác định, khám giám định các BNN. -Điều trị các chấn thương, các BNN. 2.4.1.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh.(KTVS). Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh là lĩnh vực khoa học nghiên cứu chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động. Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh gồm: kỹ thuật thông gió chống nóng, bụi, hơi khí độc và điều hòa không khí, kỹ thuật chống ồn và rung động, chống các bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sáng... Người ta gắn Kỹ thuật vệ sinh với công nghệ xử lý môi trường lao động và bảo vệ môi trường xung quanh. 2.4.1.3. Kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật an toàn là các giải pháp về mặt tổ chức hay kỹ thuật nhằm loại trừ những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất. Kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu, thiết kế chế tạo các thiết bị, bộ phận che chắn ,cơ cấu an toàn, tín hiệu an toàn …bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, xây dựng các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm an toàn, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị… Kỹ thuật an toàn chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại ngay từ giai đoạn thiết kế gia công chế tạo và lắp đặt máy móc ,thiết bị …để thực hiện việc chuyển từ “Kỹ thuật an toàn “ sang “an toàn kỹ thuật”. 2.4.1.4. Phương tiện bảo vệ. Khoa học về các Phương tiện bảo vệ người lao động ra đời có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những dụng cụ mà người lao động phải sử dụng để phòng tránh TNLĐ và BNN do các yếu tố nguy hiểm và có hại gây ra trong quá trình lao động khi các biện pháp về Kỹ thuật an toàn và Kỹ thuật vệ sinh không thể loại trừ, giải quyết được. Hiện nay có rất nhiều loại phương tiện bảo vệ được sử dụng trong các ngành sản xuất và góp phần đáng kể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. 2.4.1.5. Khoa học về Ecgonomi. Khoa học về Ecgonomi là một môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động và khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động. Việc áp dụng các thành tựu về Khoa học về Ecgonomi đã góp phần cải thiện rõ rệt về điều kiện lao động, tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ và BNN cho người lao động. 2.4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ. Trải qua một thời gian dài phát triển cùng đất nước, đến nay Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật về BHLĐ được mô hình hóa như sau: Hiến pháp Bộ Luật Lao động Nghị định Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, quy định về ATLĐ-VSLĐ Chỉ thị Thông tư Để đảm bảo hoạt động của các công tác Bảo hộ lao động thực sự có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về Bảo hộ lao động như: - Nghị định( NĐ) số 06/CP ngày 20/1/1995 quy định chi tiết một số điều của bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ. - NĐ số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số điều của NĐ số 06/CP ngày 20/1/1995. - NĐ số 195/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. -Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 195/CP ngày 31/12/1994 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Thông tư số 10/2003/TT-BLĐ TBXH ngày 18/4/2003 của Bộ LĐ-TB và XH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị TNLĐ và BNN. - TT số 15/2003/TT-BLĐ TBXH ngày 3/6/2003 của BLĐ TBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn vị đặt hàng. - TT số 23/2003/ TT-BLĐ TBXH ngày 03/11/2003 của BLĐ TBXH quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ- VSLĐ. - Quyết định số 1123/2003/ QĐ- BLĐ TBXH nàgy 10/9/2003 của Bộ trưởng BLĐ TBXH quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục ATLĐ. - TTLT số 14 ng
Tài liệu liên quan